Saturday, February 27, 2010

Tiếng Anh bài 15: cách viết một đoạn văn

Một bài báo khoa học thường được viết theo cấu trúc IMRAD (introduction, methods, results, and discussion). Mỗi phần bao gồm một số đoạn văn (paragraphs). Mỗi đoạn văn bao gồm nhiều câu văn (sentence). Một trong những khó khăn mà tôi thấy sinh viên thường gặp lúc viết bài báo khoa học là cách cấu trúc một đoạn văn sao cho dễ đọc và "trôi chảy". Thật ra, chẳng riêng gì sinh viên, tôi thấy ngay cả những thầy cô vẫn viết văn khoa học rất tồi. Do đó, tưởng là việc dễ làm, nhưng trong thực tế thì không dễ chút nào. Trong bài này tôi sẽ mách một vài kinh nghiệm trong việc cấu trúc một đoạn văn một cách logic và trôi chảy.


Một đoạn văn là một "đơn vị" văn chương của một bài báo khoa học. Điều mà người đọc kì vọng khi đọc một đoạn văn là ý tưởng của người viết và thông tin làm nền tảng cho ý tưởng đó. Nếu người viết không đáp ứng được kì vọng này – như đoạn văn có nhiều ý tưởng, hay không có bằng chứng – thì người đọc sẽ cảm thấy lẫn lộn hay khó chịu, và sẽ không muốn tiếp tục đọc. 

Vậy thì câu hỏi đặt ra là: một đoạn văn phải có chức năng gì? Nói một cách ví von, điều mà người đọc muốn tìm trong một đoạn văn khoa học cũng chẳng khác gì chúng ta kì vọng ở một người bạn đời: đó là tinh thần ủng hộ, kiên định, và chu đáo. Một đoạn văn cũng cần có những đặc điểm như thế: có bằng chứng yểm trợ cho ý tưởng, có lập trường kiên định, và phải khúc chiết.

Bằng chứng. Một đoạn văn tốt là một đoạn văn hàm chứa thông tin, và thông tin đó phải có liên quan hay mang tính yểm trợ cho luận án của người viết. Đoạn văn đó cần phải có liên hệ với luận án một cách rõ ràng, sao cho cả thế giới đuều biết được đoạn văn đó có ý định nói lên điều gì. 

Kiên định. Một đoạn văn tốt phải mạnh mẽ và có khi trần trụi. Một đoạn văn mạnh mẽ rất cần thiết để phát triển một ý tưởng chính bằng cách dùng đầy đủ bằng chứng. Một đoạn văn tốt không nên có những câu văn thừa thải, những câu văn "gầy gò", với bằng chứng chẳng có liên quan gì với nhau. 

Khúc chiết ở đây có nghĩa là đoạn văn đó phải "hòa hợp" với những đoạn văn khác trong bài báo. Một đoạn văn tốt không bao giờ làm gián đoạn các đoạn văn khác, mà lúc nào cũng có ý tưởng liên quan với một đoạn văn trước đó.

Một đoạn văn bao gồm nhiều câu văn (sentence). Một đoạn văn đơn giản nhất phải có một câu văn chủ đề, và một số câu văn phụ đề. Câu văn chủ đề có mục tiêu "tuyên bố" một ý tưởng hay một quan điểm, còn những câu văn phụ đề có chức năng cung cấp chi tiết và thông tin để làm cơ sở cho câu văn chủ đề. Do đó, một đoạn văn tốt phải hàm chứa những thông tin mang tính khúc chiết và liên kết. Ở đây, tôi không bàn chi tiết về kĩ thuật viết một đoạn văn (vì đã có nhiều sách chỉ dẫn), tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm với bạn đọc một vài điểm chính sau đây:

1. Mỗi đoạn văn chỉ nên nói lên một ý tưởng hay một điểm mà thôi. Khi mới bắt tay vào viết bài báo khoa học, nên tránh kiểu viết một đoạn văn chứa nhiều ý tưởng hay điểm nhỏ. Hãy đọc đoạn văn sau đây:

Muscle length and changes in contractility have been reported to have overlapping effects on the components of excitation-contraction coupling. Muscle length is believed to affect the action potential, the amount of calcium released, and the rise of intracellular calcium …; finally, muscle length affects the interaction between actin and myosin and hence shortening and force development. Changes in contractility are believed to affect the action potential and the level and rise of intracellular calcium. 

Trong đoạn văn trên, muscle length và contractility được bàn riêng lẻ thể hiện qua nhiều câu văn nhưng tác giả không nói đến những đặc điểm tương đồng giữa hai khía cạnh này. Những câu văn cũng không trực tiếp minh họa cái mà tác giả gọi là overlapping effect tuyên bố trong câu văn đầu tiên. Ngoài ra, chúng ta cũng không thấy mối liên hệ giữa các câu văn trong đoạn văn trên. Đoạn văn trên có thể biên tập lại cho rõ ràng hơn như sau:

Muscle length and changes in contractility have been reported to have overlapping effects on the components of excitation-contraction coupling. Both affect [Muscle length is believed to affect] the action potential, the amount of calcium released, and the rise of intracellular calcium. In addition [finally], muscle length affects the interaction between actin and myosin and hence affects muscle shortening and force development. [Changes in contractility are believed to affect the action potential and the level and rise of intracellular calcium]

(những chỗ màu xanh là bỏ, cắt đi).

2. Giải thích. Đôi khi, một câu văn cần phải giải thích tại sao có hành động. Mặc dù người viết có thể kì vọng người đọc phải hiểu đề tài, nhưng đôi khi chính người viết phải giúp đỡ người đọc hiểu đề tài bằng cách giải thích rõ ràng hơn. 

All of the patient data were kept in paper files. The absence of even one clerk caused delays in the monthly reporting. Finally, management decided to interview some system analysts.

Trong đoạn văn trên, sự nối kết của 3 câu văn không rõ ràng mấy. Dù biết rằng người đọc có thể suy luận được ý nghĩa của đoạn văn, nhưng tại sao chúng ta không viết rõ ràng hơn để người đọc khỏi mất thì giờ? Đoạn văn trên có thể biên tập lại như sau:

All of the patient data were kept in paper files, which took much staff time to maintain. The absence of even one clerk caused delays in the monthly patient reports [reporting]Management wanted computerized record keeping, which would take less time and be more reliable, and finally, [mnagement]decided to interview some system analysts to develop the new system.

3. Cấu trúc song song. Cần phải cấu trúc đoạn văn song song để dễ đọc. Đọc thử đoạn văn sau đây:

A 10 mg dose produced no affect, a 20 mg dose produced a small effect, but patients demonstrated a noticeable effect from a 30 mg dose. 

Chúng ta thấy tác giả cố gắng thay đổi cấu trúc khi nói về ảnh hưởng của liều lượng 30 mg, nhưng cách viết này làm cho câu văn khó hiểu. Có thể viết lại như sau:

A 10 mg dose produced no affect, a 20 mg dose produced a small effect, but a 30 mg dose produced[patients demonstrated] a noticeable effect in patients[fom a 30 mg dose]. 

4. Nhất quán trong cách viết. Cần phải duy trì cách viết một cách nhất quán. Nếu dùng thì thụ động trong câu đầu thì phải cố gắng theo cách dùng đó. Chẳng hạn như:

Topical applications of the drug did not improve the condition. The condition improved after small doses were delivered intravenously.

Câu đầu theo thể thụ động (passive voice), nhưng câu thứ hai thì chuyển sang chủ động (active voice). Nên duy trì nhất quán cách viết như sau:

Topical applications of the drug did not improve the condition. Intravenous delivery of small doses improved the condition[Fhe condition improved after small doses were delivered intravenously].

Để tạm kết thúc bài này, tôi mời các bạn thử đọc một đoạn văn của Gs Samuel Huntington, một tác giả thuộc vào hàng "favorite" của tôi. (Tôi chỉ thích và ngưỡng mộ cách viết của ông ấy thôi, chứ không hẳn thích quan điểm chính trị của ông ấy). Đoạn này tôi trích trong bài "The Hispanic Challenge" đăng trên tập san Foreign Affairs số ra ngày 1/3/2004:

Most Americans see the creed as the crucial element of their national identity. The creed, however, was the product of the distinct Anglo-Protestant culture of the founding settlers. Key elements of that culture include the English language; Christianity; religious commitment; English concepts of the rule of law, including the responsibility of rulers and the rights of individuals; and dissenting Protestant values of individualism, the work ethic, and the belief that humans have the ability and the duty to try to create a heaven on earth, a "city on a hill." Historically, millions of immigrants were attracted to the United States because of this culture and the economic opportunities and political liberties it made possible. 

