Bài phát biểu rất hay và sâu sắc của bộ trưởng bộ tư pháp anh tại Đại học luật Hà nội
BÀI PHÁT BIỂU CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP ANH JACK STRAW
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Ngày 11 tháng 9 năm 2008
Vị trí của Việt Nam trong thế kỷ Châu Á
MỞ ĐẦU
Thưa ông Lê Minh Tâm, thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, giáo viên và sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, và các sinh viên của chương trình học bổng Chevening.
Tôi rất vui được có mặt tại đây hôm nay để trò chuyện cùng các bạn và chuyển tới các bạn lời chào từ Thủ tướng Anh Gordon Brown và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh David Miliband.
Tôi đã có hân hạnh được gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và một vài Bộ trưởng trong chuyến thăm nước Anh của Thủ tướng vào tháng ba năm nay. Tôi cũng đã gặp Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường vào tháng 6 vừa qua tại London. Nhưng tôi lấy làm tiếc mà thú nhận rằng mặc dù tôi đã từng đi nhiều nơi trên thế giới trong suốt thời gian công tác, tôi chưa từng đến thăm Việt Nam.
Đó thực sự là một điều đáng tiếc, đặc biệt là khi tôi đã có những cảm nhận sâu sắc về những gì đã xảy ra tại Việt Nam cách đây 40 năm. Khi đó tôi còn là một sinh viên và là Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Quốc gia, tôi đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chống lại cuộc chiến tranh mà tôi tin là phi nghĩa.
40 năm đã trôi qua, và Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác so với những tháng ngày đen tối ấy.
Chỉ cần nhìn quanh Hà Nội hôm nay ta sẽ nhận thấy sự chuyển biến đáng kinh ngạc từ cũ sang mới.
Sự phát triển của Việt Nam đang in dấu trên bầu trời. Kiến trúc thời Pháp thuộc xen lẫn những công trình xây dựng của thời cận đại và những thời kỳ lịch sử xa xưa hơn đang sát cánh cùng những tòa nhà cao tầng và các cao ốc văn phòng hiện đại như báo hiệu việc Việt Nam tiến vào thế kỷ 21.
Kể từ khi hai dân tộc chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 35 năm, Việt Nam đã đạt được nhịp độ phát triển phi thường.
Trong buổi nói chuyện chiều nay, tôi muốn xem xét sự phát triển của Việt Nam, làm sao để sự phát triển này có thể được củng cố và phát huy thông qua việc xây dựng các hệ thống và thể chế pháp lý và tư pháp vững mạnh và hình thành một nền văn hóa dựa trên pháp quyền.
THẾ KỶ CHÂU Á
Nếu như thế kỷ 20, trong một chừng mực nào đó, được coi là thế kỷ của phương Tây thì thế kỷ 21 chắc chắn là thế kỷ của Châu Á.
Châu Á đã được xác định là “khu vực siêu tăng trưởng” của nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một siêu cường mới. Ấn Độ, đất nước mà tôi sẽ đến thăm sau Việt Nam, đã là trung tâm quốc tế về công nghiệp và công nghệ.
Việt Nam cũng đang tiến những bước tiến dài theo hướng đó, với một chỗ đứng ngày càng chắc chắn trong thị trường kinh tế toàn cầu. Đất nước này giờ đây đã trở thành một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất của Châu Á và đã hạ quyết tâm gia nhập vào hàng ngũ những nước mà Việt Nam gọi là “các nước công nghiệp hiện đại” trong vòng 12 năm tới.
Đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam, đó một bằng chứng cụ thể rằng các quốc gia khác vẫn có niềm tin vững chắc vào tương lai của đất nước. Thực vậy, Vương quốc Anh hiện đang là một trong ba quốc gia Châu Âu đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, với tổng giá trị các hợp đồng lên đến gần 6,5 tỷ đôla Mỹ trong nửa đầu năm nay của các công ty Anh như BP, International Power và nhiều công ty khác. Có thể dễ dàng hiểu tại sao nhiều nhà đầu tư lại bị đất nước xinh đẹp này hấp dẫn đến vậy.
Đó là những thành tựu rất đáng chú ý. Bởi vậy, việc Việt Nam được mời trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới không phải là điều đáng ngạc nhiên và hoàn toàn xứng đáng.
