Friday, August 28, 2009

Trò chuyện với nguyên Ủy viên BCHTƯĐCSVN Đặng Quốc Bảo: Ta độc tài cộng sản

talawas – Trung tướng Đặng Quốc Bảo từng giữ các chức vụ như: Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Quân sự (1968-1976), Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IV) và Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đảng.

Ông được coi là người có những suy nghĩ cải cách mạnh bạo trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài phát biểu ngày 18 tháng 7 năm 2003 về Xây dựng Đảng và một bức thư tố cáo tham nhũng, được coi là của ông, đã lưu hành trên mạng.

Ngày 1/8/2008, ông được tặng Huân chương Hồ Chí Minh "vì thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và sự nghiệp tuyên giáo của Đảng". Gần đây nhất, chân dung ông được miêu tả trong bài "Ma lực Đặng Quốc Bảo" của nhà báo Xuân Ba trên Tiền phong ngày 15/6/2009.

Bản đánh máy, ghi cuộc trò chuyện với ông ngày 26/6/2009 đang được chuyền tay trong nước. Chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả.

________

Trò chuyện với nguyên Ủy viên BCHTƯĐCSVN Đặng Quốc Bảo: Ta độc tài cộng sản

Đại tá Tạ Cao Sơn và đại tá Quách Hải Lượng ghi ngày 26/6/2009

Có mấy vấn đề: 1) Bàn về chủ thuyết phát triển; 2) Hiểu biết thế giới toàn cầu hóa; 3) Chống độc tài, thực hiện dân chủ.

I. Muốn phát triển, điều đầu tiên, yếu tố đầu tiên là phải giữ được an ninh quốc gia. An ninh quốc gia ở đây nổi lên là vấn đề Trung Quốc. Không xử lý vấn đề Trung Quốc, không thể phát triển. Trong mọi khó khăn, cái khó khăn nhất là đối phó với Trung Quốc.

Vậy, trong vấn đề phát triển của Việt Nam phải đặt vấn đề Trung Quốc lên hàng đầu. Có 5 điều kiện thực hiện phát triển của Việt Nam:

  1. Khắc phục vấn đề Trung Quốc;
  2. Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản. Phải thấy: nó không chết, nó có nhiều biến động, vận động nội tại rồi biến thành một xã hội tốt đẹp hơn. Hiểu như vậy ta sẽ chung sống và lợi dụng được nó để có thêm điều kiện phát triển. Chủ nghĩa tư bản phát triển có cơ chế và yếu tố chống độc tài. Những người cộng sản không học được điều này ở CNTB. Cho nên, khi lên cầm quyền đã thâu tóm quyền lực vào Đảng, rồi chỉ là một tập đoàn, một nhóm người, cuối cùng là quyền lực của một người. Đảng Cộng sản độc tài là như vậy. Chúng ta cần tạo cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở Việt Nam.
  3. Phải tham gia luật chơi chung, luật chơi chung của thế giới và Liên hợp quốc. Tạo chỗ đứng của Việt Nam trong các lĩnh vực trên thế giới, phải thâm nhập, hòa nhập, để người ta trợ giúp cho chúng ta.
  4. Chúng ta phải liên kết chặt chẽ với khối ASEAN và phấn đấu thành minh chủ của ASEAN và phải thông hiểu chính Việt Nam có văn hóa đa dạng, có trí tuệ (bây giờ ý Đảng lòng dân đang ở trong trạng thái nào?).
  5. Chiến dịch chuyển văn minh, trí tuệ, kế tiếp các đời sau. Phải có cải tạo về chính trị, chống độc tài. Hễ ai lên (những người thoát thai từ xã hội), có thế lực, có quyền lực là y như trở thành độc tài.

Các cậu cứ nghĩ mà xem, có học văn hóa chưa hẳn đã đủ. Trong các bậc cách mạng đi trước chúng ta Bác Hồ tự nhận là không được học hành đến nơi đến chốn, cố tranh thủ những nơi có thể cho mình nhiều tri thức của thế giới, nhưng thực dân đế quốc không cho.

Các anh Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp có học nhưng nhiều khuyết tật. Nếu anh nào lên nắm quyền lực rồi cũng độc tài. Năm xưa anh Trường Chinh có gọi tôi lên để nói chuyện. Chúng tôi là anh em thúc bá[1]. Anh Trường Chinh nói: người ta phản ánh lên Bộ Chính trị rằng chú chống lại Đại hội 4[2], chống chủ nghĩa xã hội, chú lãnh đạo Đoàn Thanh niên đối lập với Đảng Cộng sản.

Các cậu có biết tôi trả lời ra sao không?

Tôi thẳng thắn trả lời: những phản ánh đó là đúng, là sự thực. Tôi chống Đại hội 4 (cứ nói như vậy) vì tôi thấy chủ nghĩa xã hội suy thoái, tôi cảm thấy chủ nghĩa xã hội đổ vỡ, khi Trung Quốc chống lại Liên Xô là bắt đầu đổ vỡ hệ thống xã hội chủ nghĩa rồi (sau này Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là sự chứng minh cho suy nghĩ của tôi lúc đó); thế rồi sự nổi dậy của 5 vạn trí thức (các tiến sĩ, giáo sư, các nhà khoa học) họ sẽ chống lại những cái sai, cái bảo thủ. Vì Đảng Cộng sản đã không thể hiện được vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác, không khoa học, đi vào chủ nghĩa cá nhân. Làm gì có cái chủ nghĩa làm chủ tập thể. Cái cậu Tương Lai nói nhiều cái được, nhưng cậu ấy ca ngợi "Làm chủ tập thể" của Lê Duẩn là sáng tạo (!). Lại còn tình hình nữa là thanh niên không có tự do dân chủ. Cho nên nếu nói tôi lãnh đạo Đoàn Thanh niên để chống lại Đảng Cộng sản cũng đúng, vì cương lĩnh của Đảng Cộng sản không có tương lai. Tôi không muốn để cho thanh niên đi theo con đường sai lầm.

Anh Trường Chinh nói: "Thế thì chú phải ra khỏi Trung ương."

Tôi đáp: "Tôi sẵn sàng ra khỏi Trung ương và có thể chịu bỏ tù."

Thế là tôi ra khỏi Trung ương.

Các cậu xem tình hình học sinh, thanh niên ngày nay rất thụ động, họ bị ru ngủ, bị đánh lừa. Việc tự cải tạo là cực khó, việc nổi dậy cũng rất khó (có vấn đề tư tưởng, thiếu lãnh tụ). Chưa có đủ điều kiện. Ngay như nông dân hiện nay đang rất ức vì bị mất ruộng đất, mất nguồn sống, họ có nổi dậy vì lợi ích trực tiếp, chưa nổi dậy về chính trị. Các cựu chiến binh ở nông thôn cũng cùng cảnh, nhưng họ bị mua.

Tình hình thực tế là học sinh, sinh viên đang trong cuộc sống cực khổ, họ phải đi tìm chỗ (giải quyết khó khăn cho gia đình và cho bản thân). Nhiều cuồng tín và sống giả. Cho nên tầng lớp thanh niên, sinh viên rất kém chủ động. Lại còn cái Đoàn Thanh niên rất có tội, hàng năm giới thiệu tới 10 vạn thanh niên cơ hội chủ nghĩa vào Đảng Cộng sản. Trong khi đó ở nước ngoài, học sinh, sinh viên là nòng cốt của quốc gia.

Giới trí thức có độc lập suy nghĩ, nhưng còn thiếu những người có tư duy chiến lược, đại bộ phận phải lo miếng ăn, lo bát cơm của họ.

Cái thiếu chung là thiếu ngọn cờ, thiếu trào lưu, thiếu phong trào, một khi có phong trào là đi theo phía tiến bộ, phía cách mạng.

Cậu Nguyễn Trần Bạt có nhiều tư duy tốt, song cậu ấy có cái sai lầm rất lớn là chủ trương không cách mạng. Cuộc cách mạng mới là thay đổi căn bản, thay đổi, cải tạo lại, đổi mới, cách mạng mới có chuyển biến triệt để. Đừng sợ nói đến cách mạng. Trước hết là phải cách mạng tư duy, nếu không nó cứ luẩn quẩn mãi trong vòng lạc hậu…

Cũng phải nói đến giới luật, luật gia. Họ là mhững người hiểu biết, cho nên những tiếng nói phản biện có nhiều từ giới luật gia.

Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là sự khởi động. Ở Thành phố Hồ Chí Minh sôi động lắm, không như Hà Nội. Chính giới luật gia có thể trở thành một động lực chính trị.

Còn doanh nhân của nước ta đang bắt tay với chính quyền, họ lo kiếm chác, làm giầu, chưa lo cho thời gian lâu dài sau này.

Bức tranh chung của Việt Nam là như vậy. Chưa thể có gì được từ trên căn bản.

II. Nói về mảng thứ hai của phát triển

Xem lại quá khứ:

Trước đây tôi có dịp được gần Bác Hồ, được hỏi Bác nhiều điều. Trong đó tôi đưa ra câu hỏi: "Thưa Bác, trong cả đời hoạt động của Bác, có cái gì thành công, có cái gì thất bại, cái gì băn khoăn?"

Bác khen câu hỏi của chú hay:

- Cái thành công của Bác là giải quyết vấn đề dân tộc – giải phóng dân tộc;

- Cái thất bại của Bác cũng là dân tộc, tức là Bác chưa tìm được con đường phát triển cho dân tộc. Điều này Bác chưa làm được, các chú, con cháu các chú phải làm, phải tìm ra được con đường phát triển cho dân tộc.

-  Bác băn khoăn: Không được tả khuynh (Xô-viết Nghệ Tĩnh, Cải cách Ruộng đất).

Xem như vậy, tức là Bác Hồ chưa tìm ra con đường phát triển, chưa chỉ ra con đường phát triển. Thế mà cứ nói là đi theo con đường Bác Hồ đã chỉ thì thật là vô lý. Ngày xưa Bác chỉ ra con đường giải phóng dân tộc. Lúc đó ta nói: "Bác bảo đi là đi, Bác bảo thắng là thắng"; Có thể đúng như vậy. Nhưng bây giờ cứ nhai lại rằng đã đi theo con đường Bác đã chỉ thì thấy Bác đã chỉ đâu mà theo!

Trong giai đoạn phát triển, chúng ta cần có Nhà nước pháp quyền, phải có pháp trị. Dùng đức trị sẽ không còn quản được quốc gia. Chứ Bác là điển hình của việc không dùng pháp trị. Thời ông Phạm Văn Đồng có sai lầm là đi giải tán trường luật. Chúng ta đã không nhấn mạnh dân chủ và luật pháp.

Xem xét lại nhân dân ta thì thấy:

Ngày xưa là THẦN DÂN của phong kiến, sau là THẦN DÂN của tư bản, và bây giờ là THẦN DÂN của cộng sản. Là thần dân chứ chưa là công dân đích thực.

Bác tự nhận là có sự hạn chế, tiếp thu văn hóa phương Đông cũng chưa trọn vẹn (phương Đông – Trung Quốc có Khổng gia, Lão gia, Khổng giáo, Nho giáo…).

Về cái nguy cơ không dân chủ, thiếu luật như Nguyễn Mạnh Tường đã cảnh báo từ năm 1950.

Ta độc tài cộng sản. Sai lầm lớn nhất là ta dùng chuyên chính vô sản (thu cái độc tài cho một Đảng, một nhóm người trong Đảng nhân danh là cộng sản rồi cuối cùng là độc tài của một cá nhân). Như nhà nước Liên Xô cũ là nhà nước bành trướng chủ nghĩa nhân danh cộng sản bành trướng đại Đảng. Chỉ vô sản gây tai họa, hiểm họa. Cái ấu trĩ trước đây là thường hay có quan điểm nhận xét rằng phong trào tự do là đi từ tự phát lên tự giác. Không phải vậy. Stalin muốn vận động giai cấp để làm chủ thiên hạ. Nói đến độc tài, nếu Võ Nguyên Giáp cầm quyền nhất định cũng sẽ độc tài.