Như có thể thấy, câu đầu tuyên bố chủ đề của đoạn văn về căn cước quốc gia. Câu thứ hai nối kết với câu 1 một cách tuyệt vời về mặt chữ nghĩa. Những câu kế tiếp cung cấp thêm thông tin và dữ liệu yểm trợ cho câu văn đầu tiên. Và, câu cuối cùng quay lại câu chủ đề như là một nhấn mạnh. Một đoạn văn được viết một cách chắc nịch! Đúng là cách viết của một bậc thầy. 

Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một bậc thầy khác, không phải trong khoa học, mà là trong văn học: Nhà biên khảo Sơn Nam. Trong một cuốn sách mà tôi đọc lâu lắm rồi, trong đó tác giả kể lại rằng có lần Sơn Nam khuyên tác giả về cách viết văn như sau: "Mày viết câu văn phải có bắp thịt. Nghĩa là nó không phẳng lỳ làng nhàng, đọc lên không gây xúc cảm. […] Nói nôm na ra là như cái bắp thịt con chuột của anh nông dân. Văn là phải như thế đó, chớ không phải suông đuột như bắp tay con gái. […] ta phải dùng chữ nào chính xác nhất, đắt giá nhất, độc đáo nhất để diễn đạt cái ý ta muốn diễn đạt. Nghĩa là khi ta dùng chữ đó rồi, không chữ nào thay vào mà hay hơn được. […] Mày hiểu không? Cũng như mày lựa vợ vậy, khi mày đã chấm cô A thì cô B dù có đẹp hơn giàu hơn cũng không làm mày hạnh phúc bằng cô A! Hì hì …"

Tôi nghĩ một lời khuyên như thế trong viết văn khoa học cũng rất thích hợp. 

NVT


Friday, February 26, 2010

Hãy suy nghĩ như một triết gia và làm như một người thợ - Giản Tư Trung


20/12/2009 02:48:20 
(SVVN) Anh Giản Tư Trung - Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE - người đang tâm huyết và mải mê với các dự án giáo dục của mình, cùng hy vọng nâng cao doanh trí và dân trí, đã có cuộc trò chuyện với SVVN về cách đào tạo hiện nay ở các trường ĐH ở VN.

KHÁT VỌNG SÁNH VAI 
Trong tâm thức người Việt, thường có lối suy nghĩ phổ biến "sự học dẫn người ta đến sự thành công". Anh thì nghĩ sao? 
Ai cũng biết sự học thay đổi một phần con người, và Việt Nambây giờ có rất nhiều người có khả năng. Ngày xưa, rất ít người có thể tiếp cận với sự học và không phải bất cứ ai học cũng thành công. Còn ngày nay gần như ai cũng học hết rồi, vậy làm thế nào để thành công?

 Theo tôi, những người thành công là những người biết học. Học không chỉ là học những cái chuyên môn, mà còn phải học để mà hấp thu được những bộ óc lớn. Đó mới là cái đỉnh cao. Thế nên mới có chuyện, có người chỉ điều hành công ty con con với 5-6 nhân viên mà phải học đến… sói cả trán. Do vậy, giờ đây sự học là cái thứ không phải quan trọng nhất. Không phải sự học nào cũng quyết định thân phận, mà phải là biết cách học.

Trong sự học, làm thế nào để một người trẻ biết là mình thành công hay chưa? Tiêu chí nào để định lượng được chỉ số thành công của người trẻ?

Tôi có hỏi các học viên: Các anh chị có ai có khát vọng lớn hay không?". Hơn nửa lớp giơ tay nói là có khát vọng lớn. Thế khát vọng lớn là gì? Mình lấy lại câu của Bác Hồ nói là: sánh vai với các cường quốc năm châu để chia sẻ cùng các bạn học viên.

Các bạn muốn biết mình có khát vọng lớn hay không thì xin phép tạm chia làm 5 mức xà, người đặt ra mức xà cao nhất mới có khát vọng lớn. Lớn hay không là tùy theo mức xà, và khả năng mình vượt qua mức xà đấy. Mức xà thấp nhất là so sánh với các bạn học phổ thông, mức xà tiếp theo là so sánh với những bạn học đại học. Tham vọng cao hơn thì so sánh với bạn đồng nghiệp trong lĩnh vực mình làm ở trong nước. Mức xà thứ 4 là so sánh với các bạn đồng nghiệp quốc tế trong khu vực (Singapore, Hồng Kông, ấn Độ, Trung Quốc). Mức xà thứ 5 là so sánh với các cường quốc năm châu. Thực ra, mình ngang vai với quốc tế thì chỉ bằng eo của các cường quốc. So với đồng nghiệp trong nước như sánh với đầu gối, bạn học thì sánh với mắt cá chân. Muốn khát vọng lớn thì phải sánh vai thì mới gọi là khát vọng lớn.

BÀN VỀ KẺ THÙ CỦA ĐẠO ĐỨC VÀ GIÁO DỤC

Hơn sáu mươi năm trước, khi đất nước mới độc lập, chúng ta xác định một trong những kẻ thù lớn nhất lúc đó là giặc dốt. Vậy theo anh, kẻ thù lớn nhất của thời  đại hiện nay  là gì?

Theo tôi, không phải riêng Việt Nam mà cả các nước trong khu vực có 3 kẻ thù lớn nhất: Kẻ thù thứ nhất là thiếu trung thực, thứ 2 là ngộ nhận về sự hiểu biết, kẻ thù thứ 3 là sự lười biếng. Có nhiều người lười biếng nhưng họ không nghĩ vậy. Trong 3 kẻ thù này kẻ thù lớn nhất là sự ngộ nhận. Einstein từng nói: Trên đời này chỉ có hai thứ là vô tận, đó là vũ trụ và sự ngu dốt của con người. Nhưng vũ trụ thì không chắc lắm còn cái thứ 2 thì chắc chắn nó vô tận. Nghĩa là bi kịch lớn nhất của con người không phải sự ngu dốt mà là dốt nhưng không biết mình dốt.

Năm 1945, Bác Hồ nói là diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Sự thực là kẻ thù lớn nhất sau năm 1945 (giặc dốt) cực kỳ dễ thương, vì ở thời điểm đó ai cũng thừa nhận là mình dốt. Ở cái xã hội ai cũng thừa nhận mình dốt thì quá tuyệt vời, vì khi người ta nghĩ mình dốt thì người ta phải nỗ lực hết sức để mình giỏi. Nhưng theo bạn, bây giờ giặc dốt còn hay không? (Cười).

Nhưng còn sự lười biếng? Nó liên quan gì đến câu chuyện chúng ta đang bàn?

Thay vì nói về sự lười biếng, ta bàn đến sự chăm chỉ. Tại vì có nhiều người lười biếng nhưng người ta tưởng mình chăm chỉ. Cái đó cũng nguy hiểm. Theo tôi, chúng ta không nên nói nhiều về đạo đức mà nên nói về chăm chỉ vì chăm chỉ là một trong những biểu hiện cao nhất của đạo đức.

 Một người có đạo đức chắc chắn là một người lao động cật lực. Nhưng một người lao động cật lực thì chưa chắc đã là người có đạo đức. Một người mà không chăm chỉ là một người không có đạo đức hay nói cách khác là đạo đức giả. Bất cứ ai cũng có thể thành công nếu có tài năng và lao động cật lực.

Yếu tố cấu thành quan trọng và căn bản nhất của đạo đức là chăm chỉ. Vừa rồi, tôi có gặp một ông lao công quét sân, lau bàn… ở trường. Bàn dính bẩn ông lấy giẻ lau, tôi có cảm giác ông không lau bàn mà ông đang lau vàng, lau kim cương. Mình thấy là "do something with love" tức là làm việc với tình yêu chứ không phải trách nhiệm. Khi mình đào tạo nhân viên lao công để lau bàn mình chỉ cách để họ lau bàn thế nào cho sạch thì dễ lắm, nhưng để có một nhân viên làm việc với tình yêu thì đó là công cuộc của cả một nền giáo dục quốc gia.

