Sunday, September 27, 2009

Trường thực nghiệm của Gs. Hồ Ngọc Đại

2009-09-18

GS Hồ Ngọc Đại được biết đến như một nhà giáo dục cấp tiến có nhiều công trình cải cách giáo dục mà điển hình là hệ thống trường thực nghiệm do ông chủ trương trong nhiều năm qua.

Lấy trẻ em làm nguồn cội để cải cách giáo dục

Học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học. AFP photo
GS Hồ Ngọc Đại cũng được trí thức trong nước đánh giá cao về lý thuyết của ông lấy trẻ em làm gốc trong việc cải cách giáo dục vì trẻ em chính là nguồn cội để giáo dục theo đó phát triển. GS Đại cũng nhấn mạnh rằng cải cách giáo dục là công cuộc để trẻ em được hưởng lợi, nhưng cải cách giáo dục cũng phải là nơi trẻ em Việt Nam đương thời cùng tham gia vào. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn GS Hồ Ngọc Đại về ý tưởng này của ông mời quý vị theo dõi

Mặc Lâm : Thưa Giáo Sư, ông từng nói rằng chỉ có trẻ em mới có thể cứu vãn cả một nền giáo dục mà hiện nay chúng ta đang theo đuổi. Xin ông cho biết lý thuyết này của ông được phát triển trên nền tảng nào, thưa Giáo Sư?

Tất cả chúng ta đều là con đẻ của quá khứ, và cái tư duy quá khứ, cách làm ăn quá khứ, tâm hồn quá khứ, trong khi đó trẻ em là con đẻ của thời đại, và vì nó là con đẻ của thời đại thế cho nên nó xây dựng nên thời đại mới, cái đó nó cứu chúng ta khỏi cái tầm quá khứ được. Chỉ có chúng nó mới làm được

GS Hồ Ngọc Đại : Tất cả chúng ta đều là con đẻ của quá khứ, và cái tư duy quá khứ, cách làm ăn quá khứ, tâm hồn quá khứ, trong khi đó trẻ em là con đẻ của thời đại, và vì nó là con đẻ của thời đại thế cho nên nó xây dựng nên thời đại mới, cái đó nó cứu chúng ta khỏi cái tầm quá khứ được. Chỉ có chúng nó mới làm được, chớ còn chúng ta không đủ sức làm cái chuyện ấy. Chúng ta không đủ sức để vượt qua chính quá khứ của mình, không có ai đủ sức làm cái việc ấy cả, trừ trẻ em ra. Cho nên là đất nước chúng ta khốn nạn, khốn khổ như thế nào thì chỉ có trẻ em hiện nay nó mới có thể xử lý vấn đề đó, chớ còn người lớn hiện nay quá lẩn quẩn trong cái quá khứ, không cách gì mà cứu điều đó được.

Mặc Lâm : Thưa, cái vấn đề quá khứ mà Giáo Sư muốn nói, đó là cái quá khứ chính trị của Việt Nam trong những năm qua hay là cái quá khứ đi ngược nhiều trăm năm về trước? Và làm cách nào mà quá khứ lại dính liền và song hành với nền giáo dục như ý kiến của Giáo Sư đưa ra?

GS Hồ Ngọc Đại : Cái quá khứ nào cũng vĩ đại cả bởi vì quá khứ là qúa khứ thôi, nhưng mà cái đất nước mình chưa bao giờ trong cái hoàn cảnh lịch sử như hiện nay cả. Hiện nay, tất cả các nền giáo dục trước đây là đều sinh ra từ một xã hội có sẵn và nó có sẵn như thế hàng trăm, hàng ngàn năm, hàng trăm năm rồi; còn cái nền giáo dục hiện nay thì không có một cái xã hội có sẵn cho nó. Cái xã hội hiện nay cũng không có sẵn một nền giáo dục cho nó. Cho nên là cả hai phải cùng nhau sinh thành ra, tức là cái xã hội hiện nay sinh thành ra trẻ em và trẻ em sẽ sinh thành ra xã hội, chứ không có xã hội có sẵn. Cái xã hội tương lai này do chính thế hệ trẻ em hiện nay xây dựng nên.

Cái xã hội hiện nay cũng không có sẵn một nền giáo dục cho nó. Cho nên là cả hai phải cùng nhau sinh thành ra, tức là cái xã hội hiện nay sinh thành ra trẻ em và trẻ em sẽ sinh thành ra xã hội, chứ không có xã hội có sẵn. Cái xã hội tương lai này do chính thế hệ trẻ em hiện nay xây dựng nên.

Mặc Lâm : Xin được hỏi Giáo Sư, theo như ý kiến vừa nêu của ông thì trẻ em chính là một thực thể duy nhất vận động sự sinh thành xã hội. Giaó Sư có thể giải thích thêm ở điểm này hay không?

GS Hồ Ngọc Đại : Tôi nói thí dụ cụ thể: Trẻ em sinh năm 2001 thì năm 2007 nó đi học và 2019 nó, toàn thể sẽ đi bầu quốc hội, tức là công dân hết.  Như thế nghĩa là từ năm 2019 thì xã hội Việt Nam là một xã hội sinh ra từ giáo dục. Nó khác với trước đây, trước đây là tất cả xã hội có sẵn ngàn năm cũng như thế, năm này sang năm khác cũng như thế, còn xã hội hiện đại nó khác, xã hội hiện đại nó thay đổi từng ngày một, từng tháng một, và cái đó chỉ có trẻ em hiện đại nó mới chấp nhận được cái đó. Nó là con đẻ của xã hội đó thì nó có thể tạo nên cái xã hội của riêng thế hệ chúng nó, chứ không thể phỏng theo xã hội của người lớn hiện nay được. Mà người lớn hiện nay thì muốn áp đặt trẻ con phải theo họ thì đó là điều trái quy luật, trái đạo lý, không đúng.

Cải cách giáo dục cho phù hợp với sự hiện đại hóa của xã hội

Mặc Lâm : Giáo Sư vừa cho rằng người lớn, hay nói rõ hơn là nền giáo dục Việt Nam hiện nay là một nền giáo dục áp đặt. Ông có thể nói rõ hơn sự áp đặt này thể hiện ở mặt nào rõ nhất ạ?

GS Hồ Ngọc Đại : Tôi chỉ có cái ý tưởng rất đơn giản thôi. Trẻ con hiện đại nó ăn cơm hiện đại, nó mặc áo hiện đại, nó đi xe hiện đại, nó xem tivi hiện đại, nó sử dụng - nó chơi trò chơi - chơi game hiện đại. Tất cả cuộc sống thật của nó đều hiện đại cả, căn cớ gì mà anh bảo là trường học - con cái lạc hậu? nội dung lạc hậu, phương pháp lạc hậu, cách cư xử lạc hậu, căn cớ gì? Như thế là anh chống lại cái tiến trình lịch sử.

Xã hội hiện đại nó thay đổi từng ngày một, từng tháng một, và cái đó chỉ có trẻ em hiện đại nó mới chấp nhận được cái đó. Nó là con đẻ của xã hội đó thì nó có thể tạo nên cái xã hội của riêng thế hệ chúng nó, chứ không thể phỏng theo xã hội của người lớn hiện nay được. Mà người lớn hiện nay thì muốn áp đặt trẻ con phải theo họ thì đó là điều trái quy luật, trái đạo lý, không đúng.

Cho nên trẻ con hiện đại cũng phải hưởng được những thành tựu của khoa học hiện đại, của công nghệ hiện đại, trong tất cả các lãnh vực đời sống hàng ngày và trong tâm hồn, trong trí tuệ của nó sẽ được hiện đại. Cái đó cách đây mấy chục năm nói ra khó có người chấp nhận. Bây giờ cái xã hội nó vận động nhanh lắm.

Mặc Lâm : Tuy nhiên, nếu mà nhìn lại Việt Nam trong những năm gần đây thì kinh phí dành cho cho giáo dục cũng đã tăng lên rất nhiều và người dân cho rằng việc này giúp ổn định đời sống của họ. Giáo Sư có chia sẻ vần đề này như thế nào ạ?

GS Hồ Ngọc Đại : Cái xã hội hiện nay nó ổn định một cách giả tạo, nó ổn định nhưng ổn định không bền vững và sự biến động của xã hội ấy nó buộc anh phải tìm một cái giải pháp bằng giáo dục. Phải đến một lúc như thế, bởi vì những biến động xã hội đến một lúc nào đó nó buộc anh phải thay đổi.

Thì hiện nay số là có biến động nhưng mà nói chung người ta cũng cảm nhận ra nhưng mà còn bảo vệ đựơc, còn duy trì được, đến một lúc nào đó sẽ không còn có thể duy trì được thì nó phải tìm giải pháp bằng con đường khác, lúc đó giáo dục có thể có khả năng rồi, thế thì người ta còn có thể chịu đựng được nhưng mà đến một lúc người ta không thể chịu đựng được.

Mặc Lâm : Vậy thì mặt nào mà xã hội chịu đựng được và mặt nào thì không ạ? Liệu cái mặt không thể chịu đựng được này có thể trở thành vấn đề lớn cho nền giáo dục Việt Nam trong tương lai hay không, thưa Giáo Sư?

GS Hồ Ngọc Đại : Cái mặt chịu đựng được là hiện nay đời sống có lên, cuộc sống thầy cô giáo có lên, đời sống của nhân dân có lên, đời sống của học sinh có lên, nhưng mà cái hiệu quả đạt được quá thấp, cái hiệu quả ấy thấp bởi vì cái đời sống xã hội nó còn chấp nhận được, bởi vì đang ở cái mức thấp mà,  nhưng đến lúc nào đó thì đời sống xã hội sẽ không chấp nhận được cái mốc này, chưa nói là chưa bao giờ nhà nước đầu tư cho giáo dục nhiều như hiện nay, chưa bao giờ giáo dục có nhiều tiền như hiện nay, chưa bao giờ giáo dục được xã hội quan tâm như hiện nay. Đấy là những nhân tố sẽ tạo ra sự biến động ở trong giáo dục. Chứ hiện nay anh cứ cưỡng bức nền giáo dục thì nó phải chống lại anh, nó sẽ quảy lại nó chống lại anh, và như thế là tất cả mọi tiêu cực từ đấy mà ra cả.

Mặc Lâm : Xin cám ơn GS Hồ Ngọc Đại đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc phỏng vần ngày hôm nay.

Friday, September 25, 2009

Những ngộ nhận về học vị tiến sĩ (via feedly)

Hai tuần qua, dù bận đi công tác ở bên Mĩ, tôi vẫn thỉnh thoảng vào mạng đọc báo để theo dõi tình hình trong nước, và thấy nhiều sự kiện mà tôi rất muốn bình luận nhưng vì quá bận rộn nên đành "lực bất tòng tâm" do không có thì giờ. Hôm nay, việc phó hội cũng đã xong xuôi, nên lại có thì giờ để góp nhặt vài lời để gọi là "mua vui cũng được một vài trống canh".

Hôm nọ, đọc một tin rất lạ mà thoạt đầu tôi mỉm cười một mình vì nghĩ rằng phóng viên có trí tưởng tượng phong phú quá: đó là bản tin cho biết "Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy 'quản' là tiến sĩ". Nhưng tôi nghĩ sai: phóng viên tường thật hoàn toàn chính xác về chủ trương của chính quyền và đảng ủy Hà Nội, vì hôm sau có một quan chức của Sở nội vụ Hà Nội lí giải rằng cần phải "Có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy". Vị quan chức này, với danh xưng tiến sĩ, chính là tác giả của "Chiến lược cán bộ, công chức khối chính quyền thành phố".

Nếu xem chủ trương nâng cấp 100% cán bộ diện thành ủy có bằng tiến sĩ thì quả thật ông tiến sĩ này có tư duy đột phá. Nhưng chữ "đột phá" ở đây phải hiểu là phá hoại cái ý nghĩa của học vị tiến sĩ một cách đột ngột. Để hiểu cách diễn giải đó, thiết tưởng tôi có nhiệm vụ giải thích mục tiêu và ý nghĩa của học vị tiến sĩ.

Học tiến sĩ để làm gì ?

Học vị tiến sĩ thường dành cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Để dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học, học vị tiến sĩ là một "giấy thông hành" quốc tế, cũng giống như muốn hành nghề kĩ sư thì phải có bằng kĩ sư. Cố nhiên cũng có một số người tham gia nghiên cứu khoa học dù họ không có học vị tiến sĩ, nhưng đây là những trường hợp ngoại lệ. Do đó, trong quá trình đào tạo tiến sĩ, nghiên cứu sinh phải làm quen với những kĩ năng cơ bản như phát hiện vấn đề, cách đặt giả thuyết, thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu (kể cả đo lường), phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu, v.v… Đây là những kĩ năng mà bất cứ một nghiên cứu sinh tiến sĩ nào cũng phải có sau khi xong chương trình đào tạo.

Do đó, để có được học vị tiến sĩ, thí sinh phải làm nghiên cứu khoa học một cách nghiêm chỉnh. Hai chữ "nghiêm chỉnh" ở đây rất quan trọng trong trường hợp Việt Nam, bởi vì rất rất nhiều nghiên cứu khoa học ở trong nước chẳng những không nghiêm chỉnh mà còn phạm quá nhiều sai sót. Điều này cũng có nghĩa là nếu muốn theo đuổi sự nghiệp quản trị kinh doanh, quản trị hành chính, thì học vị tiến sĩ không cần thiết, và thí sinh không nên tốn thì giờ để đạt được học vị này.

Học vị tiến sĩ dành cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp khoa bảng. Học vị tiến sĩ là một "chứng từ" để theo đuổi sự nghiệp khoa bảng (academic career). "Khoa bảng" ở đây được hiểu là giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Cố nhiên, ở nhiều đại học phương Tây, vẫn có người có thể trở thành giáo sư dù không có học vị tiến sĩ, nhưng cơ hội tiến thân trong các nấc thang khoa bảng ngày nay cho những cá nhân như thế không mấy cao. Nhiều trường đại học lớn trên thế giới đòi hỏi các giảng viên và giáo sư hay các nhà nghiên cứu phải có học vị tiến sĩ. Tại sao? Tại vì họ muốn đảm bảo trường đại học có đầy đủ chuyên gia để giảng dạy các môn học cấp cao và bắt buộc các chuyên gia này phải làm nghiên cứu khoa học. Phần lớn giáo sư đại học có học vị tiến sĩ, nhưng không phải ai có bằng tiến sĩ đều có thể trở thành giáo sư.