Cái ngày Nguyễn Chí Thanh vào Nam công tác, trước khi lên đường có nói lại với Hồ Chí Minh: Cảnh giác, có thể có đảo chính. Ai đảo chính? Đó chính là Võ Nguyên Giáp, và Giáp đã huy động một số cán bộ làm bộ sậu cho mình. Thật ra có hai người muốn làm đảo chính, đó là Võ Nguyên Giáp và Lê Đức Thọ. Cho nên Thọ mới đánh Giáp, kết quả có một hồi không cho Giáp sinh hoạt Bộ Chính trị (Tớ nói đây là có chứng cứ, hồ sơ lưu trong Văn phòng Trung ương Đảng, nghe được Nguyễn Chí Thanh nói là do hồi đó đang làm bí thư cho ông ta).

Độc tài của cộng sản ghê lắm. Thâu tóm quyền lực, lừa bịp nhân dân, biến người dân thành nô lệ. Vấn đề này ta cứ nhìn toàn cục và có cái nhìn xuyên thế kỉ rất rõ. Khi đã có quyền lực trong tay ắt dẫn đến độc tài. Trên thế giới, như Napoleon người ta giết hết đồng nghiệp. Ta cũng vậy, các vụ Chu Văn Tấn, Bằng Giang, Lê Quảng Ba… Người ta xuyên tạc lịch sử.

III. Có thông tin về vấn đề "Nam tình báo cục với Tổng cục 2". Cái đó là giả hay thật?

Tôi không quan tâm thật giả, vấn đề là bài viết đó đã vạch trần toàn bộ âm mưu chiến lược đen tối của Trung Quốc đối với Việt Nam. Chúng nó đã, đang thực hiện và nhất định thực hiện các mưu đồ xâm lược Việt Nam. Trên thế giới chưa ai mưu sâu như Trung Quốc, chưa ai xảo trá, nham hiểm bằng Trung Quốc. Trung Quốc là xứ sở của ngụy biện và ngộ biện. Hiện nay Việt Nam chưa có nhân vật nào chọi được với Trung Quốc. Trước đây Văn Tiến Dũng cũng không nhìn đúng Trung Quốc, người Việt Nam còn rất ngây thơ. Ngày nay Trung Quốc giàu, mạnh, tham… là một hiểm họa.

Tai họa sẽ đến với Việt Nam, nếu những người lãnh đạo không nhìn rõ, không thấy được Trung Quốc là một đổi thủ nguy hiểm.

Việt Nam cần:

  1. Tồn tại và phát triển
  2. Phải có ý chí, phải có trí tuệ
  3. Phải mạnh lên
  4. Phải liên minh với các nước khác (như với  Ấn, Nga, Nhật, thậm chí cả Mĩ).

Chúng ta phải có hẳn một chiến lược liên minh. Trung Quốc tham vô đáy, không khéo ta sẽ từng bước trở thành bộ phận Trung Quốc. Vì nói phải ngả về Trung Quốc để được yên là chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa thất bại. Ngả theo Trung Quốc thực chất là bán nước. Việt Nam phải có sức sống dân tộc, không chịu làm nô lệ, Việt Nam phải có trí tuệ. Chúng ta phải tìm đến sức mạnh thời đại. Nhưng ta biết kiềm chế, không để Trung Quốc có cớ thôn tính ta. Ông cha ta kiến võ chưa bao giờ có chủ trương ngả theo Trung Quốc. Chúng ta không khiêu khích kẻ lớn. Trung Quốc thù dai lắm, nên nhớ!

Đối phó với Trung Quốc:

  1. Trên đất liền không sợ
  2. Trên biển ta yếu tuyệt đối, Trung Quốc mạnh tuyệt đối.

Chúng ta cần có thời gian để tạo nên một  hệ thống phòng thủ, có đủ sức phòng thủ và phản kích, dựa vào bờ, giữ đảo… Vì thế, nên phát triển nhiều hải đội có hỏa lực mạnh (tên lửa chuẩn xác tốc dộ cao, hiệu quả lớn, nó có khả năng gây thiệt hại lớn cho địch. Chú ý: tên lửa phải là nòng cốt. Kế hoạch tên lửa hóa có thể phải tốn đến 3000 – 4000 USD).

Việt Nam phải giữ sao cho được vài chục năm để đi lên. Phải giữ vững khối Bộ Chính trị-Quốc phòng-Chính phủ. Vai trò quần chúng nổi dậy giữ mình là rất quan trọng.


[1] Ông Đặng Quốc Bảo là em ruột nhà cách mạng Đặng Xuân Thiều, cha là Đặng Ngọc Định. Ông Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, cha là Đặng Xuân Viện (talawas)

[2] Đại hội IV của Đảng CSVN năm 1976 (talawas)



Thursday, August 27, 2009

Bây giờ tôi mới được sống!-Vuong Tri Nhan

Trò chuyện với chúng tôi về chuyên đề Toilet - Nhà nghiên cứu Văn hóa Vương Trí Nhàn phát biểu: Đại tiểu tiện là sự giải thoát, là niềm vui của con người, và nếu giải quyết nó một cách thông minh, không gây khó chịu, không phải là làm cho xong mà tận hưởng được nó, thì không những nó làm cho mình khỏe thêm mà còn làm cho mình ham sống và yêu cuộc sống hơn.


Được biết trong những vấn đề được ông quan tâm, khi nghiên cứu văn hoá, có cả câu chuyện toilet. Xin ông cho biết lý do gì mà ông lại có sự chú ý tới nó như vậy?

Tôi thấy ở Việt Nam cứ nói đến văn hóa thì nghĩ đến những chuyện cao xa trừu tượng, hoặc hoa lá cành cờ đèn kèn trống. Trong khi đó phong cách sống của mỗi cộng đồng, bao gồm suy nghĩ, ăn ở, đi lại... tất cả những cái đó đều là văn hóa.

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc là ông Kim Văn Học (Kim Wen Xue) đang dạy đại học ở Nhật có viết sách so sánh văn hóa Trung Hoa - Hàn Quốc và Nhật Bản, từng nói tới cả cách sử dụng toilet và cách trang trí phòng tắm của mỗi nước.

Bản thân tôi, khi đọc sách và đi du lịch ở nước ngoài thường quan sát xem các hiện tượng như nước thải rác đã được người ta giải quyết ra sao. Sự chú ý tới toilet là nằm trong cái mạch đó.

Trong cuốn sách nói trên (đã được dịch ra tiếng Việt), Kim Wen Xue cho biết toilet của Hàn Quốc là phòng hóa trang, vào đó đọc sách và suy nghĩ; còn ở Nhật, chỉ riêng hương liệu và nước thơm cao cấp dùng trong toilet cũng đã có mấy chục loại.

Một nhà văn hóa Trung Quốc đã nói:"Tư thế và cái mông là thước đo quan trọng có thể đánh giá được mức độ thành thực của một loại văn hóa sánh với lễ tiết của dân tộc". Một nhà văn khác đã miêu tả dáng vẻ trong nhà xí là: "Chân đạp hai hòn gạch, du nhàn ngắm nam sơn".

Thế còn ở Việt Nam, theo ông đánh giá tình hình ra sao?

Hãy bắt đầu bằng ngôn ngữ. Ai đã đi Trung Quốc đều biết, ngoài chữ W.C, bên ấy họ thường gọi nhà vệ sinh là "ce suo" tức xí sở, hoặc "xỉ shou jian" tức nơi rửa tay.

Còn ở ta, người mình thậm chí không có cái tên nào để gọi cái nơi ấy cả. Cái chữ "xí" là do ta mượn của họ. Có vẻ như người Việt rất coi thường chuyện này, ai cũng phải làm, nhưng không ai muốn nói tới.

Nó nằm trong một căn bệnh lớn hơn là bệnh cẩu thả, sống thế nào cũng xong. Bạn có nhớ câu: "Thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng"? Người mình thích xả chất thải ra tự nhiên chung quanh một cách vô tội vạ như vậy, coi đó mới là khôn, là biết sống.

Bừa bãi là một cách để chứng tỏ mình hơn người và mình bất cần đời. Nên nhớ thời xưa, trong ngôi nhà của người Việt mình, các phòng không có sự ngăn cách, mỗi cá nhân không có khoảng không riêng.

Điều này đánh dấu trình độ sống đơn giản, con người chưa tách khỏi nhau mà còn sống lẫn với nhau. Theo tôi quan sát, xu thế sống bày đàn thế này còn có mặt cả trong đời sống hiện đại.

Toilet xưa trong ký ức của ông là gì? Nó có quá… kinh khủng, hay mang chút vui buồn gì không?

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng Hà Nội trước năm 1954 là Hà Nội của chiến tranh, chỉ toàn dân ngụ cư chạy loạn. Hồi ấy dân ở rộng lắm, nhà tôi ở Thụy Khuê, một vùng ngoại ô với ba gian nhà lá trên một khoảnh đất đi thuê rộng tới gần 200 m2. Nhưng tôi nhớ rằng lúc đầu nhà tôi cũng không có nhà vệ sinh.

Mỗi khi có nhu cầu, là ra một bãi hoang phía đường Hoàng Hoa Thám. Vài năm sau, người ta xây lên ở đó một dãy nhà vệ sinh công cộng để lấy phân, nhưng chỉ là mấy tấm phên che tạm bợ.

Hà Nội hồi xưa có ông Năm Diệm chuyên làm thầu nhà xí, quản lý đội đổ thùng. Phần lớn các nhà khu phố cổ đều có người đến đổ thùng, còn các xóm ngoại ô như Thụy Khuê thì có dân Cổ Nhuế quản.

Dụng cụ nghề nghiệp của họ là đôi quang gánh và một cái gáo nhỏ làm bằng thiếc, tròn như cái nón lật ngược. Lúc này nhiều gia đình đã có hố xí riêng làm ngay cạnh nhà, nhưng rất sơ sài, không phải tự hoại. Cứ độ vài hôm là có các bà Cổ Nhuế xuống lấy, mà lúc nào xuống lấy thì bẩn lắm.

Xin kể thêm một chi tiết về cuộc sống của Hà Nội trước năm 1954, ở phố Hàng Buồm. Thời ấy Hoa Kiều nhiều lắm và họ sống trong những ngôi nhà cũ chật chội đến mức không có cả nhà vệ sinh. Nhiều khi tiếp khách, họ ngồi ngay trên cái bô vừa chuyện trò vừa đi giải, đi đại tiện, một cách tự nhiên. Xong việc họ đẩy cái bô vào gầm giường.

Vâng, trong quá khứ câu chuyện đi toilet thật là vừa bi vừa hài, nhưng xin hỏi ông, thời của công nghệ, hẳn chuyện toilet phải tiến bộ lắm rồi?

Có nhiều nhà Việt Nam mới xây, có nhà, diện tích ở thì rộng, mà khu vệ sinh thì chật. Có vẻ như nó hoàn toàn không được chú trọng, chỉ cốt là có, và chi phí càng ít càng tốt.

Nhưng mọi chuyện sẽ biến đổi dần dần. Có lần tôi nghe đứa cháu nói: "Cậu ơi, công trình phụ bây giờ là công trình chính đấy ạ" thì tôi à lên rằng, giờ đây, người ta đã biết sống rồi!

Chừng nào ở nông thôn cũng như Hà Nội có những nhà vệ sinh hiện đại, tốt, và người Việt Nam biết tận hưởng niềm vui trong khi đi giải quyết chất thải, thì khi đó là Việt Nam chúng ta đã trưởng thành.

