Saturday, December 26, 2009

4 Ways To Transfer Files From One Computer to Another


When you buy a new computer – like I did recently – you’ll want to transfer most of your existing files over to the new computer. A lot of people, who spend their time gathering vacation pictures and family videos, will want to make a big move leaving nearly nothing behind. Others, like myself, only keep the essential stuff; some documents they’re still working on and a few application installations they’ll be needing shortly.

No matter how much you plan on taking along, you want to do it quickly. Spend the minimal amount of time before you can cut that old hardware loose. There are a number of ways to do this, and we’re taking a look at five of the ways how to transfer files from one computer to another. Depending on what you’re working with, some might be better than others.

Use An External Storage Media

The standard way of backing up data. These days, everyone has a USB stick, or a at least a computer that can burn CDs and DVDs. An even better alternative are external hard drives which you can connect over USB – these often combine crazy speed with incredible storage.

how to transfer files from one computer to another

There are three back-up patterns you can follow. Often the easiest way is to create categorical folders to put your files in – movies, pictures, documents, applications, and so on. Back on your new computer, you can easily put these wherever you want to have them.

A duplicate copy requires even less effort, but you’ll be passing up on an excuse to (finally?) categorize your data. Just copy the folders your files are in – Desktop, My Documents, etc. – and you’ll be able to merge them with your new system’s counterparts.

Too lazy to do it manually? You can always use back-up software suites to do the work for you. These are often able to return your file to right location on your new disk, but are especially useful if you plan on doing periodical back-ups (e.g. every two weeks).

Share Over LAN

You can also use your existing home network to transfer your files, given that both of your systems are connected. The speed can vary from ‘incredibly fast’ on a wired network to ‘pretty damn slow’ on a wireless one.

First and foremost, you’ll need to enable the sharing of your hard drive. In Mac OS X, just go to System Preferences -> Sharing, and the rest is pretty obvious. In Windows, the process is quite easy as well. Browse to My Computer -> (right-click) Properties on your hard drive. In the Sharing tab, you’ll need to enable file sharing for the folder. Below is a screenshot of how it looks like on a Windows 7 PC.

how to transfer files from one computer to another

Vista and 7 — If your disk isn’t Shared, go to the Network and Sharing Screen and open the ‘Advanced Sharing’ settings. Here you’ll be able to turn on File and Printer Sharing.

how to transfer files from one computer to another

Got everything set up? On your new system, you should be able to find the drive shared in ‘Network’. When opening the hard drive, you’ll probably be asked for a password. From there on, you’re free to go. Copy the files and folders as if the network drive is just another folder.

transfer files to new computer

If you don’t have a home network, or don’t feel like using your wireless one, you can directly connect two computers with a crossover ethernet cable. This one looks exactly the same as your everyday internet cable, but has a slightly different wiring. You can buy these for a few bucks in most hardware and computer stores.

Use an EasyTransfer Cable

Windows Easy Transfer is a new application that comes installed in most newer Microsoft Windows operation system. One way to use the program is with an EasyTransfer cable, a special double “male” USB cable.

transfer files to new computer

The cable, that can be bought online and in computer stores, facilitates file transfers between two Windows systems and works great for our purpose. If you don’t mind spending the extra money, this is an option you might want to consider.

Connect the HDD Manually

This is the way I ended up doing it – the geeky way. If you don’t have an external HDD casing, why not make one? By taking out your old hard drive and using the right connections, you’ll quickly have it hooked via USB to your new system. This has a number of advantages – the speed is well enjoyable, you don’t need (much) extra hardware, and you can copy the files straight from point A to B.

transfer files to new computer

All you need are (depending on your hard drive model) a SATA to USB or an IDE to USB adapter. These can be bought separate or together with an external hard drive casing – which is often even cheaper. If you’ve got an external drive of the right type lying around, you can even use the casing from that one, and spare yourself the extra costs.

Do you have any other data transfer tips? Share them with us in the comments.

Did you like the post? Please do share your thoughts in the comments section!

Wednesday, December 23, 2009

Giáo dục không phải chỗ "thuận mua vừa bán" - P/v G.S Bui Trong Lieu

"Tôi không đồng ý với quan niệm "thị trường hóa" giáo dục, đúng hơn là "thương mại hóa" giáo dục, thuận mua vừa bán, với những loại trường "vị lợi", có cổ đông kiếm lời qua những chiêu bài mị người học." - GS Bùi Trọng Liễu

"Không vị lợi" và "không lợi nhuận" trong giáo dục ĐH

- Thưa GS, cách đây vài năm (tháng 7/207), ông đã nếu vấn đề dùng từ ngữ không phù hợp, như việc sử dụng cụm từ "xã hội hóa giáo dục" làm cho việc thảo luận, tìm giải pháp thích đáng cho việc chấn hưng giáo dục thêm khó khăn. Ông có thể triển khai ý này cho thêm rõ?

Trước hết là vấn đề trường "không vị lợi" (tiếng Pháp là "à but non lucratif", tiếng Mỹ là "non profit"). Hiện nay ở ta, đang có một sự lẫn lộn trong việc dùng từ "không vị lợi" và "không lợi nhuận". Có thể dẫn trường hợp ở Mỹ, với mấy đại học tư nổi tiếng làm thí dụ. Có những trường có tài sản, (do các nhà hảo tâm hiến tặng, như bất động sản, của cải tiền bạc, lúc sinh thời hay cho thừa kế khi chết đi), trường đem đầu tư kiếm ra lãi, rồi dùng lãi đó để dùng tái đầu tư vào trường chứ đem không chia chác.

Do đó trường loại này "có làm ra lợi nhuận", nhưng vẫn thuộc loại "không vị lợi". Dùng cụm từ "không lợi nhuận" để chỉ các trường này, dễ gây ra hiểu lầm.

Một số trường đại học tư hàng đầu của Mỹ, rất giàu, vì có tài sản như thế (người ta tích lũy vốn từ cả trăm năm,vv.), nhưng vẫn là trường " không vị lợi".

Thứ nhì là cụm từ "xã hội hóa". Theo tôi, có sự phân biệt giữa: "nhóm cầm quyền" (đảng phái, hay nhóm tôn giáo), "nhà nước", và "xã hội".

Ở nhiều nước, cụm từ "xã hội hóa" (tiếng Pháp là socialisation) từ trước tới nay, vẫn thường được dùng theo nghĩa "tập thể hóa", "đặt dưới chế độ cộng đồng", "quản lý hay điều khiển [của nhà nước] nhân danh xã hội"....

Các ngôn ngữ nước khác, cũng có nghĩa tương đương.

Ở những nước có thể chế chuyên chính, nơi mà người ta đánh đồng nhóm cầm quyền với nhà nước, đánh đồng nhà nước với xã hội, nơi mà công đoàn, hội đoàn, báo chí, câu lạc bộ khoa học, viện nghiên cứu, vv... đều do nhà nước lập ra hoặc điều khiển, lẽ ra cụm từ "xã hội hóa" càng phải đồng nghĩa với "quốc hữu hóa".

Và dùng từ "xã hội hóa" theo nghĩa ngược lại, chỉ có thể được hiểu là một thủ thuật dùng từ ngữ để thực hiện việc nhà nước phủi tay, đẩy thêm gánh nặng tài chính lên vai người công dân, như phải trả học phí cao....

"Cổ phần hóa" trường công, lẽ ra phải đồng nghĩa với "tư nhân hóa" trường công thành trường "vị lợi", và đồng nghĩa với việc biến trường thành cơ sở kinh doanh, nghĩa là kiếm lãi để chia chác cho cổ đông.

Đầu năm 1988, ông đã gợi ý với 5 nhà khoa học trong nước đứng ra làm đơn xin thành lập một cơ sở (đại học) "dân lập" (nay được gọi là trường ĐH tư thục).

Là người định cư và hành nghề nhà giáo đã lâu năm ở Pháp, ông có suy nghĩ gì về vấn đề trường công trường tư?

Theo tôi, cần một hệ giáo dục công lập mạnh, với sự hỗ trợ của một hệ giáo dục tư lập "không vị lợi" hỗ trợ cho hệ công lập. Đối với giáo dục công lập, thì vai trò của Nhà nước phải là chủ chốt (điều này không có nghĩa là bao cấp và quản lý chi li), với ý nghĩa là Nhà nước phải có trách nhiệm chứ không thể phủi tay. Có thể nêu những lý do sau đây:

- Giáo dục, kể cả giáo dục đại học là một trong những công cụ bảo đảm cho sự bình đẳng và sự công bằng cho mọi công dân trong một xã hội, theo nghĩa những người công dân nào có khả năng về trí tuệ cũng có thể được quyền học hỏi, không bị ngăn cản vì gia cảnh. Nhất là sự tự do học hỏi còn kéo theo sự bình đẳng trong việc chọn nghề, việc tiến thân, vv... của từng cá nhân trong xã hội. Cho nên trường công phải là nơi dành cho những sinh viên được tuyển theo trình độ học lực, theo số chỗ có thể. (Không loại trừ việc có những sinh viên ưu tú, mà gia đình có phương tiện, tự lựa chọn theo học trường tư).

- Trên mặt vật chất, giáo dục đào tạo (đặc biệt là với giáo dục đào tạo đại học) đòi hỏi những đầu tư lớn và dài hạn, mà kết quả gặt hái được phải tính hằng chục năm, cho nên chỉ Nhà nước mới có thể đảm nhận, dù cho có sự tham gia hỗ trợ của các thành phần khác của xã hội. Đó là cái lò nung đúc trí tuệ của dân tộc, chỉ có Nhà nước mới đảm nhiệm được sự liên tục và thừa kế, điều mà cá nhân hay một tập thể, dù đầy thiện chí cũng không thể gánh vác được.

- Giáo dục (đặc biệt là đại học) cũng là một trong những vế chính của nền độc lập tự chủ bởi vì nó tham gia vào hướng đi lên, bảo đảm chất lượng cũng như số lượng người có trình độ hiểu biết, có nghiệp vụ cao, nhất là trong những lĩnh vực chiến lược, phải bảo đảm cho bằng được sự tồn tại dù cho các ngành đó cần những đầu tư lớn. Không thể tính chuyện lỗ hay lãi. (Ngân quĩ của Nhà nước cũng là của cải của dân, tiền của dân trả thuế).

- Cho nên, nếu Nhà nước giàu, thì mở nhiều đại học công tuyển nhiều sinh viên, nếu còn nghèo thì mở ít đại học công tuyển ít sinh viên, nhưng dứt khoát là phải bảo đảm được chất lượng cao, không phải chỉ vì sự tồn tại của nền giáo dục đại học, mà còn vì sự tồn tại của nền độc lập tự chủ. Cũng trong hướng lý luận đó, các nhà giáo cơ hữu của đại học công cần được tuyển chọn theo một qui định mang tính đồng nhất cho cả nước để bảo đảm chất lượng chung; và họ cần được hưởng biên chế ổn định, với mức lương tương xứng, để có thể toàn tâm toàn ý hành nghề.

Đó là những sứ mạng của Nhà nước. Vì vậy mà theo tôi, việc thu học phí của trường công cao bằng hay cao hơn học phí của truờng tư, thậm chí còn có lãi, là một sự kỳ dị, bất bình thường. Đối với bất cứ nước nào, có những lĩnh vực không thể hoàn toàn tư hóa được, không thể "cổ phần hóa" được, thí dụ như lĩnh vực quốc phòng. Những ngành chủ chốt của giáo dục cũng vậy, không thể nhân danh thị trường, coi giáo dục như một thứ hàng hóa "thuận mua vừa bán".

GD không phải chỗ "thuận mua vừa bán"

Vậy hiện nay ông ủng hộ hay chống việc phát triển mạnh các trường tư thục ở Việt Nam?

Tôi không chống việc có những trường tư (kể cả những đại học tư), nhưng các trường tư (đặc biệt là đại học) phải tuân thủ một số điều kiện trước khi được phép mở, trong đó có điều kiện "không vị lợi". Hệ tư lập này hỗ trợ đắc lực cho hệ công lập, nhưng không thể thay thế công lập được.

Nhất là tôi không đồng ý với quan niệm "thị trường hóa" giáo dục, đúng hơn là "thương mại hóa" giáo dục, thuận mua vừa bán, với những loại trường "vị lợi", có cổ đông kiếm lời qua những chiêu bài mị người học. Một trong ý tưởng "nguy hiểm" nhất là cổ phần hóa đại học công, vì dù muốn giải thích bằng cách nào đi nữa, cũng vẫn là con đường tiến tới lấy tài sản công biến thành tài sản tư; trên toàn thế giới này cốt lõi của công ti cổ phần là hoạt động như vậy. "Trí tuệ" phần nào là "linh hồn" của một dân tộc, nếu bán cả linh hồn thì còn gì?