Do đó, nếu thí sinh muốn theo đuổi sự nghiệp quản trị doanh nghiệp, kĩ nghệ và khoa học (như muốn làm giám đốc doanh nghiệp, giám đốc các cơ sở khoa học) hay các chức vụ hành chính, hay các chức vụ mang tính quản lí trong hệ thống chính phủ thì thí sinh không nên theo học chương trình tiến sĩ, mà nên theo học chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh hay quản trị hành chính (MBA – Master of Business Administration). Tôi biết ngày nay có đại học đưa ra chương trình huấn luyện Tiến sĩ quản trị hành chính (Doctor of Business Administration), nhưng mục tiêu vẫn là đào tạo nhà nghiên cứu và giáo sư. Xin nhắc lại: cốt lõi của học vị tiến sĩ, và cũng là khía cạnh dùng để phân biệt học vị tiến sĩ với các học vị đại học khác, là nghiên cứu khoa học, không phải quản trị.

Những ngộ nhận về tiến sĩ

Do đó, chủ trương hướng tiến sĩ hóa cán bộ hành chính thể hiện một sự hiểu lầm về mục tiêu đào tạo tiến sĩ. Chủ trương này sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều người tìm cách theo học để lấy được một học vị tiến sĩ, nhưng động cơ của việc theo học thì lại quá sai lầm. Những sai lầm về động cơ theo học tiến sĩ, theo tôi, có thể tóm lược trong những ngộ nhận phổ biến sau đây:

Ngộ nhận 1: nhiều người hiểu lầm rằng học vị tiến sĩ sẽ tự động đem lại uy danh cho cá nhân. Hầu hết các thí sinh đã đạt được văn bằng tiến sĩ đều cảm thấy tự hào về nỗ lực và kết quả của việc phấn đấu trong học hành nghiên cứu. Tuy nhiên, thí sinh phải hiểu rằng một khi tốt nghiệp tiến sĩ, thí sinh có thể làm việc với nhiều nhà khoa học khác cũng có bằng tiến sĩ. Học vị tiến sĩ mới chỉ là bước đầu vào nghiên cứu khoa học, là một minh chứng rằng người có bằng đó "trưởng thành" trong khoa học, chứ nó (văn bằng tiến sĩ) chẳng đem lại uy danh cho người có học vị nếu người đó không có công trình nghiên cứu nào có giá trị.

Ngộ nhận 2: ý kiến của một cá nhân được nâng cao chỉ vì cá nhân đó có văn bằng tiến sĩ. Nhiều người tin rằng một khi họ có văn bằng tiến sĩ trong tay, công chúng sẽ tự nhiên kính trọng ý kiến của họ. Nhưng niềm tin này chỉ là hoang tưởng. Người có học vị tiến sĩ có thể am hiểu và uyên bác về một lĩnh vực chuyên môn hẹp nào đó, nhưng không phải là chuyên gia của mọi vấn đề khác. Sự kính trọng phải được chứng minh qua hành động và bản lĩnh của người phát biểu, chứ không tự động mà có được qua danh xưng "tiến sĩ".

Ngộ nhận 3: học vị tiến sĩ là mục tiêu sau cùng trong học hành, nghiên cứu. Học vị tiến sĩ chuẩn bị thí sinh vào sự nghiệp nghiên cứu. Nếu thí sinh chỉ muốn có mảnh giấy để treo trên tường thì không nên theo đuổi học vị tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, thí sinh có cơ hội để so sánh thành quả của mình với các nhà khoa học khác. Thí sinh sẽ nhận thức rằng cái được "tính sổ" không phải là danh xưng hay học vị tiến sĩ, mà là nghiên cứu khoa học do chính thí sinh tiến hành và hoàn tất.

Ngộ nhận 4: học tiến sĩ để gây ấn tượng trong gia đình và bạn bè. Người thân trong gia đình và bạn bè thí sinh có lẽ rất hồ hởi và tự hào khi thí sinh vào học chương trình tiến sĩ, bởi vì họ nghĩ thí sinh sẽ trở thành một ông nghè, một "doctor" trong tương lai. Nhưng văn bằng tiến sĩ chỉ là giấy thông hành cho nghiên cứu, chứ không phải để lấy le với người thân, bạn bè hay với xã hội. Không phải lúc nào cũng đòi người khác phải gọi mình là ông / bà "tiến sĩ".

Ngộ nhận 5: học vị tiến sĩ là cái cớ để thử trí thông minh. Nhiều người nghĩ rằng học tiến sĩ là một thách thức và họ muốn chơi trò thách thức xem tri thức của mình cỡ nào. Rất tiếc, quan điểm này sai, bởi vì chương trình huấn luyện tiến sĩ không phải để thí sinh cân não hay để thử khả năng tri thức. Ngoại trừ thí sinh dành trọn thì giờ và dấn thân vào học hành để đỗ đạt, thí sinh sẽ không thể nào có được văn bằng tiến sĩ chỉ vì mình "thông minh". Như nói trên, thí sinh phải làm việc nhiều giờ trong ngày, phải có khi thức đêm trong phòng thí nghiệm hay thư viện, phải chuẩn bị đương đầu với những thất bại, phải chuẩn bị động não để học cái mới và suy nghĩ cái mới.

Ngộ nhận 6: học tiến sĩ để kiếm nhiều tiền. Thí sinh tốt nghiệp tiến sĩ thực ra không có lương bổng cao hơn các thí sinh với bằng cử nhân hay người công nhân bình thường trong hãng xưởng. Xin nhắc lại: học tiến sĩ là để trở thành nhà nghiên cứu, nhà khoa học, và cái quan tâm đầu tiên của nhà khoa học là sự thật, chứ không phải sự giàu có về tiền bạc. Tất nhiên, có nhiều khi sự thật và khám phá cũng đem lại một nguồn tài chính lớn cho nhà nghiên cứu. Nhưng nói chung, đó không phải là mục tiêu để theo học tiến sĩ.

Ngộ nhận 7: học tiến sĩ là một lựa chọn tốt nhất. Cống hiến cho xã hội có nhiều cách và cuộc đời có nhiều lựa chọn, và học vị tiến sĩ chỉ là một trong số hàng trăm lựa chọn đó. Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi đọc phát biểu này, nhưng đó là một thực tế. Thật vậy, đối với nhiều thí sinh, học vị tiến sĩ có thể là một lựa chọn sai lầm! Thí sinh phải tự hỏi mình muốn làm người lãnh đạo trong những người có văn bằng thạc sĩ, hay là làm một nhà nghiên cứu tầm thường. Thí sinh phải biết và quyết định mình muốn gì, và nghề nghiệp nào sẽ kích khích mình nhiều nhất hay đem lại hạnh phúc cho mình nhất.

Đột phá tư duy ?

Quay lại câu nói bất hủ ("Có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy") tôi muốn trích lại lời thuật của Gs Đặng Phong (trong trang blog của Huy Đức) như sau: "Một lần, ông Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đến thăm xí nghiệp đánh cá Vũng Tàu-Côn Đảo, một điển hình đổi mới lúc đó. Xí nghiệp này khi sắp bị phá sản đành phải mời một ông chăn vịt vốn là người thạo nghề đánh cá hồi trước 1975 làm giám đốc. Ông đòi được toàn quyền 'khoán' cho xã viên và xí nghiệp trở nên làm ăn rất hiệu quả." Gs Đặng Phong kể tiếp: "Sau khi thăm và hỏi chuyện ở Xí nghiệp, ông Viện trưởng Viện Hàn Lâm Liên Xô hỏi các cán bộ ở trường Quản Lý Trung Ương: 'Các anh có biết bí quyết thành công của ông giám đốc là gì không?' Và, ông Viện trưởng đáp: 'Đồng chí ấy thành công vì đồng chí ấy chưa được học qua lý luận'. Đổi mới trong giai đoạn ấy chủ yếu đều bắt đầu từ những nhà lãnh đạo địa phương chưa qua các trường lớp chính quy lý luận."

Câu chuyện đơn giản trên cho thấy không phải có bằng tiến sĩ mới có tư duy đột phá. Thật ra, những gì gọi là "đột phá" đều phần lớn xuất phát từ những người không bị ràng buộc bởi những lí thuyết, không có bằng cấp đại học (chứ chưa nói đến học vị tiến sĩ). Cứ nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế ở các nước phương Tây thì rõ: có bao nhiêu nhà lãnh đạo chính trị có bằng tiến sĩ đâu. Ở nước Úc tôi đang định cư, cựu thủ tướng Paul Keating được xem là một thủ tướng tài ba, một người có tầm nhìn xa và đột phá trong chính sách ngoại giao cũng như kinh tế. Ông Keating được xem là một thủ tướng giỏi, không phải vì ông có bằng cấp cao, mà vì ông biết dùng người có tài. Thật vậy, ông Keating thậm chí chưa tốt nghiệp trung học, nhưng người cố vấn và viết diễn văn cho ông là một chuyên gia có bằng tiến sĩ. Dưới "trướng" của Keating cũng là những cố vấn giỏi, nhưng chỉ có một số rất ít trong nhóm cố vấn này có bằng tiến sĩ.

Do đó, xin đừng sùng bái văn bằng tiến sĩ như là một chứng từ cho sự đột phá tư duy. Thật ra, ngược lại thì đúng hơn: phần lớn tiến sĩ không có tư duy đột phá. Điều này đúng, bởi vì phần lớn (có thể 99%) các nhà khoa học với học vị tiến sĩ chỉ làm việc trong những mô thức (paradigm) thông thường, và mô thức này thường được định hướng bởi những nhà khoa học tiền phong khác.

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam

Các trường đại học Âu châu đã từng đào tạo và cấp học vị tiến sĩ về thần học, luật học, y học trong nhiều thế kỉ qua. Nhưng học vị tiến sĩ trong các ngành khoa học tự nhiên và khoa học thực nghiệm chỉ mới xuất hiện từ đầu thế kỉ 19. Đến giữa thế kỉ 19, học vị tiến sĩ được du nhập vào Mĩ. Năm 1861, Đại học Yale trở thành trường đại học Mĩ đầu tiên cấp học vị tiến sĩ cho sinh viên. Các đại học Anh cũng theo trào lưu và bắt đầu cấp học vị tiến sĩ từ năm 1919. Từ đó, học vị tiến sĩ trở nên phổ biến trong hầu hết các đại học trên thế giới. Ở Mĩ, chỉ tính riêng các bộ môn y sinh học, số lượng tiến sĩ tốt nghiệp hàng năm đã tăng từ 5400 năm 1987 đến 7700 năm 1995. Ở Việt Nam, có 144 trung tâm đào tạo và trường đại học cấp học vị tiến sĩ, và mỗi năm các trung tâm này thu nhận vào khoảng 1000 nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Theo thống kê thì hiện nay VN có khoảng 6600 giáo sư và phó giáo sư. Vẫn theo thống kê, trong số 48000 giảng viên đại học, có 13% hay 6250 người có học vị tiến sĩ. Như vậy, có lẽ cả nước có khoảng 12000 tiến sĩ (kể cả những "phó tiến sĩ" sau một đêm thành "tiến sĩ").

Nhưng trình độ của các tiến sĩ này ra sao? Trong bài Cả nước có bao nhiêu tiến sĩ thật, tác giả phản ảnh nhiều khiếm khuyết trong việc đào tạo tiến sĩ ở trong nước. Những lem nhem về đạo văn, đánh tráo luận văn, mua luận văn, nhầm lẫn giữa nghiên cứu khoa học và dịch vụ, giải pháp, v.v… Thật vậy, theo bài báo này, trong số 97 đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở Trường ĐH Kinh tế TPHCM, thì có đến 57 đề tài về giải pháp, không xứng tầm luận án tiến sĩ. Chỉ cần đọc qua vài luận án đã được cấp bằng tiến sĩ, có lẽ chúng ta không khỏi mỉm cười:

"Nhận thức của công chức hành chính về việc sắp xếp lại bộ máy của cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố".

''Nhận thức của thanh niên nông thôn về chất lượng cuộc sống gia đình hiện nay''.

"Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên"

"Phát huy vai trò của tri thức ngành y tế Việt Nam trong công cuộc đổi mới".

"Lịch sử phát triển giáo dục – đào tạo ở An giang (1975 – 2000)

Đó là chưa nói đến sự lợi dụng chức quyền để có bằng tiến sĩ, mua bán bằng cấp, nghiên cứu ma (giả tạo hay thay đổi số liệu), nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn khoa học hay sai phương pháp, v.v… được đề cập đến với nhiều bức xúc. Trong thực tế, rất nhiều người có học vị này chưa chứng tỏ mình là một nhà khoa học chuyên nghiệp xứng đáng với học vị tiến sĩ, vì họ được cấp học vị qua những cống hiến mang tính hành chính và quản lí hơn là những cống hiến mang tính khoa học và hàn lâm mà một luận án tiến sĩ đòi hỏi. Do đó có người mang bằng tiến sĩ từ nước ta sang Thái Lan để học nhưng chỉ được công nhận tương đương bằng y tá! Đã có người khẳng định rằng có nhiều luận án tiến sĩ ở trong nước không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của một luận án tiến sĩ. Những vấn đề về đào tạo tiến sĩ đã được nêu lên nhiều lần, nhưng hình như vẫn chưa có ai đề ra những tiêu chuẩn cụ thể cho một học vị tiến sĩ là gì.

Trong bối cảnh như thế mà có quan chức nói đến chuyện có bằng tiến sĩ để có tư duy đột phá!

Như nói trên, học vị tiến sĩ là "giấy thông hành" để làm nghiên cứu khoa học. Sản phẩm quan trọng của nghiên cứu khoa học là bài báo khoa học được công bố trên các tập san quốc tế. Nhưng với 6600 giáo sư và phó giáo sư, cộng với 6250 tiến sĩ, đáng lẽ Việt Nam phải công bố khoảng (ít nhất là) 6000 bài báo khoa học. Nhưng hiện nay, mỗi năm, Việt Nam công bố được chỉ khoảng 1000 bài báo khoa học. Con số này thấp nhất so với các nước khác trong vùng Đông Nam Á, và chỉ bằng 1/5 Thái Lan và 1/10 Singapore.