Một vài nhận xét của ông khi chúng ta thử nhìn rộng ra cả xã hội, nhất là nơi công cộng?

Chuyện này thì khó khăn thật. Tôi đã thường cố gạt đi mà đôi lúc vẫn không tránh khỏi cảm tưởng Hà Nội chưa bao giờ nhếch nhác như bây giờ. Thực tế, từ cái nghèo mà người ta bẩn, có điều sau đó, khi đã giàu lên, người ta vẫn không để ý đúng mức tới sự vệ sinh.

Không kể chuyện rác chuyện cống rãnh, ngay chuyện đại tiểu tiện, so với những năm chiến tranh, chẳng những không khá lên được bao nhiêu, mà có nhiều mặt còn tệ hại đi. Có bao giờ chúng ta thử đếm xem tỷ lệ nhà xí công cộng so với mật độ dân ở Hà Nội ra sao?

Có lẽ trên thế giới này không có thành phố nào lại ít nhà vệ sinh công cộng như Hà Nội. Mọi người toàn giải quyết ở gốc cây, góc tối. Đói kém lâu ngày, ta đâm ra coi thường vệ sinh. Rồi khi biết ra thì lại bài bậy, thậm chí lại lý tưởng hóa nó, coi nó là đặc trưng là bản sắc, không ngồi ăn bên cống rãnh không phải là người Hà Nội (!).

Cách sống cũng như cách nghĩ ấy chỉ chứng tỏ Hà Nội còn là một thành phố kiểu trung đại. Và nếu biết rằng, mỗi ngày có khoảng 500 ngàn người các tỉnh lân cận, từ bà bán rau đến anh xe ôm, anh thợ nề, máy cô quang gánh ngồi đầu phố đến chợ người – tất cả đổ về Hà Nội, quần thảo Hà Nội.

Phần lớn Hà Nội được xây dựng bằng thợ từ nông thôn lên, các cửa hàng ăn Hà Nội được phục vụ bằng những ô-sin tỉnh lẻ, thì chúng ta hiểu rằng mọi chuyện không thể khác được.

Quay trở lại từng gia đình: phải chăng nhìn vào toilet, có thể liên tưởng phần nào đến mức sống của gia đình đó ?

Vâng, xã hội ngày càng thêm những người giàu lên. Tôi muốn nhấn mạnh giàu trên hai phương diện: cả tiền bạc vật chất tiện nghi, và cả đời sống tinh thần. Tức là không phải cứ sắm đồ thật nhiều, thật sang, mới là sành điệu, là giàu.

Tôi có nghe người nước ngoài nói dân Việt Nam tiêu tiền ác lắm, các loại toilet mới nhất, bao tiền họ cũng mua. Nhưng có một điều cần suy nghĩ: nó không đồng bộ, nó khập khiễng.

Khi mua, người ta không tự hỏi nó đã phù hợp với gia đình mình chưa, và cái quan trọng nhất là cách sử dụng các thiết bị đó ra sao để nó trở thành một nhân tố thực sự mới mẻ. Đã là văn hóa sống thì không phải ngày một ngày hai là đạt được ngay!

Vậy đâu là dấu hiệu của trình độ mà ông nghĩ là chúng ta phải tiến tới?

Nếu con người chỉ biết sống trong đám đông ồn ào và lẫn mình đi thì chưa phải là con người văn hóa. Tôi muốn nhấn mạnh tới con người có cuộc sống riêng, con người đơn độc. Sở dĩ thời nay người ta đọc sách ít vì người ta không có nhu cầu đó. Và nhu cầu đơn độc này cũng liên quan đến văn hóa toilet.

Chỉ có thể bảo niềm vui sướng đã đến với con người trong phòng toilet khi mỗi cá nhân, đồng thời với việc giải quyết một trong tứ khoái đó, có dịp nghĩ về mình, mình là gì, mình đang ở chỗ nào, mình sống như thế nào. Những lúc đơn độc đó mang lại cho chúng ta một niềm sung sướng cao cả thanh khiết.

Còn ông, ông thích một không gian toilet thế nào?

Tôi biết hiện nay có nhiều người sùng bái tiện nghi, sau khi săn tìm được của lạ, của độc, nhiều tiền, thấy mình đã ghê gớm lắm. Đó phần nhiều cũng chỉ là hạng giàu sổi, tôi chả ghen tị với họ làm gì.

Tôi đang sở hữu một không gian toilet đơn giản, hợp với mức sống của tôi. Tôi sống với nó một cách tự nhiên, vào ra không thấy bị cách bức, ngần ngại. Ở đó, tôi không làm phiền ai mà cũng không tự làm phiền mình.

Đang làm việc dở có khi tôi cầm cả cuốn sách theo vào đó mà tiếp tục đọc. Trên sáu mươi tức tuổi đã già, nhưng tôi nghĩ, ở phương diện này, bây giờ mình mới được sống!

Xin cảm ơn ông!

Lan Anh(09/10/2007)DEP online


Tuesday, August 25, 2009

How to make blurry pictures clear

Unless you are a professional photographer, there are many times when a great picture is ruined because it’s blurry! Whether it’s because something was moving really fast or because of camera shaking, a blurry picture is pretty useless.

However, there are many times when you simply cannot recreate the moment in that blurry picture and making it clearer or sharpening the image is worth a shot. Luckily, picture enhancement software like Photoshop have excellent tools to help make blurry pictures sharp.

In this post, I am going to talk about two simple methods in Photoshop that can help you unblur a photograph. There are also other free programs that can do this, but not as well as Photoshop.

Method 1 – Using an extra layer

This method is really cool and works very well for sharpening images. For example, take a look at this photo with one side blurred and the other sharpened.

make blurry image clear

Take a look at the right side (sharpened) and the left side. Can you see the difference in the trees and in the person walking down? Here’s how to do it.

First, open the image in Photoshop and press CTRL + J to duplicate the background layer.

photoshop duplicate layer

Next, go to Filter, then Other, and choose High Pass. The higher the value you set it to, the sharper your image will become. However, if you set it really high, the image will become grainy. I set mine to 10 pixels.

filter other high pass

Now click on the layer and set the blending mode to Hard Light and adjust the Opacity to whatever you think makes the image look best. It’s set to 100% by default, but you may get better results at 50% or something else, so just play around with that value.

blurry image photoshop

That’s it! Your image should now be much sharper looking! Unforunately, if your image is very blurry or the blurriness is caused by really fast motion, you probably won’t be any major difference.

The best results are when the image is simply our of focus because the camera focused on the wrong object or something similar.

Method 2 – Sharpen image

The other easier option is to simply use the sharpen tool, but you don’t get as good results with it.

To use the sharpen tool in Photoshop, just go to Filter, then Sharpen and choose from any of the options, such as Sharpen, Sharpen Edges, Sharpen More, and Smart Sharpen.

photoshop filter sharpen

Hopefully, these two simple methods can make your blurry images clearer and sharper! Enjoy!

Saturday, August 22, 2009

Biết mình

Bốn trăm năm trước công nguyên, Socrates để lại hai từ bất tử, vọng vang suốt mấy ngàn năm lịch sử triết lý tây phương: "Biết mình" (gnōthi seauton, know thyself). Biết về chính mình tức là biết về con người, tức là biết vể đời sống và ý nghĩa của nó. Binh pháp Tôn gia nói: "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng." Nhưng nếu ta thực sự biết rõ về ta, thì có lẽ là ta cũng đã biết gần hết về người rồi, vì người với ta có lẽ giống nhau khoảng 90 phần trăm và chỉ 10 phần trăm là khác nhau.

Nhưng biết mình không phải là việc dễ. Benjamin Franklin viết: "Có ba điều cứng/khó-khăn (hard) nhất—thép, kim cương, và biết chính mình." Đôi khi ta có cảm tưởng là ta biết rất rõ về chính mình. Tuy nhiên, "biết" có nghĩa là kiểm soát được. Nếu ta biết chú trộm sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào, đương nhiên là ta không thể bị trộm. Nhưng đã bao nhiêu lần bà hàng xóm chỉ nói một câu nghe hơi chanh chua là ta đã bốc lửa hừng hực tức thì, trước khi kịp suy nghĩ "Nên nổi giận không?" Đã bao nhiêu lần ta biết là nên làm hòa với hắn, nhưng hễ thấy mặt hắn thì ta lại chỉ muốn tát cho hắn một cái, thế là ta lại bước sang hướng khác? Đã bao nhiêu lần ta biết khoe khoang là không hay, nhưng vẫn tiếp tục khoe khoang?

Hê thần kinh, hệ suy tưởng của chúng ta, được lập trình theo thói quen. Cứ thế mà chạy, không cần ta điều khiển, mà thường thì cũng không cho ta điều khiển. Một số các thói quen này ta có thể thấy được. Một số thói quen khác, nhất là thói quen về cảm tính, ta chỉ làm theo mà không biết. Chẳng hạn, nói láo thì tim đập khác đi một tí, hoăc nghe điều gì làm ta lo lắng thì lại tái mặt, đổ mồ hôi. Hoặc là, nói về mình thì cứ tự nhiên thêm thắt một tí.

Cung cách suy nghĩ và hành động của mỗi người chúng ta đã được lập trình bằng quá nhiều điều: Hệ thống tâm sinh lý tự nhiên, di truyền, thói quen học được từ bố mẹ anh em, giáo dục, kinh nghiệm, v.v… Tất cả những điều này tạo nên cá tính của ta. Cá tính là tổng hợp của tất cả các thói quen ta có. Và các thói quen này vừa tạo nên cá tính, vừa là những bức màn che ta trong bóng tối của chính mình.
Biết được chính mình tức là biết được tất cả những thói quen gì đang xảy ra trong mình, đang hành động trong mình, và tìm cách điều khiển chúng, không để cho chúng điều khiển mình. Biết mình tức là làm chủ được chính mình. 
Nhưng làm thế nào để biết mình?
Cách tự nhiên là mình phải lặng yên để quan sát mình. Muốn biết về con ve, cái kiến, hay bất điều gì đó, thì chỉ có cách là quan sát thật kỹ thôi. Muốn biết về chính mình cũng thế, ta cứ phải quan sát chính mình. Và nếu không thể vừa quan sát con kiến vừa nhảy rock and roll, thì ta cũng chỉ có thể quan sát chính mình trong yên lặng. 
Yên lặng là điều kiện cần thiết để quan sát. Và bởi vì yên lặng quá hiếm hoi trong thời đại chạy đua ồn ào của chúng ta, quan sát chính mình trở thành quá khó khăn , vì vậy nhiều người không có cơ hội thấy được mình một cách rõ ràng. Đây là điều mà nhà Phật gọi là vô minh, và môt số triết gia và xã hội học gia tây phương gọi là "vong thân" (alienation).
Tĩnh lặng và bình yên

