Sunday, May 24, 2009

Không nên ngầm hiểu mù quáng các lời khuyên của P.Krugman

25/05/2009 06:04 (GMT + 7)
(TuanVietNam)- "Hết sức cảnh giác cả với kích cầu lẫn lạm phát và không nên tách ý kiến (rất xác đáng của Gs. Krugman) ra khỏi ngữ cảnh mà ông phát biểu rồi "ngầm hiểu" một cách "mù quáng" vào hoàn cảnh Việt Nam"- TS. Nguyễn Quang A.


Gs. Paul Krugman chỉ nói đã có những dấu hiệu (tốc độ sụt giảm đã chậm lại, mức tăng thất nghiệp ở Mỹ trong vài tháng qua đã không còn cao như các tháng trước, …) cho thấy khủng hoảng tiến dần (sắp) đến đáy và ông hy vọng vậy. Ảnh Ca Hảo

Giáo sư Paul Krugman nhà kinh tế học tài ba, chủ nhân duy nhất của giải Nobel kinh tế năm 2008, nhà cảnh báo khủng hoảng đã đến Việt Nam chiều 20-5-2009. Hôm sau ông đã có một ngày bận rộn trong hội thảo "Tìm kiếm cơ hội và giải pháp trong khó khăn và khủng hoảng" tại Hồ Chí Minh, nơi ông là người thuyết trình duy nhất.

Ngày 22-5-2009 tại Hà Nội ông đã trao đổi với các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cấp cao và Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm. Báo chí trong nước đưa tin khá nhiều. Nào là ông nói "khủng hoảng đã đến đáy", cần "tăng gấp đôi gói kích cầu", "lạm phát không đáng lo ngại", v.v. Tôi nghĩ cần cẩn trọng với cách đưa tin như vậy bởi vì khi đưa tin tách khỏi ngữ cảnh thì rất dễ gây ra hiểu nhầm.

Không nên hiểu lầm

Là một học giả lớn, ông rất thận trọng khi đưa ra nhận xét của mình. 

Ngồi nghe ông suốt ngày tôi chưa thấy ông nói lần nào rằng khủng hoảng ĐÃ đến đáy, nếu tôi hiểu đúng ông, ông chỉ nói đã có những dấu hiệu (tốc độ sụt giảm đã chậm lại, mức tăng thất nghiệp ở Mỹ trong vài tháng qua đã không còn cao như các tháng trước, …) cho thấy khủng hoảng tiến dần (sắp) đến đáy và ông hy vọng vậy. Nhưng mối lo là khi đạt đáy thì có tăng trở lại hay cứ luẩn quẩn ở đáy đó một thời gian dài.

Trong ngữ cảnh đó, ông nhắc tới gói kích cầu của Mỹ (cỡ 2,5% GDP) và các chính sách kích thích chưa đồng bộ của các nước EU có thể là không đủ để đưa nền kinh tế toàn cầu bứt khỏi cái đáy đó (có thể luẩn quẩn ở đó đến 5 năm) và ông nghĩ nên tăng gói kích cầu lên gấp đôi. Ông cũng giải thích khá kỹ nếu nhà nước vay tiền để chi cho các khoản kích thích, thì (trong ngắn hạn) cách làm đó không gây lạm phát và ông cũng nói rất rõ là không phải chính phủ Mỹ "in" tiền để làm việc đó (như một vài báo đưa tin ngày hôm sau).

Ông cũng nói về nguy cơ giảm phát và lạm phát không phải là điều đáng lo ngại (trên thế giới nói chung và nhất là ở các nước phát triển: tại Mỹ số liệu ngày 15-5 cho thấy lạm phát ở Mỹ là -0,7%, tức là đang giảm phát). Trong bối cảnh đó quả thực lạm phát không đáng lo ngại. Có thể nói những nhận xét của Gs. P. Krugman là rất xác đáng. Tuy nhiên, khi đưa tin nhiều báo thường quên mất ngữ cảnh mà lời nhận xét được đưa ra.

Gs. Krugman đến Hà Nội để học hỏi với tư cách columnist

Khi được hỏi về lời khuyên cho hay nhận xét về Việt Nam, Gs. Krugman rất thận trọng. Ông nói, mới ở Việt Nam chưa quá 24 giờ và chủ yếu trong khách sạn nên ông không thể khuyên gì, ông ra Hà Nội để học hỏi với tư cách một columnist, một nhà báo, chứ không phải như một nhà tư vấn chính sách. Sự khiêm tốn và thận trọng đáng kính từ một nhà khoa học lớn. Thế nhưng cách đưa tin của một vài báo Việt Nam (tách lời nói khỏi ngữ cảnh) có thể gây hiểu lầm.

Cách đưa tin của một vài báo Việt Nam (tách lời nói khỏi ngữ cảnh) có thể gây hiểu lầm những lời khuyên của Gs. Paul Krugman.

Hiểu lầm thứ nhất có thể xảy ra khi ông nói cần tăng gấp đôi gói kích cầu (của Mỹ và EU hay Nhật Bản). Có thể có người sẽ nghĩ ta cũng nên làm vậy. Hãy thận trọng, ở ta tổng "gói kích cầu" như được công bố phải ở cỡ trên 10 % GDP, mức thuộc loại cao nhất thế giới. Mặt khác chúng ta nghiện "kích cầu" suốt 10 năm rồi (trong 10 năm đó chỉ có giai đoạn 4-2008 đến 11-2008 là giai đoạn "siết", còn toàn bộ phần thời gian còn lại là "kích").

Chính việc say kích cầu này đã là một trong những nguyên nhân chính gây ra những bất cân đối vĩ mô trầm trọng vừa qua và những bất cân đối đó vẫn còn nguyên. Những bất cân đối vĩ mô trong thời gian dài đó đã làm cho lạm phát lên mức rất cao trong năm qua (gần 20% vào cuối năm 2008 so với cuối 2007).

Khủng hoảng toàn cầu làm cho tình hình lạm phát ở ta dịu đi đôi chút, nhưng mức lạm phát của 5 tháng đầu năm 2009 so với 5 tháng đầu năm 2008 vẫn ở mức 2 con số là + 11,59% (chứ không phải là một số âm như ở Mỹ). Nói cách khác lạm phát ở ta vẫn cao. Với chính sách tiền tệ nới lỏng và say kích cầu như hiện nay có thể vài tháng tới lạm phát vẫn chưa, nhưng cuối năm hay sang năm 2010 có thể lạm phát lại bùng phát.

Như thế phải hết sức cảnh giác cả với kích cầu lẫn lạm phát và không nên tách ý kiến (rất xác đáng của G.s Krugman) ra khỏi ngữ cảnh mà ông phát biểu rồi "ngầm hiểu" một cách "mù quáng" vào hoàn cảnh Việt Nam. Làm thế sẽ rất nguy hiểm. Hy vọng các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đủ tỉnh táo để không hiểu nhầm như vậy. Và các báo cũng nên cẩn trọng khi đưa tin kẻo có thể gây ra hiểu lầm chết người.

Thursday, May 21, 2009

Cần phân định rõ thế nào là đề tài khoa học



 

Tôi cho rằng, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là cần phân định rõ thế nào là nghiên cứu khoa học và thế nào là nghiên cứu nghiệp vụ của bản thân từng cơ quan. Ví như, cái bàn và cái ghế đều quan trọng, chúng ta đều cần cả. Nhưng đáng lẽ cái gọi là cái bàn thì chúng ta lại gọi là cái ghế, rồi chúng ta lại than phiền không có chỗ mà viết dù có đủ sách vở, bút giấy. Tình trạng của chúng ta cũng giống như vậy.

Tôi đã tham gia nhiều hội nghị về các đề tài khoa học cấp Nhà nước của một số ngành. Theo tôi, những cái gọi là đề tài khoa học ấy thực ra thuộc về chức trách, nhiệm vụ của họ. Chẳng hạn, làm giáo dục thế nào cho tốt thì đấy là công việc mà cơ quan lãnh đạo giáo dục cần phải nghiên cứu. Nhưng rồi, việc đó của họ lại thành một đề tài khoa học cấp Nhà nước, được cấp kinh phí, theo tôi dự đoán là khoảng gấp mười, gấp trăm các đề tài nghiên cứu khoa học tự nhiên. Nhiều cơ quan khác cũng có tình trạng đó. Họ đã được Nhà nước cấp cho bao nhiêu phương tiện để làm nhiệm vụ của mình, nhưng rồi họ lại "biến" nhiệm vụ đó thành không biết bao nhiêu đề tài nghiên cứu (vì chúng ta quản lý không minh bạch nên khó mà biết được số lượng thế nào). Chẳng hạn như việc nghiên cứu, giảng dạy và viết sách giáo khoa là việc hết sức quan trọng cho giáo dục. Việc đó cần được Bộ Giáo dục khuyến khích và có kinh phí khuyến khích. Nhưng việc đó là thuộc Bộ Giáo dục. Về phương diện khoa học, không thể coi sách giáo khoa là một công trình khoa học được. Trừ khi trong sách giáo khoa đó có nhiều điểm mới về khoa học thực sự có thể coi là công trình khoa học. 
Tôi rất thấy làm lạ khi có nhà báo đưa cho tôi một tập các đề tài khoa học của thành phố Hà Nội, trong đó, nhiều đề tài đọc đầu đề lên đã thấy không đâu trên thế giới này coi là đề tài khoa học. Đấy là ở cấp thành phố. Ở cấp Bộ, tôi chắc cũng có nhiều trường hợp như thế. Tôi dự tính đến 70-80% kinh phí khoa học là để cấp cho các "đề tài" kiểu đó. Còn lại khoảng 20-30% cấp cho đề tài khoa học công nghệ. Bản thân tôi rất coi trọng tất cả các công trình nghiên cứu nghiêm túc ở tất cả các ngành. Tôi không gộp những cái đó vào đây, nhưng quả thật có nhiều công trình không có một giá trị gì cả. Đã vậy lại nhận kinh phí gấp trăm gấp ngàn lần các đề tài khác.
Liên quan đến vấn đề này là việc đánh giá và xem xét hiệu quả các công trình khoa học. Hiện nay xã hội chúng ta có nhiều cách đánh giá khoa học mà tôi cho là quá ấu trĩ. Có người nói, bao nhiêu công trình nghiên cứu khoa học công bố báo này, báo kia trên quốc tế nhưng có tác dụng gì trong nước đâu, cũng chẳng làm ra cơm áo gì. Đó là những quan niệm hết sức sai lầm. Tất cả các nước trên thế giới, đến 90% các công trình nghiên cứu cũng không ra cơm ra áo ngay được. Khoa học là cả một hệ thống. Sở dĩ bây giờ có nhiều thành tựu khoa học kỳ diệu, như là về sinh học, giải mã bản đồ gene người, phóng vệ tinh, thám hiểm cái này cái nọ, máy tính…, đó không phải chỉ do công lao của những người làm trong lĩnh vực ấy. Có một nhà toán học suốt đời không quan tâm và cũng chẳng hiểu gì về máy tính. Ông chỉ chuyên nghiên cứu về lý thuyết đồ thị Graph. Nhưng khi ông mất đi, chính các nhà công nghệ thông tin đã nói rằng, ông là một trong những người đã giúp ích nhiều nhất cho sự phát triển của công nghệ thông tin. 
Vì vậy, cần có sự phân biệt giữa Khoa học cơ bản và Khoa học ứng dụng. Trong toán học cũng đã từng có sự phân biệt đó, nhưng rồi người ta nhận thấy: không có cách nào phân chia rạch ròi toán ứng dụng và toán lý thuyết. Chỉ có hai loại: toán tốt và toán tồi. Tôi cho rằng điều đó đúng với khoa học nói chung. Tại sao lại đòi hỏi những nghiên cứu khoa học phải tiến hành làm ra ngô ra khoai ra lúa ra gạo ngay. Nếu như thế thì không chỉ có ta không làm được mà trên thế giới không có nước nào làm được điều đó. Đó là đòi hỏi những cái không thể, vì như vậy là tách từng cái một ra khỏi hệ thống. Tuy không trực tiếp làm ra lúa ra gạo, nhưng trên thế giới này, nếu không có 90% những công trình không có tác dụng ấy thì cũng không thể có 10% các công trình ứng dụng kia.
Gần đây, tôi thấy có những bước tiến lớn đáng vui mừng trong quản lý nghiên cứu cơ bản của Bộ KH&CN, dù rằng, chúng ta cần phải cải tiến nhiều nữa, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Thay vì nói chuyện chiến lược, hãy nói chuyện soạn thảo và thực hiện nghiêm túc các chính sách cụ thể.  
Ngoài ra, còn có một vấn đề lớn về môi trường và điều kiện làm việc của nhà khoa học. Đây là vấn đề không phải chỉ riêng của Bộ KH&CN mà là của cả xã hội, mà theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là do chính sách tiền lương và tham nhũng gây nên. Như trong ngành giáo dục, tính ra số tiền Nhà nước và các địa phương đầu tư cho giáo dục cũng như nhân danh đầu tư cho giáo dục, nếu quản lý tốt và không có tham nhũng thì có thể nói là thừa để đảm bảo mức sống hợp lý cho giáo viên cũng như cán bộ giảng dạy ở đại học, để cho họ có thể sống bằng đồng lương và tập trung làm công việc của họ thay vì phải làm tay trái, thậm chí phải làm nhiều việc phi đạo đức (nhiều người làm như vậy mà bản thân họ cũng rất đau lòng).
Muốn nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học thì một điều không thể không làm là cần chấm dứt tình trạng lấy một phần không nhỏ kinh phí nghiên cứu khoa học để bù đắp thêm cho tiền lương. Nhưng muốn làm được điều đó thì trước hết lương phải thỏa đáng, phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm của nhà khoa học, và như vậy phải đánh giá đúng trình độ nhà khoa học ấy. Ở tất cả các nước văn minh mà tôi đã có dịp đến, tôi đều thấy các giáo sư, các nhà khoa học sống trên mức trung bình. Họ không phải làm những việc khác ngoài nghiên cứu. Còn kinh phí khoa học của họ phần lớn để đi trao đổi, nhận nghiên cứu sinh, làm thêm thí nghiệm… chứ không phải để bổ sung vào tiền lương.
Chính sách tiền lương hiện nay của chúng ta là một nguyên nhân chủ yếu đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực. Và một hậu quả khác là, vì cơ chế đó cho nên nhiều nghiên cứu không phải là khoa học cũng xưng là khoa học và nhận kinh phí. Đặc biệt là những đề tài động đến những chuyện to tát như đường lối của Nhà nước, chính trị, xã hội… rất dễ được cấp tiền "nghiên cứu".
---------------
Lược ghi phát biểu tham luận tại Hội thảo: Định hướng và Giải pháp phát triển KH&CNViệt Nam 2010 – 2020