Tại sao năng suất khoa học của Việt Nam quá tồi trong khi có nhiều "sĩ sư" như thế? Hiện nay, trong số GS/PGS ở các đại học chỉ có khoảng 1/3 (chính xác là 35%) tham gia giảng dạy đại học. Phần 65% còn lại là các quan chức trong các bộ và sở. Có lẽ con số tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học cũng khoảng 60-65%. Như vậy, có thể nói rằng Việt Nam đã và đang lãng phí nhân lực khoa học ở qui mô rất lớn.

Đó cũng chính là lời giải thích tại sao các quan chức trong các bộ ở Việt Nam, nhất là Hà Nội, thường có danh thiếp chi chít với những học vị tiến sĩ. Thoạt đầu tôi ngạc nhiên và thấy khó hiểu là tại sao các bộ, thậm chí sở, có quá nhiều quan chức với văn bằng tiến sĩ như thế, vì ở nước ngoài, hiếm thấy tiến sĩ làm việc trong các cơ quan hành chính. Nhưng nay thì tôi đã hiểu tại sao: vì Nhà nước muốn có những con số ấn tượng về phần trăm tiến sĩ trong đội ngũ cán bộ. Một cách làm đẹp con số thống kê.

Chủ trương tiến sĩ hóa cán bộ hành chính là một cách biến học vị tiến sĩ thành một loại giấy thông hành, một chứng từ, một tiêu chuẩn để tiến thân trong sự nghiệp quản trị hành chính. Chẳng hiểu từ đâu mà có qui định lạ lùng như phải là tiến sĩ mới được làm trưởng khoa trong một đại học, hay được đề bạt lên một chức vụ nào đó trong hệ thống quản trị hành chính. Chính vì qui định này mà không ít trường hợp, người ta đề bạt (hay nói thẳng ra là xếp đặt) người vào vị trí nào đó, rồi tìm cách hợp thức hóa cho người đó bằng cách cấp bằng tiến sĩ!

Việc hợp thức hóa đó bất chấp tiêu chuẩn khoa bảng và ý nghĩa của học vị tiến sĩ thể hiện một sự phá hoại các chuẩn mực giáo dục đại học.

NVT

[link to original | source: Gs Tuan's blog | published: 2 days ago | shared via feedly]

Thursday, September 24, 2009

Họp phụ huynh bên xứ… Mỹ

(TuanVietNam) - Quả thật, lúc đầu tôi nghĩ đi họp phụ huynh thì chán lắm, lại chuyện thu tiền nong, đóng góp. Nhưng suốt cả buổi, nhà trường chỉ tập trung vào nội dung làm thế nào để cùng gia đình đưa đứa con đến đích vào năm học tới. Tôi đã bỏ hẳn 2 giờ để dự cả hai lớp (1 và 3) cho hai ông con vì thấy "đại hội" PTA này thú vị.


Trong đời bạn thích họp phụ huynh học sinh không? Chắc ít ai muốn, vì đến là phải đóng góp, xin xỏ, nói khó vì con mình hư. Nhà tôi có hai thằng cu đi học (lớp 3 và lớp 1), bố mẹ đùn đẩy, đành bốc thăm. Bố nó thua nên vác máy ảnh đi… tác nghiệp và xem dân Mỹ dạy dỗ con cái thế nào.

Mùa thu vàng của lớp 1

Các "ông" con đi học

Lũ con nhà tôi suốt mùa hè này không được đi đâu, vì bố đi công tác liên miên. Thằng lớn luôn hỏi, bao giờ con đi học. Với chúng, trường lớp là cái gì đó thân thương, xa mấy tháng hè như đã lâu lắm.

Cháu Hồng Hạnh, con gái anh Đặng Hoàng Duy, đồng nghiệp World Bank ở Washington DC, học xong lớp 5 ở Hà Nội, sang đây cháu vào lớp 6, trước đó cháu đã học mấy năm ở DC. Dự khai giảng về, cháu hỏi: "Bố có thấy ngày khai trường ở đây khác ta thế nào không?".

Nghe cháu giải thích, anh không khỏi ngạc nhiên: "Ở Mỹ ngày khai trường là ngày hội, bố ạ. Sau một kỳ nghỉ hè dài, ai cũng mong được tới trường nên cười rạng rỡ. Cô trò gặp nhau như mẹ con. Ở VN ta thì…mùa hè vui vẻ đã qua, sắp tới phải đến trường". Cháu nhấn mạnh hai chữ "phải" và "được" rất rõ.

Anh Duy giật mình vì so sánh của con gái mình- một học sinh lớp 6 về hai cách "trồng người". Một nơi cho ra lò rất nhiều em văn hay, chữ đẹp, nhiều giải quốc tế. Một nơi học sinh rất kém tính nhẩm, chữ như gà bới, nhưng ra đời có nhiều giải Nobel.

Với bố mẹ, khai trường lại là ngày… hạnh phúc vì các con đến trường để cô giáo lo. Suốt mấy tháng hè, cả nhà tôi tranh cãi ai nghỉ phép để trông con. Riêng chuyện này, bố mẹ từ tây đến ta, ở đâu cũng giống nhau.

Hội Phụ huynh (PTA)...

The Parent Teacher Association (PTA) tạm dịch là Hiệp hội Phụ huynh và Giáo viên. PTA không thuộc tổ chức đảng phái, nhà nước hay tiểu bang, mà hoạt động hoàn toàn độc lập, có khả năng vận động hành lang vươn tới Quốc hội Mỹ nhằm tranh đấu quyền lợi cho học sinh và trường sở.

 Một buổi họp phụ huynh

Thoạt nhìn, có thể nghĩ, PTA gồm toàn những bà nội trợ, ở nhà trông con để chồng đi làm, ngồi với nhau trao đổi cách thức làm bánh hay rỉ tai mua hàng hạ giá. Trong thực tế, PTA có nhiều việc quan trọng hơn bếp núc. Hoạt động của PTA hướng tới xây dựng quan hệ gắn bó giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường với mục tiêu cuối cùng "vì quyền lợi của học sinh".

Đại loại như bên ta, công nhân có công đoàn, tuổi trẻ có Đoàn TN, trường học có...PTA. Người tham gia hoạt động cho PTA không ăn lương, mà theo kiểu "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng".

Hội Phụ huynh có đóng góp không? Đương nhiên, có thực mới vực được đạo. Chẳng nhà nước nào đủ "sữa" để chi cho các tổ chức xã hội. Phí thành viên 5$/ người/ năm (lương tháng khoảng 2000$ cho người lao công). Nhà tôi có hai ông con, đóng 5$ hay 10$ đều được, ai giàu đóng hàng trăm đô.

Phí đó dùng cho các hoạt động "chào mừng" như học sinh được giải cao, biết ơn giáo viên vào ngày lễ, hội thảo về cách dậy dỗ con cái trong nhà, các buổi nói chuyện mời chuyên gia cao cấp, xây dựng website, in ấn tài liệu. Cuối năm, PTA đưa ra thông báo chi tiêu công khai.

Nhiều PTA địa phương tranh thủ được sự đóng góp rất lớn của những phụ huynh giầu có. Có tiền, PTA có thể can thiệp với trường là nên dạy môn ngoại khóa nào thích hợp vì PTA có thể trang trải chi phí, hoặc thay đổi chương trình giảng dạy tốt nhất cho con em

... Và họp phụ huynh

Trường của hai đứa con tôi có 630 học sinh từ 43 nước và nói 27 thứ tiếng, gọi là trường quốc tế cũng không ngoa. Vào phòng họp, thấy một bác Việt kiều ngồi bàn phiên dịch cho những phụ huynh VN yếu ngoại ngữ. Tiền thuê phiên dịch do PTA trả.

Khi vị chủ tọa hỏi là ai là người mới "di cư" đến vùng này, hơn nửa phòng giơ tay. Thật lạ, dân Mỹ di chuyển nhà từ vùng này sang vùng khác như mình đi xe máy ra Bờ Hồ. Khó mà xin "học trái tuyến" vì con học ở đâu theo ZIP CODE (mã vùng của bưu điện) theo địa chỉ nhà ở.

Đoán xem tôi là ai?

Vào đầu năm học, thường có "đại hội" PTA. Bà hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn và mời các thầy cô lên "sân khấu" cho phụ huynh biết mặt. Rất lạ, toàn cô giáo, có mấy cô xinh như hoa hậu. Hội trường chật ních các phụ huynh.

Từng cô đứng ra trước mic và tự nói về mình trong vòng 15 giây. Mấy chục cô tự "PR" trong 5 phút, xong màn chào hỏi. Trình độ nói trước công chúng (public speaking) của những giáo viên này thuộc đẳng cấp quốc tế, rất tự tin và hòa nhã.

Càng tự lập sớm càng tốt

Màn tiếp theo là mời bố mẹ về lớp cô chủ nhiệm họp. Bố mẹ được xếp vào chỗ của con mình hàng ngày vẫn ngồi. Trên đó có tên con, tập tài liệu về chương trình học, thời khóa biểu, vài tờ rơi và…bức thư của "ông con" gửi chính bố mẹ mình.

Trước cửa lớp 3 là danh sách lớp và tờ tự giới thiệu rất PR của lũ học trò. Thôi thì đủ kiểu. Ví dụ, "Tôi có em trai 6 tuổi, tôi năm nay 8 tuổi, tóc đen và ngắn. Tôi thích kẹo không ngọt vì sợ béo. Đố biết tôi là ai". Mới đọc cứ tưởng con trai nhà mình, nhưng nét chữ lại là lạ. Tìm mỏi mắt mới ra nét chữ gà bới quen quen.

Cô giáo giới thiệu rất kỹ về chương trình học tập trong năm, mục tiêu cuối năm, cách trao đổi giữa bố mẹ và giáo viên. Cách chấm điểm O-Outstanding, G-Good, S-Satisfied, N-Need Improvement (xuất sắc, khá, đạt và cần cố gắng) cũng được giải thích rất kỹ. Cô nhấn mạnh, S là hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của lớp. Từ lớp 3 trở đi, O và G sẽ rất hạn chế vì sợ các trò, bố mẹ đua nhau "học vì điểm".

Giáo viên hướng dẫn nguyên tắc làm bài tập ở nhà của trẻ cho các phụ huynh

Ở nhà cần 30 phút đọc sách buổi tối và có ghi chép lại đầy đủ những sách đã đọc. Đó là một thói quen quan trọng của đứa bé. Bài tập về nhà không quá 30 phút với lớp 3, lớp 1 chỉ cần 20 phút. Còn lại các cháu nên được đi ra ngoài, đi công viên, đi xe đạp. Học nhiều quá sẽ mụ đầu.

Cô khuyên, bố mẹ cần nói chuyện với con càng nhiều càng tốt. Có đứa trẻ đến lớp được hỏi, cuối tuần em làm gì. Cu cậu ngắc ngứ không trả lời được, vì chỉ nói: "Em đến shopping mall rồi về". Shopping chỗ nào cũng không biết, chỉ nhớ chỗ đó nhiều quần áo, hình nộm, rộng mông mênh. Lời khuyên của cô, đưa con đi mua sắm thì cũng nên nói là ở đâu, mua cái gì và tại sao. Đó là tập cho con kỹ năng nhớ, kể hay viết lại.

Trên tường là nội qui của lớp do chính tập thể học sinh trong lớp viết ra. Chúng tự nghĩ ra luật lệ, cách phạt và ký tên ở dưới. Lời thề danh dự này được treo cho đến cuối năm học. Mỗi lớp có lời thề "chui ống" khác nhau. Không lớp nào giống lớp nào. Tự ra luật và tự chịu trách nhiệm.

Điều cuối cùng là cô mong, bố mẹ nên dạy con tự làm lấy mọi việc. Nhà trường sẽ rất vui khi thấy các em tự buộc dây giầy, mặc quần áo, gấp jacket, đề tên vào balo hay biết đánh răng. Càng tự lập sớm càng tốt, đó là cách dạy các em nên người ngay từ bé.

Gia đình tôi cũng như hề, lũ trẻ khi cười nắc nẻ, lúc khóc tấm tức. "Nổi điên" lên có lúc cũng muốn bay về HN học cho sướng. Kém, đưa cái phong bì ra là được Oustanding ngay. Nhưng nghĩ đến cái nóng hầm hập, không điều hòa, ngày khai trường ít nụ cười, đưa con đến lớp như đánh vật vì chúng đâu có thích học, lại nhắm mắt... đưa chân.

Lời kết

Quả thật, lúc đầu tôi nghĩ đi họp phụ huynh thì chán lắm, lại chuyện thu tiền nong, đóng góp. Nhưng suốt cả buổi, nhà trường chỉ tập trung vào nội dung làm thế nào để cùng gia đình đưa đứa con đến đích vào năm học tới. Tôi đã bỏ hẳn 2 giờ để dự cả hai lớp (1 và 3) cho hai ông con vì thấy "đại hội" PTA này thú vị.

Cả hai lớp, tôi cũng viết trên tờ giấy nhỏ rằng, bố đã đến lớp con, ngồi vào ghế của con, gặp cô giáo tuyệt vời và mong con học giỏi. Bức "tâm thư" ấy sẽ được hai đứa đọc vào sáng hôm sau trên lớp.

Viết đến đây, tôi bỗng nhớ tới bài "Lạm thu tiền trường hay quản lý giáo dục "lờ" luật" được đọc mới đây mà thấy bùi ngùi…

  • Bài và ảnh: Hoa Lư

Tuesday, September 15, 2009

Văn hóa đưa mọi người lại gần nhau

Giáo sư Vũ Đức Vượng là một trong số những du học sinh miền Nam qua Mỹ từ năm 1968. Trong hơn 40 năm định cư tại Hoa Kỳ, ông được xem là một trí thức có tiếng nói độc lập.

Tham gia công tác thiện nguyện giúp đỡ những người Việt sang Hoa Kỳ từ sau 1975 hội nhập vào một môi trường văn hóa mới, lên tiếng kêu gọi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, thực hiện nhiều hoạt động quảng bá văn hóa Việt tại nước này là những công việc ông làm không mệt mỏi. Tháng 11-1995, ông là người đưa đoàn múa rối Việt Nam đầu tiên qua Mỹ trình diễn sau khi Mỹ và Việt Nam nối lại bang giao.