Tĩnh lặng và bình yên


Vậy thì điều đầu tiên bạn phải làm là tìm một tí yên lặng mỗi ngày để quan sát mình. Ngồi yên trong một góc công viên thanh vắng, hay đóng cửa phòng ngủ và tắt nhạc, đương nhiên là bớt đi được một tí ồn ào, nhưng chưa chắc như vậy đã là yên lặng. Bởi vì trong đầu chúng ta thường có nhiều "tiếng động", như là bận rộn suy tính công việc, lo lắng, giận ai đó, bực mình điều gì đó. Chỉ khi nào các tiếng động này lắng xuống, lúc đó ta mới có được yên lặng. Đó cũng chính là lý do mà các nhà đạo học đông phương thường dạy người ta xếp bằng và tập trung tư tưởng vào việc theo dõi hơi thở. Kinh nghiệm cho thấy đây là cách hữu hiệu nhất để làm cho các tiếng động trong đầu mình lắng xuống. Các tôn giáo tây phương thường tìm sự tĩnh lặng trong cầu nguyện. Đó cũng là một cách rất hay.
Bạn có thể tìm bất kỳ cách nào hợp với bạn. Điều cốt yếu là tĩnh lặng. Nếu bạn tập trung tư tưởng vào việc quan sát một bông hoa đẹp chẳng hạn, quan sát màu sắc, cách hoa, nhụy hoa, các kết cấu của hoa, cũng có thể làm cho các "tiếng động" khác biến dần đi. Hay là nghe nhạc nhẹ và để tâm vào nhạc một tí.
Khi đã có yên lặng rồi, bắt đầu quan sát mình. Có hai cách quan sát.
1. Quan sát quá khứ: Nhìn lại mọi việc mình làm, mọi câu mình nói, mọi suy nghĩ mình có trong ngày. Quan sát xem mình đã làm điều gì không nên làm, và cần thay đổi phong cách và thái độ trong tương lai không. Đây chỉ là cách rất sơ đẳng.
2. Quan sát mình trong hiện tại: Có ba giai đoạn quan sát — quan sát thân thể, quan sát cảm giác, và quan sát tư tưởng.
Quan sát thân thể là nhắm mắt, dùng trí óc để "nhìn" thân thể mình, nhìn thế ngồi hay thế nằm của mình, nhìn tay chân, mặt mũi, tóc tai của mình.
Sau đó quan sát cảm giác, bắt đầu là cảm giác trong thân thể như tê tay, ngứa chân, rồi đến các cảm giác trong đầu óc như buồn, vui, giận, bực mình, trống không, v.v… Kế đó quan sát cả lý do mà mình có những cảm giác đó, như là ai đó hồi chiều nói một câu mà tối nay mình còn cảm thấy buồn buồn.
Giai đoạn cuối cùng là quan sát tư tưởng, "nhìn" xem cái đầu mình đang suy tư điều gì, như là "mình đang bực mình vì cô này và đang ước ao được mắng cô ta một trận", hay "mình đang nghĩ đến việc phải viết xong tờ trình ngày mai."
Chỉ giản dị vậy thôi. Nếu ngày nào trước khi ngủ ta cũng có khoảng 10 phút tập như thế, thì ta sẽ luyện cho hệ thần kinh của mình nhận diện các cảm xúc và tư tưởng của mình mỗi khi chúng xuất hiện. Và đã nhận diện được tức là có thể kiểm soát được. Thông thường việc nhận diện tự nó có hiệu quả ngăn ngừa, cũng như kẻ trộm tự động ngưng trộm khi hắn biết là người ta đã nhận diện được hắn là tên trộm.
Các thực tập trên đây dựa một tí theo thiền Tứ Niệm Xứ của phật giáo nguyên thủy. Thiền này có bốn quan sát: Thân thể, cảm giác, tư tưởng và vũ trụ. Ở đây ta chỉ cần dùng 3 bước đầu về mình mà thôi. Hơn nữa, các vị sư thường ngồi xếp bằng để thiền định. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi xếp bằng mà trong lòng thì cứ tương tư đến giường nệm và gối ôm, thôi thì lên giường nằm ôm gối cho được việc. Điều quan trọng là tĩnh lặng và quan sát, chứ không nhất thiết là ngồi, nằm hay đi.
Bạn chỉ cần tập quan sát chính mình như thế, một lúc nào đó bạn sẽ thấy được những gì xảy ra trong mình mỗi khi chúng đến và bạn có thể làm chủ chính mình—không dễ nổi nóng, không dễ lo sợ, không dễ mất bình tĩnh. Lúc nào cũng tĩnh lặng và chủ động. Và nếu có ai thấy bạn nổi nóng, đó không phải là vì bạn "bị" nổi nóng mà bạn cố tình ra vẻ nổi nóng, vì làm như thế thì người kia mới chịu nghe


Tình Bạn

Tình bạn

Là chi?
Là tình yêu
Là hiểu biết
Là chia sớt
Là cảm thông
Là dỗi hờn ban
Là tha thứ
Là bí mật cùng chia
Là lắng nghe từ A đến Z
Là vổ về an ủi
Là không phê hay phán
Là trò đùa tinh quái
Là tiếng cười hòa quyện
Là tay trong tay ra phố
Là đổi cả áo quần
Là yêu thương cho đi
Là chia chung trái ổi
Là người lau nước mắt
Là người khản giọng hoan hô
Là người cho cả thời giờ
Là người sẵn sàng đứng đợi
Là gió mát trong ngày oi ả
Là mặt trời cho sáng mù sương
Là trái tim rực lửa yêu thương
Là bờ vai cho ta tựa
Là vàng ròng không sợ lửa
Là hoa hồng dịu dàng của lòng ta
Là khi giông bão bên đời
Là thành lũy cho ta nương tựa
Là ước mơ ấp ủ
Là sức mạnh yêu thương
Là niềm vui bất tận
Là hạnh phúc
Là tất cả
Là Tình yêu
Diệu kỳ và đơn giản
Là Bạn của tôi

Hướng Dương

05

FRIENDSHIP
What is
Friendship?
Is
Love
Knowledge
Share
Sympathy
Sulks
Forgiveness
Shared secrets
Listening from A to Z
Consolation
No criticism nor comment
Mischievous games
Smile in harmony
Hand in hand walking downtown
Pooling clothes
Love given
Guava shared
Person wiping tears
Person hoarse for cheering ban 2
Person giving time
Person ready to wait
Cool wind on a hot day
sunshine on a foggy morning
Heart ablazing with love
Shoulder to lean on
Pure gold against the fire
Gentle rose for our soul
Wall of our defence
In the eye of the storm

Dreams cherished altogether
Power of love
Inexhaustible joy
Happiness
All
Passion
Wonderful and simple,
My life's angel
It's you!



Thursday, August 20, 2009

How to make photo slideshows in Fireworks CS3

Fireworks CS3 has a capability to automatically build a slideshow of your image files. This is very helpful since making a slideshow script or movie from scratch could be a challenge for non-Javascript programmer or Flash animator. If you want to make professional looking slideshows with a few clicks of button then this tip is for you!

If you are an avid Fireworks user, also check out my other post on how to create animated menus in Fireworks. If you don’t have Fireworks, you can also create DVD photos slideshows in Vista using the built-in software.

To start creating a slideshow, click the Commands menu and choose Create Slideshow:

image

The Create Slideshow window will appear. Click Open an existing AlbumBook…to choose the folder of the pictures that you want to appear on the slideshow:

image

You should choose the directory of the files and click the button Select [name of folder]. In the example for this post, I choose the folder called “drumkits”:

image

The pictures inside your chosen folder will appear, set the captions of each picture on the Caption column. Also set the title and the description of the album on the main window:

image

After putting all of the captions, title and description, choose a type of player:

image

You can choose Flash or HTML type of output. For this example, I chose Player – Black implemented on Spry and HTML. To export your slideshow click Export Options and put the export path where you want the slideshow files to be generated:

image

Click Create to start the export. The output of the whole process are the HTML file called index.html, an xml file called slideshow.xml (to hold the configuration of the slideshow), scripts folder with all of the Javascript codes, and the folder to hold the images called “drumkits”:

image

To view the slideshow, open the index.html file. In my drumkit pictures, I saw an awesome looking slideshow that animates pretty well:

image

For a few simple steps, I was amazed at the quality of the slideshow that Fireworks CS3 was able to create. For folks who want to make their own professional looking slideshow, this is the perfect tool for you. Experienced web developers will also appreciate the neat HTML, Spry code structure and the XML file “manipulability” of the whole thing.

If you think this is too much work, then you can also check out this sweet portable digital photo album from Sony that does all the work for you!

Ben Carigtan writes about computers, technology and how to get the best out of them.

Wednesday, August 19, 2009

Beautiful Data book chapter


Today I received my copy of Beautiful Data, a just-released anthology of articles about, well, working with data. Lukas and I contributed a chapter on analyzing social perceptions in web data. See it here. After a long process of drafting, proofreading, re-drafting, and bothering the publishers under rather sudden deadlines, I’ve resolved to never use graphics again in anything I write :)

Here’s our final figure, a k-means clustering of face photos via perceived social attributes (social concepts/types? with exemplars?):

I just started reading the rest of the book and it’s very fun. Peter Norvig’s chapter on language models is gripping. (It does word segmentation, ciphers, and more, in that lovely python-centric tutorial style extending his previous spell correction article.) There are also chapters by many other great researchers and practitioners (some of whom you may have seen around this blog or its neighborhood) like Andrew Gelman, Hadley Wickham, Michal Migurski, Jeffrey Heer, and still more… I’m impressed just by the talent-gathering-and-organizing operation. Big kudos to editors Toby Segaran and Jeff Hammerbacher, and O’Reilly’s Julie Steele.

I also have an apparently secret code that gets you a discount, so email me if you want it. I wonder if I’m not supposed to give out many of them. Hm.

Sunday, August 16, 2009

“Sáng suốt gạch tên những kẻ dốt nát, bất tài…”


Nhà báo Hồ Bất Khuất

Nhà báo Hồ Bất Khuất

HỒ BẤT KHUẤT

 Tôi ngạc nhiên một cách thú vị khi thấy entry "Điều trăn trở từ lâu" nói về cuộc đời và sự nghiệp của nhóm "hạt giống đỏ" lại nhận được sự quan tâm rộng lớn của cộng đồng dân cư mạng đến vậy! Điều này có được, một phần là nhờ Nhà văn Nguyễn Quang Lập đưa lên "chiếu rượu" quechoablog.wordpress.com . Từ đây, thêm một lần nữa tôi hiểu sức mạnh của "báo chí công dân", do vậy mà tôi chẳng buồn phiền nhiều khi bài của mình không được một số tòa báo "cho thấy ánh sáng".

  

Tôi viết về cuộc đời, sự nghiệp và số phận của họ như là một cách cung cấp thông tin để chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận những điều đang diễn ra hiện nay và trong tương lai gần. Ai cũng nói dân tộc ta thông minh, hiếu học; ai cũng thấy những ông bố, bà mẹ và những đứa con khổ sở như thế nào trong việc học thêm, chạy trường, thi cử. Nhưng tôi đồ rằng, trong cái sự nhiệt tình tới mức thái quá đấy chứa đựng một cái gì đấy rất hình thức và sự cam chịu của chúng ta. Chúng ta thông minh, lại ham học; thế mà chúng ta đã học được cái gì trong thế giới hòa nhập này?! Có vẻ như chúng ta học được rất ít những điều tốt đẹp, còn cái xấu, cái dở chúng ta lại học được quá nhanh, quá giỏi, quá nhiều… Tôi chỉ muốn nói tới vài cái tệ đang diễn ra hàng ngày trước mắt chúng ta.

  

Thứ nhất: Đấy là một nền giáo dục sau đại học xuê xoa, dối trá và kém chất lượng vào loại nhất trên thế giới. Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 000 thạc sỹ và cũng chừng ấy tiến sỹ (và đang có kế hoạch từ nay đến năm 2020 đào tạo thêm 20 000 tiến sỹ nữa!). Ba phần tư trong số này được đào tạo tại Việt Nam trong vòng 15 năm trở lại đây.

Chất lượng của một số thạc sỹ, tiến sỹ rất thấp vì quy trình đào tạo không hợp lý, những người quản lý, điều hành và trực tiếp hướng dẫn xuê xoa, dễ dãi. Điều này thể hiện ở chỗ rất nhiều người khi học đại học thuộc lĩnh vực khác, khi làm tiến sỹ lại làm về ngành khác. Tỷ lệ này cao nhất đối với các tiến sỹ triết học, xã hội học. Nhiều người là hướng dẫn khoa học, nhưng họ lại không có bằng tiến sỹ trong lĩnh vực này.