Có lần tôi đi máy bay của một hãng hàng không Nhật, khi tôi ăn xong có cô tiếp viên đến dọn, cô tỏ ra rất hạnh phúc khi thấy mình vui. Xong, cô ấy cười và hỏi: Anh thấy ngon chứ?, mình cười và nói Rất ngon!. Họ không xem nhân viên của họ là tiếp viên hàng không mà xem như là những đại sứ cho hãng hàng không.

Nghĩa là nói gì đi nữa thì chúng ta vẫn phải quay về câu chuyện triết lý của giáo dục?

Thực ra thì quốc gia nào cũng có triết lý giáo dục của họ. Mình đã giải thích "thực học", đưa ra tôn thờ giá trị thực học chứ không phải tôn vinh. Giống như một nhà văn nổi tiếng người Mỹ có nói một câu: Trong vũ trụ giả dối, một hành động trung thực sẽ là hành động cách mạng. Nhiều khi mình vẫn tin xã hội có rất nhiều  người tâm huyết và trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng sẽ không nhụt chí.

Người làm chuyên môn như mình, phải làm như là kiến  - tha lâu thì đầy tổ, nhưng nghĩ thì phải như voi mới được. Mình rất thích câu chuyện "những con sao biển" về triết lý hành động và tổ chức: Có một anh chàng đi du lịch ra biển, anh thấy trong rất nhiều người tắm biển có một cậu bé cứ lúi húi nhặt cái gì đó rồi lia ra biển. Tò mò chạy lại gần xem thằng bé làm gì thì hóa ra không phải nó lia đá, mà nó nhặt con sao biển đang mắc cạn. Ông này nhìn thấy nó làm vậy thì cười: "Ê nhóc! Cậu có biết trên bãi biển này có bao nhiêu con sao biển không?"! Nó không nhìn lại ông ấy mà nói liền: "Nhưng mà cháu có thể cứu được con này mà!". Ông ta giật mình và nghĩ rằng "Tại sao mọi người không nghĩ thế".

 Sau đó, ông ấy cũng nhặt và rất nhiều người cùng nhặt, hàng vạn con sao biển đã được cứu. Câu chuyện chỉ có vậy. Hãy có tầm nhìn của người lớn nhưng phải có tâm hồn của đứa trẻ. Đó là câu chuyện cho ta thấy khi mình làm cái gì thì làm cái cụ thể, nhưng khi nghĩ thì đến cái cao rộng.

Chẳng thế mà, vừa rồi miền Trung lũ lụt. Lúc đó mình xung phong đóng góp một ít. Mình giúp được một người thì cứ nghĩ là một người thôi. Cũng như mình có thể đóng góp 2 gói mỳ thì cứ đóng góp 2 gói. Tại sao cứ nghĩ đến triệu gói mà không nghĩ đến 2 gói? Chứ cứ nghĩ: Hai gói mì thì giúp được ai, rồi không giúp, thì lấy đâu ra triệu gói mì?!

Quay lại câu chuyện giáo dục, cổ vũ được những người thực học, và tôn trọng họ, cả xã hội sẽ làm theo.

TRIẾT GIA VÀ CÁI BÚA

Là một người làm về giáo dục và tâm huyết với các bạn sinh viên, anh có suy nghĩ thế nào về cách đào tạo ở các trường ĐH hiện nay?

Theo tôi, cách giáo dục con người, kể cả đại  học của ta hay của Tây thì cũng cần nhấn mạnh hai điểm, học cách nghĩ và học cách học. 
Khi tôi đến Viện Công nghệ Massachusetts, thấy người ta có một cách diễn đạt rất hay: Biểu tượng (logo) của trường học là một vị triết gia và bên cạnh là cái búa. Suy nghĩ kỹ ta mới thấy rằng: Những người vĩ đại trong cuộc đời này luôn có một đặc tính rất căn bản: Khi anh làm có thể làm những cái rất nhỏ nhặt, tưởng như là tầm thường nhưng khi anh nghĩ thường như là một triết gia… Nên thường thường nó tạo ra một lớp người chỉ nói những thứ tưởng như là chuyện "trên trời", nhưng ngoài đời thực họ làm được những việc rất đáng để đời…

Tôi nghĩ, ở những trường đại học danh tiếng đều có tư tưởng đó, nhưng không có trường nào có cách diễn đạt dễ hiểu và tuyệt vời như MIT

Vậy theo anh, chúng ta nên làm  thế nào?

Mỗi quốc gia có bối cảnh khác nhau, nên sẽ có những vấn đề khác nhau. Mà khi vấn đề khác nhau sẽ có giải pháp khác nhau và do đó sẽ hình thành mô hình khác nhau. Chúng ta có thể học hỏi từ thế giới, nhưng không nên copy mô hình này, mô hình nọ để áp khung cho nền giáo dục.

Ngoài ra, một xã hội có nền giáo dục bất bình thường, sẽ đào tạo ra những người mà khi bước vào một khu rừng rậm rạp thì người ta chỉ "thấy cây mà không thấy rừng". Lối giáo dục này cũng rất không tốt.

Cách đây không lâu tôi có tham luận ở vài cuộc hội thảo quốc tế về giáo dục tổ chức ở nước ngoài. Một số đại biểu quốc tế "chất vấn" mình "cải cách giáo dục Việt Nam bắt đầu từ đâu"? Nhiều người nghĩ rằng tôi sẽ trả lời bắt đầu từ nội dung, từ thi cử, từ tiểu học, từ đại học, nhưng tôi không nghĩ như thế. Mà phải bắt đầu từ việc "định nghĩa lại con người", thế nào là "con người", chúng ta muốn có những con người như thế nào và làm sao để tạo ra những con người như thế. Tiếp đó, cần định nghĩa lại vai trò của tất cả các chủ thể giáo dục. Định nghĩa lại vai trò của người học, người dạy.

Nhà nước cũng cần nhìn nhận lại cả vai trò và công việc của mình trong hệ thống giáo dục. Phải bắt đầu từ cái gốc và cái chóp. Vì mọi thứ giải quyết phải bắt đầu từ con người, cụ thể hơn là từ việc xác lập lại vai trò và công việc của những con người thuộc các chủ thể trong hệ thống giáo dục.

Xin cảm ơn anh!

 

Lê Ngọc Sơn (thực hiện)

Đam mê của người trẻ là năng lượng sống của dân tộc - TS Vũ Minh Khương


14/02/2010 12:45:31 
(SVVN) Nhân dịp Tết Canh Dần, SVVN có cuộc trò chuyện về sự đam mê và niềm khát vọng của người trẻ với TS Vũ Minh Khương, trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore).


 

ĐAM MÊ ĐỂ THẤY NGỌT NGÀO SAU MỖI THẤT BẠI ĐẮNG CAY

Theo anh, đam mê có vai trò gì trong sự trưởng thành của người trẻ?

Đam mê là cội nguồn tạo nên niềm vui sướng đích thực của mỗi con người. Vì vậy, nó vừa là nhu cầu khao khát vừa là động lực để mỗi người vươn tới với tất cả sức mạnh tiềm ẩn của mình. Với mỗi người, năng lực trí tuệ giúp có được một công danh tốt, năng lực cảm xúc giúp có được một cuộc sống hài hòa, còn lòng đam mê giúp để lại một di sản.

Theo đuổi niềm đam mê đến tận cùng giúp người ta nghe thấy tiếng reo vang cổ vũ từ những khó khăn thách thức đáng sợ trên chặng đường xa thẳm đầy chông gai, thấy vị ngọt ngào từ những thất bại cay đắng, và thấy hạnh phúc và may mắn từ sự nghiệt ngã của số phận.

Sự cao quí của một niềm đam mê được đo bằng giá trị nó tạo ra cho xã hội khi người ta theo đuổi nó đến tận cùng: Từ tìm tòi ra cách nấu một món ăn ngon đến vẽ một bức tranh đẹp; từ tạo ra sản phẩm làm người tiêu dùng hứng khởi đến khơi dậy lòng nhân ái sâu thẳm trong mỗi con người; từ chiến công làm đồng bào mình hãnh diện đến  nỗ lực hiến dâng cho một tương lai tươi sáng của đất nước. 
Khơi dậy và làm bùng lên niềm đam mê cao quí tạo cho mỗi con người, đặc biệt là các bạn trẻ, không chỉ đánh thức nguồn năng lượng tiềm tàng, vô giá để vượt qua gian khó mà còn giúp họ cảm nhận được, thấy được chính mình trong những nét đẹp sâu thẳm của cuộc đời.