Tranh: Hoàng Tường

Hơn mười năm nay, ông chuyển sang làm công tác giảng dạy tại Trường đại học De Anza, bang California. Ba năm trở lại đây, cứ đến học kỳ mùa hè, ông lại đưa những sinh viên của mình về Việt Nam. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi diễn ra vào một buổi chiều cuối tháng 8, cũng là ngày cuối cùng trước khi ông lên đường trở lại nước Mỹ. Ông nói:

- Sau ngày Việt Nam thống nhất, năm 1975, tôi vào làm việc cho một tổ chức thiện nguyện ở Saint Louis, bang Missouri vì tin rằng mình có thể làm được điều gì đó cho những người Việt chân ướt chân ráo qua Mỹ. Lúc đó, công ăn việc làm, chỗ ở, tiếng Anh… là những nhu cầu bức bách đối với họ.

Nhận thấy cộng đồng người Việt có xu hướng định cư ngày càng nhiều tại Mỹ, năm 1977, tôi học thêm ngành luật và công tác xã hội, bởi đây là hai phương tiện hữu dụng để tổ chức cộng đồng người Việt và hỗ trợ họ hội nhập vào xã hội Mỹ.

Sở dĩ tôi quyết tâm làm việc này vì không muốn đồng bào mình rồi sẽ như cộng đồng người Cuba. Sau 50 năm ở Mỹ, cộng đồng này vẫn còn sinh hoạt trong một môi trường biệt lập với xã hội mạch chính của Mỹ và vẫn còn tự coi mình như là những người tị nạn.

* Năm 1990, ông đã tham gia tranh cử hội đồng thành phố San Francisco nhưng thất bại?

- Khi ra tranh cử, tôi đã biết trước là mình không có cơ hội thắng. Việc tôi đi trước một bước cũng không ngoài mục đích muốn người Việt thấy được chỗ đứng của mình trong xã hội Mỹ, đồng thời thay đổi nhận thức của những người xem nước Mỹ chỉ là chỗ trú chân tạm thời. Chúng tôi vận động mọi người nhập quốc tịch Mỹ khi có cơ hội. Bởi nếu trông vào trợ cấp xã hội thì suốt đời chỉ có xin xỏ. Còn khi đã trở thành công dân Mỹ, cầm trên tay lá phiếu đi bầu cử, họ mới có quyền đòi hỏi.

* Ông đã có nhiều đóng góp tích cực đối với cộng đồng người Việt ở Mỹ gần 35 năm qua, vậy nhưng vẫn có những người công khai tỏ thái độ hằn học với ông?

- Đúng là có một số người không ưa tôi. Người ta cho rằng việc tôi đã kêu gọi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam trên nhiều diễn đàn là ủng hộ chính quyền cộng sản. Về phần mình, tôi chỉ nghĩ đất nước Việt Nam mới là điều quan trọng.

* Vì nhà nước có nhiều, nhưng tổ quốc thì chỉ có một?

- Đúng vậy. Lịch sử đã cho thấy triều đại nào cũng có lúc hưng thịnh và suy vong, Vua sáng suốt thì dân được nhờ, nước mạnh, còn thiển cận thì dân khổ, nước nguy, ngai vàng cũng chẳng giữ được. Đội thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân. Nhà nước hữu hạn, nhưng nhân dân trường cửu. Nhân dân cũng chính là lực lượng chủ chốt đứng lên giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước khi có họa ngoại xâm. Thế nên, quan điểm của tôi là nếu làm được một điều gì đó hữu ích cho nhân dân thì phải làm.

Thực tế là ở bên Mỹ vẫn còn những người chống đối đến mức nhất quyết không sử dụng hàng Việt Nam, cho rằng mua hàng Việt Nam là gián tiếp giúp đỡ nhà cầm quyền trong nước. Tại sao không nghĩ rằng việc mình mua gạo, mua cá tôm, quần áo… của Việt Nam là tạo thêm công ăn việc làm cho đồng bào, giúp bà con cải thiện thu nhập. Tích tiểu thành đại, dân có mạnh, nước mới bền.

* Một chân của ông đi lại không được bình thường. Có những lời đồn đãi rằng ông đã bị "đòn hội đồng" vì tổ chức phát hành báo chí Việt Nam ở Mỹ cách nay nhiều năm. Chuyện này thực hư ra sao, thưa ông?

- Hoàn toàn là tin vịt. Cái chân của tôi không dính dáng gì đến chính trị. Nước Mỹ là một xã hội dân chủ, ở đó, ai chống đối cứ chống đối, nhưng việc ai thì người ấy cứ làm. Cách nay ít tháng, có một nhóm anh chị em nghệ sĩ miền Nam California cũng bị chống đối vì tổ chức triển lãm một số hình ảnh chụp từ trong nước.

Nhưng khi những người phản đối dấn thêm bước nữa, đòi đóng cửa triển lãm thì không được, vì khi ấy lại trở thành một hình thức bịt miệng. Nếu muốn phản đối, những người này có thể tổ chức song song một cuộc triển lãm với những hình ảnh khác, hoặc kêu gọi tẩy chay. Việc xã hội có nhiều luồng ý kiến khác nhau là chuyện hết sức bình thường, chỉ khi mọi người đồng ý 100% mới là bất bình thường.

* Từ năm 1975 đến nay đã được 34 năm, một khoảng thời gian đủ dài để thế hệ người Việt thứ hai trưởng thành trên đất Mỹ. Ông nhận xét như thế nào về nhóm người này?

- Điểm nổi bật ở thế hệ này là suy nghĩ độc lập. Một phần vì họ được đào tạo trong một nền giáo dục cởi mở hơn ở Việt Nam. Tôi thấy còn một số người thuộc thế hệ thứ nhất cương quyết không về thăm quê hương, một phần vì còn mang trên vai gánh nặng quá khứ, phần khác vì không tin tưởng vào chính quyền trong nước.

Thậm chí, có những người do thiếu thông tin nên ngăn cản con cái của mình trở về, sợ thân nhân bị tẩy não… thành cộng sản. Nhưng rồi họ cũng không thể ngăn cản mãi được. Nhiều gia đình thế hệ thứ hai về trước, chứng kiến hiện tình đất nước, sau khi về Mỹ đã thuyết phục được thế hệ thứ nhất về thăm quê hương.

* Người ta nói rằng "Tiếng Việt còn, nước Việt còn". Nhưng thực tế là một số người thuộc thế hệ thứ hai (sinh ra và lớn lên tại Mỹ) về nước làm ăn đã không còn nói được tiếng Việt. Nghĩ đến thế hệ thứ ba, nhiều người không khỏi cảm thấy băn khoăn, lo lắng…

- Từ năm 1983, chúng tôi đã tổ chức các lớp dạy tiếng Việt dành cho thế hệ thứ hai. Mặc dù giờ đây ở Mỹ có rất nhiều trung tâm dạy tiếng Việt nhưng đúng là những người thuộc thế hệ này thành thạo tiếng Việt không nhiều. Trừ một số người có điều kiện về nước, thấm nhuần văn hóa Việt, còn lại đa số muốn tìm hiểu về quá khứ của chính mình đều phải vật lộn với sách vở, tư liệu do người ngoại quốc viết.

Thiết nghĩ, Chính phủ Việt Nam cần chú trọng đến hoạt động quảng bá văn hóa Việt ra thế giới, thậm chí phải xem việc này như một chiến lược quốc gia. Nhiều quốc gia khác đã lập các phòng văn hóa chuyên trách ở những nơi kiều dân của họ sinh sống.

Một số nước đã theo đuổi chính sách xuất khẩu văn hóa khá bền bỉ và hiệu quả từ nhiều năm nay, chẳng hạn Nhật Bản đã xây dựng hàng loạt vườn Nhật tại nhiều thành phố lớn trên thế giới, Đức thành lập những viện Goethe, Pháp có Alliance Française, Trung Quốc cũng đang mở các viện Khổng Tử học…

Cần lưu ý là những nhân viên làm việc tại các phòng văn hóa phải có đủ trình độ để "đem chuông đi đấm xứ người" và được đãi ngộ tương xứng. Bằng không, lợi bất cập hại.

* Nước Mỹ rất rộng. Theo ông, nên đặt bao nhiêu phòng văn hóa là hợp lý?

- Vấn đề này tôi đã đặt ra trong hội thảo "Trí thức người Việt ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng quê hương" tổ chức tại Hà Nội năm 2005. Theo đó, Việt Nam nên thành lập từ bốn đến sáu phòng văn hóa tại những vùng có nhiều người Việt cư trú trong vòng mười năm. Tôi nghĩ cộng đồng người Việt sẵn lòng hỗ trợ để các cơ sở này phát triển.

Hiện nay, trong số gần ba triệu người Việt đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài thì ở Mỹ đã chiếm hơn nửa. Đây là một con số đáng kể, có tiếng nói nhất định đối với chính quyền địa phương. Nếu gầy dựng được thiện cảm với lực lượng này, khiến mọi người cùng hướng về quê hương thì rất có lợi về chính trị và kinh tế.

Làm được điều đó phải sử dụng văn hóa. Chỉ có văn hóa mới đưa mọi người lại gần nhau. Mười năm trước, những ca sĩ về nước biểu diễn là bị tẩy chay liền. Bây giờ tình hình đã khác xa. Nếu các nghệ sĩ làm được thì Nhà nước Việt Nam cũng có thể làm được.

* Nhưng như ông đã nói ở trên, vẫn còn những người chưa quên được quá khứ?

- Đó chỉ là một bộ phận thiểu số. Những năm gần đây, người Việt ở Mỹ về quê ăn Tết vẫn chiếm số lượng quan trọng trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Vì vậy, khi cộng đồng này đồng lòng lên tiếng thì sức lan tỏa với chính quyền sở tại sẽ có hiệu quả. Tiếng nói ấy chưa chắc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có được.

* Tức là có một bộ phận người Việt thầm lặng hướng về quê hương, tổ quốc nhưng còn ngại ngần bày tỏ thái độ?

- Nhiều, rất nhiều. Cách nay mười lăm năm, những người về thăm quê nhà thường đưa ra lý do thăm cha mẹ già, đau yếu, hoặc về chịu tang người thân. Nay thì việc đi về đã trở thành chuyện bình thường.

Cách nay hai năm, sau khi phỏng vấn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ban biên tập tờ Vietweekly cũng chịu nhiều sóng gió. Những người cực đoan biểu tình phản đối, tẩy chay, đòi đóng cửa tạp chí này. Nhưng tờ báo vẫn sống đến giờ. Nghĩa là vẫn còn nhiều độc giả ủng hộ Vietweekly.

* Ông cũng là một ký giả?

- Thực tình, tôi không dám nhận hai chữ ký giả. Tôi không đi săn tin, thường chỉ nghiên cứu và viết bình luận cho những báo tiếng Anh vì đối tượng tôi nhắm đến là thế hệ thứ hai. Nhưng tôi cũng viết bằng tiếng Việt vì có những vấn đề chung cả người trong và ngoài nước cùng quan tâm.

* Có khi nào bài ông viết bị từ chối không đăng?

- Có chứ. Nhưng cũng còn nhiều diễn đàn để bày tỏ quan điểm của mình. Có những bài viết báo Việt Nam không đăng, báo bên Mỹ cũng từ chối, thì tôi gửi tới những tờ báo của nước thứ ba, chẳng hạn như BBC.

* Ông vừa đưa những sinh viên của mình về Việt Nam trong ba tuần. Mục đích của chuyến đi này là gì, thưa ông?

- Tôi dùng Việt Nam làm thí điểm để dạy về bang giao quốc tế và dẫn nhập xã hội học trong học kỳ mùa hè. Cũng như những lần trước, trong những sinh viên của tôi có một số là người Việt. Đây cũng là cơ hội để các em tìm hiểu về cội nguồn dân tộc.

Tôi cố gắng tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với nhiều thành phần trong nước, kể cả những người Việt định cư ở Mỹ đã về nước làm ăn, đồng thời gặp gỡ, giao lưu với một số sinh viên Đại học Hoa Sen (TP.HCM). Người thật, việc thật, rồi để tự mỗi người sẽ có chủ kiến của mình.

Chuyến đi lần này, chúng tôi đi từ Bắc vào Nam, leo lên Yên Tử chiêm bái cái nôi của thiền phái Trúc Lâm, qua Sapa xem ruộng bậc thang, ghé Hà Nội, nơi sẽ diễn ra đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, vào Huế thăm kinh đô cuối cùng của triều đình phong kiến, đi Mỹ Sơn tìm hiểu về văn hóa Chăm… rồi xuống đồng bằng sông Cửu Long xem vựa lúa, vựa tôm, vựa cá…

* Cái vựa lớn này đang gặp một nguy cơ rất lớn từ việc ngăn đập trên thượng nguồn sông Mê kông?

- Đó chỉ là một trong những chủ đề chính mà sinh viên của tôi muốn tìm hiểu. Dạy về Việt Nam không thể không nhắc đến những quần đảo của tổ quốc ngoài khơi xa, đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ trên biển Đông… Sinh viên cần phải biết cương thổ, biển đảo của Việt Nam đến đâu và sẽ tự nghiên cứu và tự đưa ra đánh giá của mình.

* Từ giác độ của một giảng viên xã hội học, ông thấy đời sống xã hội thay đổi như thế nào?

- Đời sống vật chất có khá hơn nhiều. Quanh Hồ Gươm, Hà Nội không còn người ăn xin như lúc tôi về nước lần đầu tiên năm 1994. Về tinh thần, tôi có cảm giác ngày xưa mọi người đùm bọc nhau nhiều hơn, nghĩ đến cái chung nhiều hơn. Nay thì đèn nhà ai, nhà nấy rạng. Tinh thần hy sinh cho lợi ích đất nước vẫn còn, nhưng tôi có cảm giác dường như nhiều người đã bớt lửa.

* Đã có rất nhiều lời phàn nàn về sự tụt hậu của giáo dục Việt Nam hiện nay. Từ góc nhìn của một nhà giáo dục, ông nghĩ sao về tương lai của ngành này?

- Đây là vấn đề lớn, không thể chủ quan duy ý chí. Nếu chính sách rõ ràng, tôi nghĩ chúng ta tối thiểu cũng cần một thế hệ nữa để bắt kịp thế giới. Hệ thống giáo dục của chúng ta hiện nay chưa khuyến khích học sinh, sinh viên có được tư duy độc lập.