    Thái độ tâng bốc nhau, không đánh giá đúng trong việc thẩm định luận án cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng thấp. Một lần tôi ngồi Hội đồng bảo vệ luận án thạc sỹ, tôi là phản biện. Trong phiên bảo vệ nảy ra tranh luận rất gay gắt, có ý kiến chê bai luận án. Tôi là người bảo vệ nhiệt tình cho học viên của mình. Cuộc tranh luận tạm thời kết thúc để chấm điểm, bỏ phiếu kín. Tôi ít khi cho điểm cao, nhưng trong trường hợp này tôi cho điểm 9. Cứ ngỡ với hành động "dũng cảm" này, thêm một lần nữa tôi bảo vệ học viên. Ai dè khi công bố điểm, tôi mới ngã ngửa ra: Hội đồng có 7 thành viên, 5 người cho điểm 10, 1 người cho 9,5 và người cho điểm 9 là tôi! Tôi xin lỗi học viên của mình, nhưng cho đến bây giờ vẫn không hiểu vì sao mình lại có lỗi!?

  Vừa rồi, có người cho rằng tôi cố tình hạ thấp chất lượng đào tạo sau đại học. Người đó còn khẳng định là tôi không có cách nào chứng minh kết luận của mình. Tôi dám đánh cược là tôi chứng minh được, và khá dễ dàng. Về nguyên tắc, người có học vị tiến sỹ phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ. Vì vậy tôi chỉ cần thành lập một hội đồng gồm những cử nhân ngoại ngữ, và chỉ ra rằng, có đến quá nửa các tiến sỹ của chúng ta không đạt tiêu chuẩn này.

 

Thứ hai: Văn hóa chính trị của chúng ta đang có vấn đề lớn. Thôi thì thời nào cũng phải có người ra gánh vác công việc quản lý, điều hành hoạt động của đất nước, của xã hội. Những người đấy là quan hay là cán bộ theo cách gọi của từng giai đoạn lịch sử. Nếu ai tham gia vào guồng máy này, tạm gọi nôm na là hoạt động chính trị. Như vậy là hoạt động chính trị có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Mà hoạt động chính trị thì rắc rối, phức tạp lắm. Ở đây có cả sự khôn ngoan, sự cao thượng và những thủ đoạn thấp hèn. Có không ít nhà chính trị nổi tiếng công khai thừa nhận điều này. Năm 1993, tôi nghe chính Giáo sư – Tiến sỹ Khasbulatov (lúc này là Chủ tịch Duma Quốc gia Nga) dõng dạc nói: "Chính trị là trò bẩn thỉu!"

Thông thường những nhà chính trị phải có học vấn, có tài, có đức; người có chức vụ càng cao thì học vấn, tài đức phải càng nhiều. Nhưng hiện nay ở ta thì sao?

Học vấn, như đã nói ở trên, nhiều người có bằng tiến sỹ nhưng trình độ không được như vậy (khoảng 50% tiến sỹ của ta không hoạt động khoa học mà lại hoạt động chính trị). Một khi học vấn đã là giả thì nó kéo theo những hành động không trong sáng, thiếu minh bạch trong con đường thăng quan, tiến chức. Nói thẳng ra là việc "mua quan, bán chức" đang diễn ra khá phổ biến trong hoạt động chính trị của chúng ta.

Trước Đại hội X của Đảng, tôi có người bạn hoạt động lâu năm trong ngành ngoại giao, tên tuổi của anh khá nổi. Một lần anh bảo, được một người rất quan trọng gọi lên gặp gỡ, khen ngợi, có ý bóng gió là anh có thể trở thành Ủy viên Trung ương Đảng. Nghe vậy, một người bạn là doanh nhân giàu có, rất lọc lõi trong các mối quan hệ, phán ngay là phải kiếm 4 "cục gạch" mang đến 4 nơi thì việc mới thành. Người bạn tôi không nghe theo, kết quả là anh "vẫn chỉ là anh".

Một số người có tài, có đức thực sự lại rất tự trọng nên họ khó mà có vị trí cao trong con đường công danh. Điều này tạo cơ hội cho những kẻ dốt nát, kém đức, không tài nhưng sẵn sàng chi tiền và chạy chọt, được ngồi vào những chức vụ quan trọng. Và khi có chức, có quyền rồi, họ phải lấy lại "vốn đầu tư" chứ. Thế là tham nhũng lại làm nảy sinh tham nhũng! Chống bằng cách nào đây?

 

Thầy Văn Như Cương kể, trong đợt bầu cử Quốc hội khóa XII vừa rồi, thầy đến nơi bỏ phiếu, bút lăm lăm trong tay. Thầy đọc danh sách ứng cử viên và nói to: "Sáng suốt lựa chọn những kẻ dốt nát, bất tài…".  Thầy nhắc lại vài lần như vậy, lập tức có người đến hỏi tại sao lại như vậy; thầy điềm nhiên trả lời "để mà gạch!".

096 by you.

Đúng là phải gạch tên những kẻ dối nát, bất tài; loại chúng ra khỏi guồng máy hoạt động chính trị của chúng ta. Làm như vậy để văn hóa chính trị được nâng lên.




Văn hóa hội họp

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=330285&ChannelID=118



TT - Những thói quen được mô tả trong bài "Những thói quen không đẹp mắt" (Tuổi Trẻ ngày 1-8-2009) là hoàn toàn đúng với thực tế, và những thói xấu đó phản ánh một sự thấp kém về văn hóa hội họp. Sự thấp kém đó gieo một ấn tượng tiêu cực trong người nước ngoài về con người và văn hóa VN, nhất là trong kinh doanh và hoạt động khoa học.

Quả thật, kinh nghiệm cá nhân của tôi trong các hội nghị khoa học ở VN cho thấy nhiều nhà khoa học xứ mình hình như chưa quen với những quy ước trong hội họp nên không ít người rất vô tư nói chuyện ồn ào, mở điện thoại di động như ở văn phòng mình (thậm chí có người còn la hét nhân viên trong điện thoại!), không để ý theo dõi diễn giả hay bài thuyết trình, ăn mặc xốc xếch... làm nhiều khách nước ngoài nhìn vào thấy ngao ngán.

Ngoài những thói xấu trên, tôi còn ghi nhận một số thói quen khác cũng có thể liệt vào loại thói xấu của "phe ta".

Thứ nhất là nói quá giờ. Trong các hội nghị khoa học, tôi thấy các diễn giả VN thường không để ý đến thời lượng cho phép nên nói quá giờ, và đó là một sự mất lịch sự cho diễn giả kế tiếp.

Thứ hai là hay tỏ ra lên lớp với diễn giả. Thông thường khi một bài thuyết trình hay bài nói chuyện xong là đến phần câu hỏi và thảo luận với diễn giả, và theo quy ước chung là người hỏi và trả lời phải giới hạn trong nội dung bài nói chuyện và giới hạn trong vòng 1 hay 2 phút. Thế nhưng rất nhiều lần tôi thấy các vị "cây đa cây đề" không đặt câu hỏi mà lại đứng lên lên lớp với diễn giả, hay phát biểu quan điểm cá nhân của họ, tức chẳng ăn nhập gì với bài nói chuyện! Lại có người rất thích tấn công diễn giả bằng những bắt bẻ chi tiết chẳng quan trọng làm mất thì giờ buổi hội thảo.

Ở nước ngoài, tôi từng chứng kiến những "cây đa cây đề" trên 80 tuổi lắng nghe diễn giả thuộc hàng học trò, thậm chí con cháu của họ, bằng một thái độ hết sức nghiêm chỉnh. Ngay cả khi đứng dậy hỏi, các vị này vẫn phải xếp hàng chờ đến lượt mình, và lúc nào cũng lịch sự với đồng nghiệp trẻ tuổi. Có khi hai bên thầy trò bất đồng ý kiến, người ta chỉ nói nhẹ nhàng và hóm hỉnh: "Chúng ta nhất trí rằng chúng ta không đồng ý với nhau". Đó là văn hóa hội họp mà theo đó dù mình không đồng ý với diễn giả, mình vẫn cho diễn giả một cơ hội phát biểu quan điểm của họ.

Thứ ba là bỏ về nửa chừng khi hội thảo chưa xong. Một thói quen xấu trong các hội nghị ở VN mà tôi hay thấy là buổi sáng hội nghị được khai mạc hoành tráng với hàng loạt diễn văn của các quan chức, người dự đông đủ, nhưng sau lần giải lao đầu tiên các quan chức đọc diễn văn đi hết, và số người dự giảm thấy rõ. Đến buổi chiều thì có khi chỉ còn 1/3 người dự.

Thứ tư là thủ tục khá rườm rà. Tôi thấy nhiều hội nghị khoa học ở VN chẳng giống ai ở điểm có quá nhiều diễn văn trước khi khai mạc hội nghị. Chẳng hạn như một hội nghị tầm quốc gia thì thế nào cũng có bộ trưởng (hay người đứng đầu ngành) phát biểu vài ba câu, rồi đến chủ tịch hội, rồi đại diện địa phương, rồi ban tổ chức, rồi nhà tài trợ... làm mất một giờ đồng hồ.

Ở nước ngoài các hội nghị thu hút nhiều đại biểu, mà chỉ có một bài diễn văn khai mạc duy nhất kéo dài không đầy 5 phút, không có đại diện chính quyền, và chắc chắn chẳng có bộ trưởng nào rảnh việc để đi nói chuyện trong các hội nghị chuyên ngành như thế.

Tuy nhiên, tôi phải nói ngay rằng những thói xấu này không phải chỉ có ở VN, mà còn xuất hiện tại một số hội nghị ở vùng Đông Nam Á, Trung Quốc mà tôi từng dự. Tuy nhiên, vẫn theo kinh nghiệm cá nhân, tần số xảy ra ở VN có vẻ cao hơn các nước trong vùng. Ngay cả ở cộng đồng người Việt ở nước ngoài, những người đã có ít nhiều tiếp xúc với phương Tây, những thói xấu đó vẫn còn tồn tại.

NVT


10 quy ước hội họp

1. Khi được mời tham dự hội họp hay hội thảo, nên trả lời thư mời để tỏ sự kính trọng đến người mời.

2. Đi họp đúng giờ. Tốt nhất là đến trước giờ để chuẩn bị tốt.

3. Phải chuẩn bị tốt. Luôn luôn đem theo giấy bút hay các tài liệu cần thiết để trình bày hay thảo luận.

4. Không ngắt lời diễn giả. Phải lắng nghe diễn giả hết câu rồi mới đến lượt mình phát biểu.

5. Giữ im lặng. Không ồn ào, không gây tiếng động bất thường, và điện thoại di động phải chuyển sang chế độ rung.

6. Xếp hàng chờ phát biểu. Khi đặt câu hỏi nên giơ tay và chờ chủ tọa gọi để phát biểu.

7. Khi đặt câu hỏi cần phải ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, và chỉ hỏi một câu. Nếu hỏi nhiều câu phải nói rõ câu 1, câu 2...

8. Chú ý lắng nghe vấn đề diễn giả muốn nói để tránh lạc đề. Tránh hỏi những chi tiết không quan trọng và không dính dáng đến vấn đề đang thảo luận.

9. Kiên nhẫn và bình tĩnh. Không nên tỏ ra hối hả, sốt ruột, không gõ viết, không chỉ tay, không đập bàn và không nên lên lớp với diễn giả.

10. Tham dự hội họp từ đầu đến cuối. Chỉ rời hội trường khi hội nghị chấm dứt. Không nên bỏ ra giữa chừng trong khi bất cứ một diễn giả nào đang nói chuyện.



