Thursday, August 26, 2010

Uop thit nuong, pha nuoc cham

Uop thit nuong

1. Thit Ba chi, Nac vai, thit ga hoac canh ga
2. Gia vi
1) Toi 1-2 cu dap nho nhuyen, tron voi thit truoc tien de lay vi thom,
2) Gieng, xa (nhieu), hanh tay bam nho,
3) Ngu vi huong,
4) Duong (khoang 5 thia/kg)
5) Muoi, nuoc mam, hat tieu
6) Cho 1 chut mam tom se rat thom va day mui
7) 1 it dau an, vung (cho cuoi cung)

Note: 1) Voi thit ga thi cho them 1 chut la chanh thai nho
2) Gieng, xa, hanh tay, ngu vi huong, duong, muoi, nuoc mam, hat tieu tron vao 1 bat cho deu sau do tron deu vao thit
Nước chấm bánh cuốn (1 gói bột bánh cuốn):
300ml nước lọc + 25g đường + 15ml nước mắm + ớt băm + ít dấm nêm sau cùng cho vừa độ chua
Nếu thích ăn nước mắm ngọt kiểu Nam thì dùng 50g đường và 50ml nước mắm trong công thức và bỏ dấm.
Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml

Nước chấm nem rán (chả giò):
200ml nước lọc + 2,5 thìa súp đường + 3,5 thìa súp nước mắm + 3 thìa súp dấm+2 quả ớt cay, bỏ hạt, băm nhỏ + 1 nhánh tỏi băm + 1/4 thìa súp hạt tiêu xay
Cũng có thể pha theo kiểu: 1 phần nước mắm + 3 đến 4 phần nước lọc + 1/4 phần đường + tỏi ớt băm nhỏ
Ăn kèm đồ chua

Nước chấm chua ngọt:
Đun sôi 250g đường (có thể thêm nếu thích ngọt hơn) với 0,5l dấm gạo trên lửa nhỏ khoảng 15', hớt bọt nếu có. Dung dịch dấm đường này có thể đổ vào chai sử dụng nhiều lần rất thuận tiện cho nhiều món ăn khác nhau như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt, pha chế nước chấm bún chả, bún nem ...
***ghi chú không thể thiếu là các loại nước chấm bún nên làm nóng trước khi ăn thì mới ngon, vì bún lạnh mà

Nước chấm bún chả:
Lấy nước chấm chua ngọt nói trên một lượng vừa đủ ăn + nước mắm + nước sôi để nguội vào theo thứ tự và nêm nếm cho đến khi có vị vừa miệng + tỏi băm nhuyễn + hạt tiêu rang xay vỡ+ ớt băm bỏ hạt.
Cách khác (cầu kì hơn, nhưng ăn thấy cũng ngon hơn ;)
Nước dùng gà trong 250ml + Nước dừa tươi 150ml + Đường 150g + Nước hàng để tạo màu 60g + Muối: 10g: đun sôi, hớt bọt
Nước mắm: 60ml+ Tỏi băm nhỏ 25g + Ớt tươi băm nhỏ 25g + Nước cốt chanh 100ml + Dấm gạo 50ml + Hạt tiêu rang thơm xay vỡ: 10g
Cách khác nữa:
1 dấm + 3/4 - 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước lọc (nước đun sôi để nguội)
có thể bớt chút dấm đi và vắt chút chanh/quất cho thơm thơm, gần ăn thì đập tỏi, ớt đập dập băm nhỏ và rắc chút hạt tiêu vào. Hoặc là ngâm tỏi ớt trong nước dấm trước một lúc rồi mới pha chế các thứ khác

Ở hàng bún người ta hay cho ít nước mắm mà thay vào đó là nước hàng để tạo màu
Ăn bún chả kiểu Bắc thì cho thêm vào nước chấm đu đủ xanh. Đu đủ cắt vuông hoặc tỉa hoa cho đẹp, bóp muối sơ rồi lấy nước sôi dội qua, vắt khô thả vào bát nước chấm, nếu ko vội có thể ngâm với dấm trước 10 - 15' thì sẽ giòn hơn.

Nước chấm thịt xá xíu(khoảng 500g thịt):
1/2 bát ăn cơm nước mắm ngon + 1 thìa súp đường + 5 tép tỏi băm + 5 quả ớt cay bỏ hạt, băm nhỏ

Nước sốt chấm nem cuốn (gỏi cuốn):
1 củ hành khô phi thơm + 8 thìa súp Hoisin sauce (tương ăn phở) + 1 thìa cafe bơ lạc + 1 tí muối

Nước sốt bơ lạc chấm thịt bò satay :
300ml nước cốt dừa + 8 thìa bơ lạc + 1/2 củ hành tây nhỏ băm nhuyễn + 2 thìa đường thốt nốt
1/2 thìa cafe ớt bột + 1 thìa nước tương
tất cả đun sôi trên lửa vừa, giữ ấm trước khi ăn

Nước mắm tỏi ớt:
3 thìa súp nước sôi khuấy tan 3 thìa súp đường + 2 thìa súp nước mắm + tỏi, ớt băm nhỏ + 1/4 quả chanh vắt lấy nước

Nước chấm bánh bột lọc:
Dầm nát quả ớt trong chén nước mắm và pha vào đó ít nước chanh vắt
Nếu thấy vị nước mắm gắt quá thì tùy ý thêm chút nước lọc và đường vào.

Nước chấm bánh bèo:
Dùng nước vỏ tôm để chế biến. Công thức ví dụ: vỏ của 200g tôm (thịt tôm thì làm ruốc tôm rồi) + 2 bát nước nấu sôi nhỏ lửa 5-7 phút, lọc qua rây, lấy phần nước trong + 1 thìa nước mắm, để yên cho nước lắng đọng rồi gạn lấy nước trong lần hai, thêm khoảng 1/3 thìa cafe muối cho đậm rồi từ từ nêm thêm tí đường, nước chanh vắt cho vừa chua ngọt nhẹ, cuối cùng cho ít nước tỏi ép và ớt cắt nhỏ.
nếu không muốn cầu kì thì dùng công thức 1 phần nước mắm + 1 phần đường + 1 1/2 phần nước + 2/5 dấm gạo

Nước chấm thịt vịt:
4,5 thìa súp nước mắm + 5 thìa súp đường + 1 thìa súp gừng gọt vỏ băm nhuyễn + 1-2 thìa cafe tỏi băm + 1-2 thìa súp nước lọc + ít nước chanh vắt cho hỗn hợp có vị chua nhẹ

Nước chấm bò bía:
1 phần tương đen (Hoisin-sauce) + 1/2 phần tương ớt, rắc thêm ít lạc/đậu phộng rang, bỏ vỏ, giã dập lên mặt bát nước chấm

nước chấm ốc:

2 thìa nước mắm ngon + 1 thìa nước sôi để nguội + 1 thìa nước cốt chanh + 2 thìa đường. Khuấy tan rồi cho thêm gừng, ớt, tỏi băm thật nhỏ

Chấm sò huyết:
muối rang + hạt tiêu rang

Chấm ngao:
đường + gia vị + tương ớt + chút nước cốt chanh

Chấm cua, ghẹ:
đường + một chút nước mắm + quả quất vắt nước, vỏ quất thái nhỏ cho luôn vào nước chấm. Khi ăn thì ăn cả vỏ quất cho khỏi tanh.

Nước mắm chanh - ớt chấm các món luộc, cá rán
nước chanh + ớt thái khoanh tròn nhỏ vào ngâm 15 phút. Sau đó cho nước mắm ngon vào. Nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc, thêm chút đường.

Mắm tôm – chanh - ớt chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán
Cho đường, nước cốt chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt trắng mịn thì cho thêm ớt tươi thái khoanh nhỏ vào trộn đều. Nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi

Nước chấm các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô…
cần có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt.
Băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Hòa nước sôi để nguội với đường, rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều. Tỏi ớt sẽ nổi lên mặt bát nước chấm trông đẹp mắt

Tỷ lệ các thành phần để bát nước chấm có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm.

Nước sốt chấm các món tẩm bột rán có thể mua sẵn loại đóng chai hoặc tự pha theo cách sau
Cùng một loại nước chấm chua – cay – mặn – ngọt như trên, nhưng nếu để chấm với các món bao bột như tôm bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột… thì bạn chỉ cần giảm lượng nước xuống còn 50g, sau đó hòa chút xíu bột đao, đem đun sôi

Saturday, August 21, 2010

KTS. Trần thanh Vân - Quy hoach Hanoi




Ngày hôm nay nhiều người gọi điện thoại phỏng vấn tôi về Tây Hồ Tây và gửi thư Email chúc mừng tôi, khiến tôi cảm động quá. Không thể vội vã viết một bài mới trọn vẹn nói về Tây Hồ Tây, nhưng để giúp mọi người có thêm thông tin, tôi xin gửi tới quý vị 3 hình ảnh để thuyết minh ý kiến ngắn gọn nhưng đã nghiên cứu từ lâu và rất chín của tôi.

Hình 1: Theo bản đồ địa chất thủy văn lòng sông Nhĩ Hà cổ, thì một phần quận Ba Đình và gần như cả quận Hoàn Kiếm là lòng sông cổ (mầu tím nhạt ) nền đất ở đây rất yếu, đang sụt lún nghiêm trọng. Ngay cả Hoàng thành Thăng Long vừa được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới cũng chịu một phần ảnh hưởng của sụt lún này, nên đã bị chìm xuống 5m sau 1000 năm. Muốn bảo tồn Hoàng thành cổ và Khu phố cổ thì phải tuyệt đối ngừng xây nhà cao tầng quanh khu vực đó. Ngược lại Hồ Tây lại chính là khúc cong của giòng sông cổ và Tây Hồ Tây lại là bờ sông, nơi này chính là tầng đất sét Vĩnh Phúc ổn định hoàn toàn. Theo chuyên gia địa chất nền móng Trần Văn Việt thì đây là vùng đất quý nhất của Thăng Long cổ

Hình 2: Quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây 210 ha đầu tư 100% vốn Hàn Quốc mang phong cách Hàn Quốc đã được Hà Nội phê duyệt ngày 4/4/2008 (trước khi mở rộng Hà Nội) gồm khách sạn, ngân hàng, trung tâm thương mại, biệt thự...mà vừa qua cứ coi như được tồn tại, thì không chỉ sai về tầng cao xây dựng phá cảnh quan khu vực Hồ Tây, mà bố cục quy hoạch trục Đông Tây lẫn mục đích sử dụng cho kinh doanh buôn bán đều không thỏa đáng, cần phải hủy bỏ. (báo VNN đăng họ đền bù hết 1376 tỷ VN đồng nhưng thực tiêu chưa hết 70 tỷ ).

Hình 3: Sơ đồ gợi ý của tôi gồm 3 ý tưởng:

- Nối sông Hồng sông Nhuệ qua cống Liên Mạc rồi nối với sông Tô Lịch và Hồ Tây tạo thành một hệ thống kênh đào du lịch như một Vernice của nước Ý tại Hà Nội. Việc này có ý nghĩa PHỤC HỒI LONG MẠCH, rất quan trọng.