Hoàng Tụy


Monday, May 18, 2009

Cảnh Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một mai, một quốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu vui ai thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Using LogMeIn with Google Chrome

Well, after working on it several times, I finally have the plugin from Firefox for LogMeIn working with Google Chrome. I have not been able to test all of the features. But, I have used the remote control and tested full-screen mode and the Windows shortcut keys work also. I've also used the Firefox LogMein plugin for the Google Chrome Portable version that I have on my thumbdrive.

To get the plugin working, you'll need access to the Firefox plugin files as well as some files from the Firefox folder (I am using Firefox 3.04 on Vista). Here is a list of the files, where I found them, and where I placed them to get the plugin to work. Please note that if you are using 2000 or XP or a 64-bit version of Windows, the file LOCATIONS will probably be different but the FILES you need should be the same.

Mozilla Install Folder (e.g. C:\Program Files\Mozilla Firefox):
JS3250.DLL
MOZCRT19.DLL
NSPR4.DLL
NSS3.DLL
NSS3UTIL.DLL
PLC4.DLL
PLDS4.DLL
SMIME3.DLL
SQLITE3.DLL
SSL3.DLL
XPCOM.DLL
XUL.DLL
-- Place these files in the folder where the CHROME.EXE is stored (e.g. C:\Users\Username\AppData\Local\Google\Chrome\Application)

Plugin Folder (in your Firefox Profile folder, e.g. C:\Users\Username\AppData\Roaming\Mozilla\Firefox\Profiles\xxxxxxx\extensions\LogMeInClient@logmein.com\plugins)
LMIProxyHelper.exe
npRACtrl.dll
ractrlkeyhook.dll
unicows.dll
--Place these files in a folder named "Plugins" under the Chrome\Application\Version folder (e.g. C:\Users\Username\AppData\Local\Chrome\Application\1.0.154.36\Plugins)

Please note that I had to create the Plugins folder and then place the files inside. You'll know you are in the right place to create the Plugins folder if you see "Installer" and "Locales" and "Resources", etc.

As far as the Chrome PORTABLE VERSION, place the "Firefox" dll files with the Chrome.exe file and the plugin files go under the "plugins" folder.

Saturday, May 16, 2009

Tìm IP trang web và vị trí server

Ví dụ tìm hiểu địa chỉ web www.vietnamchina.gov.vn

1. Vào trang http://whois.domaintools.com/vietnamchina.gov.vn để biết thông tin tên miền vietnamchina.gov.vn.
- Ở mục Server data, thông tin về máy chủ (server) của trang web (đặt ở đâu....), sẽ thấy địa chỉ IP address: 211.88.5.96
- Ở mục DomainTools Exclusive có thông tin: 2 other sites hosted on this server, nhấn vào đường link (http://www.domaintools.com/reverse-ip/?hostname=vietnamchina.gov.vn)
sẽ thấy thông tin sau: There are 3 domains hosted on this IP address, chinavietnam.gov.cn, sco-ec.gov.cn, vietnamchina.gov.vn
2. Để tìm hiểu địa chỉ IP vào trang: http://www.ip-address.com/ip_tracer/211.88.5.96, sẽ thấy địa chỉ IP 211.885.96 nằm ở Bắc Kinh

Ghi chú: Khi trang web bị chặn có thể vào qua trang: http://www.vietwebdisk.com/

Phải là những người làm khoa học thực sự



(SVVN) Nhiều năm nghiên cứu khoa học, rồi trải qua cương vị Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN), sau khi về hưu ông là một nghiên cứu viên độc lập, GS Chu Hảo khá am tường về thực trạng của việc nghiên cứu KHCN hiện nay, và đường đi của những đồng tiền dành cho lĩnh vực này...




"QUỸ PHÁT TRIỂN KHCN KHÁC QUỸ… XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO"

ChuHao.jpg

GS Chu Hảo

Thưa GS, theo ông, ngân sách dành cho KHCN đang được sử dụng như thế nào?

Tôi theo dõi nhiều năm thì thấy rằng việc sử dụng nguồn kinh phí dành cho các hoạt động khoa học - công nghệ mấy chục năm nay có nhiều điều chưa hợp lý, nếu không muốn nói là chưa có hiệu quả.

Theo tôi được biết, từ năm 2000, mỗi năm Nhà nước đầu tư khoảng 2% chi ngân sách (hiện nay là khoảng 8.000 tỷ đồng) cho KHCN.

Nhưng số tiền thực sự dành cho các nghiên cứu KHCN có vẻ như không được nhiều lắm. 700 nghìn tỷ đồng (khoảng 400 triệu USD) được phân bổ đại loại như sau:

Khoảng 43% là đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản do Bộ KHĐT trực tiếp quản lý; gần 20% đưa về các Bộ, ngành; gần 20% đưa về các địa phương; gần 20% còn lại do Bộ KH&CN trực tiếp quản lý, trong đó khoảng 17% dành cho các chương trình, dự án, đề tài cấp Nhà nước.

Các chương trình, đề tài cấp Nhà nước chưa được tổ chức và quản lý một cách có hiệu quả; các chương trình, đề tài cấp Bộ, ngành và địa phương quản lý còn kém hiệu quả hơn nhiều!

Ấy vậy còn có khi… tiêu không kịp, cuối năm phải trả lại Bộ Tài chính.

Tiêu không kịp cũng một phần bởi hệ thống công bố, tuyển chọn, đấu thầu các đề tài đó vẫn còn cồng kềnh, nặng nề, và lại theo năm kế hoạch.

Nếu là kế hoạch 5 năm, thì đã mất gần 1 năm đầu và gần 1 năm cuối cho việc xây dựng kế hoạch và tổng kết kế hoạch. Như vậy thời gian thực sự cho nghiên cứu khoa học còn không được là bao.

Cách tổ chức chương trình, đề tài, cách lựa chọn đơn vị thực hiện... cho đến nay tuy đã cải tiến, nhưng vẫn chưa có được sự thay đổi thực chất. Nếu cứ tiếp tục làm như hiện nay, thì chắc là KHCN của VN vẫn chưa thể có sức bật.

Hiện nay đã có một bước tiến khá tốt cho nghiên cứu cơ bản thông qua Quỹ Phát triển KHCN. Thế nhưng ngoài đề tài về nghiên cứu cơ bản, thì còn có những đề tài khác mang tính chất ứng dụng, dự án.v.v...  vẫn tổ chức theo chương trình, đề tài như ngày xưa.

Quan điểm của ông trong vấn đề này là như thế nào?

Theo tôi nghĩ, đáng lẽ ra chúng ta cần bỏ cách nghiên cứu theo chương trình, đề tài như hiện nay. Mà tập trung vào một quỹ có tên là Phát triển khoa học, và tập trung vào Trung ương, theo mô hình Quỹ Nghiên cứu khoa học của Mỹ.

Và quỹ này có hội đồng khoa học "chất lượng cao" để lựa chọn những đơn xin tài trợ nghiên cứu một cách liên tục, thường xuyên, không theo kiểu năm kế hoạch.

Cấp trực tiếp cho đơn vị làm nghiên cứu, không qua bất cứ một cơ quan quản lý trung gian nào cả.

Đương nhiên là khi cấp, thì cơ quan quản lý đơn vị nghiên cứu khoa học đó có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng để cùng theo dõi.

Theo tôi, không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản như hiện nay, mà cả các lĩnh vực nghiên cứu khác, nếu được tổ chức theo mô hình trên thì sẽ hiệu quả hơn nhiều….

Theo GS, đâu là sự lãng phí trong nghiên cứu khoa học hiện nay?

Tôi cho rằng sự lãng phí ở chỗ những kết quả nghiên cứu chưa được đăng thành các bài báo nghiêm chỉnh, và chưa được ứng dụng nhiều.

Theo dõi nhiều thì thấy rằng, một số công trình khoa học đã cho kết quả, nhưng nhiều công trình chẳng "kết trái, ra hoa" mà chỉ là những tập tài liệu báo cáo nghiệm thu mà thôi.