Chín lí do cho công bố quốc tế

Bác sĩ K sau khi điều trị thành công một số ca ung thư tại bệnh viện bằng một dược thảo hiếm, và qua tìm hiểu trong y văn về thành phần hóa học của dược thảo, chị và đồng nghiệp thực hiện một nghiên cứu lâm sàng để đánh giá sự hiệu quả của dược thảo. Sau 2 năm nghiên cứu và theo dõi bệnh nhân kết quả nghiên cứu cho thấy quả thật dược thảo có hiệu quả giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư 30%. Bác sĩ K và đồng nghiệp viết một bài báo khoa học mô tả qui trình nghiên cứu và báo cáo kết quả gửi cho một tập san y khoa Mĩ. Sau 9 tháng bình duyệt và phản biện, công trình nghiên cứu được công bố. Với sự cộng tác của đồng nghiệp, chị tiếp tục công trình nghiên cứu bằng cách triển khai một loạt nghiên cứu về tế bào và lâm sàng, và tiếp tục công bố nhiều bài báo khoa học cho thấy hiệu quả của dược thảo có cơ sở khoa học. Với công trạng đó, chị được đề bạt chức danh phó giáo sư, và phát triển thành một nhóm nghiên cứu nhỏ. Phát hiện của chị được đồng nghiệp quốc tế quan tâm. Chị được mời đi nói chuyện ở các hội nghị quốc tế. Chị nhận được nhiều lời mời từ nhiều đồng nghiệp trên thế giới hợp tác, trong đó có một số công ti dược đề nghị phát triển thành một loại thuốc điều trị ung thư.

Trường hợp mà tôi vừa mô tả không phải là một ví dụ mang tính tưởng tượng, mà đã trở thành thực tế ở nhiều nước đang phát triển. Ví dụ trên cho thấy: (a) nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tế, hay trong trường hợp trên là nhắm vào việc đem lại phúc lợi cho bệnh nhân không chỉ ở địa phương mà cho thế giới; (b) công bố kết quả nghiên cứu trên một tập san quốc tế có uy tín và chất lượng là một cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế và đem lại lợi ích cho kinh tế nước nhà; (c) về mặt cá nhân, công bố quốc tế giúp cho sự nghiệp khoa học của nhà nghiên cứu được nâng cao; và (d) góp phần vào việc nâng cao y học nước nhà.

Thế nhưng gần đây có ý kiến cho rằng không nên bàn về công bố quốc tế (một vấn đề đang thu hút quan tâm của các nhà khoa học có tâm huyết hiện nay) mà nên cải cách lương bổng và hệ thống đánh giá nghiên cứu khoa học (vốn đã được rất nhiều người nêu lên nhiều lần trong 20 năm qua). Thật ra, công bố kết quả các công trình nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế (gọi tắt là "công bố quốc tế") chỉ là một trong những bước cần thiết trong cách đánh giá nghiên cứu khoa học, cho nên không nên lẫn lộn hai khía cạnh có liên quan mật thiết này. Ở đây, tiếp theo một bài viết trước ("Một vài hiểu lầm tai hại") người viết bài này trình bày 9 lí do tại sao cần phải công bố quốc tế. Thật ra, còn nhiều lí do khác, nhưng 9 lí do này được xem là quan trọng nhất trong bối cảnh khoa học hiện nay ở nước ta. Chín lí do không xếp theo thứ tự quan trọng mà chỉ theo một thứ tự theo chủ đề mà giới khoa học quan tâm.

Lí do 1: Nghĩa vụ và đạo đức

Bài báo khoa học là một bước cuối cùng trong qui trình nghiên cứu khoa học. Nó là thành quả của nhiều năm tháng miệt mài suy nghĩ, làm thí nghiệm, thu thập dữ liệu, phân tích và thảo luận cùng đồng nghiệp. Trong nhiều trường hợp, ngân quĩ nghiên cứu được Nhà nước cung cấp, hay nói chính xác hơn là tiền của người dân đóng góp. Do đó, công chúng có quyền đòi hỏi nhà nghiên cứu phải công bố kết quả nghiên cứu một cách minh bạch và thành thật, chứ không phải là những tài liệu được xếp trong tủ sách mà rất ít người có thể tiếp cận. Bổn phận của nhà nghiên cứu, do đó, phải báo cáo cho công chúng biết họ đã làm ra sao và phát hiện gì, chứ không phải làm xong và chẳng ai biết.

Đối với các nghiên cứu y khoa (như trường hợp tôi vừa mô tả), đại đa số nghiên cứu đều dựa vào sự tình nguyện của bệnh nhân, với một số thủ thuật nghiên cứu có thể mang tính xâm phạm bệnh nhân. Nếu những nghiên cứu như thế mà kết quả không được công bố một cách minh bạch thì có thể nói rằng nhà nghiên cứu đã vi phạm y đức.

Do đó, việc công bố kết quả nghiên cứu là một nghĩa vụ của nhà nghiên cứu đối với người dân và trong trường hợp y khoa, đó cũng là một hình thức duy trì y đức ở mức cao nhất.

Lí do 2: Đóng góp vào tri thức quốc tế

Ai cũng biết rằng tri thức con người được tích lũy theo thời gian, với sự đóng góp của nhiều người từ nhiêu quốc gia. Trong quá khứ, phần lớn tri thức khoa học xuất phát từ các nước phương Tây, nơi mà văn hóa khoa học (kể cả văn hóa công bố ấn phẩm khoa học) đã được hình thành tốt. Nhưng ở các nước châu Á, tri thức khoa học thường không được công bố mà chỉ giới hạn trong gia tộc hay thậm chí theo nhà khoa học xuống đáy mồ! Ngay cả ở Việt Nam trước đây, những tri thức khoa học về con người, địa lí, văn hóa, thậm chí lịch sử đều do người Pháp làm chủ.

Bài báo khoa học là một sản phẩm tri thức. Những tri thức mang tính thực tế có thể đem lại phúc lợi cho xã hội, hay trong trong trường hợp vừa mô tả trên, kết quả nghiên cứu cung cấp một tri thức quan trọng cho chuyên ngành và thêm một lựa chọn trong việc điều trị. Do đó, công bố quốc tế không chỉ là một hình thức làm chủ kiến thức cho nước nhà, mà còn đóng góp vào kho tàng tri thức của con người.

Lí do 3: Phúc lợi xã hội

Tất cả nghiên cứu dù ứng dụng hay cơ bản đều không ít thì nhiều nhắm đến việc đem lại phúc lợi cho xã hội. Chẳng hạn như trong trường hợp mô tả trên đây, nghiên cứu có mục tiêu liên quan mật thiết đến bệnh nhân ung thư. Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy dược thảo không có hiệu quả, nhà nghiên cứu cần phải công bố cho cộng đồng quốc tế biết để những người đi sau không phải tốn công và tiền bạc để theo đuổi, hoặc người đi sau sẽ tìm một phương pháp nghiên cứu tốt hơn. Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy dược thảo có hiệu quả tốt, nhà nghiên cứu cũng cần công bố để đồng nghiệp biết đến và có thể ứng dụng cho việc điều trị bệnh nhân của họ.

Nói cách khác, việc công bố quốc tế không phân biệt nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng, và cũng không phân biệt nghiên cứu có kết quả "dương tính" hay "âm tính". Đối với y sinh học, dù kết quả nghiên cứu thế nào thì việc công bố quốc tế cũng là một việc lam tất yếu.

Lí do 4: Chứng từ khoa học

Tháng 3 năm 2005, trong phiên tòa xét xử đơn kiện của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (kiện các công ti hóa chất Mĩ), thẩm phán Jack Weinstein phán quyết rằng phía nguyên đơn không cung cấp được những bằng chứng khoa học để làm cơ sở cho đơn kiện, còn những "bằng chứng" mà phía nguyên đơn cung cấp chỉ được xem là "chuyện tào lao".

Trong một bài báo khoa học mà tôi và đồng nghiệp sắp công bố, chúng tôi có bàn về hiệu quả của chính sách y tế công cộng ở Việt Nam liên quan đến một bệnh truyền nhiễm, nhưng một chuyên gia bình duyệt phê bình rằng lời nhận xét đó thiếu bằng chứng khoa học và yêu cầu chúng tôi cho xem một bài báo khoa học để làm cơ sở cho nhận xét đó. Tất nhiên, chúng tôi không có một bài báo khoa học nào để làm cơ sở cho nhận định đó. Thời gian gần đây, trong vụ tranh chấp về lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc, khi kiểm tra lại chúng ta cũng thấy thiếu thốn những chứng từ khoa học.

Những ví dụ thực tế trên đây cho thấy sự thiếu thốn bài báo khoa học và công bố quốc tế gây thiệt thòi nghiêm trọng chẳng những cho một sự tiếp nối của nghiên cứu khoa học mà còn gây ảnh hưởng lớn đến một vấn đề mang tầm vóc quốc gia. Do đó, công bố quốc tế có thể hiểu như là một chứng từ khoa học, chứ không phải là một việc làm của giới khoa học "elite". Thật vậy, bài báo khoa học là một chứng từ khoa học, là tài sản tri thức của một quốc gia. Bởi vì tính chứng từ của bài báo khoa học, công bố quốc tế không phân biệt nước nghèo hay giàu, và không phân biệt khoa học cơ bản hay khoa học ứng dụng.

Lí do 5: Chuẩn mực khách quan

Phần lớn các công trình nghiên cứu ở Việt Nam được kết thúc (hay đánh giá) bằng những buổi lễ khá màu mè gọi là "nghiệm thu" kèm theo báo cáo dài mang tính hành chính hơn là khoa học. Cách làm này rất khác so với cách làm chuẩn của quốc tế. Một chuẩn mực mà cộng đồng khoa học quốc tế và các cơ quan tài trợ cho nghiên cứu đều nhất trí là công trình khoa học phải được đánh giá qua ấn phâm khoa học được công bố trên các tập san khoa học có uy tín, bằng sáng chế, số lượng nghiên cứu đào tạo, và khả năng ứng dụng vào thực tiễn (nếu là công trình nghiên cứu ứng dụng). Cụm từ "tập san khoa học có uy tín" ở đây có nghĩa là những tập san được Viện thông tin khoa học (ISI) công nhận. Ở Việt Nam, tuy có nhiều tập san khoa học, nhưng chưa một tập san nào được ISI công nhận.

Chuẩn mực đánh giá công trình khoa học thiếu tính minh bạch dẫn đến chuẩn mực để xét phong chức danh giáo sư của Việt Nam cũng rất khác với các chuẩn mực quốc tế. Phần lớn những giáo sư ở Việt Nam không có công trình được công bố trên các tập san quốc tế. Nhận thức được vấn đề này và qua nhiều góp ý của các nhà khoa học, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước mới đề ra những qui định mới, nhưng vẫn chưa hợp lí. Chẳng hạn như theo qui định mới, các ứng viên chức danh giáo sư sẽ được tính điểm bằng bài báo khoa học, và bài báo khoa học đặc biệt xuất sắc được đăng trên các tạp chí hàng đầu quốc tế và Việt Nam được nhiều người trích dẫn có điểm tối đa là 2. Nhưng qui định này vô hình chung đánh đồng chất lượng tập san quốc tế và tập san trong nước mà ai cũng biết là chất lượng không cao. Giáo sư Hoàng Tụy từng nhận xét rằng nếu đánh giá cách khách quan, trên 70% các giáo sư và phó giáo sư Việt Nam không đạt tiêu chuẩn giáo sư.

