Wednesday, March 31, 2010

Tho Nguyen Bao Sinh - Ban van - Bo Lap

Cách đây sáu bảy năm chi đó, một hôm Nguyễn Huy Thiệp mời mình đến nhà ăn cơm, nói ông đến đi, hôm nay có một nhân vật hay lắm. Mình đến, thấy một ông nho nhỏ thâm thấp đen đen ngồi nói chuyện tay bo với đám văn tài khét tiếng ba miền đầy tự tin không một chút kiêng dè, biết ngay đó là người mà Thiệp nói hay lắm.

Thiệp giao du thật lắm quái nhân, mỗi ông một nết hay, tài thật không ai lẫn với ai, ông này chắc cũng thế. Thiệp chìa tay giới thiệu với mình, nói ông này là Bảo Sinh bạn tôi, chỉ nói vâỵ thôi không nói gì thêm. Nhưng chỉ hơn mười phút sau mình biết ngay Bảo Sinh là nhà thơ Folklore trứ danh, Thiệp đã từng có bài khen, suốt buổi nhậu hôm đó chỉ ngồi nghe  Bảo Sinh đọc thơ cười lăn cười lóc.

Văn nghệ có cái hay, phàm đã thích nhau thì chỉ cần gặp một lần đã coi như quen nhau từ vạn kiếp. Mấy hôm sau Bảo Sinh đến nhà mình chơi, tặng mình bốn năm tập thơ, đọc sướng rêm. Một đời thơ người ta chỉ mong có vài câu thơ đóng đinh vào trí nhớ người đời là mừng lắm rồi, ông này có đến vài chục câu, thậm chí vài trăm câu, phục lăn.

Té ra cái câu được truyền tụng lâu nay: Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì là của Bảo Sinh, câu Vợ là cơm nguội nhà ta/ Lại là phở tái thằng cha láng giềng cũng của Bảo Sinh nốt. Nhiều câu cười  buồn, cười đau, cười đắng… vui và hay, tài. Có lẽ hay nhất câu này: Cùng chung một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang: trở về/ Lái đò lái mãi thành mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang. Thơ như vậy mà báo chí ngại in, nghĩ cũng lạ.

Gặp nhau nhiều lần, lần nào Bảo Sinh cũng nói khi nào ông đến thăm khách sạn chó của tôi nhé. Mình bận lắm việc cù nhằng, cứ vâng vâng nhưng không đến được. Cũng tưởng là anh nói chơi thôi, làm gì có khách sạn chó nên cũng không mặn lắm chuyện thăm thú, may nhờ có Nguyễn Việt Hà kéo đến tận nhà Bảo Sinh mới ngả ngửa người, té ra có khách sạn chó thật, thất kinh luôn.

Nhà anh ở phố Trương Định, một mình cai quản cả khuôn viên rộng rinh rang, đầu ngõ treo cái biển to đùng: Khách sạn chó, thật táo gan. Mình nói chỉ riêng cái biển này cũng đủ cho người ta xách cổ anh lên phường năm lần bảy lượt, đúng không. Bảo Sinh cười hì hì, nói ôi nhiều chuyện lắm nhiều chuyện lắm.

Vào đấy mới biết người chỉ ở một góc, còn lại toàn chó mèo, đủ loại chó mèo, con bé tí bằng nắm tay, con to đùng như con nghé… Ở góc xa cuối vườn là nghĩa địa chó mèo được xây cất rất là… cung kính, hi hi. Hèn gì Bảo Sinh có biệt danh vua chó kể từ 1990, ai muốn có giống chó mèo tốt cứ hỏi anh, nhà ai có chó mèo ốm đau bệnh tật cứ hỏi anh là xong hết.

Khuôn viên được chia ra nhiều ngăn, trên các lối đi rải đá răm, thỉnh thoảng có những phiến đá xanh đựơc mài nhẵn bóng khắc thơ Bảo Sinh, thơ yêu lẫn thơ thế sự, thơ thiền lẫn thơ bố nhắng rải đều trên các phiến đá vườn nhà anh.