Theo tôi, Nhà nước không có bổn phận phải tài trợ trường tư, nhất là khi đem một phần ngân quĩ hay tài sản đất đai, lẽ ra dành cho trường công, để đài thọ cho trường tư. Nhưng Nhà nước cũng có bổn phận tạo điều kiện thuận lợi, trong thủ tục hành chính, để nâng đỡ những trường tư "không vị lợi" nghiêm chỉnh, để họ góp phần vào công cuộc đào tạo nhân lực có tài trí cho đất nước.

Riêng đối với đại học tư, do phải tự quản về mặt tài chính, họ cũng phải được quyền tự chủ trong việc quản lý của mình, miễn là việc tự chủ này tôn trọng đúng theo qui chế ban hành sẵn, và Bộ GDĐT chỉ thay mặt Nhà nước để kiểm tra (nếu cần, có thể thu hồi giấy phép mở trường,....) trong khung các qui chế đó, nhưng không can thiệp vào sự điều hành của họ.

Đại học tư, do việc phải cân bằng ngân quĩ, tất nhiên có khuynh hướng chọn mở những ngành đầu tư nhẹ, và mang tính thời thượng , do đó đại học tư có thể mở ra , rồi lại dẹp đi, mà không làm xáo trộn lớn đến nền giáo dục đại học của cả nước.

Tuy nhiên, tôi cũng không chống việc hãn hữu có một số trường tư "vị lợi", vì có thể vấn đề tích lũy vốn ở ta hiện nay không thể đòi hỏi như ở Mỹ, (họ đã có của cải được hưởng của những nhà hảo tâm giàu có, tích lũy từ cả hàng trăm năm nay để có "lợi nhuận" tự trường nuôi trường). Nhưng trường hợp "vị lợi" này phải định rõ mức chia cho cổ đông giới hạn, và được kiểm tra chặt chẽ.

Nhưng ở ta có vấn đề "cầu và cung". Có ý cho rằng, "đã có cầu thì phải có cung". Nhà nước không đủ phương tiện thì phải để cho tư nhân làm, và tư nhân làm thì họ phải có lợi nhuận, còn học phí thì người đi học phải chịu. Ông nghĩ sao?

Trong nền kinh tế nào cũng vậy, "cầu" có chính đáng thì mới phải có "cung". Nếu "cầu" là nhu cầu của xã hội, bao gồm mọi lĩnh vực, để đất nước tồn tại và tiến triển trong một khung cảnh toàn cầu hóa mà sự cạnh tranh luôn luôn hiện diện, (thí dụ như cần bao nhiêu kỹ sư, bao nhiêu chuyên viên trong ngành này ngành nọ, CNTT, canh nông, thủy sản, giao thông, v.v. để doanh nghiệp phát triển, cần bao nhiêu giáo viên,....) thì đây là "cầu chính đáng", cần đáp ứng. Còn "cầu" theo nghĩa là quan hay dân hiện đang đòi hỏi "có bằng cấp" ở mức này mức nọ để có địa vị trong xã hội,... thì "cầu" này là loại "cầu rởm".

Thêm một thí dụ "thái cực"cho dễ hiểu: về dược phẩm, có thể có sự đòi hỏi cần phải có một loại thuốc nào đó (đó là "cầu" chính đáng), nhưng không thể vì thế mà "cung" bằng cách pha loãng thuốc để có số lượng đáp ứng "cầu". Thuốc loãng thì chẳng chữa khỏi được bệnh cho ai, rốt cục làm ra nhiều phế phẩm để làm gì?

Ngoài ra, về giáo dục, người đi học phải có đủ trình độ thì mới học được lên cấp cao hơn. Nếu không đủ trình độ thì không thể đòi học cao hơn. Nếu đáp ứng loại "cầu" này, thì sinh loạn. Hơn thế nữa, hiện tượng "thừa thày thiếu thợ" sẽ ngày càng trầm trọng, và không giải quyết nổi vấn đề học nghề, mà xã hội đang cần.

Ông nghĩ gì về về vấn đề trường công trường tư, cho tới trung học cơ sở?

Tôi nghĩ rằng, trong một xã hội công bằng, cấp học cho đến mức phổ cập, phải lấy hệ công lập là chính. Nhưng tôi không chống việc có một hệ tư lập bên cạnh hệ công lập. Nhưng công lập như thế nào, và tư lập như thế nào, thì phải nói cho rõ.

Đã là công lập thì cho đến mức phổ cập không thể bắt đóng học phí, nhất là học phí cao. Ngân quĩ giáo dục của Nhà nước là tiền của dân mà ra, do người dân đóng thuế, và do tài sản chung

của cả nước, mà có. Nó không tự trên trời rơi xuống. Đã gọi là "phổ cập" thì phải công nhận điều đó (điều 15 của Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1946: "[...]. Cấp học phổ cập [công lập] là miễn phí").

Đặc biệt khi đặt mức "tuổi cưỡng bức" phải đi học là bao nhiêu đó thì cho đến tuổi đó, việc học phải do Nhà nước lo liệu. Còn "cuỡng bức đi học" mà lại bắt người đi học phải đóng học phí thì hoàn toàn phi lý,

tôi chưa thấy nước nào làm như vậy. Tôi nghĩ rằng giáo dục nên "liệu cơm mà gắp mắm", nếu kinh tế chưa cho phép thì đặt mức phổ cập và tuổi cưỡng bức ở mức "chịu được".

Ngày nay, tôi nghĩ không có lý do gì cấm cản việc có những trường tư thục, mà những trẻ em nhà giàu có thể theo học tùy ý, trường tư đóng học phí cũng chuyện tự nhiên.

Tùy gia đình họ chịu đựng, không thể đánh đồng hai hệ công và tư.

Để cho vấn đề được thật sáng tỏ, ông có thể cho biết học phí ở Pháp là như thế nào ở các cấp học tiểu trung học kể trên, đặc biệt là so với lương của người lao động?

Tôi xin dẫn vài con số, tính bằng (€ = euro) ở Pháp.

- Lương tối thiểu (trong mọi nghề) ở Pháp (năm 2009) đại khái là 12612 €/ năm. Loại người có lương này được miễn trả thuế. Ngoài ra các gia đình có "nhiều" con được hưởng "phụ cấp gia đình", không kể giàu nghèo, đại khái như sau (con số 2009): 2 con thì hưởng khoảng 1494 €/năm cho đến khi con đến tuổi 20. Tuy vậy Nhà nước vẫn phải trợ cấp cho con cái các gia đình nghèo, khi đi học. Tiền "phụ cấp khai trường" cho mỗi học sinh nhà nghèo, tính tròn là mỗi trẻ từ 6 đến 8 tuổi được 281 € ; mỗi trẻ từ 11 đến 14 tuổi được 296 € ; mỗi trẻ từ 15 đến 18 tuổi được 306 €.

- Trường công lập (mẫu giáo, tiểu học, trung học) hoàn toàn miễn phí.

- Trường tư lập (mẫu giáo, tiểu học, trung học) thì :

a) Có 3 thể loại :

1. Trường tư có « hợp đồng hợp tác với Nhà nước » (sous contrat d'association avec l'État).

2. Trường tư có « hợp đồng đơn giản » (sous contrat simple).

3. Trường tư « ngoài hợp đồng» (sans contrat).

Do lịch sử Pháp để lại, đại đa số các trường tư có hợp đồng (hơn 90%) là trường tư Thiên chúa giáo. Nhà nước quản lý chặt chẽ các trường tư này từ chương trình giảng dạy cho đến nhà giáo (bằng cấp, khả năng), nhân viên, ngân quĩ, vv.nhưng tùy theo mức độ. Loại 1 và 2 có thể có những tiết dạy về tôn giáo, nhưng do học sinh và gia đình được tùy chọn, trường không được ép buộc học sinh học các tiết đó. Vì vậy, không ít học sinh thuộc các tôn giáo khác (thí dụ như đạo Hồi) cũng xin học loại trường này.

Nhà giáo trường loại 1, phải có bằng cấp tương đương với bằng cấp trường công, cũng do Nhà nước trả lương, nhưng tỉ số nhà giáo có biên chế nhà nước thì thấp hơn, còn lại là nhà giáo do nhà nước trả lương, nhưng theo hợp đồng. Cũng có sự phân biệt về « quyền lợi » (so với nhà giáo trường công lập), như phải đóng bảo hiểm cao hơn, lương hưu kém hơn....

Trường loại 2 chỉ có ở Tiểu học; số nhà giáo cũng do Nhà nước trả lương, nhưng tỉ số bị trả lương theo theo hợp đồng cũng nhiều hơn. Trường loại 3 tương đối "tự do" hơn, chỉ phải tuân thủ theo Luật chung về giáo dục; loại trường này khá hiếm, học phí cao, thường là do những nhóm "tôn giáo triệt để. (đạo Hồi, đạo Do Thái, Tin lành...), hoặc là loại trường muốn giảng dạy thí điểm theo "kiểu mới" nào đó, hoặc là loại trường vơ vét học sinh hạng bét. Loại này không buộc phải theo chương trình nhà nước. Nhà nước không trợ cấp, do đó học phí cao, nhưng Nhà nước kiểm tra trình độ của hiệu trưởng và của nhà giáo.

b) Về số lượng (năm 2007): Số học sinh trường tư chiếm khoảng 17% tổng số học sinh.

Tuesday, December 22, 2009

Hiểu Đời - Chu Dung Cơ

 Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày

Qua một ngày vui một ngày

Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú". Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn". Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.

Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.

Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.

Con tiêu tiền cha mẹ thoải mại; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.

Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.

Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.

Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.

Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.

Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu.... Mọi thứ đều nên "vừa phải".

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống....)

Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)

Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh.... Tất cả đều là muộn.

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.

"Hoàn toàn khỏe mạnh", đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp;  đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.

Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./.

Chu Dung Cơ


Monday, December 21, 2009

How To Change The Background Of A Photo In Photoshop

Personally, I got interested in Photoshop when I realized that it could pluck a person out of a photo and then paste him/her onto a totally new background. To this day there are many requests from friends and family who want to do something similar with their photos. So I will be showing you a few techniques to get it done using Photoshop.

Photoshop has the excellent “Extract” filter built especially for such tasks. Photoshop CS4 however, no longer features the Extract filter. So we will first look at how to use the extract tool to pull off the maneuver, then briefly see how you can enable the extract filter in CS4 or use an alternative to the Extract filter. Let’s get working straight away, shall we?

Change the Background of a Photo with The Extract Filter

If you have pre-CS4 version of Photoshop, you can find the Extract filter under the Filter menu. The Extract filter is very useful to cut out or extract a person/object from the photo and then use it on another photo to change the background of the original photo. The tool is very simple to use. Although it opens a giant dialog box there is really no need to be intimidated by it.

First off, go ahead and check the Smart highlighter box right away. Now choose the highlighter tool and draw around the object you want to extract. Make sure you cover the edges, this means that the highlight stroke should roughly lie half on the object you want to extract and half on the background. You don’t have to be precise or want a Wacom tablet. Photoshop will help you along. Somewhat like this:

You can change the brush size of the highlighter for greater precision in corners and smaller areas. Then choose the fill tool from the extract filter toolbar and click once inside the area you want to keep. Hit the preview button and you will be shown what the final image will look like once extract finishes its work. Click OK if the results seem close to what you are looking for, or else you can start over once again.

Expert Tip:

Duplicate the layer before starting the extract filter. That way, you still have the original image when extract finishes. Now Ctrl + Click on the extracted layer’s thumbnail to load it as a selection. You can now use Select > Refine Edges to improve the selection and hence the extract. Once done hit Ctrl + C and then Ctrl + V to get the extracted-refined object on its own layer.

The Extract Filter in CS4

As I mentioned earlier, the extract filter is no longer present in Photoshop CS4, the latest offering from Adobe. You can simply copy and paste the ExtractPlus.8BF file from your CS3 installation’s Plug-ins/Filters/ folder to the corresponding folder in CS4 install directory. Oh, you can also download it from Adobe’s site if you don’t have a CS3 installation handy. My Bad!

When you fire up Photoshop the next time, you will see the extract command under the Filter menu. You can now use it as detailed above.

Alternatives to Extract Filter

There are always more than one way to achieve similar results in Photoshop. So if you would like to ditch the extract filter altogether you can use the improved quick selection tool. It does a pretty good job of detecting edges. In case it goes wrong, you can always add to (Shift) and subtract from (Alt) the selection. As an added advantage, it gives you a selection you can easily refine, so you wouldn’t have to work extra to get the selection as we did in the expert tip above.