Song song với những tiến bộ về kinh tế, chúng ta cũng nhận thấy cuộc sống của người Việt đang nhanh chóng thay đổi theo hướng tích cực. Việt Nam đã đạt được những thành công tuyệt vời trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Việt Nam đã vượt xa các nước khác trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, chỉ trong hơn một thập kỷ đã cắt giảm số người nghèo từ 60% xuống còn 16%. Nhưng tôi biết rằng chính phủ của các bạn còn chưa hài lòng mà vẫn quyết tâm tiếp tục phát huy thành công này.
Việt Nam đã tiến vào vũ đài quốc tế một cách ngoạn mục và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam như một lực lượng kinh tế đã được toàn thế giới công nhận.
Việc trở thành một phần của cộng đồng quốc tế có những mặt tích cực nhưng cũng kèm theo những tác động tiêu cực. Những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu có tác động đến Việt Nam cũng giống như đến nhiều nước khác. Năm nay đang là một năm đầy thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam, cũng giống như đối với nền kinh tế Anh.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁP QUYỀN
Một điều tôi đã học được từ thời làm Bộ trưởng Ngoại giao là sức mạnh và sự giàu có của một quốc gia – cũng như khả năng đối mặt với khó khăn – được quyết định rất lớn bởi sự vững mạnh của các thể chế, và cam kết của chính phủ và người dân về pháp quyền. Những yếu tố đó cũng có vai trò quan trọng không kém những yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc địa lý của quốc gia đó.
Pháp quyền không chỉ là một loạt những quy định được ghi nhận trong luật pháp nhằm quản lý công dân của một quốc gia, mà đó là một cách thức tổ chức xã hội trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật, tất cả mọi người đều phải tuân thủ và được hưởng lợi từ luật pháp. Pháp quyền là một loạt những giá trị chung gắn kết một quốc gia.
Tôi không biết liệu có ai đã từng viết về vấn đề này hay hơn Aristotle, một triết gia vĩ đại của phương Tây cách đây gần 2500 năm.
“Con người, khi hoàn thiện, là loài động vật tiến bộ nhất, nhưng khi tách rời khỏi luật pháp và công lý thì lại là loài động vật xấu xa nhất.” [Chính trị học, Quyển 1, Phần II]
Pháp quyền có thể mang lại những ích lợi đáng kể cho các nước như Việt Nam trong toàn bộ các hoạt động của con người. Pháp quyền khiến cho hoạt động của chính phủ trở nên minh bạch và dễ đoán trước. Nó tạo nên môi trường thuận lợi cho đầu tư, thương mại và hợp tác quốc tế. Pháp quyền tạo điều kiện cho cạnh tranh công bằng và bình đẳng. Nó cũng giúp cho người dân được làm chủ cuộc sống dựa trên những hiểu biết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình.
Nhưng có lẽ bằng chứng rõ ràng nhất về giá trị của pháp quyền là một thực tế rằng những nước duy trì được sự ổn định lâu dài về kinh tế, xã hội và chính trị cũng chính là những nước tuân theo tinh thần của pháp quyền.
Nói ngắn gọn, pháp quyền là công cụ để một quốc gia duy trì được cuộc sống ấm no trong nước cũng như củng cố vị thế trên trường quốc tế.
Nhưng tôi nói vậy không có nghĩa rằng pháp quyền là tốt chỉ vì nó đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Như Amartya Sen đã từng nhấn mạnh, chúng ta nên:
“coi trọng sự hình thành và hoàn thiện một hệ thống luật pháp và tư pháp hữu hiệu vì đó là một phần quan trọng của bản thân quá trình phát triển, chứ không phải coi trọng nó vì nó có thể giúp kinh tế, chính trị… phát triển.”
Vì vậy, chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng tự thân của pháp quyền, cũng giống như chúng ta cũng không bao giờ quên được những lợi ích về vật chất và xã hội đáng kể mà nó đem lại.
TIẾN BỘ ĐẠT ĐƯỢC
Lý do tôi trình bày phần này là vì tầm quan trọng của vấn đề chứ không phải vì các bạn chưa biết điều đó. Chính phủ Việt Nam cũng thừa nhận những mục tiêu quan trọng của việc phát triển một hệ thống luật pháp vững mạnh.
Nghị quyết 48 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu rõ:
“hiệu lực của luật pháp là để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế quốc gia, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, mạnh mẽ, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.”
Đó là những chủ trương đúng đắn.
Người Anh có câu tục ngữ “bánh có ngon phải ăn mới biết”. Phải thông qua cách luật pháp thể hiện hiệu lực, cách công dân cảm nhận được quyền lực của luật pháp chúng ta mới đánh giá được những chủ trương đúng đắn đó đã thất bại hay thành công. Ở Việt Nam, người dân trong nước cũng như các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài cần được tận mắt chứng kiến những tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được.