Cái hồ rộng chừng hai sào là thế giới hổ lốn vừa lạ vừa vui, chỗ thì ngộ nghĩnh chỗ thì đẹp mắt. Dưới hồ là dãy tượng đoàn thầy trò Đường tăng đi lấy kinh. Trên bờ có Tiên đồng Ngọc nữ, có Cửu trùng đài đắp tượng 18 vị La hán xếp thành hàng bên tường rào,  mỗi vị một bát hương, một phiến đá đề thơ Bảo Sinh. Bên này hồ là tượng Phật uy nghi, bên kia bờ hồ là tượng Bảo Sinh cũng uy nghi không kém, cả hai đều tay bắt quyết miệng nam mô, he he.

Chó và mèo, người và ngợm, phật và ma… cả một thế giới lạ hoặc giữa phố phường Hà Nội, ai đã tới thăm một lần suốt đời không thể quên. Trong cái thế giới ấy ông chủ uống rượu đọc thơ, bà chủ tụng kinh niệm phật, chó sủa gâu gâu, mèo kêu meo meo… vui hơn tết. Khu vườn chỗ cây cổ thụ toả bóng râm mát, chỗ cỏ cây bụi bờ chen chúc trong nắng vàng hoe. Mùi hoa lan, hoa nhài hoa huệ lẫn trong mùi mèo mùi chó mùi người…  vừa thơm vừa tục.

Bảo Sinh nói tôi đi bộ đội thoát chết trận là nhờ tiên nhờ Phật, ra quân thoát chết đói là  nhờ mèo nhờ chó, còn vui vẻ đến giờ là nhờ người  nhờ thơ,  người ta ơn huệ đôi ba người còn tôi mang ơn cả thế giới.

Có một chuyên anh ít kể nhưng ai hỏi anh đều kể rất vui, đấy là chuyện bố anh. Cụ là một trong những tay vẽ truyền thần đầu tiên của Hà Nội, khét tiếng một thời. Hôm Lê Thiết Cương tổ chức triển lãm tranh truyền thần, nhiều bức của cụ được bày ai cũng thích. Cụ vẽ truyền thần và làm thơ, dạy cho Bảo Sinh vẽ truyền thần và làm thơ, có lẽ dòng thơ đặc sản Bảo Sinh có ảnh hưởng nhiều từ thơ của cụ.

Đến khi nghề vẽ truyền thần hết thời cụ cũng đã già, con cháu cũng đã ăn ra làm nên, có của ăn của để thì cụ mới đi truyền bá thơ cụ. Sáng sáng cụ ra Bờ Hồ đi bộ đôi vòng rồi tập hợp các cụ ông cụ bà yêu thơ tới nghe cụ đọc thơ, cụ trả tiền nghe thơ đàng hoàng, gọi là nhuận tai.

Những người khen đúng chỗ bao giờ cũng được hưởng nhuận tai nhiều gấp đôi gấp ba người chỉ biết nghe không biết khen, hi hi. Bảo Sinh nói nhuận tai của cu lên đến mấy trăm triệu không phải chuyện bỡn. Ngày cụ chuẩn bị về trời, cụ gọi con cháu vào, tưởng là để nghe nói lời di chúc, hoá ra không, cụ hỏi thơ bố có hay không. Con cháu chẳng ai đọc thơ cụ nên lúng túng không biết nói sao, trừ Bảo Sinh, anh nói thơ bố hay lắm, con xin theo nghiệp bố. Cụ cười hắt một tiếng, nói mày là thằng có hiếu, nói xong thì đi, tay nắm chặt tay  Bảo Sinh.

Chuyện như phịa nhưng mà đúng vậy, Bảo Sinh nói tôi bỏ nghiệp truyền thần theo "nghiệp chó", chỉ có thơ là tôi quyết nối nghiệp bố tôi, bố tôi mừng lắm, nói làm nhà thơ dân gian thôi con nhé, đừng làm nhà thơ nhà nước rách việc lắm. Bố tôi yêu thơ đến chết, chắc rồi tôi cũng yêu thơ đến chết, chỉ có một cái khác thôi… Mình hỏi khác cái gì, anh trâm ngâm không nói.

