Tuesday, October 26, 2010

"Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người"

       Một người bạn vưà gửi cho tôi bài viết dưới đây .Thấy nó thực hành đơn giản ,bổ ích cho tất cả mọi người, tôi đưa lên blog để mọi người đọc,chỉ cho con cái phòng khi hữu dụng. 


           "Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người"
          A NEEDLE CAN SAVE THE LIFE OF A STROKE PATIENT

 

                   Kính thưa quí vị,

 

             Có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạngngười trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặcmột cây kim thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke).Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu,một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
          Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh,đừng cuống quít.Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra.Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc“rút máu”.
           Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm, thì tốt nhất,nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gút, cũng có thể giúp chúng ta được.
1. Trước hết, chúng ta hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2. Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vàođầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3. Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4. Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5. Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6. Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7. Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai.
          Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức củaTổ Tiên họ.
          Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%.Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ,tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói “Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não”.Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy,và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường.Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóngrồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc.Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.
            Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để ápdụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnhlại và được phục hồi 100%.Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.

 

Monday, October 25, 2010

Sự cô đơn của văn hóa đọc

Bùi Việt Phương

Văn hđọc dần bị thay thế bằng văn hóa đọc miệng người khác nói. Từ chỗ mượn mắt của người khác đọc hộ, nghe người khác nói, đến chỗ mượn cả trái tim và khối óc của người khác nghĩ hộ mình, rung động hộ mình, chỉ là một bước ngắn.
Đọc bao giờ cũng là tự làm cô đơn mình.
 
Giữa thời đại văn hóa thị giác, người ta chợt hay nhắc đến văn hóa đọc như một đối trọng. Thực sự là hai cái ấy ít nhiều xung khắc với nhau. Văn hóa thị giác làm tươi mát đời sống bằng những biểu hiện bên ngoài của thế giới như màu sắc, hình ảnh và âm nhạc. Còn văn hóa đọc thì trầm lắng, tạo ra sự đa thanh bằng chiều sâu của những tầng tri thức. Một bên như cái tán sum suê, sinh cành đẻ lá. Một bên cứ âm thầm hút nhựa từ đất, càng miệt mài đằm sâu, càng cô đơn.

Đọc có nghĩa là được cô đơn. Khi thưởng thức các loại hình nghệ thuật gắn với môi trường diễn xướng như kịch, âm nhạc, người thưởng thức buộc phải chung sống với số đông. Những ý kiến và nhu cầu tranh luận nảy sinh ở họ phần nhiều là trực tiếp. Còn khi đọc, ta sống trong một thế giới siêu không gian, siêu thời gian, cách ly với mọi hệ lụy bên ngoài.

Ta cảm nhận những điều sách nói bằng cảm giác của thân thể. Bởi sự tuyệt đối "chân không" ấy mà sự đọc khiến độc giả chìm sâu vào một thế giới của riêng mình. Không phải không có những người đọc choáng ngợp trước sách để rồi không thu nạp được gì nhiều ngoài sự hoang mang. Nhưng, đọc đúng hướng và đúng tầm thì cũng như hạt mầm gieo xuống đất. Nó chìm sâu để rồi tự vươn lên như một cái cây, tạo cho con người một phẩm chất đọc riêng, có thể gọi là nhân cách đọc.

Đã có một thế giới khác khi cầm trang sách, tất chúng ta có một địa vị cho mình trong thế giới ấy. Sự đọc dẫn đến sự phân loại độc giả trong mối tương giao với sách, điều người ta hay gọi là “sách kén người”.

Việc người đọc tự phân loại mình là một vận động biện chứng, tự thân, độc lập với sự chia luồng độc giả của người viết sách và giới làm sách nhằm tới lợi nhuận thương mại. Đọc để tự biết mình và làm khác mình bằng sự khác biệt về bản sắc và quan điểm về thế giới. Đọc là được cô đơn, cô đơn để có sự khác biệt và độc lập trong suy nghĩ.
Với sách văn chương, sự cô đơn có nguồn gốc sâu xa ở chỗ, mỗi người đọc có một thể nghiệm riêng với tác phẩm, một tương tác riêng với nó. Người ta làm một cuộc phiêu lưu vào sách, sống cuộc đời nhân vật trong sách, và hơn hết thử làm chủ nhân một thế giới khác, với trật tự lôgích của riêng nó.