- Trục đường và giòng nước phân chia quy hoạch khu đất đi theo hướng Tây Bắc Đông Nam, khu yên tĩnh bên trong gần công viên Hòa Bình và công viên Hữu Nghị 150 ha là Trung tâm hành chính và các hoạt động Nhà Nước. Khu sát Hồ Tây là khu động, gồm Hồ giao thoa, Ngã ba Tam Hợp, Công Viên mở và Trung tâm đào tạo nhân tài Đất Việt 100 ha.

- Thay các hoạt động tế lễ khi xưa ở Chùa Bái Ân, Đình Bái Ân, sông Thiên Phù , Ải Xuân La ... bằng một Đàn Nam Giao mới ở ngay Công viên mở, di chuyển khu nhà ở tập thể của Công an, Bộ đội đi chỗ khác và không chấp nhận bất cứ một công trình kinh doanh buôn bán hoặc ngân hàng khách sạn nào ở nơi linh thiêng này.

Chúng tôi đã dự kiến mời một công ty tư vấn hàng đầu của Pháp là IOSIS CONCEPT sẽ có ông Gilles Sabarros và Jean Pierre Dominguez cùng các chuyên gia Kiến trúc nổi tiếng của KU Leuven University do Gs Kelly Shannon và Bruno De Meulder của Vương quốc Bỉ cùng sang hợp tác nghiên cứu với chuyên gia Việt Nam , Chi phí thiết kế ban đầu chỉ khoảng trên 100.000 USD sẽ do Key stone Việt Nam đảm nhiệm chi trả, Sau khi được thông qua, Keystone VN sẽ là nhà đầu tư hệ thống kênh đào du lịch và Trung tâm đào tạo nhân tài Đất Việt. Chúng tôi đã liên lạc với bạn, đã bố trí xong nơi ở nơi làm việc, nơi tổ chức Hội thảo... Điều duy nhất mà chúng tôi băn khoăn là liệu một nhóm tư nhân mời Tư vấn nước ngoài đến nghiên cứu QH để bác lại nghiên cứu QH của một nhóm Tư vấn nước ngoài khác do Nhà nước mời thì có thuận không? có bị gây khó dễ và sẽ gặp trở ngại gì? Bởi vậy chúng tôi đã bàn lại hẹn với các bạn quốc tế là lưu thời gian chậm lại một chút, để cho phía VN bàn luận kỹ đã.

Như vậy đó, việc phải Đạo Trời, nhưng chưa đến lúc, chưa vội được.
Bao giờ thì đến lúc đây?

KTS. Trần thanh Vân

Wednesday, August 18, 2010

Thủ thuật với phụ đề phim

Download phụ đề ở đâu? Làm sao để phụ đề hiển thị khi xem phim? Chỉnh sửa lỗi chính tả như thế nào? Cách khắc phục hiện tượng phụ đề không khớp phim... Là những vấn đề được đề cập trong bài viết.

Một bộ phim sẽ trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn nhiều nếu có thêm phụ đề chuẩn, đặc biệt là phụ đề tiếng Việt, bởi thế, rất nhiều người yêu phim đã không tiếc công làm và biên dịch phụ đề cho cộng đồng cùng được hưởng. Nhưng đôi khi, dù có phụ đề chuẩn trong tay mà bạn vẫn không thể thưởng thức trọn vẹn bộ phim bởi nhiều rắc rối liên quan đến việc hiển thị. Những hướng dẫn trong bài viết sau sẽ giúp bạn khắc phục khó khăn một cách đơn giản và nhanh chóng.

1. Download phụ đề:

Bạn có thể vào đây để xem danh những trang web có nhiều phụ đề nhất:

Đây là danh sách những trang web có nhiều phụ đề nhất:http://subscene.com,http://divxsubtitles.net/page_subtitles.php,http://www.opensubtitles.com/enhttp://vietnamese-subs.mysubtitles.org/subtitles/Vietnamese+Subtitle/subtitles-download/22.html.

Khi download, bạn chú ý xem phụ đề có hợp với phim không, ví dụ: phim của bạn là loại 1 đĩa CD thì không nên tải loại phụ đề 2 CD, nếu biết tên nhóm rip đĩa phim thì nên chọn phụ đề của nhóm đó để hiển thị chính xác, nên chọn phụ đề dạng .srt vì gọn nhe, dễ chỉnh sửa...

 

 

2. Xem phim với phụ đề:

- Hai nguyên tắc bắt buộc để có thể xem phim có phụ đề là: phụ đề và tên phim phải có tên giống hệt nhau và đặt chung trong cùng một thư mục. Ngoài ra chương trình xem phim cũng phải hỗ trợ hiển thị phụ đề.

- Nếu muốn mọi trình xem phim hiển thị phụ đề đẹp mắt hơn, tăng giảm được thời gian trình chiếu, di chuyển vị trí phụ đề..., bạn còn có thể dùng thêm phần mềm DirectVobSub (DVS). Phần mềm này thường đi kèm các gói codec như K- Lite Codec, VistaCodecs Pack... hoặc có thể tải rời tại địa chỉ tinyurl.com/directvobsub.

Sau khi cài đặt, mỗi khi xem phim có phụ đề, DVS sẽ chạy thường trú ở thanh taskbar. Bấm đôi vào biểu tượng mũi tên màu xanh lá cây của DVS, trong bảng hiện ra ta có thể tùy chỉnh như sau: Text Settings - thay đổi font, tăng giảm độ nét, đổ bóng cho phụ đề; Override placement - thay đổi vị trí hiện phụ đề (nếu muốn phụ đề kéo hẳn xuống dưới để không đè vào phim thì thiết lập như trong hình), Timing - tăng giảm thời gian hiển thị phụ đề...

 

3. Chỉnh sửa phụ đề:

Mỗi phụ đề luôn gồm 2 phần: phần chữ chứa nội dung lời thoại và phần xác định thời gian hiển thị từng câu nói trong phụ đề. Mỗi phần đều có những rắc rối riêng mà ta cần biết cách khắc phục.

a. Sửa lỗi chính tả cho phụ đề:

Đôi khi nội dung phụ đề bị sai chính tả, cách trình bày, nội dung chưa chuẩn... thì ta có thể chỉnh sửa từng phần hoặc hàng loạt với những công cụ rất "độc chiêu" sau:

Microsoft Office Word (nên dùng bản 2007): có thể mở mọi file phụ đề vì thực chất phụ đề cũng là một dạng văn bản.

Gmail: dùng kiểm tra chính tả hàng loạt cho cả phụ đề hàng trăm dòng một cách nhanh chóng.

Đầu tiên, bạn mở phụ đề bằng MS Word, bấm OK trong mọi thông báo hiện ra. Để kiểm tra hàng loạt lỗi bạn copy/paste nột dung cả phụ đề vào ô soạn thư của Gmail, bấm nút Kiểm tra Chính tả. Các lỗi sai sẽ được đánh dấu màu vàng. Sửa xong, bạn copy/paste đè phụ đề từ Gmail vào trong Word.

Muốn kiểm tra kỹ hơn, bạn bấm Ctrl+F dùng chức năng Find and Replace của MS Word. Khi chọn thẻ Replace, ta có thể tìm những lỗi sai và sửa lại tự động nhanh chóng bằng cách điền lỗi sai vào ô Find what, điền từ sửa lỗi ở ôReplace with rồi bấm Replace (sửa từng lỗi), Replace All (sửa tất cả một lúc)... Xong xuôi, bạn bấm Ctrl+S, chọn Yestrong mọi thông báo hiện ra để lưu lại kết quả.

b. Khắc phục hiện tượng phụ đề không khớp phim:

Hai nguyên nhân chính khiến việc phụ đề không khớp phim là do khâu làm phụ đề chưa chuẩn hoặc do phụ đề có FPS (Frame rate: số khung hình trên giây) khác với FPS của phim.

- Nếu lỗi không khớp bắt nguồn từ khâu làm phụ đề (lệch thời gian cả phim hay vài đoạn nhỏ), ta có thể sửa lại bằng Subtitle Workshop (SW). Tải miễn phí SW tại tinyurl.com/subtitleworkshop.

Do hầu hết các phụ đề tiếng Việt thường được soạn theo bảng mã Unicode trong khi SW chỉ sửa được phụ đề có bảng mã NCR Decimal nên ta phải kết hợp thêm với Notepad và Unikey để chuyển mã từ Unicode về NRC Decimal rồi mới tiến hành chỉnh sửa. Các bước làm như sau:

 

Bước 1: chuyển phụ đề từ dạng Unicode về NCR Decimal:

- Bật Notepad, chọn menu Format > Font..., trong bảng hiện ra, ô Font chọn Arial rồi bấm OK. Việc này sẽ giúp Notepad hiển thị tốt các phụ đề tiếng Việt có dấu.

- Mở phụ đề bằng Notepad, bấm Ctrl+A, Ctrl+C để copy nội dung cả phụ đề vào clipboard.

- Bấm chuột phải vào biểu tượng V của UniKey trên taskbar, chọn mục Công cụ... Trong bảng hiện ra, mục Bảng mã chọn Nguồn là Unicode và Đích là NCR Decimal rồi bấm nút Chuyển mã. UniKey sẽ tự động chuyển toàn bộ nội dung phụ đề trong clipboard về NCR Decimal .

- Dán đè phụ đề đã được chuyển về NCR Decimal trong clipboad lên phụ đề ban đầu.

- Trong Notepad chọn tiếp menu File > Save As..., trong bảng hiện ra chọn Encoding là ANSI. Bấm OK là ta đã chuyển xong phụ đề từ Unicode về NCR Decimal.

Bước 2: chỉnh lệch thời gian cho phụ đề với SW:

- Mở phụ đề vừa chuyển đổi bằng SW, bôi đen đoạn bị lệch (hoặc bấm Ctrl+A để chọn cả phụ đề nếu lệch toàn bộ). Bấm Ctrl+D để hộp thoại Set delay hiện ra rồi điền thời gian lệch (có thể điền áng chừng nếu bạn chưa biết chắc rồi chỉnh lại dần). Muốn phụ đề hiện chậm hơn, chọn "+", muốn hiện nhanh lên chọn "–" rồi bấm Apply. Nếu độ lệch nhỏ có thể dùng phím tắt Ctrl+Shift+H hoặc Ctrl+Shift+N để phụ đề hiển thị chậm hoặc nhanh hơn 100 mili giây.

Xong, bấm Ctrl+S để lưu lại. Bước này mất khá nhiều thời gian do ta có thể phải chỉnh lại nhiều lần để có kết quả ưng ý nhất.

Bước 3: chuyển phụ đề từ NCR Decimal về Unicode:

Làm giống như bước 1, nhưng trong mục Bảng mã của UniKey chọn nguồn là NCR Decimal và đích là Unicode(có thể bấm nút Đảo bảng mã cho nhanh) và khi Save As... trong Notepad, ta chọn Encoding là Unicode.

Vậy là ta đã khắc phục được lỗi lệch thời gian của các phụ đề tiếng Việt chỉ với 3 công cụ miễn phí, nhỏ gọn.

- Nếu lỗi lệch thời gian do FPS phụ đề khác với phim, tốt nhất là bạn tìm phụ đề khác phù hợp vì dù SW có khả năng sửa lệch FPS nhưng kết quả thường không tốt.