Sáu mươi năm sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Quốc Tử Giám, "trường đại học đầu tiên" của Việt Nam được dựng lên. Kể từ đó, chúng ta "nhập khẩu" toàn bộ lối giáo dục từ chương theo chủ trương của Khổng Tử. Gần một ngàn năm nay, nhân tài của nước ta học đi học lại Tứ thư, Ngũ kinh…, cứ ba năm lại lều chõng đi thi, ai sáng tác thơ Đường hay, làm bài luận tư tưởng Khổng Tử giỏi, thì được thăng quan, tiến chức…

Sang thế kỷ XX, khi chuyển sang chữ quốc ngữ, các môn học có thay đổi, nhưng cách học vẫn không thay đổi. Đa số học trò vẫn xem lời thầy, cô là khuôn vàng thước ngọc. Trả bài trúng ý thầy cô thì dễ được điểm cao, lên lớp, khen thưởng khiến học trò không cần đầu tư sáng tạo, lâu dần hình thành tâm lý bầy đàn, đánh mất cái tôi. Ở trường làm bài đón ý thầy cô, đến khi đi làm đón ý lãnh đạo.

Khi nam ca sĩ Michael Jackson qua đời, tôi thấy một số bạn trẻ khóc sướt mướt. Không phải tôi tị hiềm gì với nam ca sĩ quá cố này, nhưng tôi cảm thấy chuyện này có vẻ hơi xu thời. Cuộc sống còn nhiều chuyện đáng phải khóc hơn.

* Vậy theo ông, điều gì đáng để nhỏ nước mắt lúc này?

- Ngoài cái giáo dục ở trên, cũng đáng khóc là tham nhũng. Chính phủ Việt Nam đã rất đúng đắn khi tuyên bố xếp tham nhũng vào danh sách quốc nạn. Nếu không quyết tâm cải tổ hệ thống làm việc thì đất nước không thể nào khá lên được.

Nói tiếp chuyện giáo dục từ chương. Lối suy nghĩ thầy giỏi hơn trò biến giáo dục trở thành một thứ tôn giáo. Mới đây, tôi có dịp tham gia một buổi nói chuyện về tư duy phản biện trong giáo dục, thấy một số ý kiến vẫn còn lòng vòng, tranh luận về định nghĩa của cụm từ này, khiến vấn đề trở nên phức tạp.

* Vậy nên "đơn giản hóa" nó như thế nào, thưa ông?

- Tư duy phản biện (critical thinking) không phải là một triết lý, mà là công cụ để người học mạnh dạn đi xa hơn trong hành trình kiếm tìm chân lý. Thí dụ, khi tiếp nhận một vấn đề do người khác tìm tòi, sáng tạo, học sinh cần được khuyến khích tìm tòi thêm. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, các em có thể tự do phản biện.

Nhiều thầy cô nên tập cách lắng nghe những ý kiến trái chiều, khích lệ đối thoại và sẵn sàng chấp nhận có những khía cạnh trò giỏi hơn mình, sâu sắc hơn mình. Đương nhiên, không phải tất cả học sinh sinh viên đều ngoan ngoãn như một bầy cừu, nhưng số đông là như vậy.

Tôi nghĩ cả gia đình và nhà trường đều có trách nhiệm về thực trạng này. Ở nhà, cha mẹ dạy con rằng Con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Trong một chừng mực nhất định, câu nói này đã trở thành một cái vòng kim cô, gắn lên đầu trẻ thơ. Đến trường, vừa vào lớp một, học trò được dạy là "tiên học lễ, hậu học văn", rồi "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Năm này qua năm khác, các em tự đúc rút ra "im lặng là vàng".

Tôi nghĩ ngành giáo dục nên cải sửa "tiên học lễ, hậu học văn" thành "tiên học phản biện, tiếp đến là học lễ, rồi mới tới học văn". Trong xã hội loài người, những người làm nên sự nghiệp thường là những người có tư tưởng dám phản biện, dám chống đối cái sai.

Ở Mỹ có một nhân vật khá nổi tiếng là Ralph Nader. Sau khi tốt nghiệp ngành luật, thay vì hành nghề luật sư, ông ấy tự nguyện bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bằng cách truy tìm những bằng chứng cho thấy nhiều công ty cố tình bán ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong bối cảnh luật pháp chưa bảo vệ quyền lợi của họ.

Dần dần, nhiều người ủng hộ ông ấy, hình thành phong trào bảo vệ người tiêu dùng ở nước Mỹ. Vấn đề là ông đã làm thay đổi tư duy của cả một nước. Một trường hợp khác là mục sư Martin Luther King đấu tranh cho phong trào nhân quyền thập niên 1950-1960.

* Hình như ông đánh giá rất cao vai trò của những người dám bơi ngược dòng?

- Đúng vậy. Trong nhiều trường hợp, vai trò của họ còn quan trọng hơn nhà cầm quyền. Sự phát triển của nước Mỹ có phần đóng góp không nhỏ của những con người như Ralph Nader, Martin Luther King. Một điểm chung giữa hai nhân vật này là chấp nhận đặt cược sinh mạng mình vào một mục đích mà họ tin là đúng và không tư lợi cá nhân. Nhờ vậy, nên họ tập hợp được quần chúng.

Ở Việt Nam đầu thế kỷ XX thì có Nguyễn Tất Thành. Vì theo đuổi mục tiêu đấu tranh cho độc lập dân tộc mà người thanh niên xứ Nghệ không an phận với nghề dạy học. Người Việt mình hay nói "một điều nhịn, chín điều lành". Nhưng cũng có những trường hợp càng nhịn thì người ta càng lấn tới. Bằng chứng là trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Nguyễn Tất Thành, lúc đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tuyên bố rõ ràng rằng chúng ta càng nhân nhượng thì kẻ địch càng lấn tới.

* Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.

Theo THƯỢNG TÙNG
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần



Thursday, September 10, 2009

Luận bàn về những vấn đề minh triết- Hoàng Ngọc Hiến

Luận bàn về những vấn đề minh triết
(Góp phần định nghĩa minh triết)

   

      Tôi bắt đầu tiểu luận này bằng những suy nghĩ có liên quan đến chủ đề minh triết của hai học giả Việt Nam: Ngô Thời Sĩ (1740-1786) và Kim Định (1914-1997)[1]

       - Ngô Thời Sĩ có phân biệt "đạo lý thánh hiền" và "đạo lý đời thường": "Đem đạo thánh hiền để quở trách thói đời không bằng đem đạo đời thường để cảm hoá lòng người". Trên đại thể, minh triết là "đạo lý đời thường".  Đạo lý này có tính chất đời thường vì, cũng như tính Phật, nó sẵn có ở mọi người. Nói môt cách khác, ai cũng có thể có minh triết. Triết lý thì khác, triết luận đòi hỏi năng lực tư duy đặc biệt, không phải cứ muốn thì trở thành triết gia.  Đời thường còn có nghĩa là kinh nghiệm trong cuộc sống thường nhật. Trí khôn, trí tuệ, trí thức… của minh triết bao giờ cũng gắn với kinh nghiệm sống đời thường, nó vốn nảy sinh từ những kinh nghiệm này. Đây là một đặc tính quan trọng của minh triết. Triết lý thì khác, nó thiên về thuần lý và có xu hướng thoát ra khỏi "tính cục bộ", "tính cụ thể" của kinh nghiệm.. Đến đây dựa vào những đặc trưng của ý thức minh triết và nhất là tư tưởng hiền minh của Ngô Thời Sĩ, tôi mạnh dạn đưa ra một định nghĩa về minh triết như sau: "Minh triết là tính sáng khôn (có khi được diễn ngôn thoáng gọn) chủ yếu được sốngsống ở bình diện đạo lý đời thường, tuy vậy không xa lạ với đạo lý thánh hiền, thiên về cảm hóa lòng người hơn là quở trách thói đời". Dùng từ "tính sáng khôn" tôi muốn hiểu minh triết cũng như tính Phật là tính sẵn có trong lòng người, nói như Nhất Hạnh, nó là "hạt giống tốt' vốn có ở mọi người. Cân nhắc giữa 3 từ: "trí khôn", "sự khôn ngoan", "tính sáng khôn", cuối cùng tôi chọn từ "tính sáng khôn", "tính sáng" như là một thuộc tính của "minh tâm" và Phật tính là một từ của nhà Phật được nhắc đến nhiều lần trong bài "Cư trần lạc đạo phú" nổi tiếng của Trần Nhân Tông (1258-1308)[2]. Tôi nhấn mạnh: "chủ yếu được sống và sống" bởi lẽ lẽ sống của nhà hiền triết là "sống" và "sống" minh triết chứ không phải "nói" và "nói" minh triết. Tôi nhấn mạnh thuộc tính "thiên về cảm hóa lòng người…" vì ở trạng thái nhân thế hiện nay, ở xã hội ta cũng như trên toàn thế giới, ý thức con người thiên về "phá" hơn là "xây", những thiện chí "cảm hóa lòng người" bị "lép vế", bị lấn át, thậm chí bị áp đảo trước những cơn cuồng nộ quở trách, chửi rủa vô tội vạ "thói đời". Cảm hứng chủ đạo của minh triết là "xây dựng" bằng "sự cảm hóa lòng người".

         - Trong tiểu luận "Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây" (1960) của Kim Định (1915-1997) tác giả đề nghị ước lệ phân biệt 3 ý niệm: triết lý, minh triết, triết học. Cho đến nay vẫn lưu hành một thành kiến cho rằng chỉ phương Tây mới có triết lý, phương Đông có tư tưởng, có Đạo học, có minh triết… nhưng không có triết lý. Với một cách ước định riêng thuật ngữ "triết lý", Kim Định khẳng định: có triết lý phương Tây và có triết lý phương Đông ngay từ thời cổ (cổ đại và trung đại).

 

       Tư duy triết lý phương Đông mang những đặc điểm của tư duy minh triết mà những nét tiêu biểu nhất là:

      - "lấy cứu cánh con người làm trọng tâm suy nghĩ, lấy sự thực hiện đến rốt ráo cái tính bản nhiên con người làm mục tiêu (tận kỳ tính) [réaliser l'humanité] " (xem tr.3)[3]

      - những lời huấn đức minh triết được trình bày "tuy vắn tắt kiểu châm ngôn nhưng có hiệu lực muôn đời như: Pythagore, Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca v.v.(H.N.H.tô đậm]" (xem tr.2)

      - những nhà hiền triết "lo sống cái minh triết hơn là nghĩ đến viết ra sách vở (H.N.H. tô đậm)" (xem tr.2); họ cố gắng thực hiện minh triết "không phải ngoài cõi nhân sinh mà ngay trong đời sống, trong lối cư xử, trong cử chỉ"

      - Phương pháp của tư duy minh triết "là thể nghiệm, trực giác, không dùng đến lý luận, phân tích(H.N.H. tô đậm)", "lý chứng, luận bàn" (xem tr.3), đương nhiên là không xây dựng hệ thống.

 

       Tư duy triết lý phương Tây thiên về kiểu "tư duy triết học" mà những đặc điểm chính được Kim Định xác định như sau:

       -  "không lấy con người mà lấy thiên nhiên sự vật làm trung tâm suy tư,……. con người chỉ được bàn đến một cách phụ thuộc, hay đúng hơn bằng những phạm trù của sự vật" (xem tr.4)

        -  "Triết Tây hầu hết là duy niệm, nghĩa là chỉ dùng có ý niệm suông, ngoài mọi tình cảm, ngoại lý (irrationnel) và tiềm thức. Những khoản này mới được chú ý đến từ ít chục năm sau đây (H.N.H. tô đậm)" (xem tr.22)

       - "phương pháp: theo lối khoa học phê phán và phân tách, cố tìm ra những ý niệm độc đáo và tích luỹ sự kiện để kết thành những hệ thống mạch lạc chặt chẽ…"

       - "mục tiêu lấy tri thức làm cùng đích."

       -  trong khi minh triết "được giấu vào trong cử chỉ, thể hiện vào đời sống và trong cả sự im lặng…" thì những hệ thống triết học "kiểu nhà trường" được quăng ra, nằm "chình ình bên cạnh đời sống."

 

       Vài thế kỷ gần đây do sự tiếp xúc Đông-Tây ngày càng mở rộng và có chiều sâu, sự tương tác giữa triết học phương Tây và minh triết phương Đông ngày càng có hệ quả rõ rệt.

 

        Một mặt, "triết học Tây phương hiện phát động một phong trào di cư vĩ đại: di cư từ những nền móng cũ đến định cư trên những nguyên lý mới" (tìm thấy ở minh triết Đông):

 

   -  "nguyên lý biến dịch thay vào ý niệm bản thể im lìm"

   -   "nguyên lý cơ thể[4] thay vào ý niệm cơ khí…"

   -  "Bớt chú trọng … thiên nhiên để nhấn mạnh đến thân phận con người."

   -   Ngoài khái niệm duy lý, có chú ý đến "tình cảm, ngoại lý (irrationel), tiềm thức" (xem tr.7)

 

       Mặt khác, "Đông phương chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Tây phương: (1) về phương diện lý luận trình bày và chú ý đến phần lịch sử hơn, (2) đưa vào một óc phê phán được thức tỉnh và không chấp thuận dễ dàng mọi huấn điều tiền nhân, (3) dùng sự mổ xẻ phân tích dưới nhiều khía cạnh khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề" (xem tr.7).  Ngày nay, muốn bàn về minh triết Đông, không thể không biết triết học Tây, phải nghiên cứu những phạm trù và lịch sử của nó.

 

     Tiểu luận về "hai nền triết lý Đông-Tây" của Kim Định nêu lên nhiều vấn đề đến nay vẫn có tính thời sự. Tư trào phục hưng minh Triết mới đột khởi ở phương Tây cách đây mươi năm trong khi Kim Định cách đây nửa thế kỷ (bài tiểu luận được viết trong những năm 1956-1961) đã khẳng định con đường đế vương của minh triết trong lịch sử tư tưởng nhân loại thời quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai. Rất tiếc do phạm vi của chủ đề, trong bài này chúng tôi chỉ có thể nêu lên phần nào còn sơ sài vài ba vấn đề.