Không ít công trình chỉ làm cho có, nhiều đề tài làm theo kiểu "trời ơi đất hỡi", nghe tên đã thấy là không ổn.

Tôi thấy một thực tế: có nhiều vấn đề là nhiệm vụ chuyên môn đương nhiên của các cơ quan chuyên ngành lại được "vẽ ra" thành đề tài nghiên cứu khoa học.

Nhiều quan chức và cán bộ lãnh đạo làm chủ nhiệm các chương trình, đề tài nghiên cứu ở cấp địa phương cũng như ở Trung ương. Có lẽ đấy là những biểu hiện bất thường. Nhưng tiếc thay lại ngày càng phát triển.

Có ý kiến cho rằng, có nhiều người có chức danh và học vị xem ngân sách dành cho KHCN là một bầu sữa, hoặc là quỹ... xóa đói giảm nghèo. Nên không ít người cũng cố gắng "thâm canh, tăng vụ"...?!

(Cười) Đó là một thực tế lâu nay. Nhiều người không hiểu biết chuyên môn vẫn đứng tên chủ nhiệm đề tài.

Với chuẩn mực khoa học không nghiêm túc, nhiều người ngộ nhận ngân quỹ dành cho KH&CN  là công cụ để… "xóa đói giảm nghèo", bù cho lương.

Bên cạnh đó, trong khoa học, ít nhiều đang còn tình trạng học phiệt. Có những người làm khoa học theo kiểu "sống lâu lên lão làng".

Có người có bằng cấp rồi, nhưng 20 năm nay không nghiên cứu gì cả, không có một công trình nghiên cứu nào cả , vậy mà vẫn được coi là "nhà khoa học đầu đàn", vẫn tham gia các Hội đồng Khoa học để xét duyệt và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu…

Phải phân biệt được rằng, việc quan chức làm khoa học có thể có 3 trường hợp xảy ra:

Một là, các anh em trẻ làm khoa học không có mối quan hệ để xin được đề tài, nên phải dựng một vị quan chức lên đứng tên cho dễ xin, và càng dễ xin hơn khi vị này đã có học vị nào đó. Đây là tình trạng khá phổ biến.

Thứ hai, chính bản thân các quan chức không nghiêm túc, tự muốn làm chủ nhiệm các đề tài nghiên cứu  để tư lợi cho mình. Đây là một kiểu tham nhũng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Thứ ba, là có những vị quan chức muốn làm khoa học thực sự nghiêm chỉnh, cần được khuyến khích, nhưng phải có cơ chế hợp lý.

 

Khachmoi.jpg
Giờ thực hành của cô trò trường ĐH Y Hải Phòng

 

THẦY KHÔNG NGHIÊM TÚC, THÌ KHÓ ĐÒI HỎI Ở TRÒ

GS đánh giá thế nào về tình hình nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay?

Theo tôi, việc tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên ở các trường đại học đang có nhiều bất cập. Bất cập thứ nhất là thầy giáo không đủ thì giờ, và nguy hại hơn nữa là không có nhu cầu nhiều lắm cho việc nghiên cứu khoa học.

Chuẩn mực nghiên cứu khoa học chưa được đồng thuận trong giới nghiên cứu. Mỗi người hiểu nghiên cứu khoa học theo một cách khác nhau, một phách khác nhau.

Đáng lẽ ra công tác nghiên cứu được tổ chức ở những nơi có thầy giáo hướng dẫn, dù em sinh viên có giỏi đến mấy đi nữa mà chưa qua bậc đại học, chưa bao giờ làm công tác nghiên cứu thực sự, thì vẫn cần có sự hướng dẫn để đi cho đúng hướng.

Và người hướng dẫn phải là những người làm nghiên cứu thực sự. Thế mà bây giờ thầy không làm nghiên cứu thì làm sao hướng dẫn được trò làm nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh.

Có thể có những vấn đề mà thầy giáo không nghiên cứu, nhưng sinh viên vẫn có thể tự mày mò, vì ở một chừng mực nào đó sinh viên có thể tìm các dữ liệu trên mạng Internet để làm.

Nhưng đi vào nghiên cứu một cách thực thụ, nếu không có thầy hướng dẫn nghiên cứu nghiêm chỉnh thì e là sinh viên khó lòng tiến xa.

Tôi không phủ nhận rằng có nhiều sinh viên rất thông minh, có thiên hướng và điều kiện để làm nghiên cứu. Nhưng xin nhắc lại, vấn đề quan trọng là sinh viên cần được tổ chức và hướng dẫn của thầy giáo và của nhà trường.

Tình trạng nghiên cứu khoa học èo uột như ông phân tích ở trên, vậy GS giải thích thế nào khi vẫn có nhiều tiến sĩ trong nước được "ra lò" ào ạt?

Bạn thử đi tìm mấy cuốn luận án tiến sĩ, rồi đối sánh chúng với nhau, sẽ thấy không ít chuyện cười ra nước mắt. Nhiều công trình giống nhau giống như cừu Doly được nhân bản, hoặc nhiều công trình chất lượng kém đến mức không thể chấp nhận được.

Nhìn vào đó thì mới biết thực trạng chất lượng của các công trình nghiên cứu của ta hiện nay ra sao. Nghĩ đến chuyện phải có 2 vạn tiến sĩ  trong 10 năm nữa thì quả là vấn đề nan giải.

Xin cảm ơn GS!  
   

BÀI: Lê Ngọc Sơn 

ẢNH: Quỳnh Hoa

Tiêu chí của một công trình nghiên cứu khoa học

Hiện nay, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã thảo luận rất sôi nổi và đưa ra một ý kiến tương đối thống nhất, là: Tiêu chuẩn của nghiên cứu khoa học (sản phẩm của nghiên cứu cơ bản) ít nhất là những bài báo được công bố ở những tạp chí quốc tế nghiêm chỉnh.

Trước đây, ý kiến này bị một số nhà khoa học phủ nhận, cho rằng cách đánh giá một sản phẩm khoa học cơ bản không phải là chuyện được đăng ở tạp chí nước ngoài.

Nhưng đến bây giờ, quan điểm có bài báo đăng ở tạp chí khoa học quốc tế hầu như được thừa nhận.

Còn trong các lĩnh vực khác như nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ... thì trước hết phải có ứng dụng cụ thể. Kết quả của một đề tài nghiên cứu không thể chỉ là một báo cáo nghiệm thu rồi... "cho vào ngăn kéo".

(GS Chu Hảo) 

Mời các bạn theo dõi ý kiến của TS Vũ Quang Việt, GS Trần Hữu Dũng, GS Lê Văn Cường, GS Hà Dương Tường... về vấn đề này trên các số SVVN tiếp theo.



Wednesday, May 13, 2009

Về thứ ngôn ngữ thân tộc trong giao tiếp công sở

Thứ tư, 22 Tháng 4 2009 01:20

vanchinh Một người trẻ gọi ông trung niên là bác hay chú và xưng cháu được coi là hợp tình hợp lý. Hơn nữa, nó còn được coi là lễ độ, có văn hoá. Đại từ nhân xưng theo quan hệ thân tộc bắt nguồn từ chuyện cổ Mẹ Âu Cơ, có hàm nghĩa khuyến thiện và nhân đức ở đời.

Nhà văn VĂN CHINH

_________________

Nhưng trên xe buýt, cậu trẻ tuổi gọi ông trung niên là bác hay chú và xưng cháu mà không nhường ghế cho ông ta; bác cứ đứng chen chúc còn cháu cứ yên tâm ngồi ghế của mình thì ý nghĩa của nhân xưng thân tộc đã không những không còn mà lại có thể hàm nghĩa giả tạo trong giao tiếp xã hội. Vậy vấn đề lễ nghĩa nằm ở ứng xử chứ không nằm trong ngôn ngữ kiểu thân tộc. Giáo sư Ngôn ngữ Hoàng Tuệ có nhận xét: “Tổ quốc và Quốc gia là hai từ đồng nghĩa. Nhưng Tổ quốc chỉ dùng trong hoàn cảnh chống xâm lăng, nghĩa chung nhà chung tổ có giá trị nhất định, khi đó thì tình là trên hết; còn trong hoà bình thì phải nói là Quốc gia, (Nhà nước) để rạch ròi rằng, sống trong cộng đồng cần lấy lý làm trọng. Rộng ra, quốc gia luôn luôn đòi hỏi mỗi công dân đều bình đẳng và biết tôn trọng pháp luật.


Đại từ nhân xưng kiểu thân tộc có nhiều cái hại. Nhân viên thường gọi thủ trưởng cơ quan là chú xưng cháu (anh – em) đã gia cố tính cách gia trưởng trong quản lý của viên thủ trưởng ấy. Đặc trưng của gia trưởng là muốn làm gì, cho ai hơn, ai kém đều dựa vào cảm tính của mình chứ không chú ý tính công bằng. Khi muốn phê bình thủ trưởng, các nhân viên luôn mặc cảm mình là con cháu em út, bị ép phải phê thì nói “chú không nên làm nhiều việc quá như thế, còn phải gìn giữ sức khoẻ chứ? sức khoẻ của chú là tài sản quý báu của cơ quan, của Nhà nước.” Rốt cục, chúng ta có một nền văn hoá công sở kiểu gia tộc, tuỳ tiện và trì trệ.


Trong tiếng Việt dường như không có sẵn đại từ nhân xưng trung hoà, kiểu như moi, toi, il trong tiếng Pháp và i, you, hi trong tiếng Anh là những danh từ tương đương với tôi, ông (bà, anh, chị) và nó; với người lớn tuổi hơn, người ta nói bằng giọng trân trọng là đủ. Để khắc phục tình trạng gia đình chủ nghĩa trong giao tiếp, cách đây trên dưới nửa thế kỷ, chúng ta đã sử dụng danh từ đồng chí để xác lập tinh thần trung lập cho ngôn ngữ đồng thời cũng xác lập vị thế bình đẳng trong công chúng. Suốt những năm chúng ta dùng đồng chí làm đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, đất nước đã có được những công tích lỗi lạc. Có thể nói, đại từ đồng chí là một trong những nguyên nhân làm cho dân chúng phấn khích, cảm giác được giải phóng cá nhân rõ rệt, góp phần cố kết tinh thần và biến chúng thành sức mạnh vật chất như câu thơ của Chính Hữu đã thể hiện: Tôi với anh đôi người xa lạ/ Tự bốn phương trời chẳng hẹn mà quen nhau/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ/ Đồng chí...Thế rồi, không biết do đâu từ đồng chí lâu nay đã ít khi được dùng hoặc dùng với ít nhiều biến nghĩa như khi nói về một nhà lãnh đạo cao cấp.