Với những cuốn sách thuộc các lĩnh vực khác, sự cô đơn thể hiện thông qua chính kiến và quan điểm riêng của người đọc. Nếu không tự xây dựng định hướng tư duy cho mình thì dù có cập nhật bao nhiêu tri thức cũng vẫn là anh thủ kho kiến thức mà thôi.
Sự định hướng ấy là bản lĩnh tiếp nhận. Bản lĩnh tiếp nhận là một biến thể của sự cô đơn - sự cô đơn của cá nhân từ chối hòa tan vào bầy đàn một cách thiếu suy nghĩ.

Một câu hỏi đặt ra: Nếu đọc để đạt đến sự cô đơn, liệu có phải những kẻ đọc sách đều là nhưng người lập dị không? Ngày nay đang tồn tại giữa chúng ta một cách đọc mang tính bầy đàn, dựa vào quan điểm đánh giá của một số nhà điểm sách. (Về sự đáng ngờ của các quan điểm đó - sự chênh lệch giữa giá trị ảo được thiết lập nhờ các bài điểm sách trên báo với giá trị thực của cuốn sách, thiết tưởng chúng ta sẽ cần tiếp tục bàn nhiều vào những lần khác).

Thay vì tự tạo cho mình một chính kiến văn hóa, một thái độ độc lập, người ta buông mình theo sự a dua đến mức kinh ngạc. Số đông ấy tuy có âm lượng to, dung lượng lớn, nhưng chỉ là hiện tượng nhất thời. Họ bị những mốt này mốt nọ “cưa đổ" như quân bài đôminô mà không hay cái sự ấy khởi phát từ đâu.

Con người bị cuộc sống hiện đại lấy mất khoảng thời gian tự tại, đi đến chỗ ỷ lại vào những giá trị văn hóa tinh thần thập cẩm, pha loãng, không cần phải mất công sức cũng có được.

Văn hóa đọc (sách) dần bị thay thế bằng văn hóa đọc miệng người khác nói. Từ chỗ mượn mắt của người khác đọc hộ, nghe người khác nói, đến chỗ mượn cả trái tim và khối óc của người khác nghĩ hộ mình, rung động hộ mình, chỉ là một bước ngắn. Liệu có phải vì vậy mà có nhiều người đọc mà chỉ có rất ít đôi mắt nội tại không? Chúng ta tự tước đoạt lá phiếu của chính mình hầu bỏ phiếu tín nhiệm cho mỗi cuốn sách để thay bằng sự áp đặt và đô hộ của những mốt đọc. Trong khi đó, sự cô đơn thực sự giúp người đọc có sự đánh giá của riêng mình. Càng cô đơn trong ý nghĩ, người đọc càng có nhiều thắc mắc và động lực đào sâu tìm kiếm mạch nguồn, tìm sự liên hệ bề sâu với cộng đồng những người đọc với đúng nghĩa của nó.

Chính sự cô đơn làm nên vẻ đẹp lấp lánh cho những cuốn sách.

 

 

Saturday, October 23, 2010

How to avoid annoying a referee

It’s not a good idea to annoy the referees of your paper. They make recommendations to the editor about your work and it is best to keep them happy. There is an interesting discussion on stats.stackexchange.com on this subject. This inspired my own list below.