Trong khoa học, sự đam mê của những người trẻ quan trọng thế nào, thưa anh?

Tuổi thanh niên là thời mà con người có sức sống mạnh mẽ để có thể làm được nhiều việc với sự táo bạo vô song. Đó là thời gian con người có thể tích lũy kiến thức nhanh nhất và làm việc sáng tạo nhất. Đó là thời gian quý giá để mỗi người chuẩn bị cho sự nghiệp sau này. Thời gian không quay ngược lại được. Đam mê được phôi thai từ lúc trẻ tuổi, và niềm đam mê này sẽ bùng phát hay lụi tàn; bùng phát đến đâu hay lụi tàn đến mức nào tùy thuộc rất nhiều vào nỗ lực của mỗi người trong những tháng năm trẻ tuổi.

Và anh cho rằng một người chỉ thực sự sống đẹp khi có một niềm đam mê cao quí thôi thúc mình trong cuộc đời?

Mục sư Martin Luther King có một câu nói rất hay, tạm dịch là "Một con người chỉ bắt đầu cuộc sống đích thực của mình khi anh ta có thể vượt qua  khuôn khổ hạn hẹp của mối lo cá nhân để hướng tới những mối lo rộng lớn hơn của đồng loại". Giá trị của một con người không đo bằng tiền hay chức vụ mà bằng sự cao quí và mãnh liệt của niềm đam mê mà người đó theo đuổi. Tích kết từ triết lý Hy Lạp về ý nghĩa của sự đam mê trong tiến bộ của nhân loại, những người làm bộ phim Serendipity được chiếu gần đây cho nhân vật chính của mình nói một câu làm xôn xao giới trẻ toàn cầu: "Khi một con người qua đời, người Hy Lạp không viết cáo phó mà đặt một câu hỏi: Người đó lúc sinh thời có niềm đam mê cao quí nào không?".

 

SV DH RMIT1.jpg

 

SỨC MẠNH CỘNG HƯỞNG

TS Vu Minh Khuong (1).JPG
Liệu có thể nói rằng, lòng đam mê mãnh liệt ắt mang lại thành công?

Không hẳn như vậy, đặc biệt với một dân tộc đầy xúc cảm như người Việt ta.  Đam mê là nguồn năng lượng vô hạn, nhưng nó chỉ thành động lực mạnh mẽ trên hành trình đi đến thành công nếu có hướng đi đúng, thấu hiểu thực tại, và biết được chính mình. Một con người cũng như một đất nước chỉ thực sự biến được xúc cảm của mình thành sức mạnh vô song khi có được sự khai sáng của tư duy và sự thấm thía về những thất bại và trải nghiệm trong quá khứ.

Người Singapore đi được đến thành công hôm nay là nhờ thổi bùng ngọn lửa đam mê đuổi kịp các quốc gia phát triển bằng ba công cụ tư duy: Nhìn xa (biết xu thế thời đại và mục đích tương lai); Nhìn ngang dọc (học hỏi khắp nơi để chắt lọc tinh hoa nhân loại); và Nhìn lại (tự xem lại quá trình đã qua để đúc rút, chiêm nghiệm, và lớn lên).

Người Việt ta có lòng đam mê tiềm ẩn rất mãnh liệt nhưng các công cụ tư duy để lòng đam mê này trỗi dậy và đi đúng hướng còn khá hạn chế. Ba điểm yếu khá nổi bật của không ít người Việt là: Lựa chọn đường đi bằng cảm xúc chứ ít bằng lý trí nên có thể chọn nhầm đường đi; Cố bám lấy định kiến và tư duy cũ để nhận thức thực tại nên thường e ngại và tránh né sự đổi thay; Thiếu lòng quả cảm để chiêm nghiệm, học hỏi trải nghiệm nên khó lớn lên từ thất bại, thách thức.

Vì vậy, nguồn năng lượng to lớn của lòng đam mê của nhiều người có thể bị chôn vùi, thậm chí thui chột và tiêu biến trong những niềm vui manh mún vật chất, sự cầu toàn cá nhân, những toan tính hạn hẹp, và sự biện bác cho sự dối lòng.

Tôi luôn tự hỏi, người Việt chúng ta hôm nay có nhỏ bé quá không so với niềm khao khát của Bà Triệu Thị Trinh, quê ở Nông Cống, Thanh Hóa, gần 2000 năm trước đây: "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình giữa biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!".

Bài học lịch sử nào có thể làm ta nhớ lại rằng: lòng đam mê mang lại sức mạnh kỳ diệu?

Khi bàn về sự trỗi dậy của châu Á trong thế kỷ 21, các học giả phương Tây chỉ ra rằng đây không phải là lần đầu tiên châu Á trỗi dậy. Vào thế kỷ 13, đế chế Mông Cổ đã chinh phục và bá chủ thế giới. Điều kỳ lạ trong giai đoạn này, chỉ có dân tộc Việt Nam bảo vệ được sự độc lập của mình bằng những chiến thắng kỳ diệu trước đội quân bách chiến bách thắng này. Điều kỳ lạ này chắc chắn sẽ được các học giả nhắc đến trong tương lai như một lý giải đầy tính thuyết phục, nếu một ngày mai đây dân tộc Việt Nam mình nổi lên trong hòa bình với một vị thế xứng đáng trong cộng đồng thế giới.

Điều kỳ lạ này là một minh chứng về sức mạnh kỳ diệu của người Việt Nam sản sinh từ  cộng hưởng niềm đam mê của người dân trong khát vọng giải phóng dân tộc với tài trí của người lãnh đạo, lòng hiến dâng cho đất nước. Câu chuyện về chàng trai trẻ Phạm Ngũ Lão, một người đan sọt ở làng Phù Ủng (Đường Hào, Hải Dương) là một ví dụ.

Chuyên kể rằng: Trần Hưng Đạo cùng tùy tùng đi ngang qua Đường Hào thấy Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến, dẹp lối đi. Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên không hề hay biết. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích. Thấy lạ, quân lính chạy đến bẩm Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo liền dừng lại hỏi. Khi đó Phạm Ngũ Lão mới chợt bừng tỉnh và xin xá tội thất lễ vì quá mải nghĩ một câu trong binh thư nên không hề biết mọi việc xung quanh. Trần Hưng Đạo không giận mà lấy làm mừng vì biết đây là người kỳ tài nên cho ngồi cùng kiệu đưa về kinh và tiến cử lên vua. Nhờ vậy, mới ở tuổi 30, Phạm Ngũ Lão đã được giao trọng trách, lập nên những chiến công hiển hách như trận Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp .

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Phạm Ngũ Lão không đủ niềm đam mê và tránh ra khi quân lính dọn đường? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người lính thấy lạ nhưng không bẩm Trần Hưng Đạo mà mắng mỏ thô bạo Phạm Ngũ Lão và lôi ông đi xử lý? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trần Hưng Hưng Đạo không dừng lại hỏi han mà vội đi vì công việc quá bận? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trần Hưng Hưng Đạo dừng lại ân cần hỏi han nhưng không để tâm đến tài năng của Phạm Ngũ Lão?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trần Hưng Hưng Đạo dừng lại ân cần hỏi han và biết Phạm Ngũ Lão là người có tài nhưng cơ chế không cho ông thu dụng? Nếu một trong những giả định trên quả thật xảy ra, chúng ta sẽ không chỉ không có những người anh hùng như Phạm Ngũ Lão mà có lẽ nước ta sẽ bị chìm đắm trước vó ngựa chinh phục của quân Nguyên-Mông. Hiện tượng Phạm Ngũ Lão là một chỉ số đặc sắc về sức mạnh cộng hưởng của lòng đam mê của người dân và tầm vóc cao quí của người lãnh đạo khi dân tộc Việt lâm nguy.

Anh có điều gì chiêm nghiệm muốn chia sẻ với lớp trẻ trong nước về niềm đam mê?