Giờ đây, Việt Nam cần đảm bảo rằng những tiến bộ trong lĩnh vực “quyền con người và dân chủ” và “quyền tự do của công dân” phát triển cùng một tốc độ với mức “tăng trưởng kinh tế đất nước” và “hội nhập quốc tế”.
Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực củng cố pháp quyền làm cơ sở cho một hệ thống luật pháp vững mạnh, và giải quyết các vấn đề có thể làm suy giảm niềm tin của công chúng và cộng đồng quốc tế đối với đất nước.
Những tài liệu chính định hướng cải cách – Nghị quyết 48 và 49 – đã trao cho Bộ Tư pháp Việt Nam một nhiệm vụ to lớn: xem xét lại toàn bộ và hiện đại hóa hệ thống pháp luật và tư pháp Việt Nam.
Khi tôi chuẩn bị cho chuyến thăm này, tôi bắt gặp câu tục ngữ “đục nước béo cò”. Theo tôi hiểu, bài học ở đây là khi nước vẩn bùn không trong trẻo, sẽ có nhiều cơ hội cho tham nhũng và tư lợi nảy sinh.
Tôi rất ấn tượng trước giá trị và tính phù hợp của câu tục ngữ này trong bối cảnh hiện tại. Pháp quyền chỉ có thể có hiệu quả nếu có cơ chế quản lý hành chính và các thể chế rõ ràng, rành mạch.
Chính phủ Việt Nam cũng đã thừa nhận tầm quan trọng của vấn đề này – bằng chứng là lập trường của chính phủ Việt Nam trong công cuộc chống tham nhũng, là việc ban hành luật thương mại, và việc soạn thảo luật mới về tiếp cận thông tin.
Nhưng điều quan trọng nhất là những chủ trương tốt đẹp của Chính phủ Việt Nam cần được hiện thực hóa bằng những thay đổi cụ thể. Cũng như đối với pháp quyền, chỉ khi nào các nguyên tắc được thực hiện thì người ta mới nhận thấy lợi ích của chúng.
QUAN HỆ SONG PHƯƠNG
Tất cả những điều này thể hiện quyết tâm nâng cao vị trí của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và xây dựng những mối quan hệ đông tây mới.
Một trong những mục đích của chuyến thăm này của tôi là giúp tăng cường hợp tác giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. Một quá trình hợp tác song phương rộng mở đã bắt đầu, một quá trình mà Thủ tướng Gordon Brown ủng hộ hết mình. Chuyến thăm của tôi, cũng như các vấn để cụ thể mà Bộ Tư pháp đang nghiên cứu, đều là một phần của quá trình đó. Tôi cảm thấy rất vui được sang thăm Việt Nam tuần này và tận mắt nhìn thấy một vài kết quả của quan hệ hợp tác đó.
Trong một thế giới nơi biên giới không còn là rào cản và khoảng cách không còn là trở ngại, các quốc gia phải cùng nhau phối hợp để tìm ra cách giải quyết những vấn đề do toàn cầu hóa gây ra.
Sự chuyển dịch mạnh mẽ của con người và tiền tệ vòng quanh thế giới cũng có nghĩa là các quốc gia phải hợp tác để đảm bảo rằng các công dân của mình được bảo vệ và luật pháp được tôn trọng.
Trong tuần này chúng tôi sẽ ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Chúng tôi cũng sẽ ký Hiệp định chuyển giao người bị kết án để tạo điều kiện cho các tù nhân thực hiện nốt án phạt tù tại quê hương. Trong thời gian sắp tới, cán bộ của hai nước sẽ gặp nhau để hoàn thành Hiệp định hỗ trợ pháp lý, giúp tăng cường hợp tác giữa cảnh sát Anh và Việt Nam.
Hai nước chúng ta đang phối hợp chặt chẽ cả trên cơ sở những biên bản ghi nhớ chính thức và thông qua trao đổi thông tin không chính thức nhằm đấu tranh chống một vài loại hình tội phạm mới và ngày càng tinh vi mà cả hai nước đang phải đối mặt.
Tuy nhiên quan hệ hợp tác Anh-Việt không chỉ giới hạn trong lĩnh vực hình sự. Bộ Phát triển Quốc tế Anh đang nỗ lực giúp Chính phủ Việt Nam thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và nâng mức sống của người dân.