Rất lâu sau Bảo Sinh mới nói. Anh uống đủ một chầu rượu ngon, ngẩng lên nhìn trời, nói bố tôi suốt đời tôn thờ một cô gái, bức truyền thần đẹp nhất bố tôi vẽ là bức chân dung cô ấy. Cô ấy chết trẻ, kể từ đó ngày ngày bố tôi làm thơ, ra bưu điện gửi về đúng địa chỉ nơi cô ấy sống. Hơn nửa thế kỷ vật đổi sao dời, cái địa chỉ ấy chẳng còn, cụ biết nhưng cụ cứ kiên quyết không thay địa chỉ.

Mình nói thế anh tôn thờ ai, làm thơ cho ai, Bảo Sinh nói tôi tôn thờ cả thế giới, làm thơ cho cả thế giới. Rồi Bảo Sinh nhấp một chút rượu, ngâm nga:Cuối cùng tất cả chúng ta/Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân. Mình nói đó là câu thơ dọa chết hay nhất, anh mỉm cười lắc đầu, nói không không, tôi đang doạ người sống đó chứ. Và anh nhăn răng cười, cái răng sứt lộ thiên, mắt nhắm tít, đầu giật giật y chang  Đỗ Mục khi say, chẳng biết có đúng không nữa.

THƠ BẢO SINH (Trích)

-Cuối cùng tất cả chúng ta 
Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân.

-Lạc trong đời đạo dắt ra 
Lạc trong đạo sẽ có ma dắt vào.

-Trời đất phải sinh ra ta 
Nếu không sao được gọi là hóa công 
Vào ra trời đất mênh mông 
Thân ta là chỗ hóa công ở nhờ

-Ra đường sợ nhất công nông 
Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!

-Vợ là cơm nguội nhà ta 
Lại là phở tái của cha láng giềng

-Ai cũng làm được nhà thơ 
Ai cũng có thể "sù cơ" của mình

-Muốn đuổi khách ra khỏi nhà 
Đọc thơ được giải họ ra tức thì

-Muốn cho trộm chẳng đến nhà 
Đề vào trước cửa: Đây là nhà thơ

-Cùng chung một chuyến đò ngang 
Kẻ thì sang bến người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê 
Sang về chẳng biết mình về hay sang.

-Đi đái thì đứng giữa đường 
Hôn nhau lại đứng sau tường để che

-Ghế thì ít, đít thì nhiều 
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên

-Ba lạng ở chốn động tiên 
Thừa chỗ đủ để cưỡi lên vạn người

-Im lặng vợ bảo giận gì 
Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ

-Vợ là thánh chỉ vua ban 
Có sao dùng vậy miễn bàn đúng sai

-Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn 
Cho nên được gọi là khôn hơn người 
Em xinh đâu bởi nụ cười 
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn

-Muốn so thơ dở thơ hay 
So bồ của họ biết ngay thôi mà…

-Suốt đời chỉ yêu một người 
Bệnh ấy còn nặng gấp mười ung thư

"Làm thơ, nuôi chó, chọi gà/

 Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ/

Suốt ngày nửa tỉnh, nửa mơ/

Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà".

 

" Ta như quả lắc quả cân/

Chuyển động là để tự tâm quân bình".

 

" Mình không chỗ đứng trên đời/

Lại không biết cả nằm ngồi ở đâu/

Thì đi về chỗ bắt đầu/

Cứ đi không đến về đâu thì về."

 

"Câu thơ khi tỏ khi mờ/

Lý trên bác học, tình thừa dân gian"

 

Khi mê bùn chỉ là bùn/

Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen/

Khi mê tiền chỉ là tiền/

Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm/

Khi mê dâm chỉ là dâm/

Ngộ rồi mới biết trong dâm có tình/

Khi mê tình chỉ là tình/

Ngộ rồi mới biết trong tình có dâm".