Trong chặng đường gian truân theo đuổi niềm đam mê của mình, tôi rất thấm thía một câu nói của Goethe, một nhà thơ lớn người Đức thế kỷ 19, đại ý là: Niềm khao khát của chúng ta là những con Phượng Hoàng đích thực; mỗi khi bị đốt cháy rụi, nó lại trỗi dậy rực rỡ từ đống tro tàn.

Sự hèn yếu của một con người hay của một đất nước không phải ở vị thế nghèo nàn hiện thời về vật chất; cũng không phải ở sự thua kém nhất thời về tri thức hay năng lực; mà ở sự tự chôn vùi khát vọng sâu thẳm của lòng mình bằng những món lợi chụp giật hoặc sự mưu cầu cá nhân. Sự đam mê của người trẻ là một chỉ dấu quan trọng cho mức độ phát triển và sức mạnh hiện tại lẫn tương lai của một dân tộc. Một dân tộc có những người trẻ đam mê là một dân tộc tràn đầy năng lượng sống.

Tôi rất cảm kích về tấm gương của Nguyên Công Trứ, một vị quan triều Nguyễn thế kỷ 19. Cuộc đời và sự nghiệp đầy sóng gió, thành bại, và trắc trở của ông luôn chói sáng một niềm đam mê lập công và hiến dâng cho Tổ quốc.  Ông quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nhưng đã chủ động đề xuất việc chiêu mộ dân nghèo đắp đê lấn biển, lập ấp. Nhờ đó khai sinh các huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình).

Tôi ước mong trong đời mình được thấy những hóa thân của Phạm Ngũ Lão hay Nguyễn Công Trứ trong những năm tháng đầy thử thách phát triển hiện nay của đất nước mình.

Xin cảm ơn anh!

 

Lê Ngọc Sơn (thực hiện)

Thursday, February 25, 2010

Body Language để giao tiếp tự tin

TP - Chỉ cần 10 phút với những hướng dẫn sau đây của tờTelegraph bạn sẽ biết cách giao tiếp hiệu quả.

Ngôn ngữ của cơ thể bạn cũng quan trọng như giọng nói vậy. Cách nào để bạn thật sự khác biệt, không chỉ phun lời.

Tạo được ấn tượng, sự tự tin bạn cần phải đứng hoặc ngồi chắc chắn, không lắc lư hay bồn chồn. Đầu ở tư thế tự nhiên, lưng thẳng và thậm chí có thể hơi ngả về phía trước một chút và dù có nói chuyện với bất kì ai, bạn phải chắc rằng mình đang nói gì.

Sử dụng đôi tay

Các chính trị gia thấu hiểu rằng, cách họ sử dụng đôi tay cũng quan trọng như những gì họ nói.

David Cameron đã nghiên cứu phong cách nhấn mạnh của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair cho thấy, mỗi khi ông đặt tay kia nằm gọn trong lòng bàn tay còn lại có nghĩa ông đang kết thúc một vấn đề. Ngược lại, Gordon Brown mắt nhìn xa xăm và thường tìm vị trí đặt tay mỗi khi ông ta đang nói.

Liên hệ bằng mắt

Mắt là một công cụ hữu hiệu để trao đổi. Liên hệ bằng mắt sẽ tạo một mối tin cậy chắc chắn. Thiếu cách giao tiếp này bạn sẽ khó truyền tải thông điệp.

Thuyết trình trước đám đông, chỉ cần bạn đưa ánh mắt chắc chắn nhìn vào từng gương mặt lần lượt, bạn sẽ gây được sự chú ý. Đảm bảo rằng bạn không nhìn chằm chằm vào người đối diện - chỉ trừ khi bạn muốn... dọa họ.

Bạn có gặp khó khăn khi biểu đạt chính mình?

Để thuyết phục một ai đó trong lần tới, bạn nên cân nhắc rõ ràng ấn tượng mình tạo ra khi nói. Ánh mắt bạn có đảo liên hồi không? Có lẽ bạn đã khoanh chân hoặc vẫn còn băn khoăn về bộ quần áo đang mặc?

Thường thường đa phần chúng ta thấy lo lắng khi phải diễn thuyết và khi đó ngôn ngữ cơ thể của chúng ta cũng... lộn tùng phèo. Còn nhiều thứ rối tung sẽ xảy ra nếu chúng ta nói năng không thuyết phục.

Tập trung vào người nghe và tưởng tượng ra bạn đang sẵn sàng đưa ra ý tưởng đến với họ. Khi đó bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình nói rất... trơn tru. Thậm chí cả khi họ không đồng ý với những gì bạn đang nói, họ cũng biết chắc bạn đang nói gì, về quan điểm nào. Tất nhiên, đừng nói những điều lăng nhăng nhé.

Thanh Chi 
Theo Telegraph

10 Minute Body Language

This week: How to communicate with confidence.

 
As every good politician knows, the way you use your hands can be as important as what you say Photo: ALAMY

The secret to all communication is making your point clearly and effectively. Whether you are negotiating a pay rise or arguing with a loved one, you always need to make clear what it is that you're saying. Your body is as important as your voice for doing this. How you carry and present yourself can make the difference between somebody merely letting your voice wash over them, or truly understanding and responding to you. Here are a few pointers to help you ensure that you say what you really want to say every time.

Be confident

Others won't take you seriously if you don't look like you are taking yourself seriously to begin with. Allow your physical presence to echo the impression you want to make with your words. To create an impression of confidence you should stand or sit firmly, without swaying or fidgeting. Keep your head still and your back straight and even lean slightly forward and whoever you're talking to will know that you feel sure in what you are saying.

Use your hands

As every good politician knows, the way you use your hands can be as important as what you say. David Cameron has studied Tony Blair's emphatic style, thrusting the back of one hand into the palm of the other to punctuate his points convincingly. Gordon Brown, by contrast, looks much more at sea, and often rearranges his hands nervously while he's speaking.

Make eye contact

The eyes are our most valuable tool when trying to get a point across. Eye contact plays a big part in striking rapport and establishing trust, while a lack of it can hinder your message. By maintaining eye contact with those you're addressing – moving steadily from person to person if faced with a group – you can control their attention. Make sure you are not staring – you don't want to scare people off.

Do you have trouble making yourself understood?

The next time you are trying to persuade someone of something, consider the impression you are giving as you speak. Are your eyes wandering? Perhaps you keep crossing your legs or fidgeting with your clothes? Many of us get nervous when we speak and our body language becomes confused. The same thing can happen if we aren't convinced by what we are saying. Focus on the other person and imagine you are willing your point onto them. You will find that you instantly become much more convincing. Even if they disagree with what you are saying, the people you are talking to will know exactly what your point is.Of course, none of this will help if you're talking a lot of rubbish.

10-minute body language

This week: how to tell if someone fancies you.

 
10-minute body language
Are you aware of the messages you are giving? Photo: ALAMY

You could be a master of interpreting the little signals that other people are making, but it is just as important to be aware of your own body language when you are talking to a possible partner. Are you aware of the messages you are giving?

Next time you meet someone you are attracted to, while you're working out whether or not they are being unusually open towards you, take a while to consider how you are behaving yourself. Are you secretly conveying what you're thinking?

There might be some situations – the office, perhaps – where you'd prefer to disguise your attraction to someone.

If you're shy, you might find yourself being too closed off, in which case try looking up at the person you're talking to, and maintaining eye contact. Turning your body to face them will also help you to give an impression of interest, and opening your palms is an easy way to show a new acquaintance that you are feeling receptive. But be careful not to appear too forward.

Unfortunately, where reading attraction is concerned, the sexes are unequally gifted. Research shows that men are not very good at receiving signals or sending signals. That doesn't leave much does it. Good luck ladies!

* Few will be surprised to discover that women are much more expressive in displaying their interest than men, and give off a wide range of indicators that they're open to romantic suggestion.

Some of these will be familiar to even the most awkward of men: wide open eyes, flicking the hair away to expose the neck and throat, or flicking the hair back more generally, leaning towards a man while he is standing or sitting, pointing her feet towards him, gazing into his eyes, and tilting the head to one side. These are all giveaways that a woman is interested. Others clues such as exposing the wrist or palm, fidgeting with clothing, touching the neck or the throat and dilation of the pupils are more subtle and harder to spot:

Men, by contrast, have very little in their repetoire compared to women. They are also less obvious. Some feel a need to be physically expansive to assert themselves, which can be confusing, but generally a if a man finds a woman attractive his posture will be straightened, his stomach pulled in and his chest out. Look out for any increase in grooming rituals: smoothing the hair and touching their face, and unusual attention to clothing: fiddling with suit buttons, pulling up their socks, adjusting their tie or collar. Be warned, however – in some cases fidgeting can be a sign of discomfort.