Quả thật, cũng như Tổ quốc, đồng chí là các danh từ chỉ hợp với không khí trang trọng chứ không hợp với giao tiếp thân mật đời thường. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi không dám đưa ra một kiến giải hữu hiệu và tức thời. Kiểu ngôn ngữ thân tộc hoá xã hội đã có từ nghìn xưa, không thể thay đổi nhanh chóng. ở đây, chỉ xin đưa ra các hệ luỵ của nó để mọi người cùng suy nghĩ bàn bạc. Thật khó xây dựng một ý thức tự tôn, tự cường của dân tộc trên cái nền nhân xưng em – anh, cháu – chú; cũng thật khó tạo nên ý thức bình đẳng trước pháp luật, quy chế cơ quan trên cái nền tôn ti gia đình của ngôn ngữ giao tiếp nơi công sở. Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng sớm có quy chế về ngôn ngữ công sở để trước hết khắc phục lề thói chủ nghĩa gia đình đang khiến cho phép nước ít nhiều không được coi trọng. Tôi thấy cặp nhân xưng tôi - ông (bà, chị, cô) và họ, anh ta, ông ấy ở ngôi thứ ba là tương đối dễ được chấp nhận. Mặt khác, sớm trả lại danh từ đồng chí ý nghĩa ban đầu của nó để dùng trong hội họp, giao ban hay nghi thức chính thức. Còn khi nói về/ với một nhà lãnh đạo cao cấp, thì cứ dùng Ngài cho thật mạch lạc, tôn kính. Thật khó cắt nghĩa một hiện tượng khá nghịch lý nhưng vẫn được chấp nhận chỉ vì nó quen tai, khi trong một bài nói (viết) có câu: “Đồng chí Chủ tịch nước tiếp Ngài Tổng thống.”

Nguồn: Vanchinh.net

Tuesday, May 12, 2009

Nỗi niềm mang tên khô hạn




Phụ nữ tuổi ngoài 30 thường ở thời kỳ “vượng” nhất trong “chuyện đó”. Tuy nhiên, ở độ tuổi này không ít phụ nữ đã nhận ra những dấu hiệu “về chiều” của cơ thể: Tóc, da trở nên khô ráp, vẻ mỡ màng căng mọng mất dần, thậm chí “nước bôi trơn” vùng trung tâm cũng mất dần khiến họ thật sự hoảng hốt.





Các chuyên gia khuyến cáo: Đây không phải biểu hiện lão hoá mà do chế độ dinh dưỡng thiếu trầm trọng vitamin nhóm B - loại vitamin giàu nữ tính nhất.

Có không tình trạng “mãn kinh” ở độ ngoài băm?

Ở độ tuổi này là thời điểm phụ nữ sung sức và có đủ độ chín trong “chuyện đó”, tuy nhiên phần lớn đều bị stress, hết cảm xúc do việc nuôi con vất vả khiến niềm đam mê bị phá huỷ. Nhiều phụ nữ còn nhận thấy rõ cơ thể tuột qua “đỉnh sex” do sự xuất hiện của những triệu chứng lão hoá sớm như da, tóc trở nên khô ráp, cơ thể mất đi sự mỡ màng.

Theo thông tin từ Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ vị thành niên Hiếu Thảo, Hà Nội: Mỗi ngày trung tâm nhận được trên dưới 30 cuộc điện thoại thắc mắc về sex. Trong đó, có khoảng trên 10 cuộc là của những phụ nữ ngoài 30 tuổi với những thắc mắc mất dần hứng thú với sex…

Tại Trung tâm tư vấn bác sĩ Lê Quang Hồng, Hà Nội mỗi ngày cũng nhận trên dưới 10 cuộc điện thoại của những phụ nữ thắc mắc về những triệu chứng lão hoá của cơ thể. Nhiều người còn đặt ra những câu hỏi ngây ngô: “Có phải tôi sắp bị mãn kinh không?”. Thậm chí, có không ít phụ nữ do thay đổi môi trường sống như xây nhà, chuyển công tác… bị chậm chu kỳ “5 ngày trong tháng” cùng với việc xuất hiện của lớp da đồi mồi, “nước cô nhỏ” khô đã hỏi chuyên gia tư vấn là: “Bác sĩ ơi, sao tôi lại bị mãn kinh khi mới có 35 tuổi?”.

Giải pháphoàn hảo

cho “khô hạn”

Thường xuyên tập thể dục thể thao, tốt nhất là tập đều đặn vào mỗi buổi sáng sớm, có lối sống lành mạnh; Hằng ngày đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết. Tốt nhất là uống được khoảng 8 cốc nước vừa mỗi ngày; Không nên duy trì thường xuyên chế độ ăn quá ít chất béo; Khéo léo tâm sự với chồng để chồng chung sức cho khúc dạo đầu như ý để có thể thường xuyên sinh hoạt tình dục giúp cải thiện đáng kể tình trạng “khô hạn”.

Trong trường hợp cải thiện bằng những biện pháp như đã nói ở trên không hiệu quả, phụ nữ cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng liệu pháp giúp tăng lượng estrogen. Uống viên nang giúp tăng cường lượng estrogen thông dụng hơn cả vì thuốc được xử lý ở gan trước khi vào máu.

Bên cạnh đó, chất bôi trơn có thành phần từ tự nhiên là phương pháp nhanh và dễ dàng giúp giảm chứng “khô hạn” ở âm đạo…

Chị Nguyễn Thiện Ninh, phố Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội buồn bã: “Tôi mới 33 tuổi, khỏe mạnh, có một bé gái 4 tuổi. Tư tưởng hoàn toàn thoải mái nhưng không hiểu sao gần đây xuất hiện tình trạng khô, đau rát khi làm “chuyện đó”. Chẳng lẽ tôi đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng tiền mãn kinh?”.

Cũng có những băn khoăn giống chị Ninh, chị Bùi Hà Nam, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội tâm sự: “Tôi 35 tuổi đã có hai con một trai một gái, kinh tế khá. Nghĩa là không còn phải lo lắng gì nhiều. Nhưng gần đây, tôi không còn tha thiết gì với “chuyện đó” nữa. Không chỉ do tôi cảm thấy mặc cảm vì mình trở nên xấu đi: Vòng hai bự ra, da bắt đầu bị khô, tóc trở nên xơ cứng mà tôi thấy mình không còn khả năng tiết ra “chất bôi trơn” cho chuyện ái ân nữa”.

Chồng là “liều thuốc” đặc biệt quan trọng

Theo các chuyên gia: Trong trường hợp phụ nữ khó khăn do “khô hạn”, nam giới sẽ là người đầu tiên, đặc biệt quan trọng trong việc khơi dậy cảm hứng. Phụ nữ nếu muốn thăng hoa ở mức đỉnh điểm thì mọi giác quan cần phải được đánh thức. Khi đó, hưng phấn ở vỏ não đi xuống, kích thích theo thần kinh thẹn và thần kinh tự chủ; từ đó kích thích vận mạch ở “cô nhỏ”. Khi đó, “cô nhỏ” mới có khả năng tiết dịch, trở nên trơn và ẩm ướt khiến “chuyện đó” được tiến hành dễ dàng hơn. Do đó, khúc dạo đầu đối với những phụ nữ thuộc diện này có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu bỏ qua giai đoạn này, tình trạng khô âm đạo sẽ không thể tránh khỏi. Kéo dài tình trạng này, có thể khiến phụ nữ mất dần cảm xúc tình dục.

Bác sĩ, chuyên gia tư vấn Phạm Thị Vui, Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ vị thành niên Hiếu Thảo cho biết: “Nhiều phụ nữ bị giết chết đam mê về sex do trách nhiệm làm mẹ quá nặng nề. Họ phải làm việc tối ngày giữa các nhiệm vụ như: Công việc, con cái, bếp núc… Áp lực công việc quá lớn vượt ngoài sức chịu đựng, khiến họ thường xuyên nổi giận với người chồng, vốn không chia sẻ công bằng những trách nhiệm này. Để tránh những phiền phức trước mắt, phụ nữ nên sử dụng chlorhexidine degluconat and methyl Hydroybenzoate với tên thương mại là K - Y, là một chất nhờn gần giống thành phần chất nhờn trong âm đạo, không màu, không mùi, không gây kích ứng làm thủng bao cao su.

Bên cạnh đó, bác sĩ, chuyên gia tư vấn Nguyễn Trọng Thích, Trung tâm tư vấn bác sĩ Lê Quang Hồng lại cho rằng: “Khô hạn” ở độ tuổi này không phải biểu hiện của lão hoá hay triệu chứng tiền mãn kinh mà do cơ thể thiếu hụt vitamin nhóm B, loại vitamin giàu nữ tính nhất. Do ở độ tuổi này, trọng lượng cơ thể tăng nhanh nên đa số phụ nữ khi ăn giảm bớt chất bột và chất đạm, chủ yếu ăn rau, quả. Do đó, cơ thể bị thừa vitamin C và thiếu trầm trọng vitamin nhóm B. Bên cạnh đó, việc dùng nhiều kháng sinh, lao động nặng nhọc cũng dẫn đến tình trạng “khan hiếm” vitamin…

Tiên dược chống “khô cằn”

Bổ sung vitamin B1: Cần ăn các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin B1 như: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà, lòng đỏ trứng gà, cá, đậu nành…

Bổ sung vitamin B2: Không đủ B2 sẽ xuất hiện những triệu chứng như da dẻ trở nên khô sần, hay bị tróc mép, lên chắp mắt, viêm mồng mắt, chán ăn, tâm trạng ủ dột, dễ cáu giận, trầm cảm. B2 có trong các sản phẩm từ sữa, trứng gà, thịt, rau bó xôi, cá.

Bổ sung vitamin B3: B3 có trong nhiều thịt bò, thịt lợn, cá, sữa, khoai tây, cà chua. Đây là nhóm có khả năng tăng nồng độ chăn gối nhiều nhất.

Bổ sung vitamin B6: Không đủ B6 cơ thể gặp phải hiện tượng mất ngủ, dễ bực bội, trầm cảm, buồn nôn, bệnh về miệng, khô miệng, lảng tránh tình dục. B6 có nhiều trong trứng, cá, rau bó xôi, cà rốt, thịt, hạt điều, hạt óc chó.

Bổ sung vitamin B12: Chỉ cần không đủ lượng B12 cần thiết tóc đã “nhấn chuông” báo động bằng hiện tượng gầu và khô xơ. Các bệnh yếu và dễ vỡ thành mạch thường có nguyên nhân từ việc thiếu 2 loại vitamin tối quan trọng là B6 và B12. B12 có nhiều trong gan lợn, bò, gà, hải sản như cua, mực, cá…

Kỳ Anh - giadinh

Phở - từ đâu, bao giờ ?










Khách đến ăn phở tại 49 phố Bát Đàn, Hà Nội. Ảnh: Thái Hiền



(HNM) - Bây giờ phở không những đã là món ăn phổ biến khắp cả nước mà còn được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới. Hà Nội nhan nhản hiệu phở, không ít nơi trương "Phở Nam Định". Mà chả phải chỉ Hà Nội, rất nhiều thị trấn hẻo lánh cũng thế.

Cái ngon, cái hấp dẫn của nó thì khỏi phải bàn, nhưng chuyện nó có từ bao giờ, ra đời như thế nào thì vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Tôi xin đưa ra một tư liệu để bạn đọc tham khảo, cũng bởi tôi là dân Nam Định, lại coi đây là "vấn đề văn hóa có tính chất quốc gia"; không biết có đáng để người Thủ đô bàn thêm…

Vào năm 2000 gia đình vẫn ở dưới Nam, thi thoảng tôi đến ăn ở hiệu phở Đồng Nguyên. Ông chủ hiệu tên là Cồ Văn Minh, trước đây làm ở công ty ăn uống thành phố, đến lúc về hưu mới mở hàng này để có thêm thu nhập, nhưng cái chính là để lập nghiệp cho một người con trai.