 

"Nghe bồ đọc thuộc thơ ta/

Sướng hơn được giải gọi là nobel"

 

"Về thăm chiến địa Điện Biên/

Ngậm ngùi tiếc thủa tráng niên qua rồi/

Ngày xưa kéo pháo băng đồi/

Nay không kéo nổi qua đùi chị em".

 

" Lý của vũ trụ không lời/

Sách là sai đúng của người viết ra/

Không sách ta chẳng thành ta/

Không xé sách cũng không ra con người"…

"Đọc quá nhiều sách vào mình/

 Không tiêu hóa được cũng thành ung thư"

 

"Chúng ta làm việc hết mình/

Không bằng con chó xuất tinh một lần".

 

"Lò cừ nung nấu sự đời/

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương"… "

Vừa ngoảnh mặt đã thành ra mộng/

Chưa quay nhìn đã hóa cố nhân"

"Không gì cứng được bằng Thiền/

Không gì mềm được như Thiền để so/

Cứng mềm để được tự do/

Không vì ngoại lực làm cho cứng mềm".


TRI ÂM
Phật Bảo Sinh

Mới yêu nhìn đã tri âm,
Lâu dần tiếng Việt nghe nhầm tiếng Tây.
Nói toàn ngoại ngữ với nhau,
Không người phiên dịch, ngẫm đau nhân tình.

Mình ngu nhiều kẻ ngu hơn
Cho nên được gọi là khôn hơn người
Em xinh đâu bởi nụ cười
Em xinh là bởi nhiều người xấu hơn.


Đạo bồ bịch

"Vợ là cửa cái,
Bạn gái là cửa sổ.

Càng nhiều cửa sổ càng sang,
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra.
Vợ là cửa cái nhà ta,
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng."


"Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợi tơ diều trong tay
Đừng già néo, kẻo đứt dây
Thả chùng xuống, để diều bay đúng tầm"

Tuesday, March 30, 2010

7 cách vượt qua nỗi sợ thất bại - Song ngu

Sợ thất bại có lẽ là yếu tố mạnh nhất kìm hãm mọi người bên dưới khả năng của họ. Trong một thế giới đầy những bất ổn, một nền kinh tế phức tạp, và vô số điều không may có thể xảy ra với bất cứ ai, thật dễ thấy tại sao phần lớn mọi người có xu hướng chọn cái gì đó an toàn.

Nhưng bản thân việc tránh rủi ro vẫn có rủi ro. Nếu bạn không bao giờ dám thất bại, mức trần thành công của bạn sẽ rất thấp. Phần lớn mọi người đánh giá thấp giá trị và khả năng hổi phục từ thất bại của mình, khiến họ bỏ qua những cơ hội giá trị. Trong suốt lịch sử, khả năng thất bại nặng nề và thất bại thường xuyên là một dấu hiệu của những thành công vĩ đại

Các chiến lược sau đây sẽ giúp bạn đánh giá rủi ro và phần thưởng một cách đúng đắn nhờ đó có thể vượt qua nỗi sợ thất bại.

1. Xem xét tốn kém của những cơ hội bị bỏ lỡ – Rủi ro lớn nhất mà mọi người cân nhắc sai là những lợi ích họ đánh mất khi tránh những cơ hội "rủi ro cao/phần thưởng lớn". Trong hướng dẫn của mình về lập kế hoạch cho sự nghiệp, Marc Andreesen – nhà sáng lập của Netscape đã so sánh một sự nghiệp được quản lý tốt với một quỹ đầu tư đa dạng. Một sự nghiệp lý tưởng gồm rất nhiều cơ hội việc làm (một số rủi ro, một số an toàn). Những cơ hội này cùng nhau tạo nên một sự nghiệp tương đối an toàn với khả năng thăng tiến cao. Chấp nhận những cơ hội rủi ro cao là cần thiết vì chúng đem lại phần thưởng lớn nhất:

Vấn đề là nếu không chấp nhận rủi ro, bạn không thể khai thác bất kì cơ hội nào. Bạn có thể sống một cuộc sống hạnh phúc một chút và tĩnh lặng, nhưng bạn không thể tạo ra cái gì đó mới, và bạn không thể tạo nên dấu ấn của mình trên thế giới này.