Hai chính phủ có thể hợp tác. Các cán bộ hai nước có thể gặp gỡ và trao đổi ý kiến. Nhưng sự gắn kết có thể nảy sinh giữa các cá nhân sinh sống và học tập tại nước ngoài lại thường là hình thức quan hệ tồn tại lâu dài nhất.
Vì thế, chúng ta sẽ tiếp tục xây đắp mối quan hệ chặt chẽ trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Hội Đồng Anh giờ đây đã có văn phòng tại cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự có mặt của các sinh viên và cựu sinh viên của chương trình học bổng Chevening tại đây hôm nay là minh chứng cho sự thành công của một chương trình dành cho các bạn trẻ, tạo điều kiện cho các bạn được đào tạo tại Vương Quốc Anh và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng để đóng góp vào sự phát triển của nước nhà.
KẾT LUẬN
Các bạn thân mến, chúng ta đang đứng trên đỉnh của thế kỷ Châu Á - thế kỷ mà Việt Nam và các bạn, với tư cách những lãnh đạo tương lai, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành.
Có thể nhiều người có xu hướng coi pháp quyền chỉ là một khái niệm hàn lâm trừu tượng, khô khan và không quan trọng bằng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cụ thể. Nhưng chiều nay tôi đã cố gắng chứng minh ngược lại.
Để có thể phát triển và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững cũng như trở thành một thành viên chính thức và hiệu quả của cộng đồng thế giới, Việt Nam cần duy trì ổn định tình hình trong nước. Cam kết xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ tạo nên những điều kiện trong nước thuận lợi để các bạn mở rộng ảnh hưởng ra ngoài nước.
Bốn mươi năm trước người Việt mới chỉ hy vọng có hòa bình, chứ chưa nghĩ đến thịnh vượng. Bốn mươi năm sau, khi hòa bình được thiết lập, câu hỏi sẽ không chỉ đơn thuần là cần đạt được thịnh vượng chung chung, mà là thịnh vượng ở mức độ nào. Đối với một quốc gia, để có thể được gọi là hiện đại, sự thịnh vượng cần được đo lường thông qua sự giàu có của xã hội và sức mạnh của nền kinh tế.
Tôi hy vọng là trong bốn mươi năm tới, Việt Nam có thể khẳng định vị trí trên thế giới như là một lực lượng tiến bộ vì những thay đổi mang tính xã hội cũng như sự phát triển kinh tế, dựa trên nền tảng pháp quyền và tôn trọng quyền con người.
Trên đây tôi đã trích lời một trong những triết gia phương Tây lỗi lạc nhất. Để kết thúc, cho phép tôi trích lời của một trong những người thầy vĩ đại trong lịch sử Châu Á cổ đại:
Trả lời câu hỏi: “Có một chữ nào có thể dẫn dắt hành xử trọn đời không?”, Khổng Tử nói: “Đó là chữ “thứ” - sự đồng cảm, hiểu biết và nhân nhượng lẫn nhau. Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.” [Luận ngữ]
Cho dù là phương Tây hay phương Đông, cổ đại hay hiện đại, “thứ” là một nguyên tắc quan trọng cho tất cả chúng ta. Pháp quyền sẽ giúp nguyên tắc này trở nên hiệu quả và biến nó thành nền tảng cho một xã hội hòa hiếu, thịnh vượng và công bình.