  • Explain what you’ve done clearly, avoiding unnecessary jargon.
  • Don’t claim your paper contributes more than it actually does. (I refereed a paper this week where the author claimed to have invented principal component analysis!)
  • Ensure all figures have clear captions and labels.
  • Include citations to the referee’s own work. Obviously you don’t know who is going to referee your paper, but you should aim to cite the main work in the area. It places your work in context, and keeps the referees happy if they are the authors.
  • Make sure the cited papers say what you think they say. Sight what you cite!
  • Include proper citations for all software packages. If you are unsure how to cite an R package, try the command citation("packagename").
  • Never plagiarise from other papers — not even sentence fragments. Use your own words. I’ve refereed a thesis which had slabs taken from my own lecture notes including the typos.
  • Don’t plagiarise from your own papers. Either reference your earlier work, or provide a summary in new words.
  • Provide enough detail so your work can be replicated. Where possible, provide the data and code. Make sure the code works.
  • When responding to referee reports, make sure you answer everything asked of you. (See my earlier post “Always listen to reviewers“)
  • If you’ve revised the paper based on referees’ comments, then thank them in the acknowledgements section.

For some applied papers, there are specific statistical issues that need attention:

  • Give effect sizes with confidence intervals, not just p-values.
  • Don’t describe data using the mean and standard deviation without indicating whether the data were more-or-less symmetric and unimodal.
  • Don’t split continuous data into groups.
  • Make sure your data satisfy the assumptions of the statistical methods used.

More tongue-in-cheek advice is provided by Stratton and Neil (2005), “How to ensure your paper is rejected by the statistical reviewer”. Diabetic Medicine, 22(4), 371-373.

Feel free to add your own suggestions over at stats.stackexchange.com.

DI HUẤN - Những lời vàng ngọc trên đá


Nguyễn Xuân Diện


 


 

 

Lâu nay chúng ta biết các dòng họ thường có quyển gia huấn, viết bằng chữ Hán Nôm, được lưu truyền trong gia đình, gia tộc. Nói đến gia huấn, người ta vẫn nghĩ đến một cuốn sách giấy dó, trên viết chữ Hán Nôm, ít người biết gia huấn còn được khắc trên đá.

Đó là những quyển sách đá ghi những lời vàng ngọc của tổ tiên truyền dạy lại, trải mấy trăm năm còn ngời nghĩa nhân, đạo lý. Bài này giới thiệu về những quyển gia huấn bằng đá đặc biệt, của một số dòng họ đặc biệt. Tất cả các văn bia này đều đang được các dòng họ trân trọng gìn giữ và đều có bản in rập đang được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Tại miếu làng Tiên Điền của thi hào Nguyễn Du, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh vẫn còn tấm văn bia Tích thiện gia huấn bi ký. Văn bia do Tiến sĩ Nguyễn Nghiễm soạn năm 1765, khi ông đang giữ chức Binh bộ thị lang. Văn bia ghi lại lời dạy của ông đối với con cháu trong gia tộc, khuyên giữ gìn gia phong, tu dưỡng đạo đức, dốc sức làm việc thiện để vun trồng cội phúc, làm gương cho hậu thế.

Có lẽ vì phúc ấm tổ tiên và lời vàng của tổ tiên đời trước được đám cháu con ghi nhớ mà gia đình họ Nguyễn Tiên Điền này đã có nhiều người được nắm giữ nhiều trọng trách của triều đình. Phạm Đình Hổ dành cả một bài để viết về sự “vinh hoa phú quý đến cực điểm “Nhà họ Nguyễn ở Tiên Điền” trong sáchVũ trung tuỳ bút.