2. Nghiên cứu các khả năng – Điều chưa biết là nguồn gốc chính tạo ra nỗi sợ hãi. Khi bạn không biết đang phải đối mặt với điều gì, những hậu quả có thể xảy ra dường như tổi tệ hơn so với bản thân chúng. Hãy vượt qua nỗi sợ bằng cách thấu hiểu nó. Nghiên cứu tất cả các khả năng có thể (cả tốt và xấu) để bạn thực sự hiểu được sự rủi ro của thất bại và lợi ích của thành công. Phân tích các kết quả này sẽ giúp bạn nhìn rõ nỗi sợ thất bại và có được quyết định hợp lí.

3. Hãy xem xét cả những tình huống xấu nhất – Một trong những câu hỏi có tác động mạnh nhất do Tim Ferris trong chương trình 4 hour workweek đưa ra là: Nếu bạn theo đuổi những giấc mơ của mình và ngã, hoàn cảnh tồi tệ nhất, bạn cần bao lâu để hồi phục? Câu trả lời có thể là ít hơn bạn mong đợi. Tìm một công việc khác ít hơn bạn mong đợi? Nỗi sợ vài tháng khó khăn có đủ mạnh để giữ bạn ở lại trong hoàn cảnh bình thường mãi không?

4. Hãy hiểu lợi ích của thất bại – Như Emerson đã nói, cuộc sống là một chuỗi những thử nghiệm, thử càng nhiều bạn sẽ làm càng tốt hơn. Mỗi thất bại là một khó khăn trong thử nghiệm và là một cơ hội để phát triển. Thậm chí kể cả khi thất bại tiêu tốn của bạn rất nhiều tiền bạc thì lợi ích giáo dục thu được có thể vượt xa những gì đã mất. Thay vì làm việc cho một công ty lớn, làm việc cho một công ty mới hoạt động có thể bị xem là mạo hiểm nhưng theo Paul Graham, "Những nhà quản lí ở các công ty lớn thích thuê những người đã bắt đầu với những công ty nhỏ và thất bại hơn là những người dùng cùng khoảng thời gian đó để làm việc cho những công ty lớn." Phải chang kinh nghiệm ở các công ty lớn không an toàn hay không đáng giá như bạn nghĩ?

5. Tạo một kế hoạch đối phó với những điều bất lợi – Một cách khác để vượt qua nỗi lo sợ thất bại là giảm thiểu những điều bất lợi. Hãy hạn chế rủi ro của bạn bằng cách tạo ra kế hoạch xử lí những điều bất ngờ. Thậm chí ngay cả khi lựa chọn ban đầu thất bại, bạn vẫn có thể duy trì tình trạng cũ với một kế hoạch dự trữ tốt. Dám thất bại không có nghĩa là bạn phải mạo hiểm đánh mất tất cả. Nếu bạn quản lí rủi ro một cách thông minh, bạn có thể nắm bắt lợi ích từ những cơ hội rủi ro cao trong khi tự mình rời khỏi mạng lưới an toàn.

6. Hãy hành động – Cách tốt nhất để giảm sợ hãi và xây dựng tính tự tin là hành động. Ngay khi bạn hành động, bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm và tri thức. Lần thực hiện đẩu tiên, mọi thứ đều là điều khó nhất. Điều đó giống với việc nhảy từ mỏm đá xuống một cái hồ – sau khi nhảy một lần, bạn sẽ thấy nước thật an toàn và những lần sau thật dễ dàng. Hãy bắt đầu với những bước nhỏ và xây dựng lòng tự tin của bạn cho đến khi bạn có thể kiểm soát cảm giác sợ thất bại.