You can also use the freeware InstantMask to mask out a person or object from any photo. It uses a slightly different approach that reminds one of the commercial plug-in Mask Pro from OnOne software but the results vary hugely.

Here is the finished result using the extract tool. Just added a background and some text!

Keep in mind that there is an algorithm doing the processing behind what seems like magic. The application has no idea who or what the object is in the photograph. You get best results when there is good contrast between the object and the background. That is one of the reason people shoot against a green or blue screen because then you can get excellent contrast in the green/blue channel and creating a mask to extract an object is super easy.

Have you attempted the task of changing the background of a photo before? How did you do it?

Wednesday, December 16, 2009

HỌC PHÍ ĐẠI HỌC: CẦN MỘT CÁCH TIẾP CẬN KHÁC

HỌC PHÍ ĐẠI HỌC:
CẦN MỘT CÁCH TIẾP CẬN KHÁC

 

TS Ngô Tự Lập
Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

 

 

Trong số những ý kiến tranh luận về vấn đề học phí trên báo chí gần đây, nhất là khi Đề án đổi mới cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008-2012 được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân trình UBTVQH (13/5), rất nhiều ý kiến đề cập đến con số 6% thu nhập bình quân. Đa số cho rằng mức này quá cao, mặc dù cũng có một vài ý kiến cho rằng có thể chấp nhận được. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi, "Việt Nam mới ra khỏi nhóm các nước chậm phát triển và trở thành nước đang phát triển trung bình có mức thu nhập thấp mà áp dụng mức 6% là mức chi trả khá cao trong tương quan so sánh chung và không phù hợp với thực tế thu nhập của các hộ dân hiện nay...". Ông Thi đề nghị mức học phí không vượt quá 5% thu nhập bình quân (VTC News, 30/05/2009). Sau những tranh luận ồn ào cả ở Quốc hội lẫn trong dân chúng, cuối cùng, ngày 21/8, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh khung học phí năm học 2009-2010, theo đó học phí cao nhất một tháng của khối đại học là 240.000 đồng, cao đẳng là 200.000 đồng.

Việc bàn cãi về mức học phí 6% thu nhập bình quân, và cả mức học phí mới, theo tôi, phản ánh tính chất quan liêu trong cách thức tiếp cận vấn đề.

Trước hết, chúng ta hiện nay không thể xác định được mức thu nhập thật sự của người dân, nhất là tầng lớp giàu có. Bởi lẽ, chúng ta đang sống trong một nền kinh tế tiền mặt với rất nhiều mảng không chính thức. Nếu căn cứ vào mức thu nhập được khai báo để nộp thuế, hoặc căn cứ vào con số GDP tính theo đầu người được công bố chính thức, chúng ta sẽ không hiểu vì sao hàng vạn người sở hữu xe hơi sang trọng, căn hộ hay biệt thự đắt tiền. Nhiều người trong số đó sở hữu không chỉ một mà nhiều biệt thự. Nhiều người cho con đi học nước ngoài từ bậc phổ thông với chi phí hàng tỷ đồng mỗi năm.    

Nhưng hãy cứ giả sử là chúng ta có thể xác định được chính xác thu nhập thật của người dân, việc xác định mức thu học phí ở mức 5 hay 6% thu nhập cũng rất đáng lo ngại. Bởi lẽ, con số này vừa quá cao, vừa quá thấp. Quá cao là đối với người nghèo. Chưa cần phải tăng học phí, ngay với mức 180 ngàn đồng/tháng trước khi thay đổi, học phí đại học đã là quá cao đối với nhiều gia đình nông dân. Với mức phí được coi là đã quá lạc hậu này, trên thực tế nhiều gia đình ở nông thôn đã không có khả năng chi trả để nuôi con ăn học. Trong khi đó, học phí dù có tăng đến mức cao nhất theo đề nghị của Bộ GDĐT (800 ngàn đồng/tháng đối với ngành y-dược) cũng vẫn là rất thấp và không hề ảnh hưởng đến những gia đình khá giả.

Nhưng vấn đề không chỉ ở chỗ đó. Vấn đề là ở chỗ cho dù mức thu cao nhất ấy được chấp nhận thì nó vẫn rất thấp so với mục tiêu của Bộ GDĐT, đó là tăng đáng kể nguồn thu, nhằm cải thiện cơ sở vật chất, đào tạo và nâng cao đời sống giảng viên – những điều kiện quan trọng để cải thiện chất lượng. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã rất có lý khi nói rằng khung học phí của chúng ta đã quá lỗi thời. Trong khi GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng 4,7 lần, lương tối thiểu tăng 1,86 lần, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng gấp 2 lần trong vòng 10 năm qua (1999-2008), thì khung học phí vẫn không hề thay đổi.  Theo ông Nhân,  học phí đại học 180.000 đồng/tháng ở năm 2008 chỉ có giá trị tương đương với 90.000 đồng/tháng vào năm 1998 là năm khung học phí cũ được ban hành.[i]

Mức tăng do Uỷ ban VHGD TTN&NĐ đề nghị (tăng mức trần học phí ĐH từ 180.000 đồng/tháng lên 230.000 đồng/tháng) và mức tăng thực tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định (240.000đ/tháng) trên thực tế sẽ không có tác động gì đáng kể. Như tôi vừa phân tích trên đây, việc tăng học phí nhỏ giọt và cào bằng cuối cùng chỉ làm gia tăng khó khăn cho người học nghèo.

Học phí thấp và cào bằng còn có một hệ quả gián tiếp khác rất đáng quan tâm: nó khiến cho việc lấy tấm bằng đại học trở thành một việc đầu tư rẻ tiền. Vì chi phí không cao, nên rất nhiều người muốn và có thể tham gia mà không cần phải cân nhắc nhiều về chi phí, về thái độ học tập và về những gì họ thật sự thu được. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhu cầu học đại học quá lớn và sự bùng nổ số trường đại học cũng như tình trạng tiêu điều của các trường dạy nghề trong thời gian qua.  

Vậy chúng ta cần phải có chính sách như thế nào? Theo tôi, một chính sách tốt về học phí phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

1. Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh để sinh viên học tập tốt

2. Tạo điều kiện để mọi sinh viên tài năng đều có đủ điều kiện học tập và thành công.

3. Tăng đáng kể nguồn thu, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao đời sống giảng viên – những điều kiện quan trọng để cải thiện chất lượng.

Muốn vậy, chúng ta phải tăng đáng kể mức học phí. Mức học phí phổ biến ở các đại học dân lập hiện này là từ 3,5 đến 10 triệu/năm. Học phí các chương trình liên kết với nước ngoài từ 20 đến 50 triệu/năm. Học phí tại các trương phổ thông dân lập hiện cũng vào khoảng 5 đến 10 triệu/năm, cá biệt có trường thu tới vài triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể các chương trình được gọi là "quốc tế" có mức học phí cao hoan nhiều lần. Trong mối tương quan như vậy, tôi cho rằng học phí đại học nên ở mức tối thiểu là 20 triệu/năm học (tức khoảng 2 triệu/tháng).

Tuy nhiên, không phải tất cả các sinh viên đều phải nộp mức học phí này. Chúng ta nên căn cứ vào kết quả học tập để phân loại sinh viên và áp dụng các mức học phí khác nhau. Chẳng hạn, 10% sinh viên xuất sắc nhất không những không phải trả tiền học phí, mà còn nhận được học bổng, đủ để chi trả tiền nhà và sinh hoạt. 30% tiếp theo được miễn học phí. Với cơ chế học phí như trên, chỉ có 60% sinh viên phải nộp học phí. Ngoài ra, nhà nước cũng nên nghiên cứu thành lập một vài trường đại học tinh hoa dành cho những sinh viên ưu tú được tuyển lựa kỹ càng. Những trường này có thể hoàn toàn do nhà nước trợ cấp.

Việc quyết định học sinh nào được nhận học bổng hoặc được miễn học phí cần phải tiến hành hàng năm, hoặc thậm chí từng học kỳ như trong các trường đại học Hoa Kỳ. Riêng đối với học sinh năm thứ nhất có thể được lựa chọn dựa trên điểm thi đại học hoặc điểm thi tốt nghiệp phổ thông nếu sau này bỏ thi đại học. Dĩ nhiên, các trường đại học cũng sử dụng các hình thức khác phù hợp với điều kiện của mình để phân loại sinh viên đầu vào.

Cơ chế trên không chỉ cho phép giảm sự lệ thuộc của đại học vào nguồn ngân sách của Nhà nước mà còn cho phép nâng cao thu nhập một cách chính đáng cho giảng viên. Khi đó, các giảng viên sẽ bớt phải "chạy sô" để tăng thu nhập và các cơ quan quản lý cũng có thể áp dụng các quy định chặt chẽ hơn để chống tiêu cực trong giáo dục, đặc biệt là tệ chạy điểm. Bởi lẽ, giáo viên sẽ phải cân nhắc giữa mức lương cao và ổn định với nguy cơ bị sa thải, hải thậm chí bị truy tố, nếu có hành vi trái đạo đức người thầy. Còn với đồng lương hiện nay, thật ít có ai sợ mất việc.

Cơ chế học phí nói trên cũng sẽ có tác động tích cực về mặt đào tạo. Vì mức học phí khá cao, người học sẽ phải thực sự đắn đo khi quyết định có theo học đại học hay không, và một khi đã vào đại học, họ sẽ phải thực sự nỗ lực để có kết quả học tập tốt. Nó cho phép mọi học sinh tài năng và chăm chỉ, bất kể điều kiện kinh tế gia đình như thế nào, đều có thể học thành tài và phục vụ tốt cho xã hội và đất nước sau này. Các sinh viên năng lực kém hoặc lười biếng sẽ buộc phải lựa chọn, hoặc là thôi học để chuyển sang học ở bậc thấp hơn, hoặc tiếp tục học đại học với học phí cao.

Vấn đề chỉ còn là lộ trình. Theo tôi, lộ trình tăng học phí không nên kéo dài quá 4-5 năm và điều quan trọng là phải được thông báo rộng rãi trong toàn xã hội. Với các sinh viên đang theo học tại các trường đại học, có thể có những chính sách riêng.  

Thật ra, cơ chế học phí này được đưa ra trên cơ sở những nhận thức căn bản hơn về sự thay đổi bản chất và chức năng của trường đại học trong nền kinh tế tri thức, khi giáo dục đang ngày càng gắn liền và trở thành một phần của cả nền kinh tế. Theo tôi, chúng ta cần phải đoạn tuyệt sự đối lập đã lỗi thời hai chức năng khai sángkinh doanh của giáo dục. Ngày nay, giáo dục đã trở thành một ngành kinh doanh đặc biệt, đó là kinh doanh trí tuệ và văn hóa.  Điều này đòi hỏi không chỉ các trường tư, mà cả các trường công cũng phải có lợi nhuận. Vấn đễ là lợi nhuận cần phải được sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện điều kiện sống và học tập của sinh viên và giáo viên, hoặc phục vụ xã hội bằng cách này hay cách khác./.     

N.T.L



Tuesday, December 15, 2009

Đâu là sự thật trong bộ phim “Sự thật về Hồ Chí Minh”?

Nhật Minh
Dưới đây là phản biện những thước phim về sự thật Hồ Chí Minh. Bài viết do tác giả Nhật Minh được đăng trên Blog: tamtay.vn được nhiều đọc gỉa bình chọn là bài viết hay.


Mới đây, Phong trào Quốc dân đòi trả tên Sài Gòn lại có chủ trương thực hiện bộ phim "Sự thật về Hồ Chí Minh".

Các bạn tôi xem xong, mọi người đều có chung nhận xét, đó vẫn là những luận điệu cũ rích, tài liệu bị bóp méo phục vụ cho luận điệu xuyên tạc của "các nhà nghiên cứu". Họ đề nghị tôi xem và cùng bình luận ý kiến với anh em. Tôi lắc đầu, vì không muốn mất thì giờ với cái thứ vô bổ ấy. Với lại tôi không có phận sự gì lên tiếng về bộ phim này mà đó là của những người có trách nhiệm trong các cơ quan hữu quan.

Nhưng anh em nhất định không đồng ý với tôi, gặp bãi phân ngoài đường, người đi đường trông thấy không phải chỉ bịt mũi chạy nhanh qua mà cần phải thò tay vào bốc nó vứt đi cho phong quang sạch sẽ đường đi lối lại. Đừng để những điều bậy bạ đó, nó như những bộ phim Sex đồi trụy làm hại các thế hệ thanh niên mới lớn, hay tò mò. Mỗi công dân hãy tự mình nên tiếng khi gặp điều trái tai gai mắt chứ đâu cần phải đợi đến ai. Vậy thì tôi cứ mạo muội mà có mấy thu nhận sơ sài sau khi rất kiên nhẫn bỏ thời gian để ngồi xem cho hết cái tấn tuồng mà các con rối thi nhau bày trò trong bộ phim nói trên.