 

4. Một vài vấn đề khác với phụ đề:

a. Cắt nối phụ đề:

Nếu bạn có một phim liền (loại 1 CD) mà bạn chỉ có phụ đề làm cho 2 CD thì bạn buộc phải nối 2 phụ đề nhỏ lại. Cách làm rất đơn giản như sau:

- Mở phụ đề phần 2 bằng SW (có thể phải chuyển Unicode về NCR Decimal như trên để mở được). Bấm Ctrl+A, rồi bấm Ctrl+C để copy toàn bộ nội dung phần 2 vào clipboard.

- Mở phần 1 bằng SW, chú ý tổng thời gian của phần 1. Bấm Ctrl+End để đưa con trỏ đến cuối phụ đề phần 1. Bấm Ctrl+V đề dán phụ đề phần 2 nối tiếp vào phần 1.

Bôi đen toàn bộ phụ đề phần 2 vừa dán, tạo thời gian trễ cho phần 2 đúng bằng tổng thời gian của phần 1. BấmCtrl+S để lưu lại phụ đề đã được ghép nối.

b. Phụ đề smi hiển thị không chuẩn:

Một số phụ đề smi hiển thị chính xác tiếng Việt có dấu trong WMP nhưng lại không chuẩn trong với các trình xem phim khác. Nguyên nhân là do phụ đề được lưu bằng bảng mã NCR Decimal. Khi đó, ta mở phụ đề bằng Notepad rồi kết hợp với UniKey để chuyển nội dung phụ đề về Unicode là xong.

c. Ghép cứng phụ đề vào phụ đề vào phim:

Tốt nhất là không nên gắn cứng phụ đề vào phim vì sẽ gây bất tiện khi xem. Trường hợp muốn làm đĩa DVD để xem trên đầu dân dụng, ta mới gắn cứng. Khi đó, vào đây để xem hướng dẫn chi tiết: http://www.nhipcau.net/forums/showthread.php?t=216 (hay tinyurl.com/ganphude).

Theo LBVMVT

GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG - Dương Soái

GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG

Anh ở Lào Cai

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Tháng Hai, mùa này con nước

Lắng phù sa in bóng đôi bờ

***

Biết em năm ngóng, tháng chờ

Cứ chiều chiều ra sông gánh nước

Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt

Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

***

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông

Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét

Biết màu màng đồng quê chưa cấy hết

Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

***

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...

Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy

Em ra sông chắc em sẽ thấy

Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.

***

Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình

Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc

Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt

Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông

***

Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng

Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã

Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả

Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

***

Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc

Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục

Máu giặc loang ố cả một vùng

***

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng

Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ

Là niềm thương anh gửi về em đó

Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.

(Dương Soái)

Lào Cai, 1979

Tuesday, August 17, 2010

Đọc sách - một số nguyên tắc chính

1/ Nguyên tắc thứ nhất: Phải đọc nhiều, thật nhiều những tác phẩm khác nhau và đọc đi đọc lại nhiều lần những tác phẩm chính, xuất sắc và quan trọng nhất

2/ Nguyên tắc thứ hai: Đọc theo một đề tài nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có mục đích: một là để tập trung tinh thần vào một đối tượng nghiên cứu duy nhất; hai là, để có cái nhìn tương đối tổng quát, toàn diện về một đề tài; ba là, để luyện óc tổng hợp, óc hệ thống hóa và óc khái quát hoá; bốn là, do sự lặp đi lặp lại của những kiến thức cơ bản trong nhiều cuốn sách khác nhau, kiến thức được tô đậm, nhớ lâu và kỷ hơn.

3/ Nguyên tắc thứ ba: Đọc có hệ thống từ cơ bản đến chuyên sâu, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ diện đến điểm...

4/ Nguyên tắc thứ tư: Đọc một cách tự giác, có suy nghĩ, ghi nhớ và ghi chép, làm dấu...

*

Đọc sách có hệ thống là đọc:

1. Theo trật tự tuần tự của quá trình nhận thức: từ sơ đẳng đến cao cấp, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ tổng quát đến chuyên môn...

 

2. Theo lịch sử của vấn đề...

 

3. Theo trật tự từ trung tâm đến ngoại vi, từ cái chủ yếu đến cái liên hệ, đối chiếu... 


Nguyên Hưng

Các Phố Cũ Không Còn Tên Ở Hà Nội

--- Siêu Hải ---

Qua bao biến động từ thời vua Lê chúa Trịnh qua Tây Sơn triều Nguyễn đến ách bảo hộ của thực dân Pháp, đường phố cũ ở Thăng Long - Hà Nội cũng nhiều đổi thay. Xin kể vài đường phố, nhất là các phố nằm trong chợ Đông Thành xưa (Chợ Đông Thành là chợ lớn nhất kinh thành Thăng Long gồm các trục đường phố dọc: Hàng Gà, Hàng Cót, Bát Sứ, Hàng Đồng, Thuốc Bắc và các trục đường ngang: Hàng Phèn, Hàng Bút, Hàng Vải, Lò Rèn theo bản đồ Hà Nội ngày nay. Tại khu Hà Nội 36 phố phường, có hai phố cũ mang tên Hàng Bừa, Hàng Cuốc vì chuyên sản xuất bán ra các công cụ đó. Ngoài ra còn bán cả dao, kéo... Từ khi Pháp sang lập thành phố Hà Nội (1888), các bễ lò này phải lùi về thôn quê. Pháp đổi tên chung cho hai phố này là phố Lò Rèn như hiện giờ.


Phố Thuốc Bắc ngày nay bên dãy nhà số chẵn trước gồm năm phố có tên riêng. Tính từ hướng bắc xuống, trước tiên là phố Hàng Khóa. Từ thời Lê, khóa kiểu cổ làm bằng đồng của ta vẫn bày bán ở đây. Pháp sang tung ra thị trường khóa kiểu mới để cạnh tranh. Dân phố chuyển sang buôn bán sắt. Đoạn phố thứ hai vào cuối thế kỷ 19 có tên là Hàng áo cũ. Theo các cụ già sống vào thời đó thì qua hai lần Pháp hạ thành Hà Nội (1873-1882), lính Pháp, giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, bọn lưu manh trộm cắp... đã xông vào nhiều gia đình tản cư vắng chủ lấy đồ đạc quần áo mang đến đây tiêu thụ. Đồng thời bọn nhà binh Pháp cũng thải ra nhiều quần áo, chăn màn, vải bọc đệm cũ. Nhiều đến nỗi thành hai mặt hàng quần áo cũ và vải mảnh, mụn chiếm hai mặt đoạn đường mang tên dân gian là phố Hàng áo cũ và phố Hàng Mụn. Thêm vải ngoại mới nhập như vải cát bá, vải thâm. Nhưng chỉ ít năm sau, quần áo và vải cũng cạn dần. Nhiều nhà buôn phải đóng cửa, bán lại cửa hàng cho một vài hiệu thuốc bắc hoặc chuyển kinh doanh thứ khác. Vải ngoại nhập do giá cao nên cũng khó bán. Trong lúc đó, một đoạn phố Hàng Vải hiện nay, vải nội địa khổ nhỏ dệt tay vẫn bán được. Người mua đến đây mua vải xong sang phố bên cạnh là phố Vỏ Già chọn mua về để nhuộm. Đầu thế kỷ 20, một tư bản Pháp có xưởng dệt ở Bắc Qua (chợ Bắc Qua liền chợ Đồng Xuân cũ), sau khi đã cạnh tranh mua lại được xưởng dệt Tín Xương của một nữ chủ nhân Việt Nam, nắm được độc quyền bán vải trong thành phố. Vải nội địa khổ nhỏ, cũng như vỏ già phải lùi dần về các chợ quê. Từ đó, hai đoạn phố Hàng Vải chuyên buôn bán vải khổ rộng của tư bản Pháp.

Cuối đường phố Thuốc Bắc hiện nay giáp đầu phố Hàng Phèn và Bát Đàn, trước là phố Hàng Bút. Pháp sang bỏ học Nho, mặt hàng bút lông bị thu hẹp. Những nhà sản xuất bút lông bỏ nghề, làm cầm chừng hoặc chuyển sang sản xuất bút sơn, bút vẽ đang có nhu cầu. Họ tập trung về phố Hàng Bút hiện nay, bán lại nhà cửa cho nhiều hiệu thuốc bắc thịnh hành dưới triều Nguyễn.

Có phố Thuốc Bắc thì không thể không có phố Thuốc Nam. Vì thuốc bắc chỉ có vua quan và các gia đình giàu có mới đủ tiền dùng. Còn hầu hết dân ta thuở ấy vẫn quen dùng thuốc nam. Phố Thuốc Nam còn có tên là phố Nồi Đất thuốc nam, là đoạn cuối phố Hàng Gà hiện nay, từ nhà số 80 giáp Hàng Điếu đến nhà số 60 giáp phố Nhà Hỏa. Sở dĩ ngày nay ít người biết đến, vì nó đã hai lần mang tên khác. Lần thứ nhất mang tên Broni do thực dân Pháp đặt. Broni là tên một viên sĩ quan Pháp chết trận ở ngoài Cửa Đông thành cổ Hà Nội. Lần thứ hai mang tên là phố Tiên Tsin cũng do Pháp đặt để kỷ niệm ngày Pháp buộc triều đình Mãn Thanh phải ký Quy ước Thiên Tân (Tiên Tsin) công nhận nền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Quy ước này được ký vào giữa năm 1884.

Phố Hàng Phèn thời nhà Lê nằm trong khu chợ Đông Thành, ngôi chợ to nhất của đế đô Thăng Long. Pháp sang đuổi chợ Đông Thành, lập chợ mới là chợ Đồng Xuân ngày nay. Phố Hàng Phèn được gắn biển đề là: Phố Chợ Cũ. Còn dân ta tới đầu thế kỷ 20, còn gọi là phố Chợ Lớn - Hàng Phèn.

Một phố nữa nay không còn tên là phố Gai Võng. Phố này trước chung một đường với phố Bát Đàn, nên có tên chung là phố Bát Đàn Gai Võng. Từ ngã tư Hàng Thiếc đến ngã tư Hàng Điếu ngày nay, dãy nhà bên số lẻ là Hàng Bát Đàn. Bên số chẵn là Gai Võng, chuyên bán võng, guốc võng, dây thừng, bít tất sợi dệt có tách ngón chân cái để tiện cho nữ giới xỏ quai dép.

Dân ta thường nuôi mèo để bắt chuột. Khi mua đều kén mèo tốt "sạch nhà" tức săn đuổi cả gián và nhện, mối. Những người mang mèo ở ngoại thành và bờ bắc sông Hồng vào thường tập trung đến một nơi nhất định để bán. Sau thành phố Hàng Mãn, nay là đoạn phố Hàng Giầy kéo dài từ đầu phố Nguyễn Siêu đến phố Hàng Buồm.