7. Hãy đốt thuyền – Khi những đội quân Hy Lạp cổ vượt biển để tiến hành trận chiến, điều đầu tiên họ làm sau khi vào bờ là đốt các chiến thuyền, làm họ bị mắc kẹt. Với việc không còn đường quay trở về quê hương ngoài chiến thắng, quyết tâm của quân sĩ được nâng cao. Khi thành công và thất bại là những lựa chọn duy nhất, bạn không có lựa chọn nào ngoài việc phải đi tiếp.
Nếu bạn có một mục tiêu, nhưng sợ cam kết phải thực hiện, hãy tự buộc mình phải hành động bằng cách đốt cháy những con thuyền. Hãy đăng kí trước một kì thi trước nếu bạn muốn quay trở lại trường học. Hãy đặt hạn cuối cùng cho việc chuyển đến một thành phố mới trong khi chưa kí hợp đồng thuê nhà. Nỗi sợ thất bại sẽ biến mất khi bạn nhận ra nó không thể cứu giúp mình.

7 Ways to Overcome the Fear of Failure

by Editor, Pick The Brain

The fear of failure is perhaps the strongest force holding people below their potential. In a world full of uncertainty, a delicate economy, and countless misfortunes that could happen to anyone, it's easy to see why most people are inclined to play it safe.
But playing it safe has risk as well. If you never dare to fail your success will have a low ceiling. Most people underestimate their merit and ability to recover from failure, leading them to pass up valuable opportunities. The ability to fail big and fail often has been a mark of the spectacularly successful throughout history.
The following strategies will help you put risk and reward in perspective so you can overcome the fear of failure.

1. Consider the cost of missed opportunities – The biggest risk that people fail to consider is the benefit they lose by avoiding high risk/high reward opportunities. In his guide to career planning, Netscape founder Marc Andreesen compares a well managed career to a diversified portfolio. The ideal career contains a wide range of job opportunities (some risky, some safe) that combine to form a relatively safe career with a high potential for growth. Taking high risk opportunities is essential because they offer the greatest reward:

The issue is that without taking risk, you can't exploit any opportunities. You can live a quiet and reasonably happy life, but you are unlikely to create something new, and you are unlikely to make your mark on the world.

2. Research the alternatives – The unknown is a major source of fear. When you don't know what you're dealing with, potential consequences seem far worse than they actually are. Take the power out fear by understanding it. Research all the potential outcomes (both good and bad) so you genuinely understand the risk of failure and benefits of success. Analyzing these outcomes will help you see through the fear of failure and make a logical decision.

3. Put the worst-case scenario in perspective – One of the most powerful questions posed by Tim Ferriss in the 4-Hour Workweek is: If you chase your dreams and fall flat on your face, worst-case scenario, how long will it take you to recover? The answer is probably less than you expect. How hard would it really be to find another job? Chances are you could recover completely in a few months. Is the fear of a few rough months strong enough to keep you in a mediocre situation indefinitely?

4. Understand the benefits of failure
 – As Emerson said, life is a series of experiments, the more you make the better. Each failure is a trial in an experiment and an opportunity for growth. Even if a failure costs you financially, the educational benefits can far outweigh the loss. Working for a startup instead of a big company is considered risky, but according Paul Graham, "Managers at big companies prefer to hire someone who'd tried to start a startup and failed over someone who'd spent the same time working at a big company." Maybe that experience at a big company isn't as safe or as valuable as you think?

5. Make a contingency plan – Another way to overcome the fear of failure is to reduce the downside. Hedge your risk by creating a contingency plan. Even if your first option fails, you can maintain the status quo with a solid backup plan. Daring to fail doesn't mean you have to risk losing it all. If you manage risk intelligently, you can capture the benefits of high risk opportunities while leaving yourself a safety net.

6. Take action – The best way to reduce fear and build confidence is taking action. As soon as you do, you'll begin accumulating experience and knowledge. Everything is hardest the first time. It's like jumping off a cliff into a lake — after you do it once, you see that the water is safe and each time afterwards is easy. Start off with small steps and build up your confidence until the fear of failure is manageable.

7. Burn the boats – When ancient Greek armies traveled across the sea to do battle, the first thing they would do after landing was to burn the boats, leaving them stranded. With no way to make it home besides victory, the resolve of the soldiers was strengthened. When success and failure are the only options, you have no choice but to follow through.