Xét một cách toàn diện nhất thì toàn bộ bộ phim "Sự thật về Hồ Chí Minh" do Phong trào Quốc dân đòi trả tên Sài Gòn chủ trương thực hiện là một sự bịa đặt, vu khống trắng trợn và cố tình bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng một thứ sảo thuật chính trị, "lập lờ đánh lận con đen" trong khi đưa ra các tư liệu. Có câu, nửa sự thật không phải là sự thật.

Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra những cái trò "ma cô" đó để các bạn thấy trong những "phát kiến lịch sử vĩ đại" của họ. Thưa các "nhà nghiên cứu" người Việt Nam ở Hải ngoại! "Các ngài" chắc hẳn sẽ "vui lòng" khi được tiếp nhận thông tin nhiều chiều phản hồi, trong đó có tôi một khán giả "hâm mộ" bộ phim này!

Đầu tiên, tôi muốn gửi lời tới nhà điều hành: Trần Quốc Bảo và nhà ráp nối của bộ phim: Chu Luynh. Hai vị (cũng như các vị cố vấn cố véo khác), các ông chưa sạch nước cản trong khi làm khoa học lịch sử. Trình độ của các ông trong khâu xử lý tư liệu chỉ đáng xếp vào hạng một anh học trò loại tồi. Khi phỏng vấn ông Minh Võ – nhà biên khảo – Hoa Kỳ dẫn tên ba người cán bộ là Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì ảnh chân dung Võ Nguyên Giáp đó là tướng Văn Tiến Dũng đấy nhé. Không chỉ một lần, mà đoạn ông Vũ Thư Hiên nói về Cải cách Ruộng đất, dẫn chùm ảnh 4 người: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, các ông vẫn tiếp tục đưa ảnh tướng Văn Tiến Dũng thay vào tên Võ Nguyên Giáp (!).

Tôi có thể dẫn nhanh những chú thích ngớ ngẩn tiếp theo của các ông như miệng các ông thuyết minh Chính phủ Liên hiệp năm 1946, nhưng trên ảnh là năm 1945; Cải cách Ruộng đất ở Việt Nam được thực hiện bắt đầu vào năm 1953 thì các ông gán lên màn hình đó là năm 1951 (?), phỏng vấn nhà văn Trần Mạnh Hảo thì hình ảnh lại là khuôn mặt nhà thơ Hoàng Trần Cương đã bị biến dạng… Một người – một cơ quan làm việc nghiêm túc và có trình độ thực sự không bao giờ lại có những sai sót trong những chi tiết lịch sử phổ thông nhất như vậy, các ông chớ bảo tôi "bới lông tìm vết". Với những sự kiện đơn giản nhất các ông còn không nhận chân được nói gì tới chuyện giải mã những bí ẩn xung quanh cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh mà đòi tìm ra "sự thật"!

Đoạn trên tôi có dẫn câu: Nửa sự thật không phải là sự thật. Trong đoạn phim về Nhật ký trong tù, các ông chỉ đưa ra bút tích trang đầu tập thơ ghi ngày 29/8/1932 – 10/9/1933 mà không dám đưa trang cuối cùng của tập, cũng bút tích ghi ngày 29/8/1942 – 10/9/1943. Các ông có hiểu những dòng này có ý nghĩa gì không? Hay chỉ là sự bóp méo của các ông?

Đặng Thai Mai trong bài "Đọc lại Ngục trung nhật ký" (1970) đã viết: "Cuốn sổ tay của Bác, hiện còn lưu trữ, có ghi trên bìa 2 con số: 1932 – 1933. Trong thời gian Viện Văn học hiệu đính bản dịch Ngục trung nhật ký (1959 – 1960), chúng tôi đã đề đạt lên Bác câu hỏi về điều này, qua Ban Tuyên giáo, và đã được trả lời: hai con số trên là sai; đúng ra là 1942 – 1943". (Tư liệu này có thể tìm đọc trong sách "Trên đường học tập và nghiên cứu" của Đặng Thai Mai – nhà xuất bản Văn học năm 1971, hoặc mới đây được in lại trong Đặng Thai Mai toàn tập, tập II, nhà xuất bản Văn học năm 2006).

Để biết được hành trình của tập Nhật ký trong tù, các ông vui lòng tìm cuốn sách của nhà văn Hoàng Quảng Uyên: "Nhật ký trong tù số phận và lịch sử" (khảo cứu – tái bản lần thứ 1, có sửa chữa) - nhà xuất bản Thanh niên 2007. Trong cuốn sách này, phần phụ lục có bài viết của cụ Trần Đắc Thọ: "Những điều ta chưa biết về "Ngục trung nhật ký" cũng như về quá trình dịch thơ "Ngục trung nhật ký" của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Cụ Trần Đắc Thọ đã trực tiếp hỏi chuyện cụ Hồ Đức Thành (năm đó 85 tuổi) nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, nguyên Chủ nhiệm Biện sự xứ Việt Nam tại Trung Quốc, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa I (1946 – 1960) là người sớm tiếp xúc với tập Nhật ký trong tù từ trước Cách mạng tháng Tám 1945: "Đọc hết tập Ngục trung nhật ký, cụ Thành có hỏi Bác Hồ vì sao ở bìa tập Nhật ký lại ghi: 29/8/1932 đến 10/9/1933. Bác đáp: Mình muốn đánh lạc hướng, ai hiểu thế nào thì hiểu". (Hoàng Quảng Uyên – sđd, tr 208). Nay có vị nào thắc mắc, xin mời cứ tới 23C phố Tôn Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội để được cụ giải đáp.

Ngoài ra tôi không muốn dẫn thêm những hình ảnh cố tình cắt xén, xuyên tạc khác khi xem bộ phim này.

Ông Lê Hữu Mục lảm nhảm những điều về Nhật ký trong tù, đã làm tôi nhớ đến nhà nghiên cứu Phan Ngọc. Trong bài Câu chuyện tác giả Ngục trung nhật ký, giáo sư Phan Ngọc viết:

"…Vào cuối tháng X-1992, Viện Văn học cho tôi xem bài viết của Lê Hữu Mục Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục trung nhật ký. Mục đích của đời tôi là chỉ tìm phương pháp làm việc có lợi cho nhân dân nước tôi. Tôi không xét động cơ. Nhân bài này, tôi xin nêu lên những lỗi về hình thức (vice de forme) mà người cầm bút nào cũng phải đề phòng. Chỉ cần phạm một lỗi như thế là toàn bộ lập luận bị vứt bỏ. Ông Lê Hữu Mục trong bài viết của mình phạm đến tám lỗi về hình thức đủ cho pháp luật tư sản kết ông về tội vu cáo…".

Trong bài viết của mình, tôi không dẫn ra toàn bộ tám lỗi của ông Lê Hữu Mục (bạn đọc quan tâm đến vấn đề này có thể tìm thấy dễ dàng trong cuốn Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù – nhà xuất bản Giáo dục 1993, bài Câu chuyện tác giả Ngục trung nhật ký từ tr 619 đến tr 630). Với sự nghiêm túc của một nhà khoa học, với tinh thần tranh luận giữa hai vị giáo sư giảng dạy văn học, giáo sư Phan Ngọc vừa chỉ dẫn vừa khuyên răn ông Lê Hữu Mục:

"…Ông không thể trách tôi thiếu nghiêm chỉnh. Tôi chỉ cần dẫn một người là ông thấy ngay mình phạm cái điều mà Ăngđơrê Git (André Gide) nói: Ignorance qui s'ignore invite à de grandes affirmations (Sự ngu dốt không tự biết mình đẩy người ta đến những sự liều lĩnh).

…Tôi biết ông muốn phủ nhận Hồ Chí Minh là tác giả Ngục trung nhật ký. Nhưng cách làm của ông là sai lầm. Tôi xin bày cho ông một mẹo. Ông hãy tìm những bài chắc chắn là thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh, thí dụ những bài làm ở Việt Bắc, thơ tặng các cụ Võ Liêm Sơn, Bùi Bằng Đoàn v.v… rồi chứng minh đó là thơ dở. Sau đó mới chứng minh Ngục trung nhật ký là của người khác, bởi vì nó rất hay, như ông đã thừa nhận. Làm thế "kín võ" lại thỏa mãn được cái tâm địa của ông. Chắc chắn ông biết mẹo này, nhưng dù có ba đầu sáu tay, ông cũng không dám làm. Bởi vì ông ngu dại gì chứng minh những bài thơ ấy là dở. Kết quả ông phạm lỗi thứ năm về hình thức: dựa trên cái võ đoán để chứng minh cái võ đoán.

… Phật dạy: "Buông dao xuống có thể thành Phật". Đó không phải lời nói suông. Thánh Phao-lồ đã từng nổi tiếng là người sát hại người Thiên chúa giáo. Nhưng ông đã buông dao để trở thành một trong những người có công nhất với Thiên chúa giáo. Tôi không dám dạy ai. Tôi lo dạy tôi còn chưa kịp dám đâu nói chuyện dạy đời. Quyển sách ông Lê Hữu Mục viết ra thực tế là hành động giơ dao. Tôi đang chờ đợi ông sẽ làm gì với con dao ấy? Nên buông dao thì hơn".

Sau bài viết này của giáo sư Phan Ngọc, ông Lê Hữu Mục như bị đánh đúng tử huyệt, một thời gian dài nhiều người tưởng ông đã chết. Nay ông thấy còn điều gì chưa tâm phục khẩu phục xin mời ông có ý kiến lại.

Đây tôi muốn nhắc tới ông Vũ Ngự Chiêu, người được các nhà làm phim gọi là Tiến sĩ Sử học, nhà biên khảo, mà sao ông ăn nói càn rỡ thế. Sau những luận điệu bịa đặt về chuyện Hồ Chí Minh có vợ, ông nói thêm một câu, dù các cộng sự của ông trong bộ phim có cố tìm cách cũng không xóa được: Ông nói Nguyễn Thị Minh Khai là vợ Võ Nguyên Giáp. Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Lê Hồng Phong. Còn vợ Võ Nguyên Giáp là bà Nguyễn Thị Quang Thái, em gái bà Minh Khai. Chẳng lẽ điều này phải đợi đến những đứa trẻ Việt Nam dạy lại cho ông sao?

Vẫn ông Vũ Ngự Chiêu nói, Hồ Chí Minh lấy nguyên văn trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ làm câu đầu tiên trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. Để ông được "sáng mắt sáng lòng", tôi xin dẫn cho ông tìm đọc tài liệu này nhé:

Tạp chí Xưa và Nay số 81B, tháng 11 năm 2000, trang 3 và trang 22, có bài của nhà văn người Hoa Kỳ, bà Lady Borton "Hồ Chí Minh & Tuyên ngôn Độc lập Mỹ". Là người giỏi tiếng Việt Nam, nữ văn sĩ Lady Borton viết:

"Các nhà sử học Mỹ luôn nói (có phần nào không đúng) rằng Hồ Chí Minh đã mở đầu bản "Tuyên ngôn Độc lập" của Việt Nam bằng việc trích dẫn "Tuyên ngôn" của Mỹ. Cụ Hồ có kiểm tra lại trích dẫn của mình không? Nếu có thì thế nào nhỉ? Trả lời được câu hỏi ấy, chúng ta có thể đoán được chính xác rằng liệu Cụ Hồ có ngẫu nhiên hoặc cố ý sửa đổi trích dẫn từ bản Tuyên ngôn của Mỹ…

Bản Tuyên ngôn của Mỹ viết: "… Chúng tôi coi đây là chân lý hiển nhiên, rằng mọi đàn ông (tôi gạch dưới) sinh ra đều bình đẳng".

"… We hold these truths to be self-evident, that all men (emphasis mine) are created equal…"

Khi Tuyên ngôn Độc lạp của Mỹ viết năm 1775, "mọi người đàn ông" (all men) là "đàn ông da trắng có sở hữu", mà "sở hữu" lúc đó thường là nô lệ da đen. Đàn ông da đen có quyền được đi bầu 95 năm sau đó; phụ nữ Mỹ được đi bầu 50 năm sau nữa.

Khác với Tuyên ngôn của Mỹ, "Tuyên ngôn Độc lập" của Hồ Chí Minh bắt đầu bằng câu:

"Tất cả mọi người (tôi gạch dưới) đều sinh ra có quyền bình đẳng…"

"All people (emphasis mine) are created equal…"

… "Tuyên ngôn Độc lập" của Cụ Hồ bao hàm ngôn ngữ tổng hợp như "dân" (people, comon people); "nhân dân" (citizens) và "dân tộc" (nation, the people) cũng là từ chính thức để chỉ bất kỳ dân tộc nào trong năm mươi tư dân tộc của Việt Nam. Từ tiếng Việt để chỉ "đàn ông" (men) không hề xuất hiện ở đây.