Từ thời Lê, khu Kẻ Chợ 36 phố phường tập trung ở quanh trục đường phố chính Hàng Giầy - Hàng Đào. Duy có phố Hàng Kèn tách riêng ở phía nam Hồ Gươm. Phố này thuộc thôn Hồi Mỹ gần đoạn đường dốc có một cây thị cổ thụ, nên thành tên Dốc Hàng Kèn cây thị, nay là đoạn phố Trần Quốc Toản, từđường Bà Triệu đến trường phổ thông Quang Trung, thời thuộc Pháp gọi là trường Hàng Kèn. Phố này có một phường kèn trống bát âm chuyên phục vụ các đám rước thần và đám ma. Còn đòn và người khiêng đòn đám ma thì ở phố Hàng Đàn, nay vào đoạn đầu phố Lê Thái Tổ gồm địa điểm Công an quận Hoàn Kiếm và mấy nhà liền đó. (Lúc này phố Hàng Trống chưa nối liền với đầu phố Lê Thái Tổ, còn nhiều bãi trống). Cuối thế kỷ 19, chính quyền thực dân cướp đất đuổi các xóm thôn ở phía nam kinh thành để lập mấy phố mới: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt... nên những người cho thuê đòn đám ma, rồi phường bát âm đều dọn lên Hàng Lược để tiện cho các gia đình có đám đến thuê. Cũng do việc Pháp đuổi làng nên nơi đó thu hút nhiều người đến san đất làm đường. Nhu cầu về quà bánh, thức ăn chín tăng nhanh. Một số gia đình xoay ra làm giò, chả, bánh giò... nên thành tên phố Hàng Giò, nay là đoạn đầu đường Bà Triệu từ ngã tư Tràng Thi đến ngã tư phố Hai Bà Trưng.

Ngược theo bờ Hồ Gươm, thẳng góc với phố Hàng Trống là phố Hàng Tranh, nay là Bảo Khánh. Giữa thế kỷ 19 ở đây có học sĩ Trương Muối chuyên vẽ truyền thần cho những sĩ phu giàu có. Ông còn vẽ nhiều bức tranh thủy mặc nghệ thuật. Vào dịp Tết Nguyên đán, những người bán tranh Đông Hồ cũng tập trung ở đây. Pháp sang, cắm đất xây ngôi biệt thự cho giám đốc bưu chính Đông Dương ở, nay là trụ sở báo Nhân Dân. Chúng đuổi hẳn một bên dãy phố để xây tường bao. Không còn tranh bày bán nên phố này không còn tên truyền thống nữa. Theo tập quán Kẻ Chợ, người ta lại phải dùng tên phường sở tại là Bảo Khánh để gọi thay.

Tại Kẻ Chợ, từ xưa có một phố Hàng Đồng. Mặt hàng này ngày một phát triển, kéo dài thêm một phố nữa. Để phân biệt nên có tên là Hàng Đồng trên và Hàng Đồng dưới. Phố trên chuyên buôn đồng nát, hàng và nồi, xanh... thủng, lẫn với một vài xưởng đúc đồng. Phố dưới chuyên bán đồ mới: đỉnh, lư, ống hương, nồi xanh, ấm đun, mâm chậu, lồng ấp chống rét... Đến ngày phiên, người buôn các làng Ngũ Xã, Cầu Nôm gánh đồ mới đến bán, hoặc đổi lấy đồng nát, nhưng bên kia phải trả tiền công.

Nguon: Nhan Dan

Wednesday, August 11, 2010

Ra đường sợ nhất… công nông!- Tho Bao Sinh

Monday, August 9, 2010

Kinh-Nghiệm Thành-Đạt của Cuộc Đời Đức Khổng-Tử


 I. Kinh-Nghiệm Thành-Đạt của Cuộc Đời Đức Khổng-Tử 


Khổng-Tử đã kể lại các giai-đoạn thành-đạt của cuộc đời ngài như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" (Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên-chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự-lập, bốn mươi tuổi mới thấu-hiểu hết sự lý trong thiên-hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến-thức và kinh-nghiệm hoàn-hảo để có thể phán-đoán ngay được mọi sự-lý và nhân-vật mà không thấy có điều gì chướng-ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý-muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn-khổ đạo-lý). 
Trong lời phát-biểu trên, Đức Khổng-Tử có ý nói rằng con người tới một lứa tuổi nào đó mới có khả-năng nhận-thức và thực-hành những điều mà người chưa đạt đến lứa tuổi đó thì chưa nhận-thức và thực-hành được. Để giúp các bạn trẻ hiểu rõ trọn-vẹn ý-nghĩa lời phát-biểu của Khổng-Tử trên đây, chúng tôi xin bàn về từng phần của lời phát-biểu này. 

1- Ngô Thập Hữu Ngũ Nhi Chí Vu Học 

Trong câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học," chúng tôi thấy có mấy chữ cần phải được giải-thích để giúp các bạn trẻ hiểu cho rõ. Chữ "hữu" có nghĩa là "thêm" (thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15), chữ "chí" có nghĩa là "để hết tâm ý," và chữ "vu" có nghĩa là "đối vi" Cả câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học" có nghĩa là khi tới 15 tuổi, ta mới có thể tự-mình chuyên-tâm vào việc học. Có biết như thế, các bậc cha mẹ mới không buồn-phiền khi thấy các con mình mải chơi đùa và không chịu chuyên tâm học-hành trước khi chúng chưa tới lứa tuổi 15. Và cũng nhờ đó, các bậc cha mẹ mới đem hết kiên-nhẫn, kỹ-năng, và nghệ-thuật để chăm-nom săn-sóc cho các con mình ngay từ khi chúng còn nhỏ (trước 15 tuổi) hầu giúp chúng thành-công trong việc học. 

2- Tam Thập Nhi Lập 
"Tam thập nhi lập" có nghĩa là khi người ta tới 30 tuổi thì sức tự-lập mới có thể chắc-chắn và vững-vàng. Thực vậy, khi đạt tới 30 tuổi, con người có thể tự-lập và gây-dựng nên sự-nghiệp cho mình với điều-kiện là họ phải có chí tự-lập cũng như được cha mẹ săn-sóc và giáo-dục chu đáo. Chí tự-lập của con người giữ vai-trò quyết-định trong việc tự-ập. Trong thực-tế đã có nhiều người tự-lập từ trước lứa tuổi 30 và cũng có người không tự-lập được ở ngoài lứa tuổi 30. Đây là trường-hợp của những người có chí tư- lập hay không. Nếu không có chí tự-lập thì dù cha mẹ có săn-sóc và giáo-dục cũng vẫn không tự-lập được. Họ là những người ăn bám gia-đình và xã-hội. 

3- Tứ Thập Nhi Bất Hoặc


"Tứ thập nhi bất hoặc" có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai là người chân-chính yêu nước thương nòi  và biết được cái gì nên làm hay không. Không phải người nào ở cái tuổi 40 cũng được như vậy. Muốn đạt tới trình độ "nhi bất hoặc," con người phải được giáo-dục kỹ-lưỡng và tự mình cố công học-hỏi chuyên-cần ngay từ khi còn nhỏ. 

4- Ngũ Thập Nhi Tri Thiên-Mệnh 

"Ngũ thập nhi tri thiên-mệnh" có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân- lý của tạo-hoá, tức là hiểu được mệnh của trời. Không phải bất cứ ai tới 50 tuổi là đạt được trình-độ "tri thiện-mệnh" Muốn đạt được trình độ "tri thiên-mệnh," con người cũng phải có căn-bản vững-vàng về giáo-dục, kiến-văn, và kinh-nghiệm sống. 

5- Lục Thập Nhi Nhĩ-Thuận 

"Lục thập nhi nhĩ-thuận" có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận-xét và phán- đoán được ngay tức-khắc và chính-xác về các sự-kiện và nhân-vật trong thiên-hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng-ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ. Không phải tự-nhiên mà ta đạt được trình-độ "nhi nhĩ thuận" Muốn đạt được trình-độ này, con người cũng phải có căn-bản giáo-dục, đạo-đức, kiến-văn, và kinh-nghiệm từng-trải về sự đời. 

6- Thất Thập Nhi Tùng Tâm Sở Dục Bất Du Củ 

"Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình- trạng rất hoàn-hảo về cách xử-sự và xử-thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự-nhiên thể-hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn-khổ của đạo-lý hay lẽ thường. Đây là trình-độ tuyệt-hảo của con người ở vào tuổi từ 70 trở lên nếu trước đó họ được giáo-dục đúng cách, tự tìm tòi học-hỏi, có kiến-văn quảng-bác, có tu-tâm dưỡng-tánh, và đã từng-trải cũng như rút được ưu khuyết-điểm trong các kinh-nghiệm về nỗi ê-chề đớn-đau của cuộc đời. 

Tuy rằng Khổng-Tử đã trình bày về những lứa tuổi cuộc đời cụ-thể của ngài như đã nói ở trên, chúng ta phải hiểu rằng đây cũng là ý của ngài muốn nói về từng giai-đoạn tác-thành-của các lứa tuổi cuộc đời con người. Muốn đạt tới khả-năng nhận-thức và thực-hành ở mỗi lứa tuổi như đã đề-cập ở trên, người ta phải được giáo-dục và tự mình chuyên-tâm vào việc học-hỏi liên-tục ngay từ khi còn trẻ, tức là từ trước khi tới lứa tuổi 15 và tiếp-tục cho tới 70 tuổi, để trau-giồi kiến-văn, đạo-đức, và rút-tỉa kinh-nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. 

Mỗi lứa tuổi 15, 30, 40, 50, 60, và 70 thể-hiện kết-quả của việc giáo-dục trong gia-đình và học-đường cùng kiến-văn có được qua sự học-hỏi ở trường đời. Nếu không được giáo-dục đúng cách và nếu không biết tự tu tâm dưỡng tánh, tự trau-giồi kiến-văn cho hoàn-hảo, và tự rút tỉa kinh-nghiệm trường đời thì con người giống như "ông bình vôi," càng sống lâu càng ngu và càng làm hại dân hại nước dù rằng có bằng cấp cao đến thế nào đi nữa. 

Có tuổi là một việc, nếu không được giáo-dục đúng cách và không tự trau-giồi kiến-văn cùng kinh-nghiệm sống thì dù tới 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi, hay 70 tuổi đi nữa, người ta cũng không có sức tự-lập, không hiểu hết sự lý, không biết được mệnh trời, không thông-suốt mọi lẽ, và không thể làm chủ được hành-động và tư-tưởng của mình nhiên-hậu sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý. Việc quan- trọng nhất là nếu đã tới 30 tuổi mà không tự-lập được vững-vàng, ta sẽ gặp nhiều gian-truân chứ đừng nói chi đến việc có thể giúp mình và giúp đời một cách có hiệu-quả được.



II. Việc Học và Trau Giồi Kiến-Văn 

1. Học Kinh-Nghiệm Của Người 

Muốn lập thân cho đúng nghĩa của nó, các bạn trẻ phải chú-tâm vào việc học. Học không phải có nghĩa là chúng ta chỉ cần cắp sách đến trường và đọc nhiều sách vở để biết chữ nghĩa hay học được một nghề để kiếm nhiều tiền hầu vinh-thân phì-gia là đuViệc học phải gồm đủ mọi mặt và nhiều cách. 
Mục-đích của việc học là để thành con người với đúng nghĩa của nó, tức là con người hoàn-hảo, có đạo-đức, và hữu-dụng cho nhà cho nước. Học là noi gương sáng của tiền-nhân và các bậc vĩ-nhân quân-tử, tức là bắt-chước những việc làm ích quốc lợi dân mà các bậc tiền-nhân đã làm. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải bắt-chước những việc làm của các người đồng thời với ta khi việc làm của họ có ý-nghĩa và đáng cho ta học-hỏi và noi theo để cứu-nhân độ-thế. 
Cần phải giao-thiệp rộng và lăn-lộn với đời để học kinh-nghiệm sống và trau-giồi kiến-văn cho quảng-bác. Học để phân-biệt được điều phải điều trái. Thấy điều tốt điều phải, ta phải bắt-chước. Thấy điều sai quấy, ta phải tránh. Người khôn là người biết học kinh-nghiệm của người khác, người dại là người chỉ biết học kinh-nghiệm của chính mình. 