Xin cảm ơn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Và đây là bản tiếng anh
12 September 2008 Jack Straw has given a speech on Vietnam and the Asian Century at Hanoi Law University during his official visit to Vietnam. The Right Honourable Jack Straw MP, Lord Chancellor and Secretary of State for Justice: Mr Le Minh Tam, ladies and gentlemen, leaders, lecturers and students from Hanoi Law University and Vietnam National University, Chevening Scholars - good afternoon. It is my great pleasure to be here in Hanoi to speak to you today and to bring the greetings of the British Prime Minister Gordon Brown, and Foreign Secretary David Miliband. I had the privilege of meeting His Excellency Prime Minister Nguyen Tan Dung and other Vietnamese ministers when they visited the UK in March, and Minister of Justice Ha Hung Cuong in June this year. But it is with regret I confess that despite visiting many parts of the globe during my career, I have never before visited Vietnam. This is particularly the case given how strongly I felt about what was happening to this country 40 years ago - when as a student myself, and President of the National Union of Students back in the United Kingdom, I was involved in protests against what I believed to be an unjust war. Forty years hence, Vietnam is unrecognisable from those darkest of days. Looking around Hanoi, from every vantage point, one can see an astonishing transition from old to new. Vietnam's progress is written in the sky. Colonial architecture sits alongside that of your more recent past, as well as your ancient history, soaring up to the skyscrapers and office blocks that signal Vietnam's entry into the 21st century. Since diplomatic relations were established between our two nations 35 years ago, the pace of Vietnam's development has been extraordinary. And in my remarks this afternoon, I would like to consider this progress; how it can be consolidated and built upon through the development of robust legal and judicial systems and institutions, and a culture underpinned by the rule of law. If the 20th century can be said to have been to some degree the West's, then this century is most definitely Asia's. Asia has already been identified as the 'super growth sector' of the world economy. China is fast becoming the next global super-power. India - the next leg of my tour - is an international hub of industry and technology. And Vietnam is making huge strides in the same direction, with an increasingly firm anchor in the global economic market. It now has one of Asia's fastest developing economies, and has set its sights on joining what it calls the 'modern and industrialised countries' within the next 12 years. Foreign investment is pouring in - hard evidence of the fact that other countries have firm faith in Vietnam's future. Indeed, the UK is now one of the largest European investors in Vietnam, having agreed deals worth close to US$6.5 billion earlier this year with UK companies such as BP, International Power, and others. Meanwhile, it is easy to see why so many foreign visitors are attracted to this beautiful country. These are remarkable achievements. So it is neither surprising nor ill-deserved that Vietnam was invited to become a member of the World Trade Organisation in January last year. At the same time as we are seeing economic advances, we are beginning to see the lives of Vietnamese people rapidly changing for the better. Vietnam's progress against the Millennium Development Goals is unrivalled. It has led the rest of the world in reducing poverty, having cut the proportion of poor people from nearly 60% to 16% in little over a decade. But I know that your government is far from complacent and is determined to continue this progress. Vietnam has made a dramatic entry onto the international stage, and its growing status as an economic force is now universally acknowledged. Being part of a global community has many upsides, but it also has downsides. Difficulties in the world economy impact here as they do everywhere else. So this has been a challenging year for Vietnam's economy - as it has for the UK's. Something which really came home to me from my experiences as Foreign Secretary is that the health and wealth of a nation - and its ability to cope in times of strain - is determined as much by the strength of its institutions and the commitment of its government and people to the rule of law, as by its natural resources, its climate, or its geography. The rule of law is not just a set of regulations enshrined in statute or the common law, which bind the citizens of a state. It is a way of organising society on the basis of equality under the law, with everyone subject and entitled to the same benefit of the law. It is a set of common values around which a country can unite. I doubt whether this civilising influence has been better expressed than by Aristotle - one of the great thinkers of our Western tradition - nearly two and a half thousand years ago: 'For man, when perfected, is the best of animals, but, when separated from law and justice, he is the worst of all …' (Politics, Book One, Part II). The rule of law can bring considerable benefits to countries like Vietnam, across the whole range of human activity. It makes government action clearer and more predictable. It creates an environment conducive to investment, trade and international cooperation. It brings fair and equal competition. And it enables people to go about their lives in full knowledge of their rights and responsibilities. But perhaps the best evidence of its worth is the fact that the countries which have seen long-term economic, social and political stability are those which have remained true to the letter and spirit of the rule of law. In short, it is instrumental to a nation's domestic well-being and international standing. But I'm not suggesting that it requires such a utilitarian justification alone. As Amartya Sen has emphasised, we should: 'value the emergence and consolidation of a successful legal and judicial system as a valuable part of the process of development itself - not just for the way it may aid economic or political … development.' We should not, therefore, disregard the importance of the rule of law in its own right, just as we should never forget the considerable material and social benefits that can derive from it. I say all of this because of its great importance, not because I believe it will come as news to any of you. The government of Vietnam recognises the worthy objectives that can derive from developing a robust legal system. Resolution 48 of the Politburo of the Communist Party of