… Hồ Chí Minh rất giỏi tiếng Anh: cụ phân biệt được "đàn ông" (men) với "mọi người" (people). Với việc chỉ sửa một từ trong bản dịch của mình, Cụ Hồ đã khôn khéo nhưng cuối cùng cũng thôn báo được cho nhân dân của Cụ và thế giới một cuộc cách mạng thứ hai: đó là Hồ Chí Minh đã tuyên bố độc lập cho phụ nữ Việt Nam".

Tôi e bút danh của ông Vũ Ngự Chiêu là Chính Đạo thì nên đổi thành Tà Đạo sẽ đúng hơn.

Ông Vũ Ngự Chiêu vừa lải nhải ở phần trên rằng: "Hồ Chí Minh muốn giành quyền lực bằng mọi giá" thì phần dưới ông Minh Võ – nhà biên khảo – Hoa Kỳ lại tát cho ông một cái vào mặt: "Chính ông Bảo Đại đã thuật chuyện ông Hồ Chí Minh đến thú thực với ông Bảo Đại rằng, người ta coi tôi quá đỏ, cho nên tôi điều khiển Chính phủ không nổi. Bây giờ tôi đề nghị ngài đứng ra điều khiển đất nước thay tôi". Chỉ một câu trên của ông Minh Võ, tôi không cần phải dẫn thêm ra đây chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh cử cụ Hoàng Minh Giám đi tìm cụ Trần Trọng Kim để mời ra làm Thủ tướng. Đáng tiếc cụ Lệ Thần quá thận trọng, đã đi Singapore từ trước (Hồi ký cụ Hoàng Minh Giám).

Ông Trần Gia Phụng – nhà nghiên cứu sử – Canađa được các nhà làm phim "ban" cho cái quyền uy là "người mở đầu trả lời phỏng vấn về diễn biến cuộc tắm máu kinh hoàng tại miền Bắc"? Lúc đó ông Trần Gia Phụng (sinh năm 1942 tại Duy Xuyên, Quảng Nam) hãy còn mặc quần thủng đít mà lại nói chuyện được về "diễn biến" của cuộc Cải cách Ruộng đất như người trong cuộc vậy?

Ông Nguyễn Ngọc Bích – giáo sư – đã dẫn ra "năm 1951 Hồ Chí Minh nói trước Đại hội Đảng Lao động Việt Nam là không có tư tưởng, nay có Minh triết Hồ Chí Minh". Là nhà sử học, hẳn ông biết rõ, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ đề cao mình. Người luôn sống giản dị như một lão nông tri điền, như một bậc túc nho nơi thôn dã. Chỉ sau khi Người mất trong nhiều năm về sau, các nhà nghiên cứu mới phát lộ được những di sản Hồ Chí Minh để lại nằm sâu thành tầng, thành vỉa. Và những người tiên phong nhìn ra tư tưởng Hồ Chí Minh đó là hai nhà văn hóa Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Phạm Văn Đồng đánh giá "Hồ Chí Minh là tinh hoa nhân loại". Còn Võ Nguyên Giáp nhận định "Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi".

Ông Nguyễn Ngọc Bích "sợ rằng dân tộc mình sẽ thành dân tộc cuội", thì tôi mạn phép ông, nếu Kiều bào ta ở Hải ngoại ai cũng như ông, xin lỗi những người chung giọt máu đào, dù có nói nhịu thành "tồng pào" thì vẫn chung một bọc trứng mẹ Âu Cơ, chắc thế giới nghĩ dân tộc Việt Nam là đại bợm.

Ông Trương Nhân Tuấn (tên thật Ngô Quốc Dũng, sinh năm 1956 tại Bạc-Liêu) – nhà biên khảo biên giới Việt – Trung – dẫn lời "ông Hoàng Tranh qua một bài phỏng vấn thì ông có nói rằng trước khi ông Hồ Chí Minh mất thì có ước muốn nghe một bài hát Trung Quốc và một cô y tá Trung Quốc đã hát bài hát đó cho Hồ Chí Minh nghe. Nghe xong thì ông Hồ Chí Minh thiếp đi và không bao giờ tỉnh lại nữa".

Tôi cảm ơn những điệu nhạc Trung Hoa đệm cho phần trả lời phỏng vấn của ông Trương Nhân Tuấn và tôi cũng xin cảm ơn "phát hiện" của ông. Ông hẳn hiểu câu ngồi lê đôi mach, kiếm chuyện làm quà chứ? Đã là nhà biên khảo biên giới thì ông cứ nói chuyện núi non, sông suối, việc gì ông phải "đớp" vào chuyện Cụ Hồ làm chi. Các cụ người Việt Nam chúng ta xưa vẫn dạy, "biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Ông mượn mồm ông Hoàng Tranh (hay ông để mồm mình làm cái loa cho ông Hoàng Tranh cũng được), ông lục tìm lại tất cả các tư liệu xem, những ngày Hồ Chí Minh ốm nặng, chăm sóc Người có ai ngoài nhân dân Việt Nam hay không? Cô y tá Trung Quốc hát bài hát Trung Hoa ấy mọc ở khe nẻ ra hay các ông giàu trí tưởng tượng?

Những ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh sắp lâm chung, Viện Quân y 108 đã cử một tổ cán bộ đặc biệt chăm sóc Bác gồm có: Bác sĩ Nguyễn Thế Khánh – Đại tá, Viện trưởng Viện Quân y 108; bác sĩ Lê Đình Mẫn – người được mang trọng trách sang Liên Xô học khoa ướp thi hài Bác (mà vị bác sĩ này không hề hay biết được giao nhiệm vụ này)… Về phía nữ có ba người là bác sĩ Hàn Thị Nguyệt – Chủ nhiệm khoa Dược Viện Quân y 108; cô Ngô Thị Oanh – y tá Viện Quân y 108; cô Trần Thị Qúy – y tá Viện Quân y 108.

Có dịp về Việt Nam xin mời ông đến Bệnh viện tư nhân Tràng An trên đường Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội để nhìn tận mắt cô y tá Nguyễn Thị Oanh, sinh năm 1949, người Việt "trăm phần trăm", quê ở xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc là người đã hát khúc dân ca quan họ Bắc Ninh – cũng Việt Nam "trăm phần trăm" – mang tên "Người ơi, người ở đừng về" ru Bác Hồ vào giấc ngủ vĩnh hằng nhé.

"Soi sáng những vùng tối lịch sử, thấu đáo những biến cố của cuộc chiến tranh ở Việt Nam vừa qua, không thể không tìm hiểu sự thực về con người Hồ Chí Minh. Đánh giá chính xác con người Hồ Chí Minh chính là góp phần nhận định trước những diễn biến của thực tế xã hội Việt Nam hôm nay. Rất tiếc Hồ Chí Minh không nằm trong số những nhân vật lịch sử mà toàn bộ cuộc sống và con người là trang sách luôn mở rộng cho bất kỳ con người nào mà ai muốn tìm đọc. Cuộc sống và con người của ông luôn lẩn khuất sau những màn che với những mờ ảo của một thứ huyền thoại". Vâng, những lời bình trên đây của bộ phim, nửa trước thật cảm động, nửa sau đúng là lập lờ. Đúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người huyền thoại, vì Người vĩ đại đến bình thường nhất mà ít người hiểu nổi. Người như con rồng vàng ẩn hiện trong mây. Vì vậy đến hôm nay các nhà làm bộ phim này mới có đất mà diễn tuồng chứ.

Tôi muốn gửi lời chào tới ông Bùi Tín, "văn kỳ thanh" đã lâu, nhờ bộ phim này mới được "kiến kỳ hình" ông. Ông Bùi Tín vốn là Đại tá quân đội, Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, sang Pháp dự Lễ kỷ niệm thành lập báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, rồi ở luôn bên đó không về. Với tội đào nhiệm ấy, Nhà nước Việt Nam dư sức truy tố và đề nghị nước bạn cho dẫn độ ông về để lập tòa án. Nhưng với chính sách khoan hồng của Nhà nước, mong muốn của nhân dân Việt Nam chờ đợi ông ngày đó không ai "đánh kẻ chạy lại". Đáng tiếc rằng ông vẫn ngoan cố.

Ông hẳn đã được biết trong kháng chiến chống Pháp, Tòa án Quân sự đã mở tại Liên khu III khoảng năm 1950 – 1951 để truy tố cố vấn tối cao Vĩnh Thụy vì tội đào nhiệm ở Hồng Kông chứ? Kết quả là ông Vĩnh Thụy bị kết án tử hình vắng mặt. Còn trước đó, hẳn ông vẫn nhớ, trong phiên họp Chính phủ bàn về chuyện ông Vĩnh Thụy đào nhiệm, khi biểu quyết giơ tay, chỉ riêng mình cụ Bùi Bằng Đoàn – Chủ tịch Uỷ ban Thường trực Quốc hội là không giơ tay. Cụ nói tội ông Vĩnh Thụy đáng bị truy tố, nhưng cụ không nỡ. Quốc hội, Chính phủ ai cũng cảm động trước cốt cách của cụ, vì họ biết cụ đã từng làm Thượng thư Bộ Hình trong chính quyền Bảo Đại.

Cốt cách của người cha như vậy, sao ông chẳng học được chút nào? Lẽ ra thời kỳ đào nhiệm bên Pháp ông nên im lặng mà sống cho nốt quãng đời còn lại, rồi gửi nắm xương tàn ở bên đó cũng được. Đằng này ông lại bịa ra bao chuyện thật giả lẫn lộn làm hậu sinh không biết đâu mà lần. Nếu không im lặng được, ông không nên dùng tên cũ nữa, tín mà bội, hoặc ông dùng ngay tên mình mà đưa vào ruột một liều thạch tín, chắc chắn hiệu quả cao nhất.

Còn ông Vũ Thư Hiên, con cụ Vũ Đình Huỳnh – Bí thư duy nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông hẳn không quên cha mình vẫn được các đồng chí gọi bằng cái tên thân mật: Vũ Đàng Hoàng. Là con, nối chí cha, lẽ ra ông không nên làm cụ phải xấu mặt dưới suối vàng chứ!

Người xưa vẫn dạy: "Đêm về khuya biết sao nào sáng nhất/ Người về già biết ai thật hiền nhân". Về già mọi điều thiện ác đều cứ hiện hết ra khuôn mặt ấy mà. Việc làm cộng với "trông mặt mà bắt hình dong" đủ để thấy các vị Bùi Diệm, Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên… đã không chịu cảnh "lão giả an chi" mà vẫn nuôi trong lòng tâm địa đen tối của mối hận thù. Đáng tiếc thay, ở vào tuổi 80 – 90 các vị cứ thung dung an nhàn không muốn, lại muốn "ôm rơm rặm bụng". Việc gì mà khi trả lời phỏng vấn các vị cứ phải phùng mang trợn má, cố gom nốt chút sức tàn lực kiệt ấy để phều phào vậy. Hãy để dành hơi mà sống nốt quãng đời còn lại, rồi khi nhắm mắt xuôi tay, có muốn về làm phân bón ruộng thì đất Việt Nam vẫn sẵn sàng nhận.

Tôi xin chịu tội bất kính vì là bậc hậu sinh mà dám múa bút trước mặt các ông, nhưng quả thật, dân gian Việt Nam có câu: "Làm sao bì phấn với vôi". Còn câu tám chữ tôi mời các cụ luận ra, tôi không dám làm ô uế trang giấy trắng này, các cụ thứ lỗi…

Ông Nguyễn Ngọc Bích – giáo sư – Hoa Kỳ ơi, cám ơn ông đã có lời phát biểu kết thúc bộ phim: "Trả lại cho Ce'za những gì của Ce'za. Trả lại cho Hồ Chí Minh những gì đích thực thuộc về Hồ Chí Minh. Cuối cùng trả lại sự thật đích thực cho lịch sử". Tôi xin mạn phép gửi tặng lại ông và đoàn làm phim đã công phu dựng lên bộ phim "Sự thật về Hồ Chí Minh" một câu của đại văn hào Pháp J.J. Rousseau viết trong sách Khế ước xã hội ra đời từ năm 1762 nhé: "…Những tâm hồn thấp kém không thể hiểu thấu các bậc vĩ nhân, cũng như kẻ nô lệ nhe răng cười khi nghe hai tiếng tự do".