Tôi hỏi ông chắc là người Dao Cù. Ông bảo ông người Vân Cù. Vân Cù và Dao Cù là hai thôn liền nhau, cùng một xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực. Tôi tra từ điển Hán Việt thì được biết "cù" có nghĩa là con đường thông bốn ngả (ngã tư). Con đường làm quan thì gọi là vân cù (đường mây). Còn "dao" là một thứ ngọc đẹp, dao cù có nghĩa là con đường đẹp. Dân vùng ấy, nói chung là dân mấy huyện miền nam tỉnh Nam Định, phát âm rất nặng âm r và thường lẫn lộn giữa r và d cho nên hồi xưa người ta thường viết là Rao Cù, không đúng, nhưng bây giờ tất cả đều viết là Giao Cù, cũng không đúng.

Lịch sử vẫn nhắc đến "ông nghè Dao Cù", đó là tiến sĩ Vũ Hữu Lợi, người tổ chức nghĩa quân chống Pháp sau khi Pháp chiếm thành Nam Định năm 1883 và đã anh dũng hy sinh. Người mang họ Cồ là dân làng Vân Cù, mang họ Vũ mới là người Dao Cù. Ông chủ hiệu Quảng Nguyên, một nhà hàng cao lâu rất nổi tiếng của Nam Định thời Pháp thuộc, tương tự Phú Gia của Hà Nội, là một người họ Vũ ở thôn Dao Cù. Tôi hỏi ông liệu có liên quan gì với họ Cồ của ông và những cái tên làng Vân Cù, Dao Cù? Tôi chưa nghe thấy ở đâu khác có người mang họ Cồ, chỉ nghe thấy họ Cù như ông Cù Huy Cận, bà Cù Thị Hậu… Liệu họ Cù với họ Cồ có phải là một như họ Vũ với họ Võ không? Ông bảo không biết.

Ông Minh sinh năm Quý Dậu (1933) là người con thứ mười ba trong gia đình. Bố ông có ba vợ, ông là con bà ba, khi sinh ra ông thì bố ông đã sáu mươi mốt tuổi. Theo ông cụ nói, khi ông cụ được sinh ra thì phở đã có hai ba chục năm rồi. Theo đó mà tính ngược thời gian thì phở bắt đầu có vào khoảng những năm 1840-1850. Ấy là phở có ở Nam Định thôi, ở nơi khác thì có thể có sớm hơn chăng?...

Có một sự liên quan giữa phố và phở. Phải có phố mới có phở, mà dường như bây giờ hễ nơi nào có phố thì nơi ấy có phở mọc ra theo.

Thành Nam Định được xây vào đầu thời vua Gia Long (1804), đến thời Minh Mạng (1833) thì được xây lại bằng gạch. Cũng dưới thời Minh Mạng (1831), trấn Nam Định được đổi thành tỉnh Nam Định. Thành tỉnh là nơi thiết lập bộ máy hành chính của địa phương, đi cùng với nó là một đội quân đông đúc để bảo vệ. Có thành là có phố. Phố ở sát bên cạnh thành, đi liền với thành nhưng người ta chỉ gọi chung là thành (citadelle). Năm 1883 Pháp chiếm đánh thành Nam Định. Mười một năm sau, cô Tư Hồng sau khi đã phá dỡ xong thành Hà Nội lại đem đội nhân công ấy xuống phá dỡ nốt thành Nam Định. Thành Nam Định không còn, chỉ còn có phố, thành xưa hóa ra phố, bấy giờ người ta mới gọi là thành phố (ville). Để giảm bớt vị thế của kinh thành Thăng Long xưa, nhà Nguyễn cho đặt Bắc thành (thành Hà Nội) vào trong địa phận của tỉnh Hà Nội rộng lớn kéo dài xuống tận mấy huyện của tỉnh Hà Nam, gần giáp với thành phố Nam Định ngày nay. Đầu đời vua Đồng Khánh (1885) trường thi Hà Nội bị xóa bỏ, từ đấy sĩ tử của cả vùng Đồng bằng Bắc bộ đều dồn về thành phố Nam Định để thi. Có lẽ các phố phường của Nam Định phát triển mạnh mẽ nhất trong thời gian này. Xem ra sau Hà Nội, không đâu có nhiều đường phố mang tên hàng nọ hàng kia như ở Nam Định: Hàng Sắt, Hàng Đồng, Hàng Nâu, Hàng Tiện, Hàng Cấp, Hàng Cau, Hàng Cót…

Có người nói phở bắt nguồn từ món bún sáo trâu. Lại có người suy ra từ canh bánh đa. Canh bánh đa thường nấu với cá rô hoặc cua đồng; nấu với thịt bò thì thành phở. Nhưng nhiều người khẳng định nó là từ một món ăn của người Hoa là ngưu nhục phấn. Ông Minh bảo đúng thế, các cụ nhà ta xưa chỉ có bún, miến chứ không có phở.

Người Hoa có mặt ở Nam Định từ rất lâu nhưng đông đúc hẳn lên có lẽ cũng chỉ bắt đầu khi xây thành, Pháp chiếm rồi phá thành. Quả chuông của Hội quán Quảng Đông (phố Khách - Nam Định) được đúc vào năm 1834. Người Hoa sống tập trung chủ yếu ở phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ), đa số là gốc Quảng Đông và ở phố Hàng Sắt dưới, nơi có đền Triều Châu (Sìu Châu) đa số gốc Triều Châu, Phúc Kiến. Có người còn nhớ là hồi trước năm 1954 ở phố Hàng Sắt dưới có hàng phở của một người Hoa bán rất đông khách, phở thịt bò hầm nhừ. Hồi sau giải phóng, tôi vào Sài Gòn nhiều khi cũng thích ăn hủ tiếu bò kho. Món này thường do người Hoa làm. Những tiếng như gầu, bạc nạm (hay nàm) cũng là theo cách phát âm của người Hoa.

Theo ông Minh, tất nhiên là do cha ông kể lại, phở của người Hoa bánh tráng dày, thái to, ăn cứng; nước sánh và béo. Các cụ ngày xưa làm phở khó nhất là tráng bánh. Bánh phải thật mỏng, sợi phải thật mềm, mướt. Thời ấy đun bằng củi chứ chưa có than như bây giờ, khó giữ được đều lửa nên hay hỏng bánh, có khi mười mẻ hỏng đến ba bốn, bánh hỏng các cụ bảo rằng đó là do "ma vầy". Thường là tráng bánh về đêm, khoảng tám, chín giờ tối đến bốn, năm giờ sáng hôm sau, trước khi tráng bánh các cụ phải thắp hương cắm vào các gốc cây quanh nhà, khấn xin các loại ma đừng làm hỏng bánh.

Làng Dao Cù nằm bên con sông Đào cách thành phố Nam Định chừng mười lăm cây số, nếu bây giờ đi tới đó thì theo đường 55, chợ Dao Cù nằm ở ngay bên đường, đi tiếp nữa là tới huyện Nghĩa Hưng. Không hiểu vì lý do gì mà ngày xưa ở vùng này có nhiều người đi làm thuê cho các hiệu ăn của người Hoa, từ đó có nhiều người nấu ăn giỏi và mở hàng ăn. Người ta bảo ở phố Tạ Hiền (Hà Nội) có hồi mười người làm hàng ăn thì có đến sáu bảy anh Dao Cù. Gọi là Dao Cù nhưng thực ra không phải chỉ là dân làng Dao Cù mà còn cả Vân Cù và Lộng Điền nữa. Làng Lộng Điền cũng nằm cạnh đấy nhưng lại thuộc huyện Nghĩa Hưng. Một số hàng "phở gia truyền Nam Định" mở ở Hà Nội bây giờ hay trương cái tên họ Cồ có lẽ chính vì sự độc đáo ít lẫn vào đâu được, không mấy ai trương biển họ Vũ hay một họ nào khác. Vào khoảng những năm tám mươi, hai hiệu phở có tiếng nhất ở Nam Định là của ông Đán gầy và của ông Đán béo. Ông Đán béo, người đã dạy cho tôi những bài học vỡ lòng về phở là người Lộng Điền. Người ta cũng bảo ông Ngô Gia Khê, đầu bếp của khách sạn Phú Gia, nghệ nhân nấu ăn, được phong tước hiệu của Pháp, cũng là người Lộng Điền.

Từ một món ăn của người Hoa, qua tư duy ẩm thực của những người nông dân vùng Đồng bằng Bắc bộ, được nuôi dưỡng trong một môi trường phố thị, phở ngày càng phát triển và đi vào lòng mọi tầng lớp người dân. Ba năm một kỳ thi, vào mỗi dịp ấy, hàng vạn sĩ tử từ Hà Nội và các tỉnh kéo về cái thành phố Nam Định, khi ấy còn nhỏ bé, dân cư thưa thớt. Có thể những anh chàng khóa sinh ấy là những người thưởng thức món phở tích cực hơn ai hết và định hướng cho nó, sau đó mới đến các tầng lớp thợ thuyền và công chức.

Tôi dân Nam Định, "vơ vào" thế nó có "chuế" chăng? Thế thì lại phải suy thêm rằng có thể phở cũng được hình thành ở Hà Nội và một vài nơi khác nữa, vào khoảng thời gian và cách thức tương tự. Nhưng có một điều chưa thể đoán chắc như đinh đóng cột nhưng tôi rất tin tưởng: nó chỉ thực sự thành danh là nhờ ba sáu phố phường Hà Nội. Ăn phở ở ngay phố chợ Dao Cù cũng chả ngon. Thợ nấu phở dù là quê quán ở đâu cũng đều muốn về Hà Nội để thi thố tài năng và lẽ dĩ nhiên phải đạt được chuẩn mực khẩu vị của người Hà Nội.

Chính vì thế mà hễ nói đến phở là người ta nghĩ ngay đến Hà Nội, dù là "phở Nam Định" ở Hà Nội. Và dĩ nhiên, khi nói đến ẩm thực Hà Nội thì đố anh nào mà quên nhắc đến phở. Phở đi vào văn chương cũng bắt đầu từ các nhà văn của Hà Nội như Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân…

Đặng Hồng Nam

Monday, May 11, 2009

Dưỡng sinh theo cố BS. Nguyễn Khắc Viện

Phương pháp dưỡng sinh của cố BS. Nguyễn Khắc Viện đã được nhiều người biết đến, chủ yếu là nằm trong cách thở. Để có một sức khỏe tốt, ngoài tập thở theo phương pháp Nguyễn Khắc Viện, cần có thói quen sinh hoạt thế nào để sức khỏe tốt? Bà Nguyễn Thị Nhất, vợ cố BS. Nguyễn Khắc Viện chia sẻ với bạn đọc một vài điều về nếp sống và cách tập thở của ông bà.

Từ sức khỏe không tốt

Động tác 2. Ảnh: TM
Trong quá trình học tập và làm việc tại Paris, BS. Nguyễn Khắc Viện bị lao phổi nặng, phải nằm viện 10 năm, lên bàn mổ 7 lần, dung tích thở rất thấp, chỉ còn 1 lít. Đây là dung tích của một người rất yếu. Nhiều người nghĩ BS. Nguyễn Khắc Viện không còn sức khỏe để làm việc. Thế nhưng sau đó, khi về nước, ông vẫn công tác bình thường, vừa làm việc trong nước, viết sách, viết báo, ông còn đi công tác ra nước ngoài nhiều lần.

BS. Nguyễn Khắc Viện vượt qua được tình trạng thiếu thở ấy là nhờ phương pháp tập thở từ thuyết khí công của Yoga Ấn Độ.