Thử hỏi nếu một giáo sư Việt Nam ra nước ngoài công tác hay hợp tác khoa học mà lí lịch khoa học không có đến một vài bài báo khoa học được công bố trên các tập san khoa học quốc tế thì đối tác sẽ nghĩ gì ? Chắc chắn họ sẽ nghĩ rằng một thành tích như thế còn chưa xứng đáng là một tiến sĩ hay hậu tiến sĩ, và ấn tượng của họ về khoa học Việt Nam chắc cũng không đẹp.

Do đó, công bố quốc tế phải và nên được xem là một chuẩn mực quan trọng để đánh giá thành quả của một công trình nghiên cứu, và là một tiêu chuẩn tối thiểu để xét phong các chức danh giáo sư và phó giáo sư.

Lí do 6: Sự nghiệp nhà nghiên cứu

Trong hoạt động khoa học, bài báo khoa học là một đơn vị tiền tệ, một viên gạch để xây dựng sự nghiệp khoa học. Ngay từ lúc xin vào học tiến sĩ, một số nơi đã đòi hỏi thí sinh phải có "kinh nghiệm nghiên cứu" thể hiện qua bài báo khoa học. Khi đã được nhận vào chương trình học tiến sĩ, bài báo khoa học là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để cấp bằng tiến sĩ. Sau khi đã tốt nghiệp tiến sĩ, bài báo khoa học là một tiêu chuẩn có lợi để cạnh tranh trong việc xin học bổng hậu tiến sĩ.

Sau khi xong chương trình hậu tiến sĩ, bài báo khoa học là một tiêu chuẩn số 1 để cạnh tranh vào các chức danh giảng dạy đại học và viện nghiên cứu. Thật ra, ở một số đại học lớn bên Mĩ, người ta có những qui định cụ thể về con số bài báo khoa học và vị trí tác giả như là một tiêu chuẩn để được đề bạt vào các chức danh giáo sư. Ngoài ra, đối với nhà nghiên cứu và giáo sư, bài báo khoa học còn là một tiêu chuẩn quan trọng để xin tài trợ cho nghiên cứu.

Do đó, cần phải đặt yêu cầu công bố quốc tế lên hàng đầu trong hoạt động khoa học ngay từ giai đoạn nghiên cứu sinh cấp thạc sĩ và tiến sĩ. Thật ra, ở Việt Nam, theo qui định mới về đào tạo tiến sĩ, qui định đề bạt chức danh giáo sư, qui chế cung cấp tài trợ cho nghiên cứu, v.v… cũng đã đưa yêu cầu về công bố quốc tế như là một tiêu chuẩn.

Lí do 7: Cơ hội hợp tác

Nghiên cứu khoa học nói cho cùng là một lĩnh vực hoạt động xuyên quốc gia. Ngày nay, hợp tác trong nghiên cứu khoa học là một chuẩn mực (norm) chứ không phải là một biệt lệ. Ở nước ta, trong điều kiện thiếu thiết bị và hạn chế về phương pháp, việc hợp tác khoa học là một nhu cầu rất lớn. Chỉ có thể qua hợp tác quốc tế, giới khoa học Việt Nam mới có cơ hội hội nhập và nâng cao kĩ năng nghiên cứu cho mình.

Nhưng hợp tác quốc tế không thể xảy ra một cách ngẫu nhiên hay ngẫu hứng. Bất cứ ai làm khoa học cũng đều biết rằng đồng nghiệp tìm với nhau qua những bài báo khoa học trên các diễn đàn khoa học. Các tập san khoa học và hội nghị khoa học quốc tế chính là những diễn đàn lí tưởng để các nhà nghiên cứu tụ tập với nhau và hợp tác làm việc. Như trường hợp mô tả phần đầu của bài viết cho thấy công bố quốc tế dẫn đến sự ghi nhận của đồng nghiệp quốc tế và mở ra một cơ hội hợp tác và phát triển. Do đó, công bố kết quả trên các tập san này là một cách để nâng cao sự hội nhập của khoa học Việt Nam và qua đó củng cố nội lực của giới nghiên cứu Việt Nam.

Lí do 8: Hội nhập quốc tế

Trong một thời gian dài, khoa học Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh lịch sử của đất nước, chịu sự cô lập và khép kín. Hệ quả là số lượng công trình khoa học được công bố trên các tập san quốc còn cực kì giới hạn. Khoảng 10 năm trước, tập san Science (một tập san khoa học số 1 trên thế giới) có một loạt bài điểm qua tình hình hoạt động khoa học ở các nước Đông Nam Á, nhưng họ không hề nhắc đến Việt Nam. Ngay cả hai chữ "Việt Nam" cũng không có mặt trong loạt bài đó. Khi người viết bài này phàn nàn thì họ lịch sự cho biết rằng họ đã xem qua danh mục các bài báo khoa học Việt Nam trên các tập san quốc tế, nhưng thấy không có gì để nói. Họ cho rằng khoa học Việt Nam chưa hội nhập quốc tế.

Chỉ sau khi thời mở cửa và nhất là sau thời gian Mĩ bỏ cấm vận, khoa học Việt Nam mới có dịp hội nhập quốc tế, nhưng tốc độ còn quá chậm. Một trong những lí do mà khoa học nước ta chậm hội nhập là thiếu những chuẩn mực mà cộng đồng khoa học quốc tế công nhận. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những quan điểm như nghiên cứu ứng dụng không cần công bố quốc tế, nước còn nghèo nên tập trung vào những nghiên cứu thực tế chứ không cần đến bài báo khoa học, v.v… Nhưng tất cả những quan điểm này hoặc là không phù hợp với tiêu chuẩn hoạt động khoa học hay mâu thuẫn. Như trình bày trong ví dụ trên, công bố quốc tế không phân biệt nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu cơ bản, bởi vì nói công bố quốc tế chỉ là một công đoạn sau cùng của bất cứ một công trình nghiên cứu nào.

Lí do 9: Nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam

Số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học là một thước đo quan trọng về khả năng khoa học của một nước. Ở phương Tây người ta thường đếm số lượng bài báo khoa học mà các nhà khoa học công bố trên các tập chí khoa học để đo lường và so sánh hiệu suất khoa học giữa các quốc gia.

Trong thời gian gần đây, đã có nhiều phân tích cho thấy số lượng ấn phẩm khoa học của Việt Nam còn quá thấp kém so với các nước trong vùng. Chẳng hạn như trong thời gian 10 năm 1996-2005 số lượng ấn phẩm khoa học của Việt Nam (3456 bài), chỉ bằng 1/5 của Thái Lan, 1/3 của Malaysia , và 1/14 của Singapore. Ngay cả so với Philippines (3901 bài) và Indonesia (4389 bài), số bài báo khoa học từ nước ta vẫn thấp hơn. Tình trạng này vẫn chưa có gì cải tiến trong vài năm gần đây. Trong năm 2008 (tính đến tháng 10), các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố được 910 bài báo khoa học trên 512 tập san khoa học quốc tế (so với 5553 bài của Singapore và 3310 của Thái Lan, hay 2194 bài của Mã Lai).

Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng trên, kể cả vấn đề phân phối kinh phí nghiên cứu một cách thích hợp. Không ít các giáo sư hay các "cây đa cây đề" ở Việt Nam còn suy nghĩ rằng nghiên cứu ứng dụng không cần công bố quốc tế, và từ đó việc xét phong giáo sư không dựa vào số lượng ấn phẩm khoa học như là một tiêu chí. Hệ quả của sự sai lệch trong nhận thức và tiêu chí đề bạt là số lượng ấn phẩm khoa học từ Việt Nam còn quá khiêm tốn. Thật vậy, với trên 38.000 giảng viên đại học (trong số này có trên 1100 giáo sư và phó giáo sư, và 5600 tiến sĩ) mà con số ấn phẩm khoa học còn thua cả một quốc gia nhỏ bé như Malaysia ! Nhận thức như thế để thấy rằng việc công bố quốc tế không chỉ đơn thuần là chuyện cá nhân nhà khoa học mà còn là sĩ diện quốc gia.

***

Thật ra, những gì tôi viết trên đây chẳng có gì mới, vì đã được bàn thảo khá nhiều và ở một mức độ nào đó cũng gây nên vài tác động tích cực. Đối với những người làm nghiên cứu khoa học thật sự, họ đã và đang công bố quốc tế, không cần phải nhắc nhở lại những điều quá hiển nhiên. Ngay cả những người phản đối (hay không mặn mà) với việc công bố quốc tế cũng nhận thức được những điều tôi vừa trình bày. Tuy nhiên, có lẽ do những khó khăn hay lí do mang tính cá nhân, nên có những lí lẽ không thuyết phục (nếu không muốn nói là ngụy biện) để gây ảnh hưởng với các cơ quan quản lí khoa học. Thật ra, ngay cả giới quản lí khoa học cũng ghi nhận sự quan trọng của công bố quốc tế, nhưng vì chịu sự chi phối của nhiều "cây đa cây đề" nên đôi khi cũng lúng túng trong quyết định.

Kinh nghiệm của tôi cho thấy có nhiều (rất nhiều) nhà khoa học rất muốn công bố quốc tế vì họ thấy đó là một sự cần thiết cho cá nhân và cho đất nước, nhưng do "lực bất tòng tâm" (như vấn đế tiếng Anh chẳng hạn) nên không thực hiện được. Có lẽ đây chính là những người mà Nhà nước cần tập trung giúp đỡ. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều nỗ lực tổ chức những lớp tập huấn về cách viết bài báo khoa học, nhưng những nỗ lực đó vẫn giới hạn trong một vài nơi và cá nhân. Chúng ta cần tiếp cận vấn đề công bố quốc tế một cách có hệ thống cho tất cả các trung tâm nghiên cứu hay trường đại học.

Mỗi năm, nước ta chi ra khoảng 400 triệu USD cho nghiên cứu khoa học. Con số này chiếm khoảng 0,17% GDP toàn quốc. Nhưng thành quả từ sự đầu tư đó vẫn chưa thể đo lường được, do thiếu các chuẩn mực cụ thể. Công bố quốc tế là một thước đo khách quan để đánh giá hiệu quả của đồng tiền mà người dân đã bỏ ra. Đó cũng là một thước đo mà các nước tiên tiến khác đã áp dụng thành công. Nếu chúng ta chưa tạo ra được một thước đo mới, thì cách hay nhất là dựa vào chuẩn mực mà cộng đồng khoa học quốc tế chấp nhận: đó là công bố quốc tế.

Đã làm nghiên cứu khoa học (ngoại trừ trường hợp công chức khoa học), bất kể là khoa học cơ bản hay ứng dụng (thực ra sự phân chia này hoàn toàn không cần thiết), thì phải có "sản phẩm". Sản phẩm phải thể hiện qua các bài báo khoa học công bố trên các tập san được giới khoa học quốc tế công nhận, qua bằng sáng chế, hay qua thành tựu được đưa vào ứng dụng thực tế. Đó là điều hiển nhiên. Thiết tưởng không cần phải tốn thì giờ bàn cãi về những điều hiển nhiên này.

"Cổ phần" ấn phẩm khoa học trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng, với sự hiện diện của các nước đang phát triển đang càng ngày càng gia tăng. Năm 1985, số ấn phẩm khoa học từ Mĩ và Canada chiếm gần 40% tổng số ấn phẩm trên thế giới, nhưng đến năm 1991, con số này giảm xuống còn 28.2%, và năm 1998 lại giảm xuống còn 31.4%. Trong thời gian đó, số ấn phẩm từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông lại tăng "cổ phần" từ 10% đến 24%. Riêng các nước Đông Âu, kể cả Nga, thì ấn phẩm khoa học không đáng kể và có xu hướng giảm. Số ấn phẩm từ các nước trong vùng Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, cũng tăng nhanh trong thời gian 10 năm gần đây, tuy con số tuyệt đối vẫn còn khiêm tốn so với các cường quốc khoa học như Mĩ, Canada và các nước Tây Âu. Do đó, thật là một sự đi ngược trào lưu nếu kêu gọi Việt Nam không nên khuyến khích các nhà khoa học công bố quốc tế. Thật ra, Việt Nam cần phải tăng cường số lượng (và chất lượng) ấn phẩm khoa học trên trường quốc tế, và ngay bây giờ chính là thời điểm lí tưởng để nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam lên một nấc thang cao hơn.