Aside from this, is there a generally welcoming facial expression and demeanour? Look at the face – are the eyes gazing back at your eyes and neck region? This is the most reliable sign of interest. Roger Moore fans will be pleased to hear that a quick raise of the eyebrows is another giveaway. Who doesn't wish they were better at judging if people are attracted to them? Just imagine how much easier life would be if we could walk into a room and know, within seconds of meeting someone, whether or not they were interested in us as a romantic partner?

On the other hand, how many pitfalls and unfortunate misunderstandings might we avoid if we could distinguish between attraction and friendliness?

Like an iceberg, 90% of a romance is what goes left unsaid, and that's why it is crucial to learn how to read the tell-tale signs of body language. What we dare not say to the object of our attention, for fear of rejection or of seeming overly keen, we reveal by the way we carry ourselves and with the smallest physical gestures. By knowing the key signs to look out for, we can determine when someone is attracted to us – even if they don't know it yet themselves.


Wednesday, February 24, 2010

Câu chuyện cuối cùng của cha tôi – Huy Cận

Cù Huy Hà Vũ

Kỷ niệm 5 năm ngày mất của Nhà thơ Huy Cận (2/2005 – 2/2010)

Giáp Tết Ất Dậu 2005, trời chuyển lạnh trong những cơn gió rấm nước vốn dĩ tuần hoàn của Trời – Đất. Người lớn, con trẻ đa phần hào hứng đón nhận cái sự gây tê ấy của thời tiết như sứ giả của Xuân về. Kẻ khoa tay, người vỗ đùi "Có thế mới Tết!"

Nhưng đối với các bậc cao niên thì không hiển nhiên như vậy, không dè chừng cái lạnh lại trở thành đối thủ độc ác, kẻ tranh giành sự sống của chính họ. Vậy mà cha tôi, Huy Cận, chỉ còn cách cái ngưỡng lý thuyết "trăm năm trong cõi người ta" có một con Giáp, vẫn hồn nhiên, vẫn xăng xái ra đường, đến cơ quan, thăm bè bạn, đưa tác phẩm mới cho tòa soạn…

Cha tôi bảo: "Báo Nhân dân số Tết có đăng bài của cha đấy – Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn, bậc hiền tài của thời đại. Vũ nhớ xem, ở trang 2″. Vâng, thưa cha, con đọc đây – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho những ai đã có dịp gặp Người: người ta tưởng được tiếp kiến một nhà lãnh đạo Nhà nước, một lãnh tụ cách mạng thì người ta lại được gặp Con Người…

Đùng một cái, đúng 29 Tết, cha tôi vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt – Xô (ông vẫn chưa quen với cái tên Hữu Nghị) vì sưng phổi, với triệu chứng sốt cao, áp huyết lên tới 150 (mà ngày thường chỉ là 120, như sức khỏe của nhà nông chính hiệu). Vậy là lần đầu tiên trong đời, cha tôi không được đón Tết giữa những người thân, những người đồng chí.

Sáng mồng 3 Tết, tôi lại vội vào thăm ông. Cùng đi có Cù Huy Xuân Đức, thằng cháu đích tôn và Cù Huy Thước em trai ông, một chiến binh Điện Biên Phủ. Cha tôi vẫn đang thiêm thiếp, râu mấy ngày không cạo dễ đã cả phân dài. Và tôi đứng đó, nhìn cha, trào nước mắt…

Như lại thấy

 "Chiều năm giờ rưỡi ra về 

 Cổng trường mẫu giáo đề huề bố con 

Con vừa năm tuổi mầm non 

Bố ngoài bốn chục vẫn còn tươi xanh 

Con đi theo bố như cành 

Bố bên con tựa cây lành ra hoa" (*). 

Bỗng cha tôi mở mắt, gọi "Vũ đấy à" như thể biết thằng cu Vũ của ông sẽ đến, như thể chờ tôi đã lâu. Rồi vẫy tay gọi chúng tôi đến bên trò chuyện.

Nhận "lì xì" của tôi, ông xòe ra đếm, nhận phong bì Tết mà Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhờ tôi trao, ông cũng mở ra xem. Như trẻ được quà, như sự cẩn thận cố hữu đã làm ông nổi danh "Cù Huy Cẩn thận".

Bao điều để hỏi cũng bấy nhiêu để nói, rằng sức khỏe mẹ Như ra sao, công việc của Dương Hà vợ tôi và nhà chú Thước thế nào, rằng thằng cháu đích tôn Xuân Đức, mày đã hôn cô nào chưa hay vẫn mải giành truyện với em Xuân Hiếu, rồi về Xuân Diệu, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đến dự định ra Giêng về quê Ân Phú để nghệ sĩ Đào Trọng Khánh quay nốt bộ phim ba tập về Huy Cận…

Chừng thấy ông nằm im nghe, đồ rằng ông thấm mệt nên ba chúng tôi định đứng dậy cáo lui thì Huy Cận ngoắc lại.

Nhắm mắt, tĩnh lặng, cha tôi dường như dốc sức cho một điều gì thật hệ trọng. Và đây là câu chuyện cuối cùng của ông.

Ngày xưa có một ông vua xứ Macédoine tên là Philippe, nên người ta gọi là Philippe de Macédoine. Ông là cha của vua Alexandre III. Cả hai bố con đều rất giỏi, đều rất nổi tiếng. Nhưng ông bố cực kỳ hay – nhấn mạnh bằng một cái khoát tay, ông tiếp:

Cửa phòng ngủ của Philippe làm bằng đồng (bronze) và cứ mỗi sáng 12 cận vệ lại cầm chùy đập vào đó.

- Philippe đã dậy chưa? (như gọi thường dân).

- Dạ, tôi vừa dậy.

- Philippe có nhớ rằng Philippe cũng chỉ là một con người không?

- Dạ, cho đến hôm nay tôi còn nhớ. Nhưng ngày mai nhắc lại không rồi tôi lại quên.

Nghĩa là tôi không phải là thánh nhân. Nhưng để làm Người cũng phải rèn luyện – cha tôi bình – Như thế mới trị dân được. Bác Hồ là như thế!

Thật đột ngột nhưng không bất ngờ vì Hồ Chí Minh luôn ở trong Huy Cận kể từ lần diện kiến Người lần đầu tiên tại Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, nơi người thi sĩ khai sáng Thơ Mới kiêm Kỹ sư Canh nông được bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng toàn quốc (tiền thân của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Chẳng phải cha tôi đã hơn một lần nhắc "Cái thuở Tân Trào lưu luyến ấy / Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên"!

Bác Hồ là như thế! Mắt cha tôi lại ánh lên, Bác tự cho mình là một con người thôi, không tự cho mình là thánh thần. Còn thánh thần là do mình, do chúng ta cả. Rồi như để làm rõ hơn mạch tư duy này, ông tiếp:

Huy Cận và Cù Huy Hà Vũ trên núi Mồng Gà, quê hương Ân Phú, Hà Tĩnh.

Huy Cận và Cù Huy Hà Vũ trên núi Mồng Gà, quê hương Ân Phú, Hà Tĩnh.

Có thời cả ở Bảo tàng Cách mạng lẫn Bảo tàng Lịch sử người ta lưu giữ "nắm đất Bác Hồ", là nắm đất được cho rằng Bác đã lưu giữ ngay khi đặt chân lên đất Cao Bằng, như một kỷ niệm ngày về Tổ quốc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước.

Vấn đề không phải là trong hai nắm đất đó, đâu là nguyên gốc, đâu là bản sao mà là đấy có phải là sự thật lịch sử không. Và rồi bố đã có dịp trực tiếp hỏi Bác về nắm đất đó thì Bác cười: "Mình xúc động thì vốc đất lên hôn rồi lại thả xuống, chứ giữ làm gì.