2. Học Một Biết Mười 

Từ những hiểu-biết căn-bản của việc học có được tại học-đường và trong gia-đình, ta có thể nghiên-cứu thêm và nhiên-hậu phát-minh ra những điều mới. Làm sao học một để biết mười, tức là học cách tìm tòi nghiên-cứu, suy-diễn, nhận-xét, và phê-phán. Không nên quá tin vào sách-vở vì sách-vở cũng có nhiều cái sai trái trong đó. Người xưa có nói "Tận tín ư thư bất như vô thư," tức là quá tin vào sách thà đừng có sách còn hơn. Điều này là để cảnh-cáo những người thuộc loại mọt-sách. Đọc sách mà không chịu phân-tích và nhận-xét thì chỉ có hại mà thôi. Thậm-chí có người còn cho là những gì cổ- nhân viết ra để lại cho hậu-thế chỉ là những "tao-phách" (cặn bã) mà thôi. Những người biết cách học- hỏi thì phải coi những "tao-phách" này như là một tài-liệu để nghiên-cứu thêm mà thôi chứ không có thể nào hoàn-toàn tin vào đó được. 

3. Học phải Hành 

Những điều gì học được phải đem thực-hành để giúp-ích cho đời. Biết mà để đó cũng giống như không biết và cái biết đó là một điều vô-ích. Biết điều phải mà không làm thì cái biết đó chẳng có ích gì cho nhân-quần xã-hội. Hơn-nữa, khi ta học được điều hay mà không đem ra phổ-biến và thực- hành thì cái học của ta cũng mai-một đi. Chính vì thế mà việc học ở các nước tân-tiến đều đi từ kiến- thức tới thí-nghiệm, trắc-nghiệm, áp-dụng, rồi thi-hành, và cuối cùng lượng-giá cùng rút ưu-khuyết- điểm để cải-tiến hầu giúp-ích cho đời-sống con người tốt đẹp hơn. 

4. Học để Làm Người

Đây là cái học quan-trọng nhất. Cái học của Á-Đông chúng ta chú-trọng tới việc xây-dựng con người toàn-diện về kiến-thức cũng như về đạo-đức. Cái học của Tây-Âu chú-trọng về mặt chuyên-môn để đào-tạo các chuyên-gia hơn là đào-tạo con người. Tuổi trẻ Việt-Nam ở hải-ngoại đã có lõi-cốt của cái học Á-Đông ta, nay lại được học thêm cái tinh-tuý về khoa-học kỹ-thuật Tây-Âu thì thật là điều tuyệt-diệu. Học để có kiến-thức và chuyên-môn cao thì dễ, nhưng muốn học để làm người, con người toàn-diện, thì rất khó. Chính vì thế mà các bạn trẻ cần phải chú-ý các mặt sau để việc học của ta thêm hoàn-hảo: 

- Ở trong Gia-Đình Phải Học sao để Làm Người Con Hiếu-Thảo.

"Hiếu-Thảo" là rường- mối của mọi nết ăn-ở trên đời. Cha mẹ là người sinh ra mình, săn-sóc và nuôi-nấng mình rất vất-vả, và còn lo giáo-dục cho mình nên người tử-tế nữa. Công-đức ấy kể sao cho xiết được! Chính vì thế mà con cái phải biết kính-yêu và biết ơn cha mẹ. Lúc nhỏ, con cái chỉ cần thể-hiện lòng biết ơn cha mẹ bằng cách vâng-lời cha mẹ, chăm-chỉ học-hành, và yêu mến cha mẹ. Khi lớn lên, con cái thể-hiện sự biết ơn cha mẹ bằng cách hết lòng phụng-dưỡng mẹ cha, ân-cần săn-sóc cha mẹ, kính-trọng cha mẹ, và giúp-đỡ cha mẹ mổi khi cha mẹ cần đến. Có được như thế thì con cái mới được gọi là người con có hiếu và mới được gọi là người có giáo-dục. Nếu làm trái các điều này, ta là người con bất-hiếu. Con người đã mang tội bất-hiếu thì chắc-chắn họ chỉ là kẻ sâu-dân mọt-nước. 

Học Sao để Có Đễ với Anh Chị Em của Mình.

 "Đễ" có nghĩa là kính yêu, thương yêu, và hoà-thuận đối với anh chị em. Nói một cách khác, đối-xử tử-tế, hợp đạo-lý, và giữ trọn tình-nghĩa trước sau với anh chị em đều được gọi là "đ" Có đễ thì anh chị em mới hoà, đồng-bào mới thương yêu nhau, và nhiên-hậu xã-hội mới thịnh-vượng. 

- Học sao để Đạt Được Đức-Tính Cẩn-Trọng và Chân-Thành

  Khi làm việc gì và khi tiếp- đãi ai, "cẩn-trọng" là điều ta phải chú tâm. Điều này có nghĩa là khi giao-tiếp với tha-nhân, ta phải giữ lễ và tôn-trọng ý-kiến của họ. 
Khi đã nhận làm việc gì, ta phải chú-tâm để làm cho bằng được. Khi đã hứa với ai điều gì, ta phải giữ lời và nếu vì lẽ gì không giữ được lời đã hứa, ta phải thông-báo kịp thời để người ta tìm người khác thay thế. 
Đã có quan-niệm cho là người Việt mình quá nhiều tự-ái và thiếu chân-thành. Trong thực- tế, nhận-xét này rất đúng. Chính vì lẽ đó, muốn thành-công và giúp ích cho dân cho nước, ta phải bớt tự-ái và thêm chân-thành. Chân-thành là nghĩa là duyên, Bớt phần tự-ái tạo nên thân tình (thơ Khải Chính). Sự chân-thành phải coi là nòng-cốt vì có chân-thành mới có tín. Tín là báu-vật của cả nhân- loại. Không có tín, con người sẽ biến thành kẻ bất-lương và là hạng sâu-dân mọt-nước. Khi làm việc, ta phải cẩn-trọng và chân-thành, tức là có tín, thì mọi việc sẽ thành-công. Muốn thế, khi làm một công việc gì, ta phải có kế-hoạch thi-hành, đôn-đốc, và kiểm-soát trong tinh-thần cộng-tác, tương-kính, khoa-học, và dân-chủ. 
Có cẩn-trọng và có tín thì ta mới có thể làm việc ích-quốc lợi-dân được. Ở Bắc-Mỹ này nếu ta bị coi là người "no trust," tức là kẻ bất-tín, thì không thể nào tiến-thân được và suốt đời phải sống trong sự khinh-khi của người đời. 

- Phải Học Sao Có Được Lòng Từ-Ái, Khoan-Dung, và Độ-Lượng.

Đạo Phật coi trọng các hạnh "đại-từ ,đại-bi, đại-hỷ, đại-xậu" Đại-từ là lòng hiền-lành lớn nhằm đem lại niềm-vui cho tất-cả chúng-sinh, đại-bi là lòng thương-xót lớn nhằm cứu-khổ cho tất cả chúng-sinh, đại-hỷ là tạo sự vui-vẻ với tất-cả chúng-sinh, và đại-xả là đem tất-cả mọi sự vui thích của mình mà thí cho người khác. 

Đạo Thiên-Chúa coi trọng đức "bác-ái" Bác-ái là yêu thương tất-cả mọi người mọi vật và giúp ích cho đời, yêu người như yêu mình và yêu cả kẻ thù. 

Khổng-Giáo coi trọng lòng "nhân" Nhân là tính tốt ở trong lòng mà trời đã phú sẵn cho ta, đó là cái lòng tốt của con người. Lòng nhân là điều cốt-yếu giúp ta để trở thành con người vì nếu con người đã bất-nhân thì không còn phải là con người nữa mà là con vật!  Ngoài ra, Khổng Tử còn nói: "Khắc kỷ phục lễ vi nhận" Điều này có nghĩa là bỏ hết cái bệnh tư-dục của mình là khắc-kỷ, hồi-phục được chân-lý của trời là phục lễ, đó là nhân. Nói tóm-lại, nhân là lòng thương yêu và kính-trọng người. 

Phật-Giáo,Thiên-Chúa-Giáo, và Khổng-Giáo đều dậy ta tấm lòng yêu thương tha-nhân, khoan-dung độ-lượng với mọi người, và ăn ở phải có lòng nhân. Ta phải sáng-suốt để gần-gũi người có nhân 
"Khoan- dung độ-lượng" có nghĩa là tha-thứ và thương yêu mọi người khi họ vô-ý vướng phải lỗi-lầm. 

-[b] Phải Học Sao Để Lập-Chí
. Khi muốn làm việc gì, ta quyết-định làm cho bằng được, đó là chí. Người xưa thường nói: "Hữu chí giả, sự cánh thành (người đã có chí thì việc chắc phải nên); có chí thì nên; có chí làm quan, có gan làm giàu; làm trai chí ở cho bền, chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con; làm trai có chí lập-thân, rồi ra gặp hội phong-vân có ngày; làm trai quyết-chí tang-bồng, sao cho tỏ mặt anh-hùng mới cạm" Vậy chí là cái lòng muốn làm và quyết-định làm một việc gì cho đến thành-công mới thôi. Ta phải học-tập làm sao để thực-hiện được "lòng muốn và quyết-định" này mỗi khi ta bắt tay vào làm một công-việc gì. Có như thế thì mọi việc ta theo-đuổi mới thành-công tốt đẹp. 