NVT


Monday, August 10, 2009

Những tìm hiểu của KTS Trần Thanh Vân về đại địa mạch quốc gia


(TuanVietNam) 


Chuyện 700 năm trước

Trong trận đánh Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288, có hai người "phạm lỗi" với Triều đình nhà Trần, nhưng đều đã lập nên chiến công lớn, góp phần không nhỏ vào việc đuổi giặc Nguyên Mông. Đó là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, con nuôi của vua Trần Thánh Tông và Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Sách cũ kể rằng Trần Khánh Dư là người rất có tài, nhưng ăn nói thì quá mạnh bạo mà sinh hoạt thì hơi phóng túng, nên bị nhà Vua tước hết quan chức, bổng lộc và ông buộc phải về quê ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống.

Nhưng cũng tại nơi đây, Trần Khánh Dư được phục chức và đã trở thành Phó tướng Vân Đồn. Ông đã chỉ huy quân ta phá tan đội thuyền tiếp tế lương thực của quân Nguyên Mông và góp công lớn vào trận chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng.

Võ đã giỏi, văn cũng hay, sau này Trần Khánh Dư là người viết lời tựa cho cuốn "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" của Trần Hưng Đạo, ông viết như sau:

Người giỏi võ cầm quân thì không cần bày trận
Người giỏi bày trận thì không cần đánh
Người giỏi đánh thì không thua
Người khéo thua thì không chết

Sách cũ cũng kể rằng Trần Quốc Tảng là một người có tài đặc biệt về quân sự, nhưng vì lúc nhỏ luôn ở bên cạnh ông nội là Trần Liễu, nên Quốc Tảng từng có biểu hiện muốn cướp ngôi vua từ trong tay dòng thứ, để giành ngôi cho cha mình là dòng trưởng, khiến Trần Hưng Đạo giận, nên đã "đẩy" con trai đi trấn thủ tận Cửa Suốt, là một nơi ở rất xa Triều đình để tránh hậu hoạ.

Nhưng cũng tại nơi biên cương Tổ quốc này, Hưng Nhượng Vương đã lập nên kỳ tích trong trận thắng Bạch Đằng Giang năm 1288, khiến cho sau khi ngài qua đời năm 1313, nhân dân đồn rằng Đức Ông Trần Quốc Tảng hiện về nhắc nhở, nên đã xây Đền thờ Ngài cùng nhiều tướng lĩnh ở ngay trên đỉnh núi nhìn ra Bái Tử Long.

Ngày nay ngôi Đền Cửa Ông toạ lạc trên núi cao, không khác gì một trạm gác tiền tiêu nhìn ra Vịnh Bái Tử Long, khiến cho hậu thế có nhiều người thắc mắc rằng có thật là hai vị tướng danh tiếng đó do vì có tội nên bị điều ra tận nơi biên cương ấy, hay phải chăng đây cũng là một trong những "bí truyền thư" mà Đức Thánh Trần đã lưu lại để dạy bảo cho chúng ta?

Đền Cửa Ông không khác gì một trạm gác tiền tiêu nhìn ra Vịnh Bái Tử Long

Khi bí mật không còn là bí mật

Cách đây gần 10 năm, trên mạng thông tin quốc tế có một tấm bản đồ thật thú vị: Hình một con rồng rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông Nam của dãy núi cao thấp dần và đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu 10.800m).

Đó là tấm sơ đồ sơn thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm thế giới. Thật kỳ diệu, các triền núi đó không thẳng băng mà uốn lượn như hình con rồng, tạo ra mạch núi và mạch nước tụ lại, rồi lan tỏa ở trên đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

Sơ đồ đại địa mạch


Thế mới biết tại sao vùng đất này luôn luôn bị người ngoài thèm khát và dòm ngó. Và thế mới biết sự uyên bác kỳ tài của Thiền sư Vạn Hạnh và Vua Lý Thái Tổ đã quyết rời bỏ Hoa Lư, để trở về vùng đất Thăng Long và triệt phá được thiên la địa võng mà Cao Biền đã trấn yểm trên thành Đại La cũ 200 năm trước.

Cho đến hôm nay, tất cả những người có chút hiểu biết về phong thủy và lý thuyết về địa mạch thì đã hiểu rằng tất cả mọi bí mật xa xưa về đường kinh mạch, về huyệt đạo linh thiêng mà chỉ có các thầy pháp cao tay mới nắm giữ được, thì nay đã bị phơi bày ra tất cả.

Cái chính là "thiên hạ" thì biết cả, nhưng những người trong cuộc có ý thức được vấn đề và có những giải pháp mạnh để làm chủ các lợi thế đó hay không?

Nhìn vào sơ đồ "vi địa mạch"

Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m).

Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu…

Thế nhưng các dãy núi chỉ "chầu" nên đều đã dừng lại từ xa, còn các con sông thì đã "tụ" lại ở Việt Trì và nối thông với nhau và tỏa ra ở chính vùng Thăng Long. Kỳ diệu hơn nữa là ở ngay trên đất Thăng Long đã "mọc" lên ba ngọn núi khác: đó là cụm núi Ba Vì linh thiêng đầy huyền thoại. Đỉnh núi này nhìn theo đường chim bay thì chỉ cách Hồ Tây chừng 25km.

Nhờ khoảng cách không quá xa, nên khi thuyền của vua Lý Thái Tổ đi từ sông Hồng qua sông Tô Lịch vừa rẽ vào Hồ Dâm Đàm từ làng Hồ Khẩu mùa xuân năm 1010, nhà vua có thể nhìn thấy rồng cuộn sóng bay lên, vừa nhìn thấy đỉnh Ba Vì, nên cái tên Thăng Long và tứ văn "Đắc Long bàn Hổ cứ chi thế, tiện núi sông hướng bối chi nghi" mới xuất hiện trong bản Thiên đô chiếu bất hủ.

Ngày nay, từ trên bản đồ vệ tinh, ta có thể dễ dàng tìm thấy đỉnh cao 1226m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh, từ đó có một đường kinh mạch đi theo hướng chính Đông, qua khu vực Đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị tiếp giáp với Hồ Tây, ra đến tận Cảng Vân Đồn và Vịnh biển Bái Tử Long, ở đó đã có đền Cửa Ông đầy linh thiêng mà nhân dân và hải quân ta hằng tôn thờ suốt 7 thế kỷ qua. Cảng Cửa Suốt của Đức Ông Trần Quốc Tảng xưa, đã và sẽ mãi mãi là một quân cảng quan trọng nơi Bờ Đông của Tổ quốc.

Cũng trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288.

Kỳ lạ thay, đường chéo này đi tiếp, rồi đi tiếp nữa, sẽ đến Đồng Đăng, cửa ải phía Bắc của Tổ quốc. Trong kinh dịch, hướng Đông Bắc là hướng Ngũ quỷ, lộc có nhiều mà hoạ cũng lắm, vậy nên chăng phải có đôi mắt tinh anh của Đức Thánh Trần chấn ngữ cửa ải này ?

Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3' 28'' từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia.

Tại sao có cái tên đó? Tại vì nơi đó vẫn sủi bọt mỗi khi mực nước sông Hồng dâng cao, như thể hồ và sông là cái bình thông nhau. Nhiều người vẫn còn nhớ vào chiều thu nắng đẹp ngày 11/9/1955, người ta đã chứng kiến chính nơi đó đã có cột nước bất chợt phụt lên làm lật úp ba chiếc thuyền gỗ khiến 4 người bị thiệt mạng.

Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thế Hùng ở Viện Vật lý nghe mô tả lại hiện tượng đó thì đoán rằng chắc có kẻ nào đó đã chui xuống đáy hồ sờ soạng, khiến mạch nước có áp suất lớn bỗng bật lên như khi người ta mở nút chai rượu champagne?

Cảng Vân Đồn

Am Mỵ Châu thờ ai?

Lúc sinh thời, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng rất hay được mời đi nói chuyện ở nơi này nơi khác. Với giọng nói đầy tự tin, giàu hình ảnh và hơi ngang ngang, giáo sư Vượng có cách truyền đạt ý tưởng rất thuyết phục, khiến cho người nghe chưa tin lắm mà vẫn phải tin, đặc biệt với người không theo học ngành sử, hiểu biết sử liệu rất ít mà cũng trở thành rất "am hiểu" về lịch sử. Xin kể đôi điều câu chuyện ông giải thích về am Mỵ Châu ở thành Cổ Loa như sau.

Trong một dịp ngày 8 tháng 3, chúng tôi được nghe một bài giảng của giáo sư Trần Quốc Vượng về tầm quan trọng của Cổ Loa Thành và am thờ nàng Công Chúa Mỵ Châu đối với Thủ đô của chúng ta.

Giọng đầy vẻ bí mật, giáo sư Vượng hỏi:

- Các cô có hiểu tại sao hơn 2000 năm qua, nhân dân ta, kể từ vua chúa đến thường dân đều thành kính thờ một người con gái cụt đầu có tên là Công chúa Mỵ Châu trong một cái am nho nhỏ ở Đền Cổ Loa hay không?

- Dạ không

Đó chính là ta thờ Người Mẹ Tổ Quốc của chúng ta đó. Chuyện tình duyên của Mỵ Châu Trọng Thuỷ là chuyện bịa đặt, nhưng chuyện dân tộc ta vì quá nhân hậu và thiếu cảnh giác nên trót đặt trái tim lên đầu để Triệu Đà cướp mất nước là có thật. Đạo gốc của dân tộc ta là Đạo Mẫu. Bản chất người mẹ là bản chất nhân hậu và dễ bị lừa.

Xưa kia dân tộc ta đã từng bị lừa, hiện nay cũng đang bị lừa và có thể ta còn bị lừa nữa, bởi vậy nàng Công Chúa Mỵ Châu cụt đầu là hiện thân của Người mẹ Tổ quốc đã và đang đau khổ nhắc ta phải luôn cảnh giác."

- Vậy câu chuyện nỏ thần là có thật hay không?

- Không! Ta có một bí mật quốc gia quý hơn nỏ thần nhiều nhưng không ai ăn cắp được. Từ 2000 năm trước bí mật đó đã không còn là bí mật nữa rồi, nhưng kẻ thù đã từng ra sức phá. Hiện nay chúng cũng đang phá bằng khẩu hiệu "bài đế phản phong" để ta tự phá ta, để ta quên đi ta đang có báu vật trong tay.

- Vậy làm cách nào để khắc phục?

- Thiên cơ bất khả lộ. À, có cô nào thích xem tử vi không?

- Có ạ, có ạ!

- Tốt, tôi sẽ lập lá số cho từng người và sẽ có lời khuyên riêng từng người.

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng rất giỏi khoa tử vi, ông chỉ hỏi ngày sinh tháng đẻ rồi bấm bấm ngón tay mấy cái là phán như thánh phán.

Ông cười nhạo, nói: "Tử vi liên quan đến số phận riêng của từng người thì ai cũng quan tâm, nhưng cứ giấu giấu giếm giếm như kẻ ăn vụng. Còn có cái khác quan trọng hơn Tử vi liên quan đến vận mệnh đất nước thì hễ ai quan tâm đều bị coi là nhảm nhí. Thế mới khổ!"

  • Trần Thanh Vân