Chắc các cô, chú yêu quý Bác mà làm đó thôi!". Rồi có lần khi nghe mọi người hát: "Hồ Chí Minh xuất hiện trong muôn ánh sao", Bác có nói: "Tôi là người từ nhân dân lao động mà ra chứ đâu phải trên trời rơi xuống".

Chợt nhớ ra rằng cha tôi đã từng là Thứ trưởng Văn hóa phụ trách Bảo tồn bảo tàng và Văn công. Cũng có thể sau cuộc "truy căn" này của cha tôi mà từ khá lâu rồi, "nắm đất Bác Hồ" không còn thấy ở các bảo tàng nữa.

Bố được ngủ cùng giường với Bác Hồ 3 đêm tại Bắc Bộ Phủ, trước ngày toàn quốc kháng chiến, vì tình hình lúc đó rất khẩn trương – (ngoài tư cách Thứ trưởng Nội vụ được Hồ Chủ tịch giao trước khi đi Pháp để giúp cụ Quyền Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng, cha tôi còn đảm nhận vai trò thư ký đặc biệt giúp Người trong điều hành Chính phủ để rồi những năm sau trở thành Tổng Thư ký đầu tiên của Hội đồng Chính phủ) – Bố sợ choán chỗ của Bác nên nằm ép sát mép giường thì Bác bảo: "Chú Cận nằm dịch vào trong cho khỏi ngã".

Bác Hồ là như thế, rất nhân tình, rất con người! Chính vì vậy – gương mặt cha tôi bừng dậy – trong các lãnh tụ cách mạng của thế kỷ XX, thế giới đánh giá Hồ Chí Minh là số 1, là "năm-bờ-oăn"!

Vậy là bài báo cuối cùng, và cả câu chuyện cuối cùng của cha tôi đều về một nhà văn hóa lớn, bậc hiền tài của thời đại, nhưng trước hết về một Con Người: Hồ Chí Minh!

Biết đâu, cái sự quấn quít của tình Dân tộc và Nhân văn đã lại đưa Huy Cận về bên vị Cha già Dân tộc nơi cao ấy của thế giới Người Hiền; để rồi ông lại được ngủ bên Người như 60 năm trước… Và tôi nghĩ cha tôi – cũng đã là một Con Người – xứng đáng được thế!

(*) Mỗi chiều tới đón con về – Bài thơ cuộc đời – Huy Cận

Sunday, February 21, 2010

Những biện pháp thu phục lòng người


13-11-2009  08:31:58 GMT +7

-Trong lịch sử của dân tộc ta, việc thu phục nhân tâm, cố kết lòng người có ý nghĩa sống còn đối với mỗi triều đại. Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc, ba lần chiến thắng quân Nguyên đã có câu nói nổi tiếng "chí chúng thành thành" (ý chí dân chúng là bức tường thành). 

1 - Lý Thường Kiệt với bài thơ "Nam quốc sơn hà" 

Vào thời nhà Lý, quân Tống sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, Lý Thường Kiệt cho đắp thành lũy, dàn trận đối địch trên sông Như Nguyệt (tức sông Cầu) để chống giặc. Ở đây có đền thờ Trương Hống, Trương Hát, hai vị tướng từ triều đại trước. Để kích thích tinh thần chiến đấu của ba quân, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài "Nam quốc sơn hà" (Sông núi nước Nam). 

Ông chọn người có giọng sang sảng, ban đêm bí mật vào đền dùng loa đọc nhiều lần bài thơ này: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" (Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời/Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời). 

Quân lính nghe đọc thơ, ai cũng tin rằng quân ta có thần nhân phù trợ, tất sẽ chiến thắng, vì vậy, ai cũng cố gắng hết lòng hết sức vì chủ tướng. Cuối cùng, Lý Thường Kiệt đã đuổi sạch quân Tống, giải phóng đất nước. Bài thơ như một bài hịch, một bản tuyên ngôn hùng hồn. Ngày nay, mỗi lần chúng ta đọc lại vẫn thấy hào sảng một cách lạ lùng. Huống chi giữa đêm khuya lại nghe thần linh đọc, ý chí chiến đấu của ba quân được kích thích cao độ. Đây là một cách tuyên truyền hết sức độc đáo. 

2 - Nguyễn Trãi viết chữ lên lá 

Đầu thế kỷ XV, nước ta bị giặc Minh đô hộ. Lê Lợi phất cờ dấy nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá). Lúc đầu điều kiện chiến đấu của quân ta vô cùng khó khăn bất lợi: "Tuấn kiệt như sao buổi sáng/Nhân tài như lá mùa thu" và "Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần/Khi Khôi Huyện quân không một đội"... (Cáo Bình Ngô). Nguyễn Trãi vào rừng sâu, dùng mỡ viết lên lá cây mấy chữ: "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm bề tôi). 

Các loài côn trùng theo vệt mỡ ăn thủng lá cây thành chữ. Lá rụng trôi xuống sông, quân dân nhặt được ai cũng tin rằng việc Lê Lợi dấy nghĩa là do ý trời. Từ đó quân theo về rất đông: "Gươm mài núi, đá núi cũng mòn/Voi uống nước, nước sông phải cạn" (Cáo Bình Ngô). Trải 10 năm chiến đấu gian khổ, cuối cùng Lê Lợi đã giải phóng được đất nước. 

3 - Quang Trung với 100 đồng tiền hai mặt như nhau 

Lại nữa thời Tây Sơn, Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà dẫn 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta. Từ Phú Xuân (Huế) Nguyễn Huệ đắp đàn trên núi Bân Sơn tế cáo trời đất, lên làm vua kéo quân ra Bắc diệt giặc. Trước khi xuất quân, Nguyễn Huệ đã khấn: "Nếu thần hiển linh phù trợ, xin cho 100 đồng tiền đều sấp". 

Lễ Hội Quang Trung được tổ chức tại Bình Định.


Sau đó ông tung 100 đồng tiền lên cao, những người đứng đầu hàng quân đều trông rõ: Trăm đồng như một, đều sấp. Quân ta tin rằng công cuộc giải phóng đất nước là do ý trời đã được thần linh phù trợ, vì vậy, muôn người như một đều đồng lòng. Thật ra đấy là một mẹo nhỏ của Nguyễn Huệ: Ông đã bí mật cho đúc 100 đồng tiền đặc biệt mà hai mặt đều như nhau để dùng trong việc này. 

Tất nhiên việc làm "thuận lẽ trời hợp lòng người" thì những mẹo nhỏ như trên mới có thể thực hiện được. Còn khi đã làm những việc bạo thiên nghịch địa để mất lòng dân thì không một mẹo nào có thể thi thố được. Người xưa nói "quốc dĩ quân di bản" (nước lấy dân làm gốc là vì thế).

Đôn Mai


Friday, February 19, 2010

Bai tap Yoga cho Quy Ong

Bai Tap Yoga Cho Quy Ong

Những lời chúc Năm mới – chúc Tình yêu hay

Nguyễn Viết Thắng biên soạn


1. Cung Chúc Tân Xuân khắp thế gian
Đất trời non nước mãi Bình An
Năm Mới đem về nhiều Tài Lộc
Niềm Vui, Hạnh Phúc với Thanh Nhàn

2. Tôi xin nâng cốc chúc mọi người sức khỏe và sức khỏe không bao giờ thừa; chúc niềm vui vì vui vẻ không hề có hại; chúc thành công vì thành công không đến thường xuyên; chúc hân hoan cho cuộc đời thêm nhẹ; chúc đầy đủ vì đủ đầy luôn mang lại sự vững tin!

3. Chúc mừng năm mới! Vui trong sức khỏe, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong… tất cả mọi lĩnh vực!

4. Đong cho đầy Hạnh Phúc. Gói cho tròn Lộc Tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt co chặt Phú Quý. Cùng chúc nhau Như Ý. Chúc năm mới Bình An. Nhà nhà đều Sung Túc!

5. Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Trẻ già no đủ. Gia chủ phát tài. Dâu rể gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng!

6. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều,
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu,
Gia đình hạnh phúc, bè bạn quý,
Thanh thản đời lên nhẹ cánh diều.

7. Chúc Năm Mới: Một bầu trời sức khỏe, Một biển cả tình thương. Một đại dương tình bạn, Một vô hạn tình yêu, Một người tình chung thủy, Một sự nghiệp huy hoàng, Một gia đình thịnh vượng.