Đây tôi lại xin có vài lời nhắn gửi tới ba bạn trẻ có lời phát biểu trong bộ phim. Tôi tưởng rằng, như các bạn nói, ở Việt Nam các bạn bị tuyên truyền một phía, nghe bằng một tai, khi ra nước ngoài các bạn được nghe nhiều chiều thông tin, hẳn phải tiến bộ hơn chúng tôi trong nước chứ? Ai ngờ ở ra nước ngoài lại thêm cái bệnh đui, chột, nghe mấy kẻ lòng đầy hận thù để tự bôi đen trái tim mình. Đất nước thống nhất đã 34 năm rồi. Vết thương của dân tộc đã liền sẹo. Những người một thời đã từng cầm súng ở hai chiến tuyến nay cũng bắt tay nhau, ôm lấy nhau cùng chung tay xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình, phát triển. Là những người có học thức, là lớp thanh niên, các bạn phải tiên phong trong việc xóa bỏ mọi quá khứ đau thương chứ. Vết thương đau của dân tộc ấy, những người con chung của mẹ Việt Nam không ai muốn. Đó là chuyện dĩ vãng của lịch sử một thời. Tôi không muốn biết tên các bạn là gì, khuôn mặt các bạn ra sao, vì khi xem đến đoạn các bạn đại diện cho tuổi trẻ phát biểu, tôi đã nhắm mắt lại. Tôi nhìn các bạn từ trái tim. Các bạn cũng hãy thử nhắm mắt lại, nhìn mọi việc xảy ra xung quanh bạn bằng trái tim mà xem. Và khi nhìn bằng trái tim, các bạn thử nhẩm đọc câu Kiều của Nguyễn Du sau: "Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài".

Lời cuối cùng tôi muốn nhắn gửi tới tất cả bạn đọc, các nhà làm phim bóp méo sự thật. Mở đầu bộ phim các ông đưa ông Tổng Bush lên nói tới tội ác của Cộng sản giết chết 100 triệu người trên thế giới. Vậy tội ác của người Mỹ gây ra trên đất nước Việt Nam này trong thời gian ném bom miền Bắc, tàn sát miền Nam ai có trách nhiệm? Các vị hẳn biết rõ hai sự kiện ngày 6/9/1945 và ngày 9/8/1945 Mỹ thả hai quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nhật Bản chứ? Di chứng tội ác đó, 64 năm đã trôi qua, vẫn còn đấy. Nhưng chuyện nước Nhật cũng là quá xa xôi, các nhà làm phim và các bạn hãy nhìn bức ảnh dưới đây được tôi chụp tại Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật Thụy An – Ba Vì – Hà Nội: Bà cụ này đang đẩy xe cho đứa cháu nội phải hứng chịu hậu quả chất độc màu da cam (Dioxin). Mầm xanh hy vọng của bà, giờ héo rũ mà chưa biết sẽ vuột khỏi tay bà khi nào. Người có lương tri hẳn phải suy nghĩ : Những đứa trẻ này có tội tình gì ? Còn bao nhiêu và biết đến bao giờ hậu quả đau thương này mới chấm dứt trên đất nước Việt Nam chúng ta?

Friday, December 11, 2009

Phần 2. Kinh nghiệm Mississippi

 

1. Sơ lược về sông Mississippi

Sông Mississippi là một bộ phận trong hệ thống sông Jefferson-Missouri-Mississippi của Bắc Mỹ, dài 6,275 km, đứng hạng 4 trên thế giới, lưu vực rộng 3,225,000 km², gồm 19 phụ lưu lớn chảy vào Mississippi, như sông Minnesota hội nhập tại Twin Cities (Minnesota), sông Wisconsin tại Prairie du Chien (Wisconsin), sông Des Moines tại Keokuk (Iowa), sông Missouri (dài 3,767 km) và sông Illinois gần St. Louis (Missouri), và sông Ohio tại Cairo (Illinois). Lưu lượng biến đổi từ 7,000 đến 20,000 m³/s, trung bình 16,200 m³/s, hạng 10 thế giới, lưu lượng ở hạ lưu tại Baton Rouge khoảng 12,743 m³/s. Ở hạ lưu, sông Mississippi chảy ra vịnh Mễ-Tây-Cơ (Gulf of Mexico) qua rất nhiều nhánh sông nhỏ, hai nhánh sông chính là (i) sông Atchafalaya tách Mississippi tại Simmersport, chảy qua thành phố Morgan rồi ra vịnh Atchafalaya, dài 270 km, và (ii) nhánh sông chánh Mississippi chảy qua New Orleans, cách biển 169 km.

Không ảnh hạ lưu Mississippi

Qua hàng ngàn năm, vào mùa xuân, mưa lũ làm nước sông dâng cao, tràn hai bên bờ, gây lụt lội ở trung lưu và hạ lưu, đồng thời mang theo khoảng 159 triệu tấn phù sa bồi đắp cánh đồng hai bên, tạo tam giác châu lớn dần ở hạ lưu, lấn ra biển, và tạo thành vô số cồn, đảo đất/cát nhỏ ở vùng biển cạn trong Vịnh Mễ-Tây-Cơ.

Vào thời Cretaceous cách đây 65 triệu năm, ở thời nước biển dâng cao, bờ biển cách xa bờ biển ngày nay 800 km, gần Cairo thuộc Illinois. Cách đây 8,000 năm, khi nước biển hạ thấp tới mực nước ngày nay, bờ biển nằm ở Baton Rouge, cách biển ngày nay 100 km. Tại vùng duyên hải, phù sa dày hơn 5 km. Trong 5,000 năm qua, tam-giác-châu tiến ra biển từ 24 đến 80 km, tùy nơi.

Trung bình hàng năm, phù sa sông bồi đắp làm gia tăng diện tích thêm vài km2. Trong vòng vài ngàn năm qua, sông Mississippi đã bồi đắp 28,568 km2 đồng bằng, trong số đó 23 900 km2 đất cao hơn mặt biển, phần còn lại xấp xỉ hay thấp hơn mực nước biển, tạo thành vùng-đất-ngập (wetlands), đa số là đầm lầy (marsh). Vùng-đất-ngập thuộc Louisiana khoảng 1.2 triệu ha, chiếm tổng số 40% vùng-đất-ngập của Hoa Kỳ. Đây là vùng trù phú tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, nông nghiệp (như lúa, mía, bông vải), và hải sản (gồm cá, tôm, cua, sò, v.v.) và rất phong phú đa-dạng-sinh-học (gồm 260 loài cá, 326 loài chim, 60 loài sò, v.v.).

2. Hệ thống đê điều ở hạ lưu - Thành phố New Orleans

Khi một con sông hoạt động, vào mùa lũ lụt, phù sa thô lắng động ngay bờ sông tạo thành bờ đê thiên nhiên, cao hơn phần đất bên trong. Càng xa sông phù sa càng mịn nhuyển hơn với số lượng ít hơn được lắng động, nên bờ sông thoai thoải thấp dần khi càng xa sông, và bên trong cùng là nơi đất trũng đầm lầy. Cũng vậy, sóng biển mang cát phù sa tạo thành giồng-duyên-hải, chạy song song với bờ biển, cao hơn nội địa là vùng đầm lầy. Vào mùa lũ lụt, nước sông vượt đê-thiên-nhiên tạo lụt. Cũng vậy, khi có thuỷ triều lớn hay bão tố, nước biển tràn qua giồng-duyên-hải gây lụt bên trong.

Ở vùng hạ lưu, trong tam giác châu, di dân Âu Châu đầu tiên định cư trên vùng đất cao trên các đê-thiên-nhiên dọc sông, nhất là từ Simmersport ra tới biển, trên cả 2 nhánh sông chánh Atchafalaya và Mississippi, cũng như ở các phụ lưu khác. Để ngăn chận lụt lội hàng năm trên vùng đất này, và để gia tăng diện tích thổ cư, cũng như diện tích nông nghiệp, họ lấn vào vùng đất trũng, vùng đầm lầy bên trong, họ thiết lập hệ thống đê dọc sông, ngay trên bờ-đê-thiên-nhiên. Đặc biệt khi bông vải trở thành quan trọng, các nông gia mở rộng diện tích đồn điền bông vải, hàng vài trăm cây số đê được thiết lập dọc theo sông, từ phía nam New Orleans cho tới Baton Rouge, và chạy dài tới Arkansas. Cũng vậy, ở phía nam, gần biển, các đồn điền mía được thiết lập sau khi các hệ thống đê được thiết lập dọc theo các phụ lưu (bayou). Lúa được canh tác nhiều ở tây nam tiểu bang, vùng Lafayette, với tổng số diện tích khoảng 200,000 ha.

Cốt yếu ngăn ngập lụt hàng năm từ sông, di dân đầu tiên ở vùng hạ lưu Mississippi chỉ thiết lập hệ thống đê bằng đất dọc bờ sông, trên các đê-thiên-nhiên, có nơi cao hơn mặt đất 1.2 m, dài tổng cộng 3,550 km, còn sử dụng và được tăng cường cho tới ngày nay. Về sau, ở thế kỷ 20, Công Binh Hoa Kỳ (US Army Corps of Engineers) thiết lập thêm các cổng-lụt (floodgate), đào kinh chuyển dòng nước hay thoát nước, đào hồ chứa nước (reservoir). Các công ty dầu mỏ cũng đào kinh chuyên chở dầu khí, lắp ống dẫn dầu, khí đốt, đào giếng dầu, hệ thống đê quanh giếng dầu và cơ sở lọc dầu, v.v.

Trong bối cảnh đó, thành phố New Orleans được thành hình. Cư dân Âu châu, đa số gốc Pháp đến định cư ở vùng hạ lưu Mississippi, thiết lập nông trại dọc theo bờ sông, là vùng đất cao nhất vì nằm trên các đê-thiên-nhiên, có độ cao 3 – 3.6 m trên mực biển. Năm 1699, để ngăn lụt, cư dân thiết lập hệ thống đê đầu tiên dọc bờ sông Mississippi, ở một vùng gần biển để định cư, lập đồn điền và cơ sở thương mại. Năm 1718, Jean Baptiste le Moyne, vị thống-đốc người Pháp, chọn nơi này thành lập thành phố New Orleans. New Orleans, ở hạ lưu Mississippi, cách biển 169 km, trở nên trù phú. Ngày nay, New Orleans là thương cảng sầm uất thứ 4 của thế giới, và thứ nhất của Hoa Kỳ. New Orleans và Louisiana chứa 11% trữ lượng dầu hoả, và 19% trữ lượng khí đốt của Hoa Kỳ, cung cấp 30 % lượng hải sản cho toàn quốc. 50% ngũ cốc của Hoa Kỳ được chuyên chở từ New Orleans. Tiểu bang Louisiana sản xuất bông vải, mía, lúa gạo và các nông phẩm quan trọng khác của Hoa Kỳ.

Vào đầu thế kỷ 18, đa số đất thuộc thành phố New Orleans còn là đầm lầy, và bị lũ lụt thường xuyên, gây nhiều thiệt hại nhân mạng và kinh tế. Lụt ở New Orleans do 3 nguyên do: (i) nước sông Mississippi tràn bờ; (ii) nước hồ Pontchartrain tràn vào thành phố từ phía Đông Nam khi có bão; (iii) do mưa lớn, nước không thoát hay bơm kịp. Louisiana có vũ lượng trung bình hàng năm 1,630 mm, mưa tập trung vào mùa hè, cũng là mùa bão tố, nên lụt đe dọa thường xuyên.

Sự thật không phải toàn thành phố New Orleans nằm dưới mực nước biển, nơi gần bờ sông thì cao hơn mực nước biển, nhưng càng xa sông thì thoai thoải thấp dần. Tựu chung 49% diện tích đất cao hơn, và 51% thấp hơn mực nước biển, và tính trung bình New Orleans nằm 0.3 – 0.6 m dưới mực nước biển, nơi thấp nhất 3 m dưới mực nước biển, và nơi cao nhất 4.8 m trên mực nước biển. Nói chung, New Orleans là một polder như của Hoà Lan, có hệ thống đê sông bao quanh thành phố dọc Mississippi và các sông rạch, và đê biển dọc Hồ Pontchartrain.

Hệ thống đê (---) của thành phố Orleans (hình trên) và độ cao của thành phố so với mực nước biển (hình dưới, bên mặt). Vị trí địa lý thành phố New Orleans và tiểu bang Louisiana (Hình dưới, bên trái)

New Orleans nằm kế bên Hồ Pontchartrain. Hồ này có diện tích 1,630 km², lớn gấp 2 thành phố. Đúng ra đây là một cái phá (lagoon) nước lợ, có độ mặn khoảng 1/2 nước biển, sâu trung bình 4 m, có nơi nạo vét sâu hơn để tàu biển thông thương, ăn thông với Vịnh Mễ-Tây-Cơ qua cửa bể Rigolets. Hồ Pontchartrain là đầu nguồn bão tố thổi vào New Orleans. Chung quanh hồ là một hệ thống đê biển cao để chống lụt, bảo vệ thành phố.