Bà Nguyễn Thị Nhất cho biết, để rèn luyện sức khỏe, cố BS. Nguyễn Khắc Viện cũng như bà thường xuyên tập thở. Trước khi đi ngủ và sáng dậy hai ông bà luôn tập thở và làm những động tác thể dục đơn giản, sau đó bắt đầu làm việc. Nếu lúc nào thấy mệt mỏi (sau một tiếng đồng hồ) là ngưng việc để ngồi thiền và tập thở.

Trong sinh hoạt, cả hai không lạm dụng chất kích thích, không rượu trà thuốc lá, sống hòa nhã, điềm đạm. Bây giờ, ở tuổi 85, bà Nguyễn Thị Nhất vẫn nhanh nhẹn, vui tươi, mạnh khỏe. Bà thường xuyên đọc báo, sử dụng internet, điều hành Trung tâm nghiên cứu tâm lý và Tâm bệnh trẻ em do BS. Nguyễn Khắc Viện sáng lập từ năm 1989.

Phương pháp thở Nguyễn Khắc Viện

Tại sao việc tập thở lại quan trọng như vậy? Bởi vì thở đúng sẽ đưa được lượng ôxy hữu ích vào phổi càng nhiều càng tốt và tống ra được càng nhiều càng tốt khí CO2, giảm bớt được khối không khí độc trong đáy phổi. Làm được điều đó khiến người tập tăng đáng kể việc chuyển hóa máu đen thành máu đỏ và tăng cường ôxy, nguồn sống cho con người.

Cố BS. Nguyễn Khắc Viện và vợ thường áp dụng trình tự tập thở này một cách rất nhẹ nhàng và nhiều người cũng đã áp dụng theo:

- Ngồi trên ghế, tay thả lỏng, không nhúc nhích hai vai. Nghĩ mình đang cầm một bát cháo nóng, thổi nhè nhẹ qua miệng như làm cho cháo nguội dần, thổi rất chậm, thót bụng để thổi ra. Khi bụng thót hết cỡ, ngừng thổi, cho bụng phình lại nhẹ nhàng để thở vào. Bụng phình lên hết, ngưng một tý rồi thở ra, cứ làm 4-5 phút như vậy rồi nghỉ.

- Động tác thót bụng, phình bụng làm quen rồi, không cần cho không khí qua miệng nữa. Sau đó chỉ cho qua mũi, ra vào đều qua mũi. Tập thở như vậy có thể trong các tư thế: nằm ngửa (hai chân gấp), nằm sấp, nằm nghiêng một bên, bò 4 chân, quỳ gấp lưng, đứng thõng tay phía trước... Có thể cả lúc đang đi ngoài đường hoặc ngồi trên xe đạp, xe máy thấy căng thẳng là thở ra hít vào vài lượt.

Động tác thở thực hiện với một hệ thống cơ bắp gồm:

- Chủ yếu là cơ hoành nằm ngang giữa ngực và bụng, thành một cái vòm mặt trên tiếp giáp tim phổi, mặt dưới giáp với gan và khoang bụng, trong đó có các bộ phận tiêu hóa, dạ dày, ruột và các nội tạng khác.

- Lúc cơ hoành hạ xuống, lồng ngực ở dưới nở ra, đồng thời các cơ gắn với các xương sườn kéo sườn lên; lồng ngực nở ra theo hai chiều: Chiều đứng và chiều ngang.

- Phần dưới của lồng ngực, tức là hai chỏm vú trở xuống nở ra nhiều nhất vì đây gồm những bộ phận mềm; cơ hoành là đáy lồng ngực, và hai cánh sườn phía trước là sụn. Phần trên của lồng ngực cũng nở ra, nhưng ít hơn vì đây là phần cứng, gồm các xương sườn kéo từ cột sống đến xương ức.

- Lúc cơ hoành hạ xuống, các nội tạng trong bụng bị dồn xuống, bụng phình lên; lúc ấy không khí bị hút vào vì vậy có động tác phình bụng thở vào. Lúc cơ hoành nâng lên, không khí bị đẩy ra, các nội tạng trong bụng bị kéo theo, bụng thót lại vì vậy có động tác thót bụng thở ra.

Sau đây xin ghi lại bài vè tập thở của BS. Nguyễn Khắc Viện giúp dễ nhớ và dễ tập:
Thót bụng thở ra.
Phình bụng thở vào.
Hai vai bất động.
Chân tay thả lỏng.
Êm, chậm, sâu, đều.
Bình thường qua mũi.
Khi gấp qua mồm.
Tập trung theo dõi.
Luồng ra luồng vào.
Đứng ngồi hay nằm.
Ở đâu cũng được.
Lúc nào cũng được.

Nhớ phải theo thật đúng, không được bỏ sót câu nào.

Minh Thu(ghi)
Source: http://suckhoedoisong.vn/20090327045539258p0c60/duong-sinh-theo-co-bs-nguyen-khac-vien.htm

Saturday, May 9, 2009

Video on Basic Tennis Techniques

Tennis Tips: The Volley, Part One



Tennis Tips: The Volley, Part Two


Tennis Tips: One Handed Backhand

Tennis Tips: Two Handed Backhand

Tennis Tips: The Crossover Step

Tennis Tips: Crossover on the Backhand

Physics of Tennis

PHYSICS OF TENNIS

The behaviour of racquets and balls is governed mainly by Newton’s three Laws of Tennis. These laws are fully explained in our book The Physics and Technology of Tennis. The following is a summary of a few topics of interest to give you a flavour of how physics relates to sport and to the real world of everyday objects.

1. The sweet spots of a racquet

A tennis racquet, like a baseball or cricket bat, has a sweet spot. If a ball impacts at the sweet spot, the force transmitted to the hand is sufficiently small that the player is almost unaware that the impact has occured. If the ball impacts at a point well away from the sweet spot, the player will feel some jarring and vibration of the handle. The sweet spot is a vibration node, located near the centre of the strings. Another potential sweet spot is the centre of percussion (COP). These and some other significant spots on a racquet are shown below.

Contrary to popular opinion, the sweet spot does not coincide with the point at which the ball rebounds with maximum speed, nor does it locate the spot where the force on the hand is zero. Forces on the hand arise from three independent motions of the handle, namely rotation, translation and vibration. The vibrational component is absent when a ball strikes the vibration node. The rotational component, arising from recoil of the racquet head, exerts a torque on the hand, causing it rotate about an axis through the wrist. As a result, a force is always exerted on the upper part of the hand, and a force in the opposite direction is always exerted on the lower part of the hand.

The COP shown in the diagram above is located close to the node point when the racquet is freely suspended, but it shifts into the throat area of the racquet when the racquet is held in the hand. Consequently, the COP shown in the diagram is NOT the sweet spot that players talk about.

2. Vibration Nodes

The first two vibration modes of a freely suspended tennis racquet are shown below. A racquet behaves like a uniform beam in this respect, despite its round head, since the centre of mass of a racquet is near the centre of the racquet. The fundamental mode has a frequency of about 100 Hz for a relatively flexible frame or about 180 Hz for a stiff frame. One node is near the centre of the strings, and the other node is in the handle. It is easy to hear this vibration if you hold the handle lightly at the node in the handle, with the handle near your ear, then strike the frame or strings. The vibration node on the strings is easily located using this technique. If you hold the handle firmly, the frame vibrations (but not the string vibrations) are strongly damped.

The next mode, for a uniform beam, has a frequency 2.75 times the fundamental frequency. It is not excited with any significant amplitude since the impact duration, T, of the ball on the strings is about 5 ms. The frequency spectrum of this pulse, approximately a half sine waveform, peaks at zero frequency and is zero at f = 1.5/T = 300 Hz , close to the second mode frequency. The impact will still excite string vibrations at about 500 Hz since the strings are not as strongly damped as the frame.

A metal tube will vibrate nicely when struck with a metal rod, but it does not vibrate when struck with a tennis ball. How come? The impact duration, about 0.005 sec, is too long to excite any vibration with a period shorter than about 0.002 sec, especially if the tube is struck at the fundamental vibration node (its sweet spot).

SEE a racquet vibrate

The vibration of a racquet is usually too small to see by eye, but a cardboard racquet vibrates the same way and shows the vibration modes clearly (see photo below). The top end was vibrated back and forth by about 1 mm at a frequency of about 30 Hz. The nodes in the frame and in the two strings are easily seen. The photo on the left is with the vibration generator switched off.

HEAR a racquet vibrate

The vibration frequency of a racquet depends on the stiffness of the frame. This is one way of determining whether you are using a stiff or a flexible racquet. A stiff racquet vibrates at 180 Hz or more. A flexible racquet vibrates at 140 Hz or less. QuickTime sound files for a racquet held near the ear and tapped by finger or by a ball near the tip are attached for frequencies of 120, 140, 160, 180, 200 and220 Hz. These sounds are too low in frequency to be heard properly using the internal speakers of a computer. You will hear only some metallic clicks when the racquet is struck. Internal speakers usually have almost no bass response. You will need to connect external speakers, with fresh batteries if they are battery operated.

FEEL a racquet vibrate

The best way to feel a racquet vibrate is to hit a ball on the tennis court. What is it that you “feel”? Does it feel good or bad? Why do different racquets feel different? Does a $400 racquet feel a lot better than a $100 racquet, and if so in what way does it feel better? These are not easy questions to answer. I have never heard a good explanation or description in terms of the physics of feel. Players say that some racquets feel more powerful than others, but how do they know unless they measure the ball speed, which they don’t?

Can you feel the difference between a 140 Hz vibration and a 160 Hz vibration? One way to test this is to put your hand on the speaker used to play the sound files. It will help to use an external speaker rather than the inbuilt speaker in your computer. You can feel a thump every time the racquet is hit but that’s because you can easily feel the change in amplitude (or size) of the vibration. I find that high frequencies tickle my hand more than low frequencies, especially if the soft part of the palm of my hand rests gently on the speaker.

3. Centre of Percussion

Consider a racquet that is freely suspended by a long length of string or balanced vertically on the end of its handle. If a ball impacts at the centre of mass (CM), the racquet will recoil at a speed V. All parts of the racquet will recoil at the same speed V. If the ball impacts at any other point on the strings, the racquet will recoil and it will also rotate about its CM. The whole racquet then moves away from the ball with a speed V1 due to the recoil , but the handle simultaneously moves towards the ball with speed V2 due to rotation of the racquet. If there is any point in the handle where V1 = V2, then that point will remain stationary and the rest of the racquet will rotate about that point as shown below.

The axis of rotation is called the conjugate point with respect to the impact point, and the impact point is called the centre of percussion (COP) for that particular axis of rotation. The axis and the COP form a pair of conjugate points. For an impact near the tip of the racquet, the axis of rotation is about half way between the end of the handle and the CM. For an impact near the throat of the racquet, the axis of rotation is beyond the end of the handle.

Now consider a racquet that is suspended by a rod passing through a hole drilled through the handle so that the racquet can rotate freely about this axis when a ball strikes the strings. When a ball impacts on the strings, the handle will exert a force on the axis unless the ball impacts at the COP. Consequently, the COP is often regarded as a second sweet spot since the force on the hand should be zero for an impact at the COP. However, the hand adds an additional mass of about 500 gram to the handle, and it shifts the location of the COP to a position near the throat area of the racquet. The details of this effect are described in an Am J. Phys article that you can download here.