 * * *

             Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, ngay từ đầu nguồn của triết học, triết lý đã được đặt trong tương quan với minh triết[5]. Minh triết là bất cập với con người, chỉ Thượng đế mới có minh triết (sophia). Triết gia chỉ dám nghĩ đến sự vươn tới minh triết với tư cách là người quí mến minh triết, cũng có thể đây là một cách bày tỏ thái độ khiêm nhường, khỏi bị nghi oan là báng bổ, dám sánh ngang với Thượng đế. Như vậy ở đầu nguồn của triết học, minh triết (sophia) là trên-triết học (philosophia)

         Triết học phương Tây phát triển qua các thời đại. Đặc biệt đến thế kỷ XVIII, triết luận trở thành một hoạt động bộ môn quy củ chuyên sâu, đã có thể nói đến sự hình thành của giới triết gia chuyên nghiệp.  Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, những thành tựu rực rỡ của triết học cổ điển Đức phát huy thanh thế của triết học. Có sự thay đổi trong tương quan giữa minh triết triết học. Không ít triết gia phương Tây xem minh triết là người bà con nghèo của triết học.  Minh triết bị lép vế, không có sức thuyết phục chứng minh của tri thức khoa học, triết học, cũng không có sự linh diệu thần khải của tín điều tôn giáo. So với tư duy triết học có những bay bổng mê hồn thì những lời bàn của minh triết xem ra tẻ nhạt, ỉu sìu, ngán ngẩm, tủn mủn, không có góc cạnh.  "Minh triết - Wittgenstein, một triết gia Anh gốc Áo (1889-1951) viết - là cái gì đó nguội lạnh và do đo lẩn thẩn... Cũng có thể nói như thế này: minh triết  chỉ che đậy cuộc sống, làm cho ta không thấy được nó. Minh triết giống như tro xám, nguội lạnh phủ lên than hồng". Sự phát triển lịch sử làm nổi bật một ưu thế lớn của triết học: triết học lịch sử, nhiều lịch sử, nhưng chưa bao giờ có lịch sử minh triết (chỉ có lịch sử tư tưởng của một bậc minh triết). Với sự phát triển của triết học phương Tây hiện đại, dưới con mắt của nhiều triết gia phương Tây hiện đại, minh triết trở thành cái gì đó dưới-triết học. Theo quan niệm của nhà triết học Pháp François Jullien, minh triết không "dưới" (sous-) "triết học" mà là "hạ tầng" (infra-) cuả triết học"  

 

    Từ những năm cuối thế kỷ XX, ở phương Tây, đặc biệt ở Mỹ, có một trào lưu phục hưng minh triết ngày càng rộng lớn, nhằm trả lại cho minh triết địa vị và vai trò xứng đáng của nó trong đời sống tinh thần của nhân loại. Có học giả đánh giá đây là một trào lưu Khai sáng thứ hai. Chỉ cần mở trang Web "Wisdom Page" (Trang Minh triết) là có danh sách hàng trăm tiểu luận và công trình về Minh triết được giới thiệu nghiêm túc, có hệ thống, phân tích cặn kẽ. Đặc biệt từ 2005 đến 2006, trên mạng số bài mục về minh triết tăng 600%, tổng số trang Web có từ wisdom (minh triết) lên đến 17 triệu trang. Tôi đặc biệt chú ý đến mấy sự kiện sau đây:

 

      - Càng ngày càng có nhiều học gỉa lên tiếng thay "kinh tế trí thức" bằng "kinh tế minh triết", thay "giáo dục trí thức" bằng "giáo dục minh triết"… Kinh tế trí thức đơn thuần không có minh triềt cũng như giáo dục trí thức đơn thuần không có minh triết …đang đưa nhân loại đến bờ vực thẳm.

 

      - Để xây dựng xã hội cần có vốn. Những năm 60 thế kỷ trước, vốn trước hết là tiền mặt.  Những năm 70, vốn là trí thức.  Những năm 80, có xu hướng đề cao vốn xã hội (tức là ý thức gắn bó với xã hội, với tập thể và cộng đồng). Ngày nay, có nhiều học giả đưa ra yêu cầu đặt vốn minh triết lên trên hết.

      - Một công trình đồ sộ có nhan đề Wisdom Bible (Kinh thánh Minh triết) đã được biên soạn, thu thập những viên ngọc "minh triết" của những nền văn minh cổ của nhân loại: Trung Quốc (Đạo đức kinh, Đại học, Trung dung…), Ấn Độ (Kinh Upanishad, Đạo Hin đu, Kinh Phật), Trung Đông (Đạo Do Thái, Đạo Hồi, Kinh Coran), Hy-La (Platon, Epicure, Epictete [chủ nghĩa khắc kỷ], Boece [cổ La Mã]…). Điều đáng chú ý là có những văn bản của những triét gia đích thực cũng được đưa vào bộ Kinh Thánh Minh triết này (có nghĩa là sự phân biệt minh triết và triết học chỉ có tính chất tương đối)

 

        - Đã xuất hiện những trường Đại học Minh Triết (Wisdom University).  Riêng bang California có vài ba trường như vậy. Tiêu biểu nhất là Đại học Minh Triết có trụ sở ở San Fransisco. Trường này được thành lập năm 1996, chỉ đào tạo trên đại học (M.A. và Ph.D.). Đối tượng đào tạo của Trường là "những người đã có trình độ nghiệp vụ chín chắn muốn đặt mình vào một văn cảnh sống và học tập rộng lớn hơn". Trường giúp họ "vượt qua những biên giới của hiểu biết và hành vi ước lệ đặng đi vào một cuộc sống chân chính hơn", "có một ý thức bao trùm hơn về cái khả thể", phương châm giáo dục của trường là việc trau dồi học vấn "trong khuôn khổ học vị trên đại học" gắn liền với "đào sâu quá trình trưởng thành của tâm linh và phát triển nhân cách". Môn học nghiên cứu "trí tuệ bản địa" (indigenous mind) được đặc biệt coi trọng: con đường cứu nguy cho nhân loại hiện nay là "đem những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại hòa vào tri thức, minh triết và những lề lối thực hành lành mạnh về sinh thái của những nhân dân bản địa và truyền thống".

 

       Định nghĩa Minh triết là gì là một việc rất khó. Một câu nói hóm của một học giả: "Tìm cách định nghĩa minh triết, đó là bằng chứng của sự thiếu minh triết". Đại học tổng hợp Chicago vừa đưa ra Dự án đề tài Định nghĩa Minh triết với kinh phí trợ cấp 2.000.000$, học giả bất cứ nước nào đều có thể tham gia.

 

      Tôi bằng lòng với việc đưa ra một số ví dụ.

 

       -Thời bom Mỹ, láng giềng với hộ của tôi,có một cháu bé hơn mười tuổi, học lớp 3, một lần đi sơ tán về, cháu nói với tôi: "Bác ạ, mình cứ nói người nhà quê ra Hà nội thì đần, cháu thấy người Hà nội về nhà quê cũng đần, hôm đầu, cháu chịu, không biết làm thế nào để rửa chân, mãi mấy hôm sau cháu biết cách".  Câu nói của cháu làm tôi sửng sốt… Đây là một nhận xét minh triết. Có những công trình học thuật giầy cộp mà không có nổi một nhận xét độc đáo, sâu sắc như của cậu bé. Thường thì càng cao tuổi người ta càng hiền minh. Nhưng không nhất thiết vậy. Đối với sự phát huy minh triết, học vấn không phải là thừa. Nhưng chỉ có trình độ tiểu học vẫn có thể có những suy nghĩ hiền minh. Từ ví dụ này có thể thấy một sự khác biệt giữa triết học và minh triết: một học sinh lớp ba một dòng triết học cũng không hiểu nổi vẫn có thể nói một câu minh triết độc đáo và sâu sắc.

 

     - Tôi có đọc một công trình lý luận tác giả viết những trang rất hay về vấn đề tư hữu. Nhưng vấn đề chỉ sáng bừng lên khi tôi đọc dến câu của Balzac được tác giả, trích dẫn: "Người mà không có gì là kẻ không ra gì". Câu của Balzac là minh triết. Mác đã viết những trang cứ liệu uyên bác, lập luận đanh thép để đi đến một kết luận quyết liệt: bãi bỏ tư hữu. Giá như Mác có thêm được minh triết của Balzac chắc chắn ông suy nghĩ khác và học thuyết của ông không phải là chủ nghĩa Mác như chúng ta biết.

 

     - Tôi có hỏi Nguyên Ngọc về minh triết các dân tộc Tây nguyên, anh dẫn một câu "xanh rờn" từ một bản trường ca: "Đàn ông là sấm, đàn bà mới là sét"

 

     - Hôm vừa rồi, đến thăm chùa Quang Ân (Hà Đông cũ) tôi thấy môt bức trướng ghi lai 14 lời khuyên của Phật, do Thượng tọa Kim Cương Từ sưu tầm. Câu đầu tiên: "Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình". Câu cuối cùng: "An ủi lớn nhất đời người là làm bố thí". 14 câu, câu nào cũng hay. Tôi nghĩ bụng giá như học sinh của chúng ta ngay trên ghế nhà trường đã được học những câu này, những ý nghĩ minh triết giản đơn, không bao giờ cũ.

 

      - "Người là muối của đất. Nhưng nếu như muối mất vị mặn, làm sao nó có thể mặn trở lại? Chẳng còn cách nào khác là đem vứt đi, để rồi người ta dẫm đạp lên…". Không thể nào quên được câu nói đặm đà minh triết này của thánh Matthew.

 

     - Troy Dunn có đưa ra một năng lực của minh triết:  "năng lực có những lựa chọn đúng và đưa ra những quyết định tối ưu trong khi chưa có thông tin đây đủ".  Nhận xét này giúp chúng ta nhận ra những người minh triết thường gặp trong cuộc sống.

 

     -Trí, nhân, dũng, bộ ba phẩm gíá này hết sức quen thuộc với chúng ta, có thể xem đây là lý tưởng của minh triết. Trong lý tưởng này, trí gắn với nhân là tuyệt đẹp nhưng không có dũng thì chỉ làm cảnh thôi. Hành động ít nhiều đòi hỏi lòng dũng cảm. Mà không hành động là không có gì. Lòng dũng cảm có khi còn quan trọng hơn sự hoàn thiện trí và nhân. Trí gắn với nhân tức là gắn với những giá trị đạo đức, tinh thần. Đây là một đặc tính hết sức quan trọng của minh triết. "Kinh tế trí thức" rất hấp dẫn nhưng nguy hiểm, vì trí thức và lý thuyết một khi "lộng hành" thì sẽ gặt phăng các giá trị tinh thần, đạo đức. Do đó mới có sự đề xuất "kinh tế minh triết". "Giáo dục trí thức" cũng rất hầp dẫn nhưng nguy hiểm. Xu thế càng ngày càng có tính chất áp đảo của giáo dục toàn thế giới là sự truyền đạt tri thức và kỹ năng hầu như trở thành mục tiêu duy nhất của giáo dục, làm lu mờ mục tiêu giáo dục những giá trị chi phối người sinh viên sử dụng những trí thức và kỹ năng đó như thế nào và làm gì. Xu thế này cũng là một nguy cơ đáng lo ngại đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện nay hầu như không có triển vọng nào ngăn ngừa xu thế này. Trên thế giới tiếng nói của những học giả đòi hỏi cải tạo một cách cơ bản nền giáo dục hiện nay thành nền "giáo dục minh triết" còn hết sức yếu ớt. Không mấy ai quan tâm đến nguyên lý giáo dục của Gandhi được đề ra từ đầu thế kỷ trước: "Giáo dục cơ sở phải lấy minh triết và lòng từ thiện làm nền tảng."

 

       Những biểu hiện của minh triết có tính chất tổng thể: vừa là chân, là mỹ, là thiện; vừa là tri thức, là kinh nghiệm; vừa là trí tuệ, là tâm hồn, là ý chí; vừa là vốn sống, lối sống, phương pháp tư duy…Chuẩn bị cho một định nghĩa thấu đáo và đầy đủ hơn về minh triết, tôi thử đưa ra mấy nét đặc biệt của minh triết như là nhận thức và lối sống:

 

    - Minh triết gắn với nghiệm sinh.

    - Minh triết quan tâm đến sự cân bằng, hài hoà

    - Minh triết thể hiện trong lối sống.

 

Minh triết gắn với nghiệm sinh (le vécu). Jerry Ortiz y Pino đã nêu đặc điểm này thành một yêu cầu tất yếu:" Minh triết không phải là cái gì đó bẩm sinh. Thông minh là bẩm sinh. Linh lợi là bẩm sinh. Năng động cũng vậy. Nhưng minh triết thì không. Nó chỉ đến từ sự sống, từ sự phạm sai lầm − hoặc giả từ sự nghe những người khác đã phạm sai lầm và học hỏi được ở họ…". Yêu cầu này được tuyệt đối hoá trong một câu kinh Phật nổi tiếng: "Chớ có tin vào đức tin của những truyền thống, dù cho chúng đã được vinh danh lâu đời nhiều thế hệ và ở nhiều nơi. Chớ có tin vào một điều nào chỉ vì có nhiều người nói đến nó. Chớ có tin vào đức tin của những bậc hiền minh trong quá khứ. Chớ có tin vào những gì mà anh tưởng tượng rằng Thượng đế truyền gợi cho anh. Không tin gì hết nếu như chỉ có uy tín của những bậc thầy của anh hoặc của những nhà sư của anh. Sau khi xem xét hãy tin vào những gì chính anh đã thể nghiệm hoặc nhìn nhận là hợp lẽ, những gì phù hợp với phúc lợi của anh và của những người khác" (Siddârtha, Kâlâma sutta).

 

          Minh triết là "trí tuệ được nhào nặn bởi kinh nghiệm".

 

          "Những người tốt sở dĩ tốt vì họ đã đến với minh triết thông qua thất bại"

 

          "Cuộc sống là người khuyên bảo dích thực duy nhất của chúng ta; minh triết chưa được lọc qua kinh nghiệm riêng tư thì chưa trở thành một phần trong cốt cách đạo đức…"

 

          Nhìn chung minh triết thuận cho sự tích hợp với nghiệm sinh hơn triết học. Chủ nghĩa Freud, chủ nghĩa hiện sinh Pháp do còn gắn với nghiệm sinh nên đã có thời trở nên hết sức phổ cập. Nhưng trên đại thể, do cách tiến hành của tư duy triết học thiên về thuần lý nên triết lý dễ tách rời nghiệm sinh. Học giả Alan Nordstrom nói đến tình trạng triết học hiện thời không tích hợp với nghiệm sinh nữa, đó là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng trầm trọng của triết học hiện nay, thậm chí ông còn nói đến "sự cáo chung của triết học"! Cũng từ tình trạng này ông giải thích xu hướng trở về với Cơ sở của Minh triết. Mong rằng triết học chưa cáo chung và sự phục hưng của Minh triết tạo ra quan hệ bổ sung giữa minh triết trong bản chất gắn với nghiệm sinh và triết học do quán tính tư duy thuần lý dễ xa rời nghiệm sinh.