Khi đã có hiếu, đễ, cẩn-trọng, chân-thành, từ-ái, khoan-dung độ-lượng, và lập được chí thì cái học của ta mới toàn-vẹn. Tuy-nhiên, cuộc đời vẫn có nhiều ngoại-lệ, nhất là ở thời nay. Hoàn-cảnh và dòng-giống cũng có ảnh-hưởng đến sự hiểu-biết và sự lập-nghiệp của con người. Xưa cũng như nay, vẫn có người lập-nghiệp và tự-lập được ở cái tuổi hai mươi và có người còn sớm hơn nữa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người ở ngoài cái tuổi 30 mà vẫn không lập-nghiệp và tự-lập được. 
Cùng một trình-độ học-vấn mà ở mỗi tuổi người ta hiểu sự-vật một khác. Cùng một tác-phẩm mà mỗi lần đọc lại, ta lại hiểu kỹ hơn. Cuộc sống và sự học-hỏi giúp ta hiểu đời càng ngày càng kỹ hơn. Chính vì thế mà đến tuổi 60, nếu đã có kiến-văn và kinh-nghiệm vững-vàng thì mỗi khi thấy sự việc gì dù trái hay phải, dù thiện hay ác, dù sướng hay khổ, ta cũng không lấy gì làm ngạc-nhiên. Bởi thế cái tuổi 60 mươi mới được gọi là tuổi "nhi nhĩ thuận" Đến tuổi 70, nếu ta có kiến-văn quảng-bác, kinh-nghiệm chín-chắn, và sở-học uyên-thâm thì mọi việc ta suy-nghĩ, phát-biểu, hay làm đều theo dúng với lương-tâm cùng khuôn-khổ của đạo-lý. Bởi thế, cái tuổi 70 mới được gọi là tuổi "tùng tâm sở dục bất du cụ" 

III. Kết-Luận 

Không phải cứ có nhiều tuổi ta mới thông-minh tài giỏi. Thông-minh có thể do nòi-giống và sự bẩm-sinh mà có. Người xưa thường cho là "lão ô bách tuế không bằng phượng hoàng sơ sinh" (con quạ già trăm tuổi không bằng chim phượng-hoàng mới sinh ra) hay "hậu sinh khả uý" là vậy. Tuy nhiên, kiến-thức và kinh-nghiệm phải do học-hỏi mới thành. Tuổi đời cộng thêm việc học-hỏi và từng-trải mới đạt được các trình-độ "tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du cụ" Ta cần phải chú tâm vào việc học ngay từ khi còn trẻ và tiếp-tục học mãi cho đến già. Việc học phải bao-gồm từ sự bắt-chước, trau-giồi kiến-thức, nghiên-cứu, áp-dụng, thực-hành, đến việc học làm người. Ngoài ra, ta phải cố-gắng và có quyết-tâm học-hỏi thì mới mong đạt tới trình-độ từ "tam thập nhi lập" đến "tùng tâm sở dục bất du củ" một cách đúng nghĩa của nó được 

Friday, August 6, 2010

Làm cách nào để thành công trong khoa học? Nguyễn Văn Tuấn (dịch)


 
Đây là bản dịch của một bài luận văn về cách thức làm việc của các nhà khoa học "dỏm". Bài luận văn có tựa đề là "How to succeed in science" của Tiến sĩ K. A. Crutcher đăng trên tập san Perspectives in Biology and Medicine 1991;34(2):213-8. Bài luận văn được trao giải thưởng "Bài báo hay nhất trong năm". Có lẽ qua bài viết, người ta muốn cảnh cáo những ai nuôi ảo vọng làm khoa học theo hiểu mà tác giả nêu lên dưới đây. Cố nhiên, ý của tác giả là nếu các bạn muốn trở thành một nhà khoa học chân chính thì phải làm tránh hay thậm chí làm ngược lại những "lời khuyên" trong bài này.


Dường như phần đông các nhà khoa học trẻ chưa được huấn luyện về những phương cách để thành công trong hoạt động khoa học, như xin tài trợ, được giới đồng nghiệp ghi nhận, hay có một bản lí lịch dài hơn danh sách các bài báo đã công bố, v.v... Để khắc phục sự thiếu sót này, tôi xin trình bày một số chỉ dẫn cụ thể sau đây. Cố nhiên, thỉnh thoảng cũng có vài chú cừu đen, những chú cừu nhất định theo đuổi một lí tưởng khoa học, bất chấp thành công hay được ghi nhận hay không, và trong trường hợp đó, những chỉ dẫn sau đây sẽ không áp dụng cho họ. Tuy nhiên, chú ý rằng những nguyên lí được trình bày sau đây sẽ giúp cho các bạn một cái khung để xây dựng và vun đấp thêm.

1. Thoải mái!
  Chúng ta chỉ ở giữa cái gọi là "mô thức" (paradigm) và cách mạng mà thôi. Phần lớn những lo lắng, phiền muộn gắn liền với việc nghiên cứu khoa học ngày nay đã được Thomas Kuhn giải tỏa từ lâu lắm rồi. Đại đa số các nhà khoa học ngày nay chỉ làm nghiên cứu khoa học bình thường, làm khoa học trong mô thức, chẳng hạn như phân tích các phân tử trong nước. Những tiến bộ thực sự phải chờ đến một cuộc thay đổi về mô thức và chỉ xảy ra trong tương lai.

Do vậy, các bạn nên thoải mái, vì những nghiên cứu của các bạn sẽ chẳng có tác dụng gì lâu dài cả. Dĩ nhiên, có người có thể sẽ tham gia vào việc làm thay đổi mô thức, và chẳng ai có thể ngăn cản họ. Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học khác cần nhận thức rằng việc làm sáng tỏ mô thức đương đại là cần thiết cho những cuộc cách mạng khoa học trong tương lai. Thử tưởng tượng xem: muốn đưa ra những cống hiến cơ bản làm thay đổi lối suy nghĩ của mọi người, làm cho mọi người phải xem xét lại những giả định mà họ dùng trong nghiên cứu hàng ngày thì nó khó biết là dường nào. Chẳng phải là một việc đội đá vá trời ư!

2. Chiến lược để trở thành nổi tiếng. 
Một khi đã có một thái độ thoải mái về tầm quan trọng của nghiên cứu của chính mình, các bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng tập trung vào công việc của một nhà khoa học. Trong chiều hướng này, trở thành nổi tiếng là một ưu tiên thứ hai. Khổ một nỗi là rất nhiều người trong các bạn quá coi thường việc trở thành nổi tiếng, nhất là trong lĩnh vực xin tài trợ và … đi du lịch. Nhưng để trở nên nổi tiếng là một việc làm dễ hơn nhiều người tưởng. Có nhiều lựa chọn lắm. Một trong những cách chắc ăn nhất và nhanh chóng nhất để trở nên nổi tiếng là làm việc với những người đã nổi tiếng. Điều này sẽ bảo đảm thanh danh hạng hai, rất cần thiết để tự mình xây dựng sự nghiệp và tên tuổi của chính mình.

Một cách khác để trở thành nổi tiếng là đứng ra tổ chức một hội thảo về một đề tài "nóng" nào đó và mời tất cả những người nổi tiếng trong lĩnh vực đó, kể cả người mà bạn đang làm chung, tham gia. Rồi liệt kê tên mình trong danh sách của chương trình hội nghị. Kĩ thuật này có hiệu quả diệu kì, và đã là con đường đưa vô số các nhà khoa học vô danh trở nên nổi tiếng trong một thời gian rất ngắn.

Một cách có hiệu quả khác là công bố những bài báo hay những bài tóm lược (abstract) mỗi tuần trong lĩnh vực mà các bạn chọn. Phương pháp này cần chút nỗ lực nhưng nếu thực thi cẩn thận (kèm theo những chỉ dẫn dưới đây) sẽ đem lại kết quả rất mĩ mãn.

3. Công bố những bài báo thường xuyên dưới dạng tóm lược. 
Các nhà khoa học hiện đại không có thì giờ để đọc hết tài liệu chuyên môn. Như nói trên, phần lớn nghiên cứu không có ảnh hưởng gì lâu dài, và cũng chẳng có bao nhiêu người chú ý. Thành ra, việc đọc tài liệu chuyên môn là một sự phung phí thời gian! Do đó, cần phải lợi dụng vào một thực tế là các bạn chỉ có thể ảnh hưởng các đồng nghiệp qua các công trình nghiên cứu của các bạn qua … tên tuổi. Lenin từng nói một lời nói dối được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành chân lí. Áp dụng nguyên lí đó, các nhà quảng cáo hay lặp đi lặp lại những gì đơn giản, dễ hiểu, và phương pháp này cũng rất có hiệu quả trong khoa học. Tên tuổi các bạn càng hiện ra trên mặt giấy càng nhiều, mức độ ảnh hưởng của các bạn càng cao và càng nổi tiếng.

Cố nhiên, việc chọn lựa phương tiện cũng rất quan trọng; nói chung, các bạn nên công bố càng thường xuyên càng tốt trên các báo chí và tạp chí khoa học phổ thông, nhưng các tập san khoa học cũng có thể dùng đến. Các bạn nên cố gắng công bố khoảng một trang cho mỗi tuần, và tên bạn nên xuất hiện tác giả đầu hay tác giả sau cùng. Càng nhiều đồng tác giả càng tốt, bởi vì ai cũng biết chỉ có tác giả sau cùng mới thật sự là người điều hành mọi chuyện, và nó cũng cho thấy bạn chắc phải là người đã có tiếng tăm nên mới có nhiều nhà khoa học làm việc cho bạn như thế.

Một số người sẽ cãi lại rằng mỗi bài báo nên chứa những thông tin mới, nhưng những người này không biết đến những bài học từ Đại lộ Madison. Trong thực tế, khi các bạn càng nói nhiều về một điều nào đó, thì người ta càng nhớ đến tên tuổi của các bạn. Một khi các bạn công bố một dữ kiện nhiều lần, và mỗi lần với vài thay đổi nho nhỏ, bạn sẽ càng có thêm uy tín trong đồng nghiệp và trong tâm trí của chính bạn. Thêm nữa, ngay cả lĩnh vực chuyên môn mà bạn làm việc từng bị xem là ngành hẹp hay thiếu hấp dẫn, cũng có thể trở nên quan trọng khi mỗi lần chúng xuất hiện trên giấy in.

Dĩ nhiên, hình thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thành công. Công bố những bài tóm lược (abstracts) có nhiều lợi điểm mà người ta thường hay không để ý đến. Thứ nhất, nó cho bạn cơ hội đi du lịch. Thứ hai, bài tóm lược ít khi nào được bình duyệt (và các bạn đã quá biết những câu chuyện khủng khiếp về việc bình duyệt bài báo khoa học. Những kẻ bất tài ganh tị bạn không cho bạn công bố công trình tuyệt vời mà bạn theo đuổi cả … vài tháng). Thứ ba, và quan trọng nhất, những bài tóm lược cung cấp một tài liệu để các bạn có thể đề cập đến sau này, và nếu những dữ kiện trong bài tóm lược đúng thì bạn sẽ có tiếng, còn sai thì bạn chẳng cần phải đề cập đến nó. Cả hai trường hợp đều rất tiện lợi. Bài tóm lược cũng làm cho lí lịch khoa học các bạn dày hơn và oai hơn, vì có nhiều người không phân biệt được abstract và paper.

Trong vài trường hợp, nhất là một khi bạn đã có kinh nghiệm, bạn có thể công bố nhiều bài tóm lược cùng một lúc, mỗi bài viết về cùng một vấn đề với vài thay đổi nhỏ về chi tiết. Một số hiệp hội khoa học chỉ cho phép mỗi tác giả đệ trình một bài tóm lược, nhưng giới hạn này cũng rất dễ vượt qua. Phần lớn các nhà khoa học nhận thức rằng nghiên cứu sinh, cộng sự viên đều có thể trở thành tác giả, nhưng ít ai để ý đến các nhân viên hành chính, những người sẽ hoàn toàn vui vẻ để có tên xuất hiện trên báo! Với một kế hoạch soạn sẵn, bạn có thể có nhiều abstracts cùng công bố một lượt, một abstract với tên bạn đứng đầu, còn lại thì tên bạn đứng sau cùng. Có một huyền thoại rất nổi tiếng về một nhà khoa học nọ có tên trong tất cả các abstracts trong một buổi hội thảo! Bạn vẫn có thể làm nên huyền thoại đó.

4. Công bố những gì không thể phản biện hay phản nghiệm được. 
Nhiều nhà khoa học trẻ hiểu lầm rằng nên công bố các bài báo với những phân tích cẩn thận, và suy nghĩ sâu xa. Không hẳn thế: bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách công bố những kết quả chẳng có ý nghĩa gì cả. Rất ít người đọc báo cáo khoa học. Thành ra, không nên tốn thì giờ vô ích để phân tích kết quả. Quan trọng hơn, nên tập trung vào kết quả mà bạn ghi nhận được, với vài khác biệt về phương pháp so với các công trình trước, thì sự khác biệt về kết quả đều có thể giải thích được, nếu cần. Bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy lỗi lầm, nhất là bạn không thèm bàn luận đến ý nghĩa và tầm quan trọng của kết quả nghiên cứu.