Vietnam sets out in terms: 'the effectiveness of the law in contributing to good social management, maintaining political stability, developing the national economy, international integration, building a clean and strong state, implementing the human and democratic rights and freedoms of the citizen, and making Vietnam a modern, industrialised country by 2020.' These are good intentions. In Britain we have a proverb which says, 'the proof of the pudding is in the tasting'. It is how the rule of law is manifest, and how it is experienced by citizens, which determines the success or failure of all good intentions. And in Vietnam, people at home, as well as investors and governments abroad need to 'taste' the progress which Vietnam is making. Vietnam needs now to make sure that the advancement of 'human and democratic rights' and 'freedoms of the citizen' marches forward at the same pace as the 'national economy' and 'international integration'. The Vietnamese government is working to strengthen the rule of law as the foundation of a strong legal system, and to address some of the issues which can undermine public and international confidence in the country. The centrepiece of this reform - Resolutions 48 and 49 - are your Ministry of Justice's strong mandate for change: completely to overhaul and modernise the Vietnamese legal and judicial systems. When I was preparing for this visit, I came across an old Vietnamese proverb, 'in muddy water a stork grows fat'. The lesson, as I interpreted it, being that when the water is muddied, when there is no transparency, there is scope for self interest and corruption to seep in. What struck me about it was its relevance and application today. Full effect can only be given to the rule of law by transparent public administration and institutions. The Vietnamese government has recognised the importance of this - as can be seen in the stand it has taken to tackle corruption, in the publication of commercial case law, and in the development of a new access to information law. But what ultimately matters is that the good intentions of the Vietnamese government translate into concrete changes. As with the rule of law, it is only through the manifestation of these principles that their benefits can be enjoyed. All of this shows a growing commitment to strengthening Vietnam's position within the global community and to building new ties between the east and the west. One of the purposes of my visit this week is to help foster greater UK-Vietnamese cooperation. A wide process of bilateral cooperation has also begun, backed fully by our Prime Minister, Gordon Brown. My visit, as well as progressing specific Ministry of Justice issues, is part of that process. It has been a pleasure to visit Vietnam this week and to see for myself some of its fruits. In a world where borders should not be barriers and distance should be no hindrance to business, there is an ever growing need for nations to work constructively together to find solutions to some of the problems globalisation creates. The greater movement of people and money around the globe means that nations must work together to ensure their citizens are protected and that laws can be enforced. Later this week we will be agreeing a Memorandum of Understanding on cooperation in the legal and judicial area and we will sign a Prisoner Transfer Agreement to allow prisoners to serve the remaining part of their sentences in their home countries. Officials from both countries will also be meeting in the near future to finalise a Mutual Legal Assistance Treaty, which will further strengthen UK-Vietnam police cooperation. Both in terms of formal memoranda of understanding and informal information sharing, we are working together to tackle some of the new and increasingly complex crimes we face. But cooperation extends far beyond the field of criminal justice. Our Department for International Development is working to help the Vietnamese government achieve its goals in reducing poverty and improving the lot of all Vietnamese people. Governments can cooperate. Officials can meet and exchange good ideas. But the bond that can develop between individuals who live and study in a foreign country can often be where lasting relationships form. And so we continue to build cultural ties and links in the field of education. The British Council is now well established in Hanoi and Ho Chi Minh City. And the Chevening scholars and alumni here today are testament to the success of a programme which enables young people to study in the UK and gain skills to benefit their own country. Ladies and gentlemen, we are standing on the cusp of Asia's century - a century that Vietnam and you, as its future leaders, will play an enormous part in shaping. It can be tempting to regard the rule of law as a dusty, academic abstraction, secondary to the more concrete goals of economic and social development. But as I've tried to demonstrate this afternoon, this is anything but the case. To develop and sustain its economic growth and to become a fully fledged and functioning member of the global community, Vietnam's domestic situation must be strong and stable. It is a commitment to the rule of law that will create the conditions at home to extend your influence abroad. Forty years ago there was precious little hope of peace, let alone prosperity, for the Vietnamese people. Forty years later, with peace firmly established, the question is not as to the possibility of prosperity, only to its degree. For any nation worthy of being called modern, prosperity must be measured in social richness as much as economic wealth. I hope that over the next forty years Vietnam can define its place in the world as a progressive force for social change as well as economic advance, on the basis of embracing the rule of law and respecting human rights. Earlier I quoted from one of our greatest Western philosophers; in conclusion, let me quote one of the teachers from Asian ancient history. To the question, 'Is there one word that can serve as a principle of conduct for life?', Confucius replied, 'It is the word "shu" - reciprocity. Do not impose on others what you yourself do not desire.' [Doctrine of the Mean, 13.3] Whether your tradition is eastern or western, ancient or modern, 'shu' is an important principle for us all. The rule of law can give effect to it and make it the foundation of a peaceful, prosperous and just society. Thank you.Vietnam's place in Asia's Century
Hanoi Law University, VietnamIntroduction
The Asian Century
Importance of the rule of law
Progress
Bilateral cooperation
Conclusion
No comments:
Post a Comment