 

          Nhìn chung, minh triết là một kho báu những kinh nghiệm đối nhân xử thế, "đắc nhân tâm"… Tuy nhiên, nghiên cứu minh triết không thể dừng lại ở sự tổng kiểm kê những kinh nghiệm này. Từ sự phân tích, nghiền ngẫm những kinh nghiêm này, cần đề ra những ý niệm, khái niệm của minh triết.  François Jullien đã từng đề nghị xem ý niệm "mặc hóa" ("biến hóa lặng lẽ", từ của Lão tử) như một ý niệm đặc thù của minh triết Trung Hoa.

         

Bàn về cách tư duy của minh triết nhiều học giả nói đến nhu cầu cân bằng. Robert Sternberg nói đến nhu cầu cân bằng giữa những lợi ích trong bản thân một cá nhân, giữa cá nhân này và cá nhân kia, giữa cá nhân và tập thể, cộng đồng; giữa cộng đồng này và cộng đồng kia…"giữa sự thích nghi với môi trường và sự cải tạo môi trường, sự lựa chọn những môi trường mới …" Joseph W. Meeker nói đến nhu cầu đồng bộ: "có ý thức về chỉnh thể nhưng không quên những cái cụ thể, những cái đặc biệt; "bán cầu phải" thống nhất với "bán cầu trái" cũng như tư duy lô-gích thống nhất với tư duy thơ, ý thức về mình không lủng củng với ý thức về những người khác…". Từ nhu cầu cân bằng tự nhiên có nhu cầu hài hoà: cá nhân hài hoà với xã hội, với thế giới… Đương nhiên không thể quên sự hài hoà với bản thân mình mà biểu hiển quan trọng nhất là hài hòa giữa tình, hài hoà giữa trí óc (mind) và tâm hồn (soul), cùng một gốc nhưng là hai phương diện rất khác nhau: "trí óc thiên về tìm tòi chân lý, hình thức,sự sáng sủa, sự hợp lý, hình mẫu,quy luật… Còn tâm hồn thiên về tìm tòi cái đẹp, sự cân bằng, niềm vui, hạnh phúc, mê ly, hoà bình,sự thương cảm … Trí óc khẳng định chân lý bất chấp nó đẹp hay xấu; tâm hồn cứ thấy xấu là giãy nảy, thiên về cái đẹp hơn chân lý. Trí óc khẳng định và chối bỏ;tâm hồn yêu và ghét…" (Glenn Shipley). Đặc biệt thời gian gần đây, xuất phát từ nhận định hết sức tỉnh táo "có khoảng trống đạo đức" trong đời sống chính trị, những nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung quốc nêu cao chữ "hòa". Hòa trước hết là sự hòa hợp giữa "đức trị" (hoặc "nhân trị") và pháp trị, sự hài hòa giữa tính chính đáng đạo đức và thực tiễn chính trị. Nhằm duy trì hoặc lập lại cân bằng, hài hoà minh triết không thể không quan tâm đến cái Chỉnh thể, cái mà Lão tử gọi là Nhất (Một) hoặc Cao Xuân Huy gọi là Toàn (quan điểm chủ toàn). Thế giới hiện đại mải mê với sự phân tích, sự duy lý, sự thực dụng, có cơ mất hút cái toàn. Đồng thời trong mọi lĩnh vực, mọi bình diện, cân bằng bị phá vỡ, nghiêm trọng nhất là sự mất cân bằng giữa nhu cầu tiêu dùng của con người tăng lên với một cấp số nhân khủng khiếp và sự bất lực của con người quản lý việc khai thác hành tinh quả đất đang bị tàn phá một cách man rợ và chúng ta đều biết hiểm hoạ: khí hậu quả đất thay đổi. Phải chăng sự thức tỉnh của minh triết với nhu cầu cân bằng, hài hoà có liên quan đến sự mất cân bằng tận thế đương đe doạ sự sống còn của chúng ta trên hành tinh này? Mặt khác, sự thức tỉnh của minh triết đòi hỏi sự tỉnh táo nhìn thẳng vào những mâu thuẫn của cuộc sống, và nhu cầu cân bằng hài hòa được đặt ra trong quá trình tích cực giải quyết mâu thuẫn. Với cái thói né tránh mâu thuẫn, chữ "hòa" của phương Đông không khéo trở thành dễ dãi và dớ dẩn, chỉ tạo ra những ảo tưởng về cân bằng, hài hòa, nhiều khi chữ "hòa" được đưa ra cốt để che đậy sự lười biếng của tư duy ngại mâu thuẫn, không có tinh thần tích cực giải quyết mâu thuẫn.

 

Aristote có phân biệt "minh triết lý thuyết" và "minh triết thực tiễn". Minh triết thực tiễn thể hiện ở chỗ biết "suy tính những gì là tốt, là thiết thực… cho mình để có được một cuộc sống tốt, nói chung" (ở đây cần hiểu "cuộc sống tốt" một cách toàn diện: cả về vật chất và tinh thần, không chỉ có tư duy, ứng xử tốt mà ăn, ở, mặc cũng "tốt", không những tốt trong việc công mà tốt trong cuộc sống riêng, với gia đình, bạn bè và… với cả bản thân mình). "Cuộc sống tốt" được hiểu một cách toàn diện như vậy, thì cái đầu "minh triết" của Aristote quả là vĩ đại! Chỉ có "minh triết lý thuyết" thì người minh triết dễ biến thành một kẻ hão huyền, gàn dở, ba hoa, nhảm nhí. Trong tiếng Việt có một từ hết sức đích đáng để diễn đạt ý niệm "cuôc sống tốt" của Aristote, đó là từ "hẳn hoi". Với từ này chúng ta có thể tóm gọn "minh triết" trong một câu:

 

 "Minh triết là biết làm thế nào sống hẳn hoi"

 

        "Hẳn hoi" không phải là một tiêu chuẩn quá cao: không phải thật giỏi mới hẳn hoi, không phải thật đàng hoàng, thật dũng cảm, thật "đạo cao, đức trọng" mới hẳn hoi… "Hẳn hoi" là một phẩm chất có thể đặt ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi bình diện: ăn mặc hẳn hoi, nhà cửa hẳn hoi, lời lẽ hẳn hoi, một người thầy hẳn hoi, một người cha hẳn hoi, một người lãnh đạo hẳn hoi, học vấn hẳn hoi, làm ă n hẳn hoi… Xã hội nào cũng có kỷ cương và lễ nghi, người hẳn hoi tiếp nhận tinh thần của kỷ cương và lễ nghi với/do lòng tự trọng chứ không bị lệ thuộc một cách mù quáng vào những quy ước của kỷ cương và lễ nghi. Xã hội nào cũng có tôn ty trật tự, người hẳn hoi không gò mình vào trật tự này nhưng rất có ý thức về lẽ phải của thứ bực. Vài mươi năm trước đây với bộ phim nổi tiếng về người Hà Nội Trần Văn Thuỷ đã làm sống lại phẩm chất "tử tế" trong ý thức đạo đức của xã hội. Tuy nhiên, phẩm chất này dường như vẫn chưa được chính thức công nhận, đạo đức và hành vi được kiểm điếm theo nhiều chuẩn mực trừ chuẩn mực "người tử tế". Phẩm chất "hẳn hoi" cũng có số phận tương tự.  Một hiện tượng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại là những gì không được người ta nhớ đến thì dần dà sẽ biến mất. Xã hội không quan tâm đến "sự tử tế", "sự hẳn hoi" thì dần dà những ngừơi tử tế, hẳn hoi sẽ biến mất; ngược lại, xã hội còn nhớ đến những phẩm hạnh này, thì những người hẳn hoi, tử tế xuất hiện khắp nơi. Ở xã hội ta, chính họ (những người hẳn hoi, tử tế trong Đảng và ngoài Đảng) là nền tảng đạo đức của xã hội.

 

          những mục trên chúng tôi định nghĩa minh triết bằng cách nêu lên những đặc trưng của minh triết, phân biệt nó với triết lý. Sau đây là một định nghĩa phổ thông về minh triết chúng tôi cố gắng trình bầy thật ngắn gọn.

 

          Theo cách hiểu thông thường nhất minh triết là khôn ngoan, nhưng khôn ngoan chưa phải là minh triết, chẳng hạn khôn ngoan để "ăn người" thì chưa phải là minh triết. Minh triết là biết sống khôn ngoanhẳn hoi, nói một cách khác, sự khôn ngoan của minh triết thường gắn với những giá trị hướng thượng, hướng thiện.  Hẳn hoi là một từ rất Việt (chúng tôi chưa tìm được ở những ngôn ngữ khác từ tương ứng). Trong xã hội Việt Nam, ở mọi nơi mọi thời, người hẳn hoi bao giờ cũng được nể trọng. Hẳn hoi có gốc rễ ở những đức tính phổ quát: đó là sự hứơng thiện, sự "liêm chính", nhin chung sự hẳn hoi của con người không ở ngoài bốn chữ "cần, kiệm, liêm, chính" của cụ Hồ. Sự hẳn hoi có tính phổ quát, tính "liêm chính" ở người hẳn hoi thể hiên ở việc to và việc nhỏ. Bị vu oan là "làm hư hỏng thanh niên", Socrate bị bức tử. Sắp sửa uống cốc "cần độc" thì Socrate sực nhớ có mua chịu một con gà và ông nhờ một người bạn trả tiền dùm cho ông, đây là một trong những lời trăn trối cuối cùng của ông: Socrate là người hẳn hoi trong viêc nhỏ. Cũng như trong việc lớn: được tin Socrate bị án bức tử, mấy người bạn của ông lập mưu kế cho ông chạy trốn, nhưng nhà hiền triết đã từ chối, lấy cớ bỏ trốn là chống lại pháp luật mà tín niệm công dân của ông là tôn trọng luật pháp bằng mọi giá, Socrate đã coi trọng tư cách công dân hẳn hoi của ông hơn cả tính mạng của ông. Có một sự việc, nhỏ thôi, nhưng qua đó có thể thấy được sự hẳn hoi của Hồ Chí Minh. Hoạ sĩ Dương Bích Liên được cấp trên điều động đến sống với Hồ chủ tịch một thời gian để vẽ chân dung. Hoạ sĩ vẽ rất nhiều ký hoạ về bác Hồ. Một vị lãnh đạo xem những ký hoạ của Dương Bích Liên không hài lòng và quyết định đưa họa sĩ trở về cơ quan chủ quản. Dương Bích Liên ra đi mà Hồ chủ tịch không hay. Đến lúc biết việc ra đi đột ngột của người hoạ sĩ, Hồ chủ tịch liền cho người đuổi theo và đưa hoạ sĩ trở về. Bác mời Dương Bích Liên dùng cơm thân mật rồi sau đó hai bác cháu mới chia tay (thuật theo lời của Hào Hải, một bạn vong niên gần gũi với Dương Bích Liên). Sự việc sau đây là một sự kiện lớn.  Sau Hiệp định Genève, trong một chuyến Hồ chủ tịch đi thăm Ấn độ, trong một cuộc phỏng vấn, có một phóng viên nước ngoài đặt câu hỏi về Ngô Đình Diệm, Hồ chủ tịch đã trả lời đại ý như sau:  Tôi đến đây không phải để nói xấu ông Ngô Đình Diệm, ông là người yêu nước nhưng theo cách của ông ấy… Trong cách trả lời phỏng vấn của Hồ chủ tịch, có sự khôn ngoan, nhưng nổi lên vẫn là sự hẳn hoi của một chính khách lớn. 

 

Ở những phần trên, qua sự đối lập minh triết với triết lý một số đặc điểm của minh triết đã được xác định: không có lịch sử, gắn với nghiệm sinh, quan tâm đến sự cân bằng, hài hoà, thể hiện trong lối sống… Còn có một cách đối lập khác, đối lập minh triết với tri thức.

 

          T.S. Eliot (1888−1965) có lời than vản:

 

          "…minh triết mất rồi, chỉ còn lại tri thức, minh triết ấy đâu rồi;tri thức cũng mất rồi, chỉ còn lại thông tin, tri thức ấy đâu rồi…"

 

           T. S. Eliot, giải thưởng Nobel năm 1948, than vãn về tình trạng suy thoái của tri thức con người trong thế giới hiện đại (thế kỷ XX): minh triết biến mất, chỉ còn lại tri thức, tệ hại hơn nữa, đến tri thức cũng biến mất, chỉ còn lại thông tin. Minh triết khác tri thức ở chỗ nào? Minh triết cao hơn tri thức. Tri thức chỉ là tri thức. Minh triết vượt siêu tri thưc, gắn vớĩ những giá trị tâm linh và nhân văn bằng cả trí tuệ và tâm hồn.  Platon, Epicure, Epictete, Boece… là những triết gia lớn nhưng nhiều trích dẫn trong tác phẩm của họ được đưa vào Kinh Thánh Minh triết, vì những tri thức và tư tưởng của họ thực sự là minh triết, chúng được gắn với những giá trị lớn không chí bằng trí tuệ mà bằng cả tâm hồn.  

 

 Minh triết do xu hướng cân bằng, hài hoà gắn với lương tri, gần với sự biết điều. Lương tri giúp những thức giả kịp thời thoát khỏi sự cuốn hút của những mê sảng lý thuyết. Sự biết điều giúp ta biết thế nào là "đủ", đến đâu thì "dừng lại". Do những đặc tính này, minh triết là một vị thuốc tốt ngăn ngừa những sự liều lĩnh và điên rồ[6]. Bản tính của con người là dễ nhầm lẫn và điên rồ. Trong các cuộc cách mạng, bắt đầu từ Cách mạng Pháp 1789, không thiếu gì những sai lầm giống như sự điên rồ ... Một nguyên nhân của những sự điên rồ là bệnh súng sính lý thuyết và tiếp theo là sự riết róng và hăng máu lý thuyết, những "máu" này càng nổi dậy và bốc lên cùng với sự đấu tranh phe phái. Mà như chúng ta biết "lý thuyết nó có thể chịu đựng bất kỳ sự mê sảng nào" (Maiakovxki). Trong hoàn cảnh nước ta nên chú ý đến ý kiến sau đây của Vũ Trọng Phụng: "Thật thế, tôi tin rằng Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng, cũng cứ đến đây là thối nát.Tôi không tin dân An nam ta lại có nổi một điều tin ngưỡng nào, một quan niệm chắc chắn gì…"[7].Ý kiến của Vũ Trọng Phụng là cực đoan, nhưng không phảỉ không có ít nhiều minh triết trong đó. Nói về những nhược điểm của Đảng, Hồ chủ tịch nhấn mạnh: "…một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém"[8]. Như vậy, có một điều chắc chắn tư duy lý thuyết không phải là chỗ mạnh của chúng ta. Đã thế thì súng sính, riết róng, hăng máu lý thuyết vừa thôi, phải quan tâm đến minh triết nhiều hơn nữa. Càng nhiều minh triết thì càng bớt mê sảng lý thuyết. Không cần nhìn đâu xa, trong các cơ quan của chúng ta, những thủ trưởng thông minh, tài ba, trình độ học vấn, lý thuyết xuất sắc vẫn có thể thất bại: họ có tất cả, chỉ thiếu minh triết, còn nơi nào những quyết định của thủ trưởng được hướng dẫn bởi minh triết, bởi lương tri và sự biết điều thì nơi ấy có sự ăn nên làm ra.