Năm 1738, bờ đê hai bên bờ sông Mississippi được xây dựng bằng đất, dài 68 km, để bảo vệ New Orleans chống lụt. Để giúp tàu thông thương trên sông, và phát triển nông nghiệp trong thế kỷ 19, cây cối ven sông bị đốn bỏ, nên bờ sông bị xói mòn. Năm 1879, Uỷ Ban Quản Trị Sông Mississippi ra đời, và vào đầu thế kỷ 20, cho thiết lập đê kiên cố và nạo vét dòng sông. Trong 2 thập niên 1930s và 1940s, Công Binh Hoa Kỳ sửa thẳng lại dòng sông để rút ngắn thuỷ trình. Thập niên 1960, Công Binh đào 14 hệ thống kinh đào hàng hải trong vùng đầm lầy. Các công ty dầu mỏ đặt 38,000 km ống dẫn dầu, đào giếng dầu, đào kinh cho tàu chở dầu, v.v., vì vậy góp phần phá hủy môi trường vùng đầm lầy.

Ngày nay, trên đoạn bờ sông dài 1,520 km ở hạ lưu, một hệ thống đê dài tổng cộng 3,200 km, cùng với 1,750 km hệ thống sông đào để thoát nước, đổi hướng dòng nước và vận tải dầu khí cho thành phố. Những nơi có hiểm hoạ đe doạ bởi sóng biển từ hồ Pontchartrain, các đê và tường-chắn-lụt (floodgate) cao và kiên cố được thiết lập, có thể chịu đựng được sóng bão biển cao 4.2 m trên mực nước biển. Ngoài ra, trong vùng đầm lầy, 1.5 - 3 m thấp dưới mực nước biển, tiểu bang Louisiana cho đào khoảng 16,000 km kinh đào để giúp lưu thông cho các giếng dầu mỏ.

New Orleans sồng nhở hàng hải. Trong thời gian 1918-1923, một kinh đào hàng hải nối Mississippi và Hồ Pontchartrain, mực nước hồ nhờ vậy dâng cao hơn mực nước biển. Nhờ thuỷ lộ này, New Orleans phát đạt.

Tuy nhiên, sau khi Inner Harbor Navigation Canal hoàn thành năm 1940, tiểu bang đóng cửa thuỷ lộ Pontchartrain, làm thuỷ cấp New Orleans rút thấp đáng kể. Tiếp theo, Công Binh thiết lập một hệ thống đê vòng đai bao quanh các đầm lầy khiến nền đất thành phố bị lún sụp, có nơi lún sâu tới 2.4 m.

Sau trận lụt do nước sông Mississippi phá vỡ bờ đê năm 1927, thành phố New Orleans thiết kế lại và phòng thủ lũ lụt bằng một hệ thống đê kiên cố hơn. Một trận bão xảy ra tháng 9/1947, vỡ đê làm ngập lụt quận Jefferson của thành phố, có nơi ngập 1m, gây tổn hại khoảng 100 triệu US$. Sau trận bão này, đê chống lụt được xây dựng ở bờ nam Hồ Pontchartrain

Trận bão Betsy ngày 10/9/1965, với gió 200 km/giờ, phá huỷ bờ đê và gây lụt sâu 3 m, gây thiệt hại cho thành phố rất lớn. Sau trận lụt này, Công Binh Hoa Kỳ được uỷ thác toàn quyền thiết kế và thiết lập hệ thống bảo vệ New Orleans chống bão lụt, và dự trù hoàn tất trong 13 năm. Tựu trung, bờ đê được nâng lên cao 4 m, đặc biệt tăng cường tường-chắn-lụt bằng ximăng cốt thép ở những nơi thường xuyên đe doạ. Tuy nhiên, khi trận bão Katrina xảy ra năm 2005, công trình trên chỉ mới hoàn thành được khoảng 60-90% bởi vì công trình dự trù hoàn thành năm 2015, sau 50 năm được Quốc Hội phê chuẩn.

Đê bao New Orleans làm bằng đất, khá rộng. Ở những vị trí hăm doạ nước sông tràn qua đê, tường-chặn-lụt (floodwall) bằng xi-măng-cốt-sắt được xây hoặc trên mặt đất bờ sông, hoặc trên mặt đê để ngăn lụt. Tuỳ theo vị trí, tường-chắn-lụt cao từ 1.8 đến 3 m, trên mặt tường rộng 0.3 m, đáy tường 0.6 m, nằm trên nền móng bằng đất. New Orleans cũng như tiểu bang Louisiana, có vũ lượng cao, 1,630 mm/năm, tập trung vào các tháng mùa hè. Để thoát nước mưa, hay lụt tràn qua đê do bão cấp 3, một hệ thống kinh đào góp nước và một hệ thống bơm vỉ đại được thiết lập, nhưng hệ thống này không đủ để bơm nước lụt vỡ đê trong trận bão Katrina 2005. Bởi vì nền đất thành phố bị lún sụp, khoảng 5 – 10 mm /năm theo như Louisiana State University khảo sát, do hậu quả của việc thiết lập đê và hệ thống thoát nước, nên hệ thống đê tương đối bị thấp dần so với mực nước biển.

bão Katrina cấp 4 vào đất liền vào 6:15 giớ sáng ngày Chủ Nhật, 29/8/2005 với vận tốc 185 km/h, thổi qua New Orleans và bờ biển hạ lưu Mississippi. Cùng với bão là mưa lớn đe doạ các vùng thấp. Khoảng hơn 50 đoạn đê và tường-chắn-lụt bị nước lụt phá vỡ gây lụt lội cho 80% diện tích thành phố, và thiệt hại to lớn. Ước tính từ không ảnh cho biết khoảng 95 tỷ lít nước lụt trong thành phố ngày 2/9/2005. Ba tuần sau đó là trận bão Rita (ngày 24/9/2005) lại tàn phá New Orleans lần nữa. Đặc biệt là những đoạn đê bị phá vỡ lại là các tường-chắn-lụt bằng sắt thép, trong lúc các đê bằng đất lại không sao cả. Kết quả của 5 cuộc điều tra đi tìm nguyên nhân đê và tường-chắn-lụt bị phá vỡ đều kết luận là Công Binh Hoa Kỳ đã làm dối hệ thống bảo vệ chống bão lụt. Chẳng hạn, tường-chắn-lụt ở 17th Street Canal 2.1 m ngắn hơn trong đồ án thiết kế. Ngoài việc các đê đất và tường-chắn-lụt-bằng-thép không đủ tiêu chuẩn, nền móng đất không vửng làm nhiều bờ đê bị ngã. Lý do là đất ở độ sâu từ 4.5 m đến 9 m có một lớp than bùn dày từ 2 m đến 6 m. Chính nền móng than bùn này, nhất ở vùng đất cạn gần Hồ Ponchartrain, là nguyên nhân không bền vững của đê và tường-chắn-lụt. Ngược lại, tại Hồ Borgne, đê không đủ cao để chận sóng bão cao 7m, cao hơn mặt đê 3 m. Hậu quả của trận bão Katrina là Công Binh phải củng cố lại 560 km đê bảo vệ New Orleans, để chống bão cấp 4 và 5.

3. Giải tỏa áp lực nước sông

Nước sông Mississippi vào mùa lũ chảy siết, tràn bờ gây ngập lụt hàng năm. Để giải tỏa sức nước, Công Binh Hoa Kỳ đã thiết lập nhiều hệ thống ngăn chặn lụt ở hạ lưu, nhất là bảo vệ New Orleans, bằng cách xây dựng hệ thống chuyển hướng nước sông.

Ngày Tết năm 1927, một trận lụt kinh hoàng, nước sông Mississippi vỡ bờ ở 145 địa điểm, gây ngập lụt một diện tích khoảng 70,000 km2, trong 6 tiểu bang, với độ sâu 10 m, gây thiệt hại 400 triệu US$, và 246 người thiệt mạng.

Để ngăn ngừa lũ lụt tương tự như năm 1927, Bonnet Carré Spillway được hoàn tất năm 1937 tại quận St. Charles Parish, Louisiana, khoảng 20 km tây New Orleans. Đây là một công trình ngăn lụt cho New Orleans, gồm một hệ thống cổng-ngăn-lụt (Floodgate) tại bờ đông của Mississippi, và một kinh đào để tháo nước lụt của sông Mississippi vào Hồ Pontchartrain để thoát ra Vịnh Mễ-Tây-Cơ. Cổng-ngăn-lụt chỉ mở khi nước sông Mississippi dâng cao. Kể từ ngày thiết lập, đã có 8 lần mở cổng, lần mở gần đây nhất là ngày 11/4/2008, khi nước sông Mississippi ở New Orleans dâng cao 5 m.

Ngoài ra, trong thập niên 1950s, khảo sát cho thấy nhánh sông Atchafalaya đoạt dòng nước của nhánh Mississippi, vì nhánh sông Atchafalaya ngắn và dốc, gây ảnh hưởng xấu đến hàng hải và sự phồn thịnh của thành phố New Orleans, nên Quốc hội Liên Bang thông qua Công Trình kiềm chế chuyển hướng của dòng sông (Old River Control Structure). Một hệ thống cổng-ngăn-lụt (floodgate) được Công Binh Hoa Kỳ thiết lập hoàn thành năm 1963 tại chổ rẻ của 2 nhánh sông này (cách biển 507 km). Trong mùa thông thường, cổng-ngăn-lụt phân lượng nước 70% chảy vào nhánh Mississippi (chảy qua New Orleans, cho tàu bè thông thương), và 30% chảy vào nhánh sông Atchafalaya, nhưng trong trường hợp có nguy cơ lụt cho New Orleans thì cho nước chảy vào Atchafalaya để thoát nước ra biển nhanh hơn để giảm áp lực tràn vỡ đê bảo vệ New Orleans.

4. Công trình bảo vệ bờ biển Louisiana

Tùy theo vị trí địa dư, sóng biển, dân cư, môi sinh, v.v. những công trình bảo vệ duyên hải Louisiana được Công Binh thực hiện.

Tăng cường đê đất trên giồng-duyên-hải. Đất giồng-duyên-hải là các đụn đất/cát tự nhiên chạy dọc bờ biển, cao hơn mức nước biển và cao hơn đất bên trong nội địa, thường là đầm lầy. Để bảo vệ các giồng duyên hải thiên nhiên này, ở những nơi có bão tố gây sóng biển lớn, đê đất, hay tường xi măng cốt sắt, hay hàng rào gổ, đựợc thiết lập trên các giồng này để chận cát, hay ngăn sóng. Trên các giồng này, trồng các loại cỏ, thực vật chống cát di chuyển để ổn định đê và giồng cát.

Đê đất với thảo mộc chịu nước mặn hay phên gổ và trồng cỏ để chận cát bay

Tường-biển (seawall) bằng xi măng cốt sắt kiên cố dọc theo biển, nhằm bảo vệ thành phố đông dân cư và các kiến trúc đường sá bên trong. Tường-biển mặc dầu kiên cố nhưng đôi khi cũng bị phá hủy khi bão lớn. Chẳng hạn trên đoạn tường-biển dài 1.8 km ở vùng Bayou Lafourche xây năm 1985 bị bão tố phá huỷ và bờ biển bị sạt lở đẩy lùi vào bên trong có nơi tới 35 m.

Thảm đá (revetments). Đổ đá khối hay khối bê-tông dọc bờ biển để làm giảm sức sóng. Công trình này được thiết lập trong thập niên 1980s để bảo vệ Đảo Timbalier.

 

Tường-thẳng-góc (Groins). Nơi có dòng nước chảy làm xói lở bờ biển, các tường bằng xi măng cốt sắt, hay gổ, hay đá đặt thẳng góc với bờ biển, để chặn hay giảm sức sóng hay dòng chảy để phù sa lắng đọng ngay chân tường.

 

Khối-cản-sóng (Breakwaters)

Đó là các công trình hoặc bằng đá khối, hoặc khối bê-tông cốt thép đặt ngoài biển, gần bờ, song song với bờ biển, hoặc ngầm dưới nước, hay cao hơn mực nước, với khoảng cách được tính toán để giảm thiểu sức sóng, và giúp phù sa lắng đọng dọc bờ biển.