Một cách đơn giản nhất để tránh khỏi những phiền phức, xấu hổ, là chỉ công bố những kĩ thuật được cải tiến. Công bố những phương pháp mới ít khi nào dẫn đến những tranh cãi mang tính lí thuyết với đồng nghiệp mà vẫn cho phép một thảo luận hào hứng về độ pH. Tốt hơn nữa, phát triển một reagent mà đồng nghiệp có thể sử dụng được và phân phối cho các đồng nghiệp khác với một yêu cầu khiêm tốn là cho tên bạn vào các bài báo nào dùng đến cái reagent. Với phương pháp này, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bản lí lịch của bạn sẽ kéo dài ra một cách đáng kể hồi nào mà bạn không hay! Nếu vì một lí do nào đó, bạn cần phải thảo luận hay suy luận về kết quả nghiên cứu trên mặt báo, thì bạn cần phải giới hạn những suy luận về những ý tưởng mà sẽ chẳng thể nào thử nghiệm trong khi bạn còn sống.

5. Trình bày công trình nghiên cứu trong mọi diễn đàn. 
Một trong những lợi ích của việc làm khoa học là cơ hội đi du lịch. Dĩ nhiên, càng có tiếng, cơ hội càng nhiều. Tương tự, càng xuất hiện trong công chúng càng nhiều, bạn càng dễ trở nên nổi tiếng. Thêm vào đó, phần lớn hội nghị cho bạn cơ hội để công bố ít nhất là một abstract. Khi trình bày abstract, cần chú ý đến những hình ảnh (slides) hấp dẫn, nhưng không quá chú ý đến phần chi tiết. Một lời khuyên quan trọng: bỏ đi những thông tin thống kê, đặc biệt là biểu đồ, bởi vì chúng thường làm cho người xem bị cuốn hút khỏi cái điểm chính của slide. Trái lại với trường hợp công bố bài báo trên tạp chí, trong các hội nghị, bạn cứ tự do suy luận. Thực ra, không cần phải để cho dữ kiện gò bó bạn. Nên nhớ rằng ảnh hưởng của bạn sẽ lớn hơn nếu bạn tuyên bố những kết luận vượt ra giới hạn của kết quả nghiên cứu. Nếu có ai chất vấn một cách nghiêm túc những phát biểu của bạn, thì bạn có thể tránh phiền hà bằng cách nói rằng đối phương chưa dùng đúng đúng độ pH.

Trình bày kết quả nghiên cứu trong các hội nghi khoa học là một điều cần nhưng chưa đủ để thành công. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Khi bạn được mời tham dự một hội nghị, nhớ ghi xuống ai mời bạn, để sau này khi bạn tổ chức hội nghị bạn mời lại họ. Sau nhiều lần như thế bạn sẽ thấy tổ chức một hội nghị sẽ rất dễ dàng, và bạn sẽ đi dự nhiều hội nghị như thế. Và nếu bạn đã thành công, bạn có thể nghĩ đến việc thành lập một hiệp hội gồm những người cùng cảnh ngộ hay hoạt động trong cùng một ngành nghiên cứu.

6. Viết đơn xin tài trợ cho những công trình mình đã làm xong
Thực ra, điều này không cần nói thì ai cũng biết. Có ai lại cho chúng ta tiền nếu chúng ta chưa chứng minh đã/sẽ làm được. Nhưng rất tiếc là vẫn còn nhiều nhà khoa học trẻ chưa nắm vững vấn đề, nên dám viết đơn đề nghị làm những nghiên cứu mà họ chưa từng làm. Phần đông những người duyệt đơn xin tài trợ loại bỏ những đơn đề nghị những ý tưởng mới, những công trình nghiên cứu táo bạo, họ chỉ thích yểm trợ những công trình nào mà họ nghĩ là chắc chắn sẽ thực hiện được.

Đương nhiên, trong bối cảnh như thế, bạn cần phải cẩn thận trong vấn đề thời điểm công bố những bài báo khoa học của mình sao cho những bài báo này chưa in khi đơn xin tài trợ đang được cứu xét. Những nhà khoa học loại "nai tơ" có thể sẽ lâm vào tình thế là không có khả năng làm thí nghiệm trước khi nộp đơn xin tài trợ. Cách hay nhất để giải quyết vấn đề này là để nghị công trình nghiên cứu tương tự như những gì mà mình đang làm với một nhân vật nổi tiếng nào đó. Nếu cách này không khả dĩ, thì bắt buộc bạn phải đưa ra những đề nghị mới. Nếu như thế, nhớ làm cho công trình nghiên cứu khác đi một chút so với công trình mà người khác đã làm trước đây. Điều này làm cho những người duyệt đơn nghĩ rằng công trình nghiên cứu của bạn nằm trong đường hướng nghiên cứu đương đại.

7. Không nên phí phạm thì giờ cho giảng dạy. 
Nên nhớ rằng mục tiêu tối hậu của bạn là thành công trên trường nghiên cứu khoa học. Dù một số giảng dạy có thể đem lại vài lợi ích, nhất là bạn có cơ hội tiếp xúc và có thể thu nhận những học sinh có khả năng làm việc cho bạn (và là nguồn tác giả cho các bài báo sau này), nhưng giảng dạy là một khía cạnh chiếm nhiều thì giờ. Chẳng ai đề bạt bạn lên chức danh giáo sư vì thành tích giảng dạy, vì thế đừng phí thì giờ với đám sinh viên gà mờ!

Có thể cấp trên sẽ làm áp lực bạn để bạn phải nhận lãnh trách nhiệm giảng dạy, nhất là trước khi bạn được vào biên chế chính thức, nhưng áp lực này có thể hóa giải một cách dễ dàng. Chẳng hạn như luôn luôn trình bày các công trình nghiên cứu của bạn một cách mà không đám sinh viên nào có thể hiểu được. Trong các khoa y, đây là một thói quen mà giới khoa bảng bên y đã dùng và khá thành công. Bác sĩ đang làm nghiên cứu sinh thì làm gì hiểu được các vấn đề chuyên sâu, nên các giáo sư y khoa tha hồ nói mà chính họ cũng chẳng biết họ nói cái gì!

Một cách khác cũng có hiệu quả là cung cấp những chi tiết về phương pháp mà bạn sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc biệt nhấn mạnh đến mức độ pH. Thông thường, nghiên cứu sinh bị dội một lượng bom thông tin rất nhiều, nên họ không có khả năng và thì giờ suy nghĩ để đặt những câu hỏi thông minh. Cái lợi điểm của cách này rất hiển nhiên: dần dần bạn sẽ thấy giảng dạy không tốn thì giờ nhiều, và trong khi đó bạn có thì giờ viết abstracts cho các hội nghị chuyên môn!

8. Thương mại hóa. 
Có tiếng tăm là một điều tốt, nhưng càng thoải mái hơn nếu tiếng tăm được kèm theo tài chính. Vai trò truyền thống của nhà khoa học không hẳn là hấp dẫn so với các ngành nghề khác. Nhưng tình trạng này đang thay đổi nhanh chóng. Một trong những lựa chọn hấp dẫn với khoa học hiện nay là khả năng ứng dụng và thương mại hóa những công trình nghiên cứu của giới khoa học. Nhiều nhà khoa học phát hiện rằng thành lập những công ti để thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình cũng đem lại nhiều lợi ích tài chính. Cái "đẹp" của hệ thống này là không có một sự rủi ro nào cả. Nếu ứng dụng vào thương trường mà không đem lại lợi tức, thì bạn vẫn có thể xin tài trợ thêm để nghiên cứu tiếp. Còn nếu công trình nghiên cứu của bạn thương mại hóa thành công, đem lại lời cho công ti, thì bạn vẫn có thể dùng các chức vụ khoa bảng của mình, dùng quan hệ chuyên môn trong ngành của mình để nắm vững thông tin về các đề tài khoa học "nóng" và đem những thông tin này cho công ti của mình. Do đó, thương mại hóa đem lại khá nhiều lợi ích về tinh thần lẫn vật chất.

Tóm lại, tuân thủ theo những nguyên lí trên đây sẽ không chắc chắn đem lại thành công, nhưng kinh nghiệm của nhiều nhà khoa học trong quá khứ rất nhất quán với giả thiết rằng các chỉ dẫn trên đây rất thực tế (p nhỏ hơn 0.05 dùng cách thử nghiệm Wilcoxon X-test với pH 5.5) và có thể nâng cao cơ hội bạn được kính trọng trong đồng nghiệp, giàu có, và sau cùng là được biết đến như là một nhà khoa học thành công. Nếu không hiệu quả như mong muốn, thì các chỉ dẫn trên đây cũng tối thiểu bảo vệ bạn không phải xa rời hay sa ngã quá xa những biên giới của khoa học bình thường, những lằn ranh mà bạn có thể bị chụp mũ là những người gây rối hay những con cừu đen.


Người dịch: Nguyễn Văn Tuấn

Thursday, August 5, 2010

Making Presentations with LaTeX and Prosper

A number of dedicated presentation programs have been written for Unix systems, but they may not serve your needs if you have special requirements, especially the need to display mathematical formulas. The Prosper package can help you create attractive presentations while letting you use the full power of LaTeX.

If you write a lot of technical documents, especially those containing formulas, you've probably used LaTeX. LaTeX is, basically, a set of macros for TeX. TeX, in turn, is a powerful typesetting system first developed by Donald Knuth. It has become an important tool for people who prefer to look at a document as series of logical units, leaving the actual presentation or layout to the software. LaTeX was developed by Leslie Lamport to aid in the writing of classes of documents such as journal articles, book chapters, and even letters. LaTeX abstracts many of the nitty gritty details of TeX, such as margin widths, line offsets, etc., allowing the user to simply decide on a document class and leave the style and format to the macros.

Numerous people have written macro packages that can be used with LaTeX. These packages provide an enormous range of functions, from formatting of citations to drawing Feynman diagrams. Together with features such as automatic index generation and bibliographies (using the BibTeX package), they provide the technical writer with an extremely powerful tool to create beautiful documents, concentrating on the logical flow, rather than having to worry about the underlying details of formatting and layout.

However, documents are not the only the things that need to be written; many times, a presentation must be made. Under Linux, tools such as KPresent and MagicPoint exist, and, of course, Windows users have MS PowerPoint. These are the traditional GUI tools. However, when you have to make a presentation containing formulas, they seem a little clunky, and you're stuck with whatever the package provides. Furthermore, if your documents are written using LaTeX, it would be nice if you could use those documents to generate slides for a presentation.

TeX and LaTeX being the all-powerful pieces of software they are, this is indeed possible. However, the problem with making presentations in LaTeX is the large number of packages available to do so. I've listed a few of the packages available, but there are quite a few more which I haven't mentioned.