 

 Tuy nhiên, cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của lương tri và sự biết điểu. Minh triết cũng không hẳn là hoàn toàn đối lập với sự "điên rồ".

 

"Vẫn có một góc điên rồ trong đầu óc của người minh triết nhất" (Aristote). Bậc hiền dẫu sao cũng là một con người, mà người nào chả có một góc điên rồ trong đầu.

 

          "Kẻ sống không điên rồ đâu có minh triết như y tưởng" Francois De La Rochefoucauld

 

          "Minh triết là điên tiết khi gặp hoàn cảnh đáng điên tiết" Jean Cocteau

 

          "Hãy trộn một chút điên rồ vào minh triết, quên minh triết đi đôi khi lại là hay" Horace

 

Tôi lấy câu trích dẫn sau cùng để kết luận mục này có bổ sung đôi chút: …quên minh triết đi, quên triết lý đi đôi khi lại là hay.

 

            Phẩm giá minh triết ngày càng được những nhà cầm quyền và chính trị gia quan tâm.  Thomas Jefferson (1743-1826), người khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập Hoa kỳ, một trong những người có công đầu khai quốc Hợp chủng quốc Mỹ đã trực tiếp đặt ra vấn đề quan hệ giữa minh triết và quyền lực: "Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta và dạy cho chúng ta rằng chúng ta càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn" (thư viết ngày 12/6/1815).

          Trong hơn bốn chục năm cầm quyền và hoạt đông chính trị, Jefferson luôn đảm nhiệm những chức vụ quan trọng: đại biểu quốc hội, thống đốc tiểu bang, đại sứ ở Pháp, quốc vụ khanh, phó tổng thống, 2 nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ… Và điều thứ nhất, điều duy nhất mà Jefferson đòi hỏi ở nhà cầm quyền, ở chính trị gia, đó là minh triết, ở họ minh triết phải tương xứng với quyền lực: "Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta"… Nhà chính trị lỗi lạc Jefferson đồng thời cũng là một nhà văn hóa xuất sắc: ông là nhà triết học, nhà giáo dục, nhà khoa học, là kiến trúc sư.là nhạc sĩ, văn sĩ… Jefferson tự xem mình là một nhà văn hóa, ông mong muốn hậu thế nhớ đến ông như là tác giả bảnTuyên ngôn độc lập Mỹ, tác giả pho tượng Tự do tôn giáo ở Virginia, Người cha của Đại học tổng hợp Virginia. Và cuối cùng thì nhà văn hóa Jefferson đặt minh triết lên trên hết, trên cả triết học, khoa học, tôn giáo và những hệ tư tưởng khác…

 

          Suy nghĩ về điều mà minh triết dạy cho Jefferson: "càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực …càng lớn" không thể không liên tưởng đến minh triết Vô vi vủa Lão tử. Trong Đạo đức kinh vô vi đối lập với hữu vi dễ bị hiểu lầm như là sự đối lập giữa không (làm) và (làm), thực ra đây là sự đối lập giữa hai cách làm. Hữu vi là làm theo cách can thiệp chủ quan (cậy quyền lực một cách vũ đóan, thô bạo), không coi trọng sự phát triển tự thân, tự nội lực của bản thân sự vật, và vô vi là làm theo cách không can thiệp chủ quan, trước sau tôn trọng và nương vào sự tự phát triển của nội giới, nội lực của sự vật.Hiểu như vậy thì "vi vô vi"(th. 63) là làm mà không can thiệp chủ quan, "sự vô sự" (th. 63) là làm mà "không đa sự (phiền hà)", "không sinh sự"…và câu danh ngôn "vô vi nhi vô bất vi" có thể hiểu là: không làm (theo cách chủ quan, cậy quyền vũ đoán…) thì chẳng có việc gì là không làm". Trong minh triết Đông Á, cách làm "vô vi" quán xuyến từ việc giáo dục đạo đức đến việc trị dân. Trong quan niệm của Mạnh tử (xem Mạnh tử, II, A,2) muốn bồi dưỡng khí hạo nhiên và đạo đức cho ai đó thì "đừng có hấp tấp, cầu cho mau xong… mà nong sức trưởng thành…"[H.N.H.tô đậm], đừng có làm như người nước Tống kia "lo lắng đám mạ của mình chẳng lớn bèn lấy tay mà nhổm lên từng cọng". "Không hấp tấp nong sức trưởng thành…" cũng như "nhổ cỏ mọc xen đám mạ" để mạ tự mọc lên, đó chính là vô vi. Trong việc trị dân cũng vậy, Lão tử đặc biệt quan tâm đến nội giới, nội lực ở bản thân người dân.Lời của thánh nhân (minh triết) [xem th.57]: "ngã vô vi nhi dân tự hóa…ngã vô sự nhi dân tự phú…" (…ta không làm [theo cách can thiệp chủ quan, cậy quyền vũ đoán], vậy thế mà dân tự cải hóa…,ta không làm [theo cách đa sự,sinh sự] vậy thế mà dân tự phú túc…).Như vậy "vô vi" không có nghĩa là "không làm". "Nếu vô vi là không làm gì cả thì Lão tử đã không viết Đạo đức kinh ra làm gì!" (Nguyễn Duy Cần)[9] Vô vi là một cách làm biết nương theo cái "tự nhiên" của sự vật, tức là sự phát triển của nội lực sự vật, không nôn nóng cậy quyền lực, để can thiệp một cách chủ quan, vũ đoán. Hiểu như vậy thì minh triết vô vi của Lão tử gần với minh triết của Jefferson nghiệm ra rằng "chúng ta càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn".

         

          Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của chúng ta minh triết "vô vi" sớm được nêu lên. Vua Lê Đại Hành (941-1005) thường mời Thiền sư Pháp Thuận (916-991) vào triều bàn việc chánh trị và ngoại giao và xem sư như là Quốc Sư. Một lần vua Đại Hành hỏi về vận nước, sư Pháp Thuận bèn dâng một bài kệ :

 

            Quốc tộ như đằng lạc,

            Nam thiên lý thái bình.

            Vô vi, cư điện các,

            Xứ xứ tức đao binh.

Dịch thơ

             Vận nước như mây quấn

           Trời Nam mở thái bình

           Vô vi trên điện các

           Xứ xứ hết đao binh

                                            (bản dịch thơ trích dẫn từ WikiPhậtgiáo)

        Đại ý 2 câu cuối của bài kệ được giảng là: "Nhà Vua ung dung vô vi ngự nơi đền các, mọi chốn đều tắt binh đao". Có thể triển khai ý 2 câu này như sau: "mọi chốn đều tắt binh đao" có nghĩa là mọi chốn trời Nam đều "mở thái bình", "thái bình" có nghĩa là không có đấu đá, xâu xé, đâm chém lẫn nhau, ví "dân tự hóa" (bớt tham, sân, si), vì "dân tự phú" (thoát cảnh nghèo đói) …; do đâu mà "mở thái bình"? đến đây có thể láy lại câu của Lão tử, vì vua "vô vi mà dân tự hóa", vì vua "vô sự mà dân tự phú".

Không thể khác được nghiên cứu minh triết ở Việt Nam bắt đầu bằng sự tổng kiểm kê và sưu tầm bổ sung những viên ngọc quý của Minh triết hiện đương rải rác khắp nơi. Chỉ có những viên ngọc quý trong ca dao tục ngữ là được sưu tầm tương đối đầy đủ, tuy vậy chưa được nghiên cứu sâu sắc ở "mặt cắt" minh triết, vả chăng vẫn còn sót ca dao tục ngữ của những dân tộc anh em. Còn minh triết của Đạo Phật (trong tâm tưởng những tín hữu phật giáo xưa và nay)? Minh triết của Thiên chúa giáo (trong tâm tưởng những tín hữu công giáo và đạo Tin lành Việt Nam)? Minh triết của đạo Hồi (trong văn hoá và lối sống của người Chăm)? Minh triết của đạo thờ cúng tổ tiên? … Nho giáo đã được nghiên cứu khá sâu nhưng chưa được chắt lọc ở bình diện minh triết. Câu nói hiền minh của nho gia Ngô Thời Sĩ được dẫn ở phần trên rất tiếc là không mấy người Việt biết đến, những người hiện nay đương làm công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo không biết đến nó lại càng đáng tiếc! Minh triết của Đạo giáo đã được những học giả nghiên cứu khá sâu nhưng chưa được phổ cập. Một vấn đề nữa rất đáng được quan tâm là: những viên ngọc quý trong văn hoá và lối sống các dân tộc anh em hầu như chưa được khai thác và quảng bá. Cuối cùng có một vốn minh triết nữa rất quan trọng: đó là những suy nghĩ, những bài học minh triết được rút ra từ hoạt động của những người hoạt đông chính trị và xã hội, những người làm công tác lãnh đạo, quản lý, những doanh nhân, những người hoạt dộng tôn giáo -- họ là những người trực tiếp và thường xuyên vật lộn với thực tiễn Việt Nam Nói đến minh triết của những người làm lãnh đao quản lý, không thể quên được minh triết của những người vẫn dược gọi là "quần chúng". Họ là những người bình thường trong sĩ,nông, công, thương và từ những suy ngẫm và kinh nghiệm làm ăn, nghề nghiệp và kinh doanh của họ có thể rút ra những viên ngọc minh triết quý.

 

Tóm lại, minh triết văn hóa Việt có nhiều nguồn. Trong thời đại Hồ Chí Minh, minh triết Hồ Chí Minh với sức thấm sâu, lan tỏa rộng trong lòng dân xứng đáng là một nguồn trung tâm trong đa nguồn minh triết Việt.

 

     Làm tốt công việc sưu tầm và tổng kiểm kê, lần đầu tiên chúng ta có thể hình dung được đầy đặn vốn minh triết phong phú và đa dạng tàng trữ trong trí tuệ và tâm đức Việt Nam. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử văn hoá Việt Nam có thêm một căn cứ tham chiếu. Đây là đóng góp về mặt học thuật.

 

Công việc sưu tầm và tổng kiểm kê còn có tác dụng về mặt thực tiễn. Đứng trước cái vốn tinh thần to lớn này, như soi vào một tấm gương lớn và sáng, người theo đạo Phật cũng như người đạo Thiên chúa, người Ê đê Tây nguyên cũng như người Tày Đông Bắc, người Chăm cũng như người Thái … họ đều thấy minh triết của mình trong đó, sự góp phần của họ vào cái vốn trí tuệ và đạo đức chung của toàn dân tộc. Vốn này là một cơ sở tinh thần quan trọng để thực hiện sự đoàn két tôn giáo, sự đoàn kết các dân tộc anh em, sự đoàn kết toàn dân sĩ, nông, công, thương trong và ngoài nước. Ngoài ra, vốn minh triết to lớn này mới có đủ sức mạnh để gây ở chúng ta ý thức về minh triết. Ý thức này khiến chúng ta nhậy cảm hơn với minh triết ở cuộc sống xung quanh ta và bản thân ta. Một tác động quan trọng nâng cao sự tự giác trong đời sống tinh th ần.

 

          Minh triết trong vốn trí tuệ và tâm linh của chúng ta không tách rời minh triết nhân loại bao gồm minh triết của nhiều nền văn minh, nhiều khu vực văn hóa, tôn giáo…. Ngay trong bản thân minh triết lưu hành ở Việt Nam có thể tìm thấy nhiều vết tích vang vọng của minh triết những nền văn hoá, văn minh khác. Người Việt không thể không tìm hiểu minh triết của những nền văn hoá khác. Công việc này giúp chúng ta thấy được rõ hơn, tinh tế hơn bản sắc riêng của mình. Đồng thời thấy được tính phổ quát của minh triết, thấy dược cái chung giữa ta và người, Cũng có thể xem đây là một sự chuẩn bị tinh thần đi vào con đường hội nhập.

                   

         

      


 

[1]  Kim Đinh, giáo sư, triết gia, linh mục Thiên chúa giáo

[2]  "Yêu tính sáng yêu hơn châu báu" (Hội thứ nhất, Cư trần lạc đạo phú)

       "Gìn tính sáng tính mới hầu an" (Hội thứ hai)

       "Di Đà là tính sáng soi" (Hội thứ hai)

       "Gìn tính sáng, chớ lạc tà đạo" (Hội thứ ba)

[3]  Số trang của bài "Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây" PDF trên mạng

[4]  Tức là "nguyên lý hữu cơ"

[5]  Khoảng hai chục năm nay, trên sách báo nước ta, từ " minh triết" được dùng để dịch từ tiếng Pháp "sagesse", từ tiếng Anh "wisdom" và từ tiếng Nga "mudrost",từ này đã được dùng sớm hơn rất nhiều ở miền Nam trước đây (khoảng cuối những năm 50 thế kỷ trước)

[6] Ý này được rút ra từ hai danh ngôn:

      - "Quà tặng minh triết được ban như là một vị thuốc trị sự điên rồ" St. Gregory I

      - "Đặc tính của minh triết là không làm những việc liều lĩnh" David Thoreau

[7]  Vũ Trọng Phụng. Truyện ngắn. N.x.b. Hội nhà văn. 1996. tr. 237-238

[8]  Xem Hồ Chí Minh. Toàn tập. ST,1987,tập7.tr.782

[9]  Xem Lão tử, Đạo đức kinh, Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú. N.x.b. Văn học,1992, tr.21