Đoạn khối–cản-sóng tại Holly Beach, Louisiana

Những công trình chống bão lụt của thành phố New Orleans cũng như bảo vệ bờ biển Louisiana đều do Công Binh thiết kế và xây dựng. Hạ Viện uỷ nhiệm Công Binh Hoa Kỳ thực hiện 5 công trình chống bão lụt cho vùng duyên hải Louisiana, trong đó có 2 công trình cho thành phố New Orleans (Lake Pontchartrain and Vicinity Hurricane Protection Project và The West Bank and Vicinity Hurricane Protection Project). Công Binh Hoa Kỳ thiết kế các đê này chỉ bảo vệ được bão cấp 3 mà thôi, trong khi bão cấp 4 hay 5 (như Katrina) thỉnh thoảng xảy ra.

5. Vấn đề do đê điều gây ra

Thiết lập hệ thống đê điều ở hạ lưu Mississippi đã biến vùng đầm lầy thành đồng bằng phì nhiêu, các đô thị đông đúc phồn thịnh, góp phần quan trọng vào sự phồn vinh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có những mặt trái gây nên:

Đồng bằng hạ lưu Mississippi thiếu phù sa bồi đắp. Hàng năm, Mississippi mang theo dòng nước khoảng 159 triệu tấn phù sa. Trước kia, khi chưa có hệ thống đê, lũ lụt hàng năm bồi đấp phù sa vào cánh đồng làm phì nhiêu đất đai, vào các đầm lầy, tạo thêm tam-giác-châu lấn ra biển, các giồng-duyên-hải được bồi đắp thêm cao và rộng hơn. Ngay trong biển, nhửng cồn, đảo nhỏ thành hình, lớn dần, là những chướng ngại thiên nhiên chống bão tố cho vùng Louisiana và Texas.

Ngày nay, các nghiên cứu và hình ảnh vệ tinh cho thấy, phù sa sông Mississippi trong mùa lụt chảy thẳng ra biển sâu, một phần lặng tụ ở biển sâu xa bờ biển tới 80 km, một phần theo dòng nước đưa đến bờ tây của Florida.

Lún sụp đất. Thành phố New Orleans xây cất trên vùng đất đầm lầy, nền móng là một lớp than bùn dày 4-10m. Hệ thống đê cao bao quanh, cùng với hệ thống thóat nước, đất khô co rút thể tích, hậu quả là đất bị lún sụp. Nghiên cứu của Louisiana State University tường trình là New Orleans lún khoảng 5 – 10 mm /năm.

Trong vùng đầm lầy, trong tam giác châu, có nơi lún sụp tới 2.4 m.

Nước biển dâng cao. Trong bối cảnh nước biển dâng cao do hậu quả hâm nóng toàn cầu, nước biển vùng Vịnh Mể Tây-Cơ dâng cao trung bình 1.2 mm/năm. Nhưng vì nền đất vùng đầm lầy duyên hải bị lún sụp do thiếu phù sa bồi đấp, bị khô vì hệ thống đê điều, nên hiện nay nước biển dâng cao trung bình 1.2 cm/năm, gây nên mất đất trầm trọng ở vùng duyên hải Louisiana và Texas.

Xói lở bờ biển. Kể từ 1900, biển xói lở xâm nhập vào nội địa, từ 3 m đến 20 m/năm, tùy nơi, và riêng Louisiana đã mất khoảng 260 km² đất duyên hải.

Biến mất đất đầm lầy. Kể từ 1930, Louisiana mất khoảng 3900 km2 vùng-đất-ngập, trung bình mất 65 đến 90 km2/năm. Lý do (i) hệ thống đê sông, đê biển ngăn chặn phù sa bồi đắp, (ii) do hệ thống kinh đào chuyển vận khai thác dầu hoả làm xói lở, (iii) đất bị lún sụp vì bị thoát thuỷ, (iv) nước biểnVịnh Mexico dâng cao hơn và bão tố thường xuyên, (v) nước mặn xâm nhập, và (vi) thực vật trong các đầm lầy bị chết vì môi trường bị thay đổi đột ngột, vì nước biển xâm nhập. Riêng trận bão Katrina (9/2005) và Rita (10/2005) làm mất khoảng 260 km² đất vùng đầm lầy.

Theo ước tính của Ủy Ban Quản lý Tái Tạo Duyên Hải của tiểu bang Louisiana, với vận tốc mất đất hiện hửu, thì vào năm 2050 Louisiana sẽ mất thêm 213,000 ha đất vùng đầm lầy, như vậy bờ biển sẽ tiến vào nội địa khoảng 48 km. Hậu quả sản xuất hải sản sẽ giảm 30%. Các giếng dầu lửa, khí thiên nhiên, hệ thống kinh cho tàu bè sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, sẽ ảnh hưởng vào thất nghiệp và phồn vinh cho các thành phố phương nam.

Biến mất các cồn nổi, đảo-chắn (barrier islands) trong biển cạn. Vì thiếu phù sa bồi đắp, vì bị bão tố, sóng biển phá hủy, các cồn phù sa và đảo chắn bị xói lở và biến mất. Trong vòng 100 năm qua, 40% các cồn nổi và đảo-chắn này chìm biến mất.

Nguy cơ hăm dọa của bão tố nhiều hơn. Vùng đầm lầy dọc duyên hải và các cồn, đảo chắn phù sa trong vịnh Mể Tây Cơ là các rào cảng thiên nhiên chống bão tố cho vùng duyên hải và hạ lưu Mississippi. Nếu các đầm lầy và các đảo chắn này bị biến mất, nguy cơ bão tố gây thiệt hại sẽ trầm trọng hơn cho các thành phố trên duyên hải và xa hơn trong nội địa.

6. Sửa chửa vấn đề

Lý do chính của những vấn đề tiêu cực nói trên là do hệ thống đê dọc sông ngăn nước lụt và phù sa vào tam-giác-châu và các đầm lầy dọc duyên hải, làm môi sinh ở các đầm lầy duyên hải bị hủy hoại, gây nên lún sụp nền móng và xói lở bờ biển.

Để duy trì kinh tế, chánh là dầu khí, nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải của vùng duyên hải, các chuyên gia củng cố lại hệ thống đê sông và đê biển bảo vệ các thành phố và khu đông dân, nhưng đồng thời tạo lại lụt lội hàng năm cho các vùng đầm lầy gần bờ biển.

Để tái tạo vùng-đất-ngập, Công Binh phá vỡ những đoạn đê gần biển, thiết lập các cổng-lụt, để kiểm soát việc đưa nước lụt mang phù sa vào vùng đầm lầy. Bắt đầu năm 1991, công trình Caernarvon đưa nước Mississippi vào các đầm lầy rộng 65 km2 bên dưới New Orleans. Công trình Bonnet Carre đưa nước vào Hồ Pontchartrain và 40 km² đầm lầy kế bên. Công trình thứ ba, đưa nước từ hồ Davis Pond đến khu đầm lầy rộng 350 km2 ở phía nam New Orleans.

Công trình Caernarvon (1991) và Davis Pond (2002) đã thành công chuyển nước lụt của Mississipi vào khu đầm lầy, làm giảm nguy cơ lụt do sông Mississipi, đẩy lùi nước mặn, và tạo thêm được đất mới ở các dầm lầy nước lợ của các vùng biển bị soi mòn.

Tái tạo các đảo-chắn ngoài biển bằng cách xây các công trình giúp lắng tụ phù sa, chống xói lở bờ. Chẳng hạn đảo Queen Bess mất 60% diện tích vì bị lún sụp và xói lở trong thời gian 1956-1989, được tái tạo lại từ 1990 với 2 công trình chính: (i) một hệ thống đê bao quanh đảo, và các rạch nước trong đảo, đồng thời trồng cây hai bên và trên đê (Myrica cerifera, Iva frutescens, Lycium halimfolia và cây mấm - Avicennia germinans); và (ii) đổ 30,000 tấn đá quanh đảo.

Đảo chắn trước (trái) và sau khi (phải) tái tạo với thảo mộc xanh tốt

Một dự án khác đang nghiên cứu là cắt một đoạn đê ở vị trí khoảng 150 km nam New Orleans, và khoảng 30 km cách bờ biển hiện nay, để đưa nước ngọt Mississippi và mang phù sa vào các đầm lầy dọc duyên hải, thay vì chảy thẳng ra biển khơi như hiện nay, để tạo một tam giác châu mới, rộng 1000 km2, để làm bảo vệ New Orleans và Louisiana, đồng thời đẩy lùi nước biển xâm nhập vào vùng đất duyên hải. Nếu dự án này được chấp thuận, một tam giác châu mới rộng từ 700 đến 1000 km2 sẽ thành hình trong 100 năm tới.

7. Khác biệt giữa hạ lưu Mississippi và Hạ Hòa Lan

Sau khi bão Katrina tàn phá vùng duyên hải Louisiana, đặc biệt New Orleans, nhiều người đã tự hỏi là tại sao một nước Mỹ giàu có, với kỹ thuật tối tân, lại không bảo vệ đựơc thành phố New Orleans như Hòa Lan đã bảo vệ được vùng Hạ Hòa Lan. Hai vùng này cũng có những đặc tính giống nhau, thấp hơn mực nước biển, bị bão tố thường xuyên, dân cư đông đúc và tầm quan trọng kinh tế. Tuy nhiên có những khác biệt.

Nền móng của vùng Hạ Hòa Lan tương đối vững chắc trên nền đá, trong lúc hạ lưu Mississippi là lớp phù sa tích lũy cùng với than bùn. Nền đất của hạ lưu Mississipi bị lún sụp nhiều hơn, nên không thích ứng việc xây những đê và cống vỉ đại như Hòa Lan.

Bão ở Biển Bắc Âu Châu không lớn bằng bão nhiệt đới của vùng Vịnh Mễ-Tây-Cơ.

Bờ biển Louisiana dài gấp 3 lần bờ biển của Hạ Hòa Lan, thiết lập một hệ thống đê như Hòa Lan thì Hoa Kỳ không có đủ ý chí để thực hiện

Các sông ở Âu châu là các sông nhỏ ít phù sa, trong lúc Mississippi là một sông vỉ đại, gây lụt lội nhiều hơn, trong lúc lụt ở Hòa Lan thường là từ biển.

Người Hòa Lan quan tâm về sự sống còn phồn vinh của đất nước nên hy sinh phần môi sinh, ngược lại người Mỹ đặt quá nặng vấn đề môi sinh. Vì vậy, Hòa Lan thiết lập một hệ thống đê biển dọc bờ biển bảo vệ cho cả vùng Hạ Hòa Lan, còn Hoa Kỳ chỉ thiết lập đê nhỏ bảo vệ cho mổi thành phố.

Và quan trọng nhất, bảo vệ Hạ Hòa Lan là ưu tiên của chính phủ, mọi đảng phái và toàn dân Hòa Lan, trong lúc Hoa Kỳ không đặt nặng vấn đề này. Chính phủ và Quốc Hội Liên Bang chỉ chuẩn y sửa chửa vấn đề khi biến cố đã xảy ra, sau đó vào quên lảng.

Tài liệu tham khảo:

Experts: Dutch Flood Solutions Wouldn't Work Well in LA.

http://www.wafb.com/Global/story.asp?S=4496222

Blanco, K.B. Saving Louisiana's delta.

http://usinfo.state.gov/journals/itgic/0404/ijge/gj06.htm

Camp, E.R. 1999. Design and implementation of a gis for Louisiana's coastal management division. Louisiana Department of Natural Resources, Coastal Management Division.

Campbell, T., Benedet, L., Mann, D., Resio, D., Hester, M.W. and Materne, M. 2004. Restoration tools for Louisiana's gulf shorelines. In "Louisiana. Ecosystem restoration study. Chapter 6. Report November 2004. Page D143-D-186

Campanella, R. Geography of New Orleans.

Carter, N.T. (2005). New Orleans levees and floodwalls: Hurricane damage protection. CRS Report for Congress.

Dean, R.G. 2006. New Orleans and the Wetlands of Southern Louisiana. New Scientist, 36.

Grunwald, M. and Glasser, S.B. (2005) Experts Say Faulty Levees Caused Much of Flooding. Washington Post, 21/9/2005.

Hecht, Jeff (1990) The incredible shrinking Mississippi Delta. New Sientist.

US Army Corps of Engineers. 2004. Louisiana Coastal Areas (LCA). Louisiana. Ecosystem restoration study. Report November 2004.

Wikipedia: New Orleans, Louisiana; Mississippi River; Mississippi River Delta; 2005 levee failures in Greater New Orleans; Lake Pontchartrain; Drainage in New Orleans.

Winslow, L. New Orleans Levee system History. http://ezinearticles.com/?New-Orleans-Levee-System-History&id=65886

Reading, 1/5/2008

Trần-Đăng Hồng

Phần 3: Kinh nghiệm Bangladesh