If you have a goal, but are afraid to commit, force yourself into action by burning the boats. Register for an exam in advance if you want to go back to school. Set a deadline to move to a new city without signing a lease. Fear of failure disappears when you realize it can't save you.

Saturday, March 27, 2010

TIÊU NGỮ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

VIỆT NAM Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc (Indépendance, Liberté, Bonheur).

HOA KỲ In God we trust (Chúng ta vững tin nơi Thượng Đế).
LIÊN XÔ cũ (Vô sản trên toàn thế giới, hãy đoàn kết lại).
ANH Dieu et mon droit (không viết bằng Anh ngữ mà viết bằng Pháp ngữ) Thượng đế và quyền chính đáng của tôi.
PHÁP Liberté, Égalitte, Fraternité (Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ - khi trước người ta thường dịch chữ "Fraternité" là Bác ái và kể ra nghe chữ này còn thuận tai hơn). Riêng thời kỳ 1940-1944 thì tiêu ngữ của Pháp là "Travail, Famille, Patrie" (Lao Động, Gia Đình và Tổ Quốc).
ĐỨC Einigkeit und Recht und Freiheit (Thống Nhất, Quyền Luật và Tự Do).
Bỉ L'Union fait la force (Hợp quần gây sức mạnh).
THỤY ĐIỂN Mỗi vua có một tiêu ngữ riêng. Hiện tại là:
Tất cả cho Thụy Điển theo nhịp điệu thời gian.
THỤY SĨ Mỗi người cho mọi người, mọi người cho mỗi người.
ẤN ĐỘ Sự thật tất thắng.
TÂY BAN NHA Thống Nhất, Vĩ Đại và Tự Do.
TUNISIE Liberté, Ordre, Justice (Tự Do, Trật Tự, Công Lý).
THỔ NHĨ KỲ An bình trong xứ sở, An bình ngoài biên thùy.
CANADA A mari usque ad mare. Từ đại dương này sang đại dương kia.
CỘNG HÒA TRUNG PHI Thống Nhất, Phẩm Cách, Lao Động.
HY LẠP Ma force c'est l'amour de mon peuple, La Liberté ou la Mort (Sức mạnh của tôi là tình yêu dân tộc tôi. Tự do hay là chết).
DOTHÁI Résurrection (Phục sinh).
NAM PHI Ex unitate vires: Hợp quần gây sức mạnh.
Patria o Muerte, Venceremos: Tổ quốc hay là chết, chúng ta sẽ thắng.
AI CẬP Im lặng và kiên nhẫn, Tự Do, Xã hội chủ nghĩa, Thống nhất.
HUNGARI Tất cả quyền hành là của Dân chúng
MÊHICÔ Cao hơn nữa và xa hơn nữa
NICARAGOA Dios, Patria y Honor (Thượng Đế, Tổ Quốc và Danh Dự).
TÂN TÂY LAN Onward (luôn luôn thẳng tiến).
PAKISTAN Ittehad, Yaquin-i-Mukham, Tanzim (Thống Nhất, Vững Tin và Kỷ Luật).
HÀ LAN Tôi sẽ đứng vững
BỒ ĐÀO NHA O bem da Nacao: Lợi ích của quốc gia.
SINGAPORE Cầu cho Tân Gia Ba được thịnh vượng.
SYRIE Thống nhất, Tự do, Xã hội chủ nghĩa.
THÁI LAN Tổ quốc, Tôn giáo, Nhà vua.
URUGUAY Được tự do tôi không tấn công ai và cũng không sợ ai.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày 02/7/1976, Quốc hội có nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, thủ đô thì tên nước được xác định là CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Các Hiến pháp 80, 92, sửa đổi 2001 cũng ghi như vậy.
Thông tư 03 năm 2009 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn dịch quốc hiệu ra tiếng Anh cũng chỉ dịch CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Như vậy Quốc hiệu (tên nước) chỉ là CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
NAM.
Chỉ có Thông tư liên tịch số 55 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản có ghi: Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM' và " Độc lập- Tự do- Hạnh phúc".


ĐẶNG MINH QUYÊN