8. Không có việc gì khó
Chỉ cần tiền ê hề
Đào núi và lấp biển
Không làm được thì thuê.
Hãy nâng cốc chúc cho chúng ta có sức khỏe và có tiền! Những thứ còn lại chúng ta sẽ đi mua!

9. Người đang cầm trong tay chén rượu thì bất kể là ai dù là người thành đạt hay kẻ không may mắn, dù là cậu sinh viên hay vị giáo sư, dù người trẻ hay người già, dù nhân viên quèn hay sếp bự, cuộc đời đối với họ trong thời điểm này là tuyệt mỹ! Chúng ta hãy cạn chén mừng cho những phúc giây tuyệt mỹ như thế này!

10. Một nhà thông thái nói: "Khi ta tha thứ cho người thì sẽ nhận được sự thỏa mãn nhiều hơn khi trả thù, vì rằng sự tha thứ mang lại lòng biết ơn, còn trả thù chỉ mang lại sự hối hận". Xin chúc mọi người thường xuyên tha thứ cho nhau vì những lồi lầm để nhận được sự thỏa mãn gấp bội!

11. Nhà văn Anton Trekhov viết: "Phụ nữ mà thiếu đàn ông thì héo úa, còn đàn ông mà thiếu phụ nữ thì sẽ ngu đần". Chúng ta hãy nâng cốc chúc ta luôn có nhau!

12. Người xưa dạy: "Đừng mắc nợ ai cái gì, chỉ nên mắc nợ sự yêu thương mà thôi". Chúng tôi chúc bạn như thế ở đời, chỉ còn mắc nợ nhau mỗi thứ không thể nào đong đếm!

13. Tình yêu làm cho người thông minh trở nên điên cuồng, kẻ dịu dàng trở nên mãnh liệt, còn kẻ bất kham sẽ trở thành ngoan ngoãn. Ta hãy nâng cốc chúc mừng để tình yêu biến ta thành những người hạnh phúc!

14. "Vì sao trời lại sinh ra phụ nữ xinh đẹp và dại khờ đến thế?" – một người đàn ông bực bội thốt lên. "Phụ nữ xinh đẹp là để cho đàn ông yêu, - một người phụ nữ nghe thấy trả lời, - còn dại khờ là để mà đi yêu đàn ông". Chúng ta hãy nâng cốc chúc những người phụ nữ tuyệt vời!

15. Người Ả rập cổ thường nói thế này: "Trên đời này chỉ có 3 thứ khoái lạc: ăn thịt, lăn trên thịt và bỏ thịt vào trong thịt". Chúc ta nâng cốc chúc mừng trí tuệ của cô nhân và chúc những người không ăn kiêng!

16. Xe hơi chỉ là con số không, nhà lầu chỉ là con số không, tiền bạc cũng chỉ là con số không, còn sức khỏe mới là con số 1. Chúng ta nâng cốc chúc ta có con số 1 cùng với những con số không đứng ở đằng sau!

17. Nghe nói ở bên Italia có phong tục: trước khi năm mới đến người ta đem những thứ đồ cũ hay hay đồ không cần dùng ném qua cửa sổ. Chúng ta không giàu có như Italia nhưng tục lệ này có cái hay. Tôi đề nghị mọi người hãy vứt bỏ hết trong trí nhớ của mình những tranh cãi, những giận hờn, những hành động vô thủy vô chung trong năm cũ. Nếu ta làm được điều này thì có nghĩa là trong ký ức của ta chỉ toàn những hoài niệm tốt đẹp, ấm áp về năm cũ. Xin nâng cốc chúc cho năm mới sẽ càng tốt đẹp hơn!

18. Nhà thơ Tú Xương viết: Một trà một rượu một đàn bà/ Ba thứ lăng nhăng nó hại ta. Chúng ta nâng cốc chúc mừng những thứ lăng nhăng có hại nhưng không thể thiếu đối với đàn ông!

19. Nhà thơ Tản Đà viết: Say sưa nghĩ cũng hư đời/ Hư thời hư vậy, say thời cứ say. Chúng ta hãy nâng cốc chúc cho say sưa mà không hư đời vậy!

20. Trong tác phẩm "Những cành đào" của Ấn Độ cổ đại nói: "Nhu cầu của tâm hồn sinh ra tình bạn, nhu cầu của trí tuệ sinh ra lòng kính trọng, nhu cầu của thể xác sinh ra sự ham muốn. Cả ba nhu cầu này sinh ra tình yêu chân chính". Ta hãy nâng cốc chúc mừng cho ta luôn có những nhu cầu này, để ta luôn luôn yêu và được người yêu lại!

21. Người ta hỏi một bác sĩ về sự khác nhau của ba tầng lớp giàu, nghèo và trung lưu. – Hội chứng của người giàu – bác sĩ trả lời – là hội chứng thừa thãi; làm được nhưng không muốn. Hội chứng của người nghèo là hội chứng của kẻ bất lực: muốn nhưng không làm được. Còn hột chứng của tầng lớp trung lưu: muốn và làm được. Ta hãy nâng cốc chúc mừng tầng lớp trung lưu!

22. Người ta nói rằng khi Thượng Đế tạo nên đêm dành cho những kẻ yêu nhau. Ngài đã thắp lên những vì sao để cho những lần gặp gỡ lung linh vẻ đẹp. Nghĩa là đêm sao này chỉ dành riêng cho chúng mình. Hãy uống rượu sâm banh, còn tất cả thì cứ mặc cho đem sai bảo… Chúc em và anh!

23. Nhà thơ Musa Jalin nói rằng: "Có một thứ thuốc với một sức mạnh diệu kỳ giúp cho sức khỏe của ta. Thứ thuốc đó gọi là tình yêu". Hãy nâng cốc chúc cho chúng ta luôn sở hữu thứ thuốc diệu kỳ đó!

24. Khi người ta yêu sẽ cảm thấy mình vô cùng giàu có, bao nhiêu là âu yếm, dịu dàng, thậm chí không thể tin được rằng mình biết yêu đến vậy. An ton Trekhop thời đang yêu đã viết như thế đấy. Chúng ta hãy nâng cốc chúc những ai biết mở ra kho báu cho mình!

25. Nhà văn Romain Rolland viết: "Chỉ một phút trong tình yêu, bạn hiểu về một con người nhiều hơn cả tháng trời đứng ngoài quan sát". Chúng ta nâng cốc chúc sự thấu hiểu nhau, "tâm đầu ý hợp" trong tình yêu!

26. Gà mái chạy trốn gà trống và nghĩ bụng: "Nếu duổi kịp sẽ không cho". Còn gà trống chạy đuổi theo nhưng nghĩ bụng: "Chạy cho ấm thôi chứ không thèm đuổi kịp". Ta hãy nâng cốcc chúc cho trong số chúng ta không có những con gà trống và gà mái với tư duy bảo thủ như vậy!

27. Nhà triết học Voltaire viết: "Tình yêu là sự đam mê mãnh liệt nhất, bởi vì nó tấn công ngay lập tức cả trí tuệ, tâm hồn và thể xác". Chúng ta hãy nâng cốc chúc mừng tình yêu!

28. Ở một thành phố xa lạ, có người hỏi một đôi trai gái: - Bằng ngôn ngữ của các bạn, lời "anh yêu em" sẽ nói như thế nào? 
Chàng trai ôm cô gái vào lòng, đằm thắm hôn cô gái và sau đó, trả lời: - Người ta nói về tình yêu bằng cách như vậy theo ngôn ngữ của chúng tôi. Chúng ta nâng cốc chúc tình yêu không cần lời nói!

29. Shakespeare vĩ đại từng viết rằng: "Yêu là mù quáng". Và ngạn ngữ Ấn Độ cũng có câu: "Cú vọ mù ban ngày, quạ khoang mù ban đêm, còn những tình nhân cả ngày lẫn đêm đều mù quáng". Chúng ta nâng cốc chúc mừng những tình nhân!

30. Người phụ nữ mà ta yêu, gọi là người yêu. Người phụ nữ mà ta ngủ với, gọi là người tình. Người phụ nữ mà ta sống cùng, gọi là người vợ. Chúng ta nâng cốc chúc những người vợ có tất cả những phẩm chất tuyệt vời của phụ nữ trong một con người!