The slides class
Part of the LaTeX distribution, it defines the page sizes, font sizes, etc. suitable for printing transparencies. Though the resultant DVI file can be converted to a PDF, there is no support for the various features of PDFs such as slide transitions and hyperlinks. Also, the package provides no defined slide styles (i.e., backgrounds, frames, etc.).
The Seminar package
Developed by Timothy van Zandt, this is an extremely powerful set of macros with which you can develop presentations that take full advantage of the PostScript and PDF specifications. There are an extremely large number of options and commands available for this package, so the learning curve is a little steep.
The PDFLatex package
This package is specifically designed for converting LaTeX source files to the PDF format without having to go through the intermediate DVI stage. Using this package along with the FoilTeX, pdfslide, and PPower4 packages allows you to generate presentations as well.
Prosper
This is a set of macros which allows you to generate PostScript or PDF presentations. There are certain advantages of this package over the others. First, though it has a simple structure, it provides enough options to generate good-looking slides. All the features of a PDF document (such as transitions, overlays, etc.) are available. In addition, it is easy to generate different slide styles, a la PowerPoint. Of course, you still have access to the full power of TeX, so you are free to extend your documents if you have the knowhow. For LaTeX beginners, however, Prosper encapsulates a lot of the details in an easy-to-use manner.

In this article, I'll be discussing the Prosper package in some detail. You can find a good review of presentation tools for both PDF and HTML formats here.

Prosper

All LaTeX documents have a common basic structure. The first line always defines the document type -- article, letter, chapter, or, in this case, slides. After that comes the preamble. In the case of Prosper, this is where you specify the title slide. The next section is the document proper. When using Prosper, this is where you define the contents of successive slides. I'll cover the individual sections of a document written with Prosper in detail, but the first step is to install the package.

Installation:

As I mentioned above, the Prosper package provides a set of macros which define functional elements of a presentation -- the slides, how slides should transition, etc. To use the package, you will require the seminarpstricks, and hyperref packages (which come with the standard TeX distribution on Red Hat). To generate the final output, you'll also need dvipsGhostScript, and ps2pdf. After downloading the tarball, extract it into a directory. To make use of the package and associated style files, you can place the required files (prosper.cls, the style file that you are using, and any associated images, such as for bullets) into the directory that contains your LaTeX document. However, a neater method is to put the Prosper directory into your TEXINPUTS environment variable:

 ~: export TEXINPUTS=~/src/tex/Prosper:$TEXINPUTS 

(Where ~/src/tex/Prosper is the directory into which you extracted the Prosper files.) That completes your installation.

The prosper Document Class

To make a presentation using the Prosper package, you need to specify it in your \documentclass (you can also specify it in a \usepackage command in the preamble). Thus, the first line in the LaTeX file should be of the form:

 \documentclass[ OPTIONS ]{prosper} 

There are several options that can be specified to the package. You can read about all the options in detail in the documentation that comes with Prosper. I'll just give a brief overview of some of the common and useful ones:

draft
Compiles a draft version of the presentation, with figures replaced by bounding boxes.
final
Compiles a complete version of the presentation with figures and captions in their proper places.
ps
Compiles the LaTeX file to PostScript for printing purposes.
pdf
Compile the LaTeX file to a PDF format suitable for projectors.

Another important option to specify is which presentation style to use. Prosper comes with several styles, and new styles can easily be made with a little knowledge of the pstricks package.

There are also options to specify slide background colors, slide numbers, etc. In general, unless you require black and white slides (e.g., for printing purposes), you won't need to set any color options in the \documentclass; the style files will manage them for you.

The Preamble

The next section is the preamble, the part between \documentclass and \begin{document}. In this section, you should specify the contents of the title page and some options (such as logos and slide captions) that can be applied to all the slides. The normal LaTeX macros have been redefined to generate the title and associated text with proper font sizes, etc. Some of the macros available for designing the title slide include:

  • \title
  • \subtitle
  • \author
  • \email
  • \slideCaption (You can use this macro to put a caption at the bottom of each slide.)
  • \Logo (This allows you to place a logo on each slide at a specified position.)
  • \DefaultTransition (This defines the type of transition that should occur between slides.)

Since the hyperref package is included by Prosper, you can use the \href command to include mailto: links or direct hyperlinks to Web pages in the above commands (and, of course, in the rest of your document). As in standard LaTeX, the title slide is generated by the \maketitle command in the document body.

The slide Environment

The Prosper package defines the slide environment. This represents the basic unit of a presentation (a single slide) and is placed in the document body (i.e., after the \begin{document} command). Within a slide environment, all the usual LaTeX commands may be used. Images, formulas, tables, footnotes, page structure commands, etc. can all be used. The Prosper package does redefine theitemize environment so that the text is no longer justified. It also supplies images for the bullets. Thus, a single slide containing a bulleted list can be represented by the following LaTeX source (alongside, you can see how the final PDF output for this slide would look):

 \begin{slide}{The Title of the Slide} \begin{itemize} \item Item 1 \item Item 2 \item Item 3 \end{itemize} \end{slide} 	

The environment does not provide any means to divide the slide area into columns or rows; it simply provides a rectangular display area (the dimensions of which may vary from style to style). However, using the minipage environment, it is very easy to make a two-column slide. For example, the following would create a slide with a picture in one column and a bulleted list in the other:

 \begin{slide}{Another Example Slide} \begin{minipage}{4cm} \epsfig{file=./picture.eps} \end{minpage} \begin{minipage}{7cm} \begin{itemize} \item Item 1 \item Item 2 \item Item 3 \end{itemize} \end{minipage} \end{slide} 	

Prosper also defines some commands which are allowed to appear in a slide environment. Examples include:

\FontTitle
Defines the font to be used in the slide title
\FontText
Defines the font to be used in the slide text
\fontTitle
Writes its argument as the slide title
\fontText
Writes its argument as the slide text

In general, the above macros are not used when writing a presentation. They are, however, useful when you create slide styles of your own.

Page Transitions

An important command is \PDFtransition, which can be used to specify how the current slide should appear. However, the usual way to specify a slide transition for a specific slide is to put the transition mode into the \begin{slide} command as:

 \begin{slide}[Glitter]{Slide Title} 

The Prosper package supports several types of transitions:

  • Split
  • Blinds
  • Box
  • Wipe
  • Dissolve
  • Glitter
  • Replace (the default)

The above transition modes provide you with ample opportunity to make flashy presentations (if that's what you're into :). You can see a PDF which displays each of the transitions here.

Overlays

A very useful feature of computer-based presentations is the ability to make overlay slides so parts of the same slide will appear at different times. Prosper provides commands to implement this in a very simple fashion. The \overlay command is used to specify that a given \slide environment will consist of a sequence of overlays. You must specify the number of overlays that make up the slide. There are several commands that can be used to specify exactly what material should appear on which slide within an overlay:

\fromSlide{p}{material}
Puts material on slides p to the end of the overlay.
\onlySlide{p}{material}
Puts material only on slide p.
\untilSlide{p}{material}
Puts material on all slides from the first to the pth.

There are three macros analogous to the above (obtained by capitalizing the first letter) which cause all material after the occurrence of the macro to be included (rather than specifically defining material). The macros in the above list also have starred counterparts (i.e., \fromSlide*, etc.). These versions are useful when the successive overlays need to replace previous overlays. Below, I've provided an example of a slide that consists of several overlays and uses the itemstep environment to allow an itemized list to progress through successive overlays. Alongside is an animation of how the PDF version of the slide would look:

 \overlays{5}{ \begin{slide}{The Effects of Power} \begin{tabular}{rc} \begin{minipage}{4cm} \onlySlide*{1}{\epsfig{file=stage1.eps}} \onlySlide*{2}{\epsfig{file=./stage2.eps}} \onlySlide*{3}{\epsfig{file=./stage3.eps}} \onlySlide*{4}{\epsfig{file=./stage4.eps}} \onlySlide*{5}{\epsfig{file=./stage5.eps}} \end{minipage} & \begin{minipage}{6cm} \begin{itemstep} \item Alignment \item Deformation \item Coulomb explosion \item X-ray emission \item Nuclear reaction \end{itemstep} \end{minipage} \end{tabular} \end{slide}} 	

An important point to note about the overlay commands is that they are only valid when the Prosper package is used with the pdfoption. However, the package does provide a set of macros:

  • \PDForPS{ifpdf}{ifps}
  • \onlyInPS{material}
  • \onlyInPDF{material}
which allow you to include different material depending on whether the LaTeX document is compiled in PS or PDF mode. An example of the use of these macros would be:

 \overlays{3}{ \begin{slide}{An Example Slide} \onlySlide*{1}{\epsfig=./pic1.eps} \onlySlide*{2}{\epsfig=./pic2.eps} \onlySlide*{3}{\epsfig=./pic3.eps} \onlyInPS{\epsfig=./epspic.eps} \end{slide}} 

If the snippet were converted to a PDF, we would get a slide which would successively display pic1.eps, pic2.eps, and pic3.eps. If it were compiled to PS format, the slide would only contain the image epspic.eps.

Presentation Styles

The Prosper package comes with several style files. Essentially, these provide predefined background colors and patterns, title fonts, bullet styles, etc. You can easily change the look of your presentation by including a different style file. Which style to use is specified in the \documentclass. Below, you can see slides generated using the different slide styles.

 
Default
 
Alienglow
 
Autumn
 
Azure
 
Blends
 
Contemporain
 
Dark Blue
 
Frames
 
Lignes Bleues
 
Nuance trois

It should be noted that all the styles do not provide the same display area for the actual slide material. You can see this in some of the slide examples above. If you decide to change the slide style of your presentation, you might need to tweak things such as spacing (\hspace, \vspace, etc.) or line lengths, etc. Furthermore, if a given style does not really suit your taste, it is possible to make modifications such as font type, colors, etc. using the Prosper macros, rather than digging into the source of the style in question.

Assuming you're comfortable with the pstricks package, designing a new slide is made easier by a number of macros defined by Prosper. You have access to a number of boolean macros which allow you to include features depending on the current environment (PDF or PS, color or black & white, etc.). The main macro that Prosper provides to design a new style is the \NewSlideStyle command. After designing the style, you need to tell Prosper the details, such as how much display area you are providing, where it should be located, etc., using this macro.

Processing the LaTeX File

At this point, you should be able to write your presentation. The last step is to convert the LaTeX source to a PDF file. The steps involved are pretty simple:

  1. latex file.tex
  2. dvips -Ppdf -G0 file.dvi -o file.ps
  3. ps2pdf -dPDFsettings=/prepress file.ps file.pdf

Two points to note:

  • The -G0 parameter passed to dvips is used to get around a bug in GhostScript which converts the "f" character to a pound sign in the final PDF.
  • The -dPDFsettings parameter for ps2pdf is used to prevent downsampling of EPS images when they are converted to PDF. Without this switch, EPS graphics in the final PDF look very fuzzy, especially when viewed with a projector.

Miscellaneous Features

  • Since Prosper includes the hyperref package by default, you can easily set links and targets within your presentation with the \hyperlink and \hypertarget commands to enable easy navigation.
  • PowerPoint allows you to embed animations within a presentation. This is also possible when using Prosper, since it uses the hyperref package. To embed an MPEG movie, you can include the following code snippet:

     \href{run:movie.mpg}{Click here to view the movie}       

    Two points to note:

    • Viewing the movie depends on Acrobat Reader being able to run the viewing program. This can be set by making sure you have an entry in your .mailcap file for the filetype you want to play.
    • The resultant movie plays in its own window; it is not possible to actually "embed" the