4. The dead spot of a racquet

Clamp the end of the handle on a table, using your hand to press on the handle, so the rest of the racquet hangs over the edge of the table. Then drop a ball onto the strings at various points. The ball will bounce best near the throat. There is a spot near the tip where the ball doesn't bounce at all. That's the dead spot. At the dead spot, all of the energy of the ball is given to the racquet, and the racquet does not give any energy back to the ball. The reason is that the effective mass of the racquet at that point is equal to the mass of the ball. The effective mass is the ratio of the force at that point to the acceleration at that point (F = ma so m = F/a). If a ball of mass m collides head-on with another ball of mass m at rest, then the incident ball stops dead and gives all its energy to the other ball.

Similarly, if a moving racquet strikes a stationary ball at the dead spot, then all the rotational energy of the racquet is given to the ball. A good place to hit a ball when serving is near the dead spot. However, when returning a fast serve, the dead spot is the worst place to hit the ball. The best spot is nearer the throat of the racquet since that's where the ball bounces best.

5. Tennis balls

The rules of tennis specify that the ball must bounce to a height between 53 and 58 inches when dropped from a height of 100 inches onto a concrete slab. What happens in actual play is hard to predict, but a good test is to drop a ball onto the strings when the head is clamped (eg by placing the racquet on the floor and stepping on the handle near the head). When dropped from a height of say 1 metre, the ball will bounce to a height of about 0.70 metre. The ball loses about 45% of its energy when dropped on concrete, but it loses only 30% of its energy when dropped on the strings. That's because the strings absorb some of the impact energy and then give almost all of that back to the ball. The amount of energy lost by the ball depends on its compression. When dropped from 100 inches on concrete, it compresses by about 6 mm. When dropped on the strings, it compresses by about 3 mm. The bigger the compression, the more energy is lost when the ball expands back to its original shape. That means that at high impact speeds, where the ball compresses more, the energy loss is even greater. Furthermore, the fraction of the ball's energy that is lost also increases as the the ball's energy is increased or as the compression is increased.

6. Ball Spin

The modern game of tennis is dominated by the amount of spin that players can impart to the ball. The change from small 9 inch heads in wood racquets to large 10.5 inch heads in graphite racquets allowed players to hit with more topspin since the ball was less likely to clip the frame. This also allowed players to hit the ball harder since balls hit with topspin dive down more sharply onto the court after they clear the net. By hitting the ball harder, players generated even more topspin, which allowed them to hit the ball even harder. The modern game is played at a much faster pace than in the wood racquet era, not because modern racquets or players are more powerful but because racquet heads are now an inch or two wider, allowing players to hit the ball with much more topspin.

To extract as much topspin as possible from a stroke, players have learnt to swing up at the ball and to tilt the racquet head forward, That way, a ball coming off the court with topspin can be returned with topspin. The spin direction must be reversed to achieve this result. Two QuickTime movie files are attached showing how this is done, one by myself and one by Federer. The physics of each shot is the same, the only real difference being that Federer has a more elegant style. In my case, I filmed the shot at 25 frames/sec. The top half of the film is taken 10 ms before the bottom half so the magnitude and direction of spin could be measured more easily. The film of Federer was taken at about 1000 frames/sec judging by the fact that the ball sits on the strings for about 5ms and is seen for 4 or 5 frames on the strings.

7. PowerPoint Presentations and Movies

I often get requests from students wanting ideas for experiments or projects relating to the physics of tennis. I have prepared a few PowerPoint presentations on this subject, including some of the basic physics behind each experiment. They can be viewed directly on the web or downloaded as .ppt files. This page also contains some movies concerning various tennis experiments.

7. Further reading

Brody, H. (1979) Physics of the tennis racket. American Journal of Physics 47, 482-487.
Brody, H. (1981) Physics of the tennis racket II: The sweet spot. American Journal of Physics, 49, 816-819.
Brody, H. (1987) Tennis Science for Tennis Players, University of Pennsylvania Press.
Brody, H. (1995) How would a physicist design a tennis racket?. Physics Today, 48, 26-31.

Howard Brody, Rod Cross and Crawford Lindsey, The Physics and Technology of Tennis (available from www.racquettech.com)

Rod Cross and Crawford Lindsey, Technical Tennis (also available from www.racquettech.com)

Rod Cross, Crawford Lindsey and Howard Brody at the TST2003 Tennis Conference organised by the International Tennis Federation in London.

Friday, May 8, 2009

Tướng Đinh Đức Thiện làm thơ

Thượng tướng Đinh Đức Thiện nguyên là thành viên cơ quan đại diện Bộ quốc phòng trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng năm 4- 1975. Ông tên thật là Phan Đình Dinh (1913-1987) quê ở xã Nam Vân- huyện Nam Ninh- Nam Định. Ông tham gia cách mạng từ năm 1930, trải qua nhiều chức vụ, từ cục trưởng, thứ trưởng, đến bộ trưởng… ở đâu ông cũng nổi tiếng là người cương trực, năng động và rất nóng tính. Rất nhiều giai thoại về ông tướng hét ra lửa này.

Tình cờ bọ được anh Hoàng Việt Quân cho biết ông Thiện làm rất nhiều thơ, nhiều bài rất thú vị và cung cấp cho bọ một trang thơ của ông. Xin trân trọng giới thiệu thơ của vị tướng nổi tiếng này với một vài lời chú thú vị.

Tự trào

Ai về Nam Định đất nhà Trần

Nhớ ghé Nam Vân xã quê tôi

Hỏi lão Thiện già ngoài bẩy chục

Tuy già lão vẫn còn cứng gân

1984

Ngẫu tác

Rượu ngon cùng với bạn hiền

Phải mua dù có đắt tiền cũng mua

Câu thơ nghĩ đắn đo hãy viết

Viết cho ai ai biết làm thơ

Đàn kia có tự bao giờ

Giây kia rung những tiếng thơ tình người.

1985

Lại được phong…

Bốn lần làm tướng đã qua rồi

Cứ nghĩ yên thân đến mãn đời

Nghe nói phen này phong thượng tướng

Già rồi hết thượng tóe xin thôi

1986

Hỏi ông sao bốn lần ông cười giải thích:

1. Khi còn nhỏ mình rất nghịch ngợm nên người nhà gọi mình nghịch như tướng cướp

2. Lớn lên được giác ngộ đi hoạt động CM, địch gọi mình là tướng giặc

3. Năm 1972 nhà nước phong tướng cho mình

4. Bộ quần áo cấp tướng ít khi mặc nên vợ cứ phải mang phơi luôn. Bà ấy gọi mình là tướng mốc.

Tướng sợ

Giời sinh ra tướng để đánh giặc

Tướng sợ không còn quần đùi mặc

Ối giời ơi tướng ơi là tướng

Tướng không bằng cái củ cặc

Năm 1965, đại tướng Batop- Tổng tham mưu trưởng QĐXV- sang thăm và trao đổi với VN về kế hoạch chống Mỹ. Nghe phía VN trình bày xong, đại tướng Batop nói đại ý : “VN còn nghèo mà tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ tôi sợ các các đ/c sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nói thật nếu chống Mỹ các đ/c sẽ không còn quần đùi để mặc.” Ông Thiện tủm tỉm cười và giờ giải lao ông đọc bài thơ trên cho ông Lê Quang Đạo. Cả hai đều lắc đầu cười.

Khen

Hỏi ai đánh giặc đã bao phen

Chắc hẳn trong lòng rõ trắng đen

Đánh giặc bàn lùi mà vẫn thắng

Thế mà thiên hạ khối anh khen

1975

Đi qua sông Ghép

Hôm đi qua phà Ghép

Tới nơi chẳng thấy đò

Làm cách nào sang sông

Đang bực sẵn trong lòng

Mình văng ngay “củ kiệu”

Bỗng lái đò xuất hiện

Chắc chị đã nghe hết

Vẫn đưa đò cho sang

Chị lái đò mới nói

“Các ông là bộ đội

Hay cán bộ trung ương

Văng cái ấy với dân

Theo tôi là hơi bậy

Làm sai lời Bác dậy

Không có đúng chi mô

Với tôi người lái đò

Thấy răng tôi cứ nói

Các ông chớ mất lòng”

Sông Ghép rộng mênh mông

Chị lái đò “ca mãi”

Mình nghĩ mình biết dại

Thua cả chị lái đò.

Trung tá Lê Trung Hải BT phó BT150 Vinh đi cùng đoàn đã tặng ông Thiện bốn câu :

Tướng tàu ngạo mạn sang đất Việt

Đã phải chịu thua chị lái đò

Tướng Thiện qua sông đò chẳng lụy

Bị chị lái đò sửa gáy cho

Theo đ/c Huệ trung tá kỹ sư cục xăng dầu người đi cùng đoàn vớng Thiện đã nhanh chóng ghi được cả 2 bài thơ trên vào sau tờ giấy giới thiệu có đóng dấu khống chỉ tại BT150. Vinh-Nghệ An vào ngày … tháng … năm 1971 khi đoàn vào nghỉ chân ăn cơm trưa.

Tâm tư …

Chém cha cái kiếp má đào

Cử ra rồi lại điều vào như chơi

Nhân tình bao nỗi đầy vơi

Nên chẳng kết thúc cuộc đời là đây

Theo ông Thiện nói lại : Trong phiên họp hội đồng chính phủ. Ông Thiện lúc này được điều từ Bộ trưởng phụ trách dầu khí sang Bộ giao thông nên được mời dự phiên họp. Trong khi cuộc họp chưa đủ thành phần, ông Trường Chinh có nói chuyện với ông Thiện và hỏi : “Nghe nói Anh Thiện hay làm thơ phải không ? đọc một hai bài nghe nào.” Ông Thiện trả lời : “Thơ các anh mới gọi là thơ chứ thơ tôi mà đọc để các anh chém đầu à.” Nói xong ông đọc : Chém cha…

Nghe xong ông Trường Chinh cười.