Khi Nguyễn Khản, con trai của Nguyễn Nghiễm thi đỗ Tiến sĩ, ngày ban yến ở nhà khánh tiết của bộ Lễ, chính cha mình bấy giờ là quan Tư đồ Nguyễn Nghiễm (một trong ba chức quan cao nhất trong triều) tự tay gài bông hoa vàng lên mũ cho con. Người đương thời truyền tụng như một câu chuyện đẹp và hiếm hoi ở đời. Ngày nay, vào thăm nhà Thái học Văn Miếu Hà Nội vẫn còn gặp lại những di vật của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm. Đó là bút tích bức hoành phi “Cổ kim nhật nguyệt” do tự tay ông viết, là quả chuông Bích Ung do ông hưng công việc đúc chuông. Và sân bái đường vẫn còn hai cây đại cổ kính, mà ngày xưa do tự tay ông trồng trong một lần ghé thăm Văn Miếu. Và điều lớn lao nhất mà Nguyễn Nghiễm để lại cho lịch sử dân tộc là đã sinh ra thi hào Nguyễn Du - tác giả của kiệt tác Truyện Kiều bất hủ.

Tại nhà thờ họ Nguyễn ở xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có tấm bia Tân san gia huấn bi, trên khắc bài văn bia do Phạm Vĩ Khiêm soạn năm 1767, khắc rõ 10 điều gia huấn, khuyên con cháu: Giữ lòng ngay thẳng, chăm chỉ học hành, hiếu thuận nhân từ, ăn ở kính nhường, vợ chồng hoà thuận, cung kính đôn hậu, bạn bè tin cậy, hoà mục với láng giềng, phụng dưỡng cha mẹ, chăm chỉ nghề nghiệp.

Nhà thờ họ Vũ, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có tấm bia Miễn tử tôn cần học thi, tạc năm 1660, khắc bài thơ Đường luật và đôi câu đối khuyên con cháu cần cù học hành để mang lại tên tuổi vẻ vang và lập thân. Bài thơ khuyên con cháu từ tấm bé phải biết điều đó và gắng học hành, giữ nghiệp tổ tiên cày bừa trên ruộng sách, sau này được hiển vinh nơi khoa giáp rồi ra giúp vua giúp nước.

Nhà thờ họ Vũ, xã Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, có tấm bia Tu cấu đường châm do Tiến sĩ Vũ Đăng Long soạn năm 1675, khắc bài châm nói về việc tu dưỡng lòng trung tín, dốc sức học hành.

Một võ quan cao cấp dưới triều Lê Cảnh Hưng là Nguyễn Sỹ Trung vào năm 1766 cũng tự tay soạn văn bia Từ huấn bảo minh khắc một bài văn vần 50 câu căn dặn con cháu phải giữ gìn đạo đức, cần kiệm, trung hiếu, không rượu chè bê tha, không làm điều phi nghĩa, để giữ lấy truyền thống của tổ tiên, đặt tại nhà thờ họ Nguyễn của mình ở xã Đặng Xá huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đặc biệt nhất, phải kể đến bia Vũ Vu thiển thuyết khắc hẳn cả một cuốn sách của Ninh Ngạn, mà người chép sách vào đá rồi thuê thợ khắc là Ninh Tốn, con trai của Ninh Ngạn. Ninh Ngạn (1715 - 1781) là người có công khai hoang lập ấp ở xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông đi thi Hội không đỗ, bèn đem sở học viết thành bộ sách Vũ Vu thiển thuyết, chú tâm dạy học, đem điều nghĩa cổ vũ Văn hội, đặt lệ nuôi các bậc kỳ lão, đề xuất việc khẩn hoang, vạch ra cương giới ruộng đồng, mở chợ xây cầu gây dựng phúc ấm cho hương thôn. Ninh Ngạn là một tấm gương về hiếu đễ. Khi anh trai mất, ông đứng ra nuôi dạy các em nên người, thờ cha mẹ một lòng hiếu kính. Vợ mất sớm, ông nuôi dạy con chu toàn.

Tác phẩm Vũ Vu thiển thuyết của Ninh Ngạn được con trai là Ninh Tốn dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781), tức là ngay sau khi cha mất, hiện đặt tại nhà thờ họ Ninh ở xã Yên Mỹ, huyện Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Văn bia gồm 2 phần. Phần 1 là lời dẫn ghi lại sự nghiệp của Ninh Ngạn và tác phẩm của ông.

Bài văn có đoạn: “Tốn tôi vâng lời di huấn của cha, thẹn nỗi chưa làm theo được hết, bèn tự tay chép sách của Người vào đá rồi thuê thợ khắc để chỉ bảo cho đám con cháu muốn dốc lòng cầu đạo”..

Phần 2 khắc toàn văn bộ sách gồm 2 quyển thượng, hạ, gồm 45 chương sách. Trong đó có các chương 1 và 2 bàn về chữ hiếu, cách đánh giá về hiếu và bất hiếu; chương 3 bàn về quan hệ giữa nuôi và dạy con cái trong gia đình; chương 6 và 7 bàn về quan hệ vợ chồng; chương 8 và 9 bàn về Nhân và Tín; chương 10 bàn về đạo làm người; chương 12 bàn về ba loại “tâm bệnh” là giầu, sang và thọ; chương 13 bàn về việc phải coi điều thiện làm thầy, thấy ai có điều thiện, dù là kẻ dưới đều nên coi là thầy mà học; chương 29 và 30 bàn về việc làm điều tốt không cốt ở tiếng khen, đánh giá người phải xét ở lời nói và việc làm; chương 31 và 32 bàn về việc lập đức, lập thân và lập danh; chương 33 và 34 chuyên bàn về những điều cần tránh như rượu chè, cờ bạc, sắc dục, lười biếng, nói năng khinh xuất; chương 39 và 40 bàn về sống - chết, vinh - nhục ở đời...

Những thăng trầm của lịch sử đã trôi theo tháng năm. Đã sang thế kỷ 21, một thiên niên kỷ mới với bao thay đổi về quan niệm sống và hành xử, tác động không nhỏ tới mỗi gia đình và dòng họ, song những lời vàng trên đá mà người xưa trao lại vẫn rạng ngời đạo lý Việt Nam. Cùng với 51 quyển sách gia huấn hiện đang tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và rất nhiều bản gia huấn đang được các gia đình, gia tộc gìn giữ sẽ góp phần vào việc tìm hiểu nhiều mặt về giáo dục trong gia đình truyền thống ở Việt Nam thời trước.

Ngày nay, tiếp thu chắt lọc những nét đẹp nhân văn của những đạo lý mà tổ tiên đã dạy, xây nền đạo đức mới trên nền nhân đức của cha ông mãi mãi là một việc đáng suy ngẫm và cần thiết của gia đình và xã hội Việt Nam hôm nay và mãi về sau.


Tư liệu tham khảo: Tạp chí Hán Nôm,

Văn khắc Hán Nôm Việt Nam (1993).

 

 

 

Friday, October 22, 2010

"Hậu" Đại lễ: Hãy biết tự sỉ để nâng cao mình lên

Sự ích kỷ của người Việt còn phô bày rất nặng. Công dân lập hiến đã hàng ngàn năm tuổi rồi, lẽ ra người ta phải biết sống "công lý". "Công lý" tức là giá trị lập hiến của chung, và phải biết tôn trọng những gì là của chung, nhưng chủ yếu chúng ta vẫn sống kiểu "đèn nhà ai nhà ấy rạng".

Đám cưới "siêu kim cương"...

Hào sảng, và hân hoan, ấy khi cả dân tộc ta cùng bước tới lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Trái tim cả nước như đập cùng Hà Nội hồi hộp như những tân lang với tân nương của thời đại mới, sắp được bước vào "đám cưới vàng". Không, đúng ra đó là một đám cưới kim cương, hơn thế còn là siêu kim cương. Tại sao?

Với các đôi uyên ương, thời gian càng làm mòn cũ cảm giác tươi tắn của ngày song hỉ thì nó lại càng gia tăng tình nghĩa mặn nồng của đôi con tim đang song hành bước qua những thách thức của cuộc đời tiến về phía trước.

Vì thế mà con người mới tôn vinh con đường của cặp uyên ương theo thời gian, nào là đám cưới sắt, đám cưới đồng, đám cưới bạc, đám cưới vàng, và đám cưới kim cương. Người phương Tây có câu"niềm vui đám cưới kéo dài một ngày, nhưng nỗi lo hôn nhân kéo suốt một đời."

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cũng gần như vậy. Đó là số tuổi mà những công dân của nó hoàn toàn được phép tự hào như đang bước vào lễ cưới siêu kim cương. 1000 năm ư? Thế giới này có thể đã tồn tại dã sử mấy ngàn năm nhưng đó chỉ là dã sử. Còn quốc gia của lịch sử ghi chép bằng văn hiến thì có bao lâu.

Lần ngược lại, các văn bản lịch sử, thì người ta chỉ thấy rõ nhất giai đoạn từ 500 năm trước Chúa Jesus, được nhiều triết gia gọi là thời trục. Ở phương Đông thì có Lão Tử và Khổng Tử, ở phương Tây thì có những Socrate, Platon, Aristote... Nước Mỹ kia là một cường quốc về nhiều mặt kinh tế, khoa học, xã hội, nhưng chắc chắn về mặt thời gian mới có hơn vài trăm năm tuổi chỉ là một một tiểu quốc, một cậu bé "miệng còn hơi sữa" so với ông "Bành Tổ" Việt Nam.

Một ngàn năm là gì? Đó là thời gian gần bằng một nửa thời gian lịch sử có ghi chép của nhân loại.

Niềm tự hào về một Thăng Long- Hà Nội rất trọng đại và chính đáng, bởi vì chúng ta bước vào Đại lễ của nghìn năm văn hiến.

Văn hiến là gì? Đó là khi vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Thăng Long. Quyết định của một vị vua tài đức, kéo theo một triều đình, và sau đó là tất cả những thảo dân đã được trở thành công dân, gia nhập vào quyết định có văn bản lập hiến, văn bản của một quốc gia. Không phải lối cà kê kể chuyện truyền miệng của dã sử. Đó là thời gian để một Thăng Long có quyền tự hào hiếm có khi so sánh với nhiều thành phố lớn khác trên thế giới.

Một ngàn năm là gì? Đó là thời gian gần bằng một nửa thời gian lịch sử có ghi chép của nhân loại. Mà lịch sử này không phải lịch sử của thôn dã, mà là lịch sử của văn minh đô hội. Nó nâng cấp cả trình độ sống của người dân từ làm nghề nông chân lấm tay bùn lên kẻ chợ - những người bắt đầu làm thợ thủ công và thương mại. Dân Thăng Long được mệnh danh là dân "kẻ chợ" từ rất sớm.

Đại lễ đã qua đi, những gì chúng ta thu hái không nhỏ chút nào, nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng những gì? Tất nhiên dư âm lớn nhất của nó lại vẫn nằm dọc xương sống của niềm tự hào. Trong Kinh Thánh có câu: "Kẻ nào được cho nhiều sẽ bị đòi lại nhiều".

...Phô bầy sự ích kỷ, tư hữu tiểu nông của người Việt

Tất nhiên chúng ta có một sự kiện tự hào 1000 năm, thì chính tại nơi đó sẽ xuất hiện một câu hỏi: Chúng ta có đủ phẩm chất để sống trong 1 quốc gia có thủ đô 1000 năm tuổi? Hay là chúng ta vẫn rời rạc, bê trễ, lộn xộn, xô bồ...tính cách của thứ thảo dân thủa hồng hoang?

Trình độ sống của công dân văn hiến hơn 1000 năm tuổi ra sao? Theo phóng sự điều tra trên truyền hình thấy rất rõ, ở ngay cạnh họ là những thùng rác rất lớn, nhưng người ta cũng mặc kệ chẳng cần ném rác vào. Vì thế đường phố trông như một khu vệ sinh không dùng giấy tự hoại. Thật là đáng buồn.

Chưa hết, sau đại lễ, những vườn hoa, mặc dù đã nhiều lần được nhắc nhở và cảnh báo, người ta vẫn đua nhau phá hoa như thể vườn hoa ở nơi công cộng không phải vườn hoa của nhà mình. Điều này rõ ràng phản ánh rằng, người ta xả rác vì coi đường phố không phải nhà mình, người ta phá hoa vì cũng nghĩ như vậy.

Nào những đoàn người lũ lượt từ khắp nơi kéo về Hà Nội, đông đúc, chen chúc, nhếch nhác, đi không hàng lối... Đó là những người quê mùa, mới ra Hà Nội lần đầu ư? Không, có vô vàn những người sống ở Thủ đô đã lâu. Lại có cả những sinh viên là thành phần ưu tú, nhưng người ta ào ào phóng xe chẳng theo trật tự nào cả, phía trái, phía phải, vỉa hè, đi tuốt.

Trình độ sống của công dân văn hiến hơn 1000 năm tuổi ra sao? Theo phóng sự điều tra trên truyền hình thấy rất rõ, ở ngay cạnh họ là những thùng rác rất lớn, nhưng người ta cũng mặc kệ chẳng cần ném rác vào. Vì thế đường phố trông như một khu vệ sinh không dùng giấy tự hoại. Thật là đáng buồn.

Chưa hết, sau đại lễ, những vườn hoa, mặc dù đã nhiều lần được nhắc nhở và cảnh báo, người ta vẫn đua nhau phá hoa như thể vườn hoa ở nơi công cộng không phải vườn hoa của nhà mình. Điều này rõ ràng phản ánh rằng, người ta xả rác vì coi đường phố không phải nhà mình, người ta phá hoa vì cũng nghĩ như vậy.

Điều đó thể hiện sự ích kỷ của người Việt còn phô bày rất nặng. Công dân lập hiến đã hàng ngàn năm tuổi rồi , lẽ ra người ta phải biết sống "công lý". "Công lý" tức là giá trị lập hiến của chung, và phải biết tôn trọng những gì là của chung, nhưng chủ yếu chúng ta vẫn sống kiểu "đèn nhà ai nhà ấy rạng".

Các dịch vụ lợi dụng Đại lễ đua nhau chặt chém

Thành phố lớn, thì phải có dự án lớn, và được tiến hành theo cách lớn. Rõ ràng chúng ta đã sống trong sự sửa soạn và tự hào từ mấy năm nay, vậy mà ngay trong năm nay, khi nhân dân khắp nơi đang phấn khích tư thế hân hoan tự hào, thì nhiều nơi bị đào bới đặt đường ống ở khắp nơi.

Việc này lẽ ra phải làm từ lâu, chứ không thể nước đến chân mới nhảy, nhưng thành phố lại giải thích rằng, vì kinh phí mới nhận được nên mới bắt tay làm. Cho đến ngày Đại lễ vẫn thấy cảnh ngổn ngang ở khắp mọi nơi. Tại sao? Có phải vì dù đã có một Thủ đô lập hiến cả ngàn năm, nhưng người ta vẫn chưa biết cách sống trong tinh thần công lý, mà chỉ vẫn sống trong tinh thần làng xã tủn mủn "ta về tatắm ao ta/dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" và "phép vua thua lệ làng"...

Nước ta có mấy...Tràng An?

Trời ơi, còn các cô gái? Phụ nữ ở khắp nơi, vẫn được coi là những bông hoa tô điểm cho thành phố. Thế nhưng ngày nay, nhiều cô xuất hiện giống những "kẻ cướp" nhà băng sặc sỡ. Các cô quần áo sặc sỡ nhưng đội mũ trùm, lại còn áo chống nắng mỗi người mỗi kiểu, nhầu nhĩ nhét dưới cốp xe, đeo khẩu trang thường trực như thể xã hội lúc nào cũng có dịch hạch. Tại sao các cô, các chị không phải là những bông hoa tô điểm cho thành phố và cuộc đời?

Còn giới trí thức, học biết bao bồ chữ, vậy mà có câu thơ "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" cũng không lý giải được đến đầu đến đũa.

Bởi Tràng An là một tên riêng nhưng gọi biểu tượng cho tất cả mọi kinh đô, dù ở nước ta hay nước nào, người kinh đô đều phải là người sống có văn hóa cao nhất. Ấy vậy mà vẫn có những người đặt câu hỏi, ở nước ta có mấy Tràng An? Tràng An nằm ở đâu?

Áo chống nắng mỗi người mỗi kiểu, nhầu nhĩ nhét dưới cốp xe, đeo khẩu trang thường trực như thể xã hội lúc nào cũng có dịch hạch. Ảnh minh họa

Đã là câu chữ thì nó có nghĩa đen và nghĩa bóng, tại sao lại cứ đòi mỗi nghĩa đen? Tràng An ở đâu, hãy hỏi các nhà sử học, chứ đừng đi hỏi một câu ca dao mà không đúng địa chỉ. Giới học giả mà còn chưa lớn như thế, làm sao bắt các thứ dân phải lớn đây?!

Đại lễ vừa mới qua, cũng là "đại cơ hội" để chúng ta ngắm và kiểm duyệt lại mình. Tự sỉ hữu đạt tôn, người xưa nói, nghĩa là chúng ta hãy biêt tự sỉ để nâng cao mình lên. Những suy nghĩ chưa đủ của tôi là cách muốn tự nâng cao chính bản thân mình cùng với mọi người, để chúng ta xứng đáng là công dân của một nền văn hiến ngàn năm tuổi.

Source: http://tuanvietnam.net/2010-10-17-hau-dai-le-hay-biet-tu-si-de-nang-cao-minh-len-

Animated plots in R and LaTeX 2 - Rewised

I like to use animated plots in my talks on functional time series, partly because it is the only way to really see what is going on with changes in the shapes of curves over time, and also because audiences love them! Here is how it is done.

For LaTeX, you need to create every frame as a separate graphics file. Here is an example. First the R code:

 library(demography) nyears <- length(fr.mort$year) for(i in 1:nyears) {     pdf(paste("frmale",i,".pdf",sep=""),height=4,width=6.5)     x <- fr.mort     if(i<nyears)         x$rate$male[,(i+1):nyears] <- NA     plot(x,series="male",ylim=c(-9.5,1.5),         main=paste("French: male mortality (",fr.mort$year[1]-1+i,")",sep=""))     if(i>1)         x$rate$male[,1:(i-1)] <- NA     lines(x,series='male',lwd=2,col=1)     dev.off() }

This creates a series of pdf files in the figs directory, named frmale1.pdf, …, frmale191.pdf.  In the LaTeX file, you need to load the animate package. Then the following command will do the magic:

 \centerline{\animategraphics[controls,buttonsize=0.3cm,width=12.5cm]{6}{"frmale"}{1}{191}}

This is how the graph on slide 2 of this presentation was produced.

For web usage, it is better to produce an animated gif version in R:

 library(animation) library(demography) nyears <- length(fr.mort$year) makeplot <- function(){ for(i in 1:nyears) {     x <- fr.mort     if(i<nyears)         x$rate$male[,(i+1):nyears] <- NA     plot(x,series="male",ylim=c(-9.5,1.5),         main=paste("French: male mortality (",fr.mort$year[1]-1+i,")",sep=""))     if(i>1)         x$rate$male[,1:(i-1)] <- NA     lines(x,series='male',lwd=2,col=1) } } oopt = ani.options(interval = 0, nmax = nyears) saveMovie(makeplot(),interval = 0.1, width = 580, height = 400) ani.options(oopt)

Click the graph below for the animated version.

For an explanation of the colours, see my rainbow plot paper.

The animation package for R also allows graphics to be saved in other formats. SeeAniWiki for some examples of animations.