Tự bạch

Người bảo ông làm bừa

Ông bảo làm vì cách mạng thôi

Chỉ còn một bước về hưu nữa

Tớ có sợ cái con buồi…

1963

Bài này ông Thiện làm sau khi có cuộc kiểm tra phê bình mấy việc ông làm mà Quốc Hội cho là sai nguyên tắc(1.Tự ý xuất kho vũ khí B40,41 chở vào B2 và các chiến trường.Theo quy định đây là vũ khí lợi hại nhất lúc bấy giờ.Xuất cho đâu phải có ý kiến của BTTM 2.Cấp cho Quảng Bình 40 xe Zil 130 đổi lấy 2 trung đoàn công binh để mở đường 103. Cấp dây và thiết bị thông tin cho BTL 559 và một số chiến trường )

Tặng ông quan liêu

Bệnh nào chẳng bệnh… bệnh quan liêu

Chẳng biết rằng dân cảnh đói nghèo

Có cái ông tường tận nhất

Ấy là bã xã , “cái ông yêu”

Nhân tình

Tặng ông H.M.T

Anh gặp tôi trong chiến tranh

Tôi gặp lại anh trong hoà bình

Gặp nhau nhớ lại chuyện nhân tình

Qua sông tới bến reo vào sống

Câu chuyên ngày xưa giống chuyện mình

Những tưởng không nên nói chuyện xưa

Nói ra đã để mấy ai ưa

Ngày nay còn biết bao nhiêu chuyện

Hoạ có tai voi chứa mới vừa

1985

Trong thời kỳ chống Mỹ khoảng năm 1966-1967 ông HMT, một chính ủy cấp sư ở khu 5 ra Hà Nội họp. Ông HMT nghe tiếng ông Thiện đã lâu có đề nghị xin được lại thăm. Trong buổi gặp ông Thiện, ôngHMT đề xuất xin một số thứ cần thiết cho sư đòan nhưng với số lượng chỉ đủ chở 2 xe tải. Nghe xong ông Thiện đã chỉ thị cho bộ TMHC nghiên cứu giải quyết không chỉ đủ chở 2 xe mà 20 xe mới chở hết. Nghe vậy ông HMT một mực từ chối vì không có xe. Ông Thiện cười và bảo : “ Sao cậu dốt thế, mình cấp cho cậu mình sẽ cho xe chở đến tận nơi cho cậu. Nếu không cho cho xe thì mình đánh đố cậu à” Ai cũng thấy hết sự cảm động và vui mừng của ông HMT. Chuyện đời vật đổi sao dời là chuyện thường tình. Vào Đại Hội Đảng khóa V. ông Thiện xin rút. Ông HMT vào TƯ và lên phụ trách BTTU của một tỉnh. Nhân một chuyến công tác vào nam, lúc này ôngThiện là thứ trưởng BQP có ghé vào TU tỉnh nọ trước là thăm các đ/c cũ, sau là trao đổi một số công việc liên quan đến QĐ. Trong buổi tiếp ông Thiện, ông HMT tỏ ra kênh kiệu từ kiểu ngồi, giọng nói thể hiện ông đang ở vị trí cao…Với sự nhạy cảm cao ông Thiện đứng dậy ra về ngay trước sự ngỡ ngàng của ông HMT.

CHÙM THƠ tặng anh Tố Hữu

1. Nhà thơ kiêm nhà nông

Một hôm ra thăm đồng

Thấy một cô con gái

Đi cày con trâu cái

Nhà thơ bèn đứng lại

Phát hiện được ra ngay

Câu chuyện thật là hay

Trâu kia thì hướng hậu

Cô này thì hướng tiền

Nhà thơ đứng lặng yên

Tìm vần thơ minh hoạ

Ôi sao chuyện kỳ lạ

Nàng thơ đã biến thiên

Chỉ còn tiền và hậu

1971

2. Bè bạn ta nay chẳng khác xưa

Nghĩa tình đâu phải chuyện nắng mưa

Những người cuốn chiếu nhân tình sạch

Xin nói ngay rằng tớ chẳng ưa

3.Tôi với anh

Tôi đến với anh đén lúc này

Với tình đồng chí bấy lâu nay

“NƯỚC NON NGÀN DẶM” cùng đi tới

Bom đạn tung trời chẳng đổi thay.

4.Trông vời núi Ngự với sông Hương

Làng quê đi một bước đường một đau

Thù này mang nặng từ lâu

Nắng mưa đã gội mái đầu hoa râm

1973

Năm 1973TƯ cử một đoàn cán bộ cao cấp do Tố Hữu, Đinh Đức Thiện thăm và làm việc với TƯ cục miền nam

5.Thoáng qua mấy nước

Tôi bước chân tới Bon

Trông mặt họ vẫn còn

Tự cho mình thượng đẳng

Họ quên mới ngày nào

Tôi đi sang Ba Lê

Máu thực dân nhà nghề

Khinh người và vênh váo

Quên bài học nặng nề

Tôi bước tới thành Rôm

Quê tượng đài thành quách

Nền nghệ thuật hiển hách

Tiếc: nhiều đĩ, ăn mày

Tôi sang Mạc Tư Khoa

Ngợp những người và hoa

Khệnh khạng mùi Vốt Ca

Cẩn thận chết bỏ cha

Tôi trở về Trung Hoa

Họ đang bàn Trường Sa

Mặt mày đầy gay gắt

Tôi nhớ chuyện ông cha

Tôi về tới nhà ga

Mẹ nó vội chạy ra

Ghé tai tôi hỏi nhỏ

Bố tối nay ngủ nhà

1977

Thơ xướng hoạ với ông Trần Thúc Linh ( Nguyên chánh toà thượng thẩm Sài Gòn )

XƯỚNG ( của Trần Thúc Linh)

Cô hỏi làm chi tướng trẻ già

Ứ hự hay cô cũng muốn a

Tôi biết tướng này ngoài bảy chục

Món gì - món ấy tướng chẳng tha

HOẠ ( của Đinh Đức Thiện)

Ứ hự ta nay gối đã mòn

Món gì món ấy tớ chẳng còn

Nhắn bảo cô em nên gìn giữ

Kẻo nữa không chồng lại có con

1976

Năm 1976 Luật sư Trần Thúc Linh là lớp trưởng lớp nghiên cứu chủ nghĩa Mar của 124 chức sắc cao cấp Sài Gòn ở lại. Ông Thiện được TƯ giao phụ trách lớp học. Học viên là các CCCC ( công chức cao cấp ) : Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Văn Diệp BTKT, Nguyễn Anh Tuấn BT kế hoạch, Ngô Viết Thụ, Ngô Bá Thành, Vũ Quốc Thúc QVK, Trần Thúc Linh… Thường tiếp xúc với ông Thiện ở 6 Nguyễn Thông, có khi tại nhà một số vị. Những buổi gặp như vậy không khí cởi mở chân tình, Ông Thiện vui vẻ bảo Ông Thúc : “Tôi biết anh còn hai xe con loại xịn sao anh không đi. Cứ mang ra mà dùng, nếu xăng thiếu tôi sẽ can thiệp. Anh đi xe đạp không quen lỡ xảy ra tai nạn tôi mang tiếng”. Đôi khi có mắc mớ riêng tư riêng tư trong đời sống, trong quan hệ xã hôi hội họ cũng xin ý kiến ông. Một hôm ông Linh đến chơi với ông Thiện. Khi câu chuyện đã hoàn toàn cởi mở ông Linh rút túi ra tờ giấy có ghi bài thơ nói trên và bảo ông Thiện : Này ông xem có người gửi ông bài thơ và nhờ tôi trao. Ông Thiện xem xong tủm tỉm. Được một lúc ông đọc bốn câu trả lời người gửi và lại nhờ ông Linh trao. Tiếp theo ông nói với ông Linh : Riêng anh tôi cũng tặng mấy câu

Giời sinh ra Thúc Sinh

Lại còn sinh Thúc Linh

Bán giời túi rỗng tuếch

Lại mang tiếng đa tình

Tới đây ông Linh cười vang và với dáng điệu chân tình ông đứng dậy xá ông Thiện một xá và nói :”Thôi thôi, tôi xin ông tướng”

CHÙM THƠ ĐÙA ANH LÊ QUANG ĐẠO

1.Trong hàng tướng có anh Quang Đạo

Đeo lon vào diện mạo bảnh bao

Chỉ vì tướng thấp vợ cao

Tướng không dùng súng lấy sào tướng đâm

1960

2. Làm chính trị

Làm tướng

Làm thơ

Anh giỏi thật

Trên đời này “ba nhất” nào bằng L.*

Thơ anh chẳng cần gió cần trăng

Đọc thơ anh hẳn rụng răng vì cười

Xét xem thiên hạ mấy người

Làm vè âu cũng đồng thời làm thơ

Đọc thơ anh tôi chẳng ngờ

Cái gì so với lời thơ cho vừa

*Ca dao :

Trên đời đẹp nhất là L…

Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền.

3. Trong làng chính trị có một anh

Người nhỏ con cứ tưởng lành

Người nhỏ nhưng mà tham vọng lớn

Ít tiền mà lại muốn hít cái L…thơm

4. Ngày anh giảng đạo thành thần

Tối anh tẩn mẩn tần mần như ma

Ngày thời anh nói như cha

Đêm thời anh lại mày mò quá con

Tặng anh Nguyễn Cơ Thạch

Nhớ ông ngày tết đến thăm ông

Ông chúc Tết tôi chén rượu hồng

Ngước mắt trông ông đầu đã bạc

Ngó lại tôi còn bạc cả lông…

Ông Thiện và Thạch vừa là đồng hương đồng tuế, cùng tham gia cách mạng cùng bị tù với nhau. Nhân dịp tết ông Thiện đến nhà ông Thạch. Ông Thạch rót ly rượu cầm chúc ông Thiện. Ngồi một lúc ông Thiện tủm tỉm đọc bốn câu thơ trên. Ông Thạch trách : Tôi đã tốn rượu chúc ông, ông lại ví von lộn xộn. Ông Thiện thủng thẳng nói : cậu hay đi xuất ngoại, nộp đây hai tút thuốc lá ngoại mình sửa cho. Ông Thạch đồng ý ngay. Ông Thiện mới chữa câu thứ tư :”Nhớ lại trong tù lúc trẻ không?” rồi cả hai cùng cười xoà vui vẻ.

Tặng anh Lê Thanh Nghị

Giời sinh ra anh Nghị

Lại sinh ra cái bị

Anh đi khắp năm châu

Kinh tế vẫn tắc tị

1969

Tặng ông tổ chức

Can đảm thay ông tổ chức

Ông đi vào lĩnh vực

Thế giới của con người

Thế giới đầy uẩn khúc

Người ta đi vào khám phá không gian

Hoặc xuống đại dương, hay lòng đất

Chẳng qua là thế giới vật chất

Thế giới của con người

Thế giới của lý trí, của tâm hồn và tình cảm

Thế giới của cái sống, thế giới đầy biến động

Xin ông tránh cái chủ quan

Khó tránh điều oan ức

Ở đời mấy ai biết cho ông ?

Biết chăng chẳng biết chẳng nên bực

Như vậy mới sống lâu

Có thế mới thành cụ tổ chức

1980

Tạc tượng

Tặng Ông Lê Đức Thọ

Họ nhà tôi có ông tổ

Làm nghề tạc tượng gỗ

Tạc xong để lên bệ

Rồi ông ngồi ông sợ

Đời này họ nhà tôi

Có ông Lê Đức Thọ

Làm nghề nặn cán bộ

Đủ các cấp các ngành

Nặn xong đặt lên ghế

Người được bê lên bệ

Nhưng giữa bệ và ghế

Cũng nhiều lúc thay ngôi

Ai nghĩ ngợi lôi thôi

Chê tổ chức làm làm tồi

Ông cho ngồi xơi nước

Ông bảo rằng tổ chức

Là cơ quan tối nghiêm

Đến tôi cũng phải im

Khi nghe ông phán xét

Khi nghe ông xét nét

Nghe đến lạnh xương vai

Không phải là “người tài”

Đâu làm được tổ chức

Họ tôi đầy âm đức

Mới sinh sản ra ông

Chuyên làm nghề nặn tướng

Cũng đôi khi tôi ngượng

Thấy ông nặn hơi sai

Tôi chỉ biết thở dài

Vái các ngài tổ chức!

1986

Từ câu 1 đến câu 7 theo trí nhớ của Ông Ngô Xuân Trúc chuyên viên cao cấp-nguyên chủ tịch Quảng Ninh nguyên Vụ Trưởng Vụ KT phủ TT. Câu 7 trở đi theo đại tá Hông Kỳ chuyên viên cao cấp phủ TT-nguyên chủ nhiệm phòng CT bộ tư lệnh 559 ( đã mất)
Source: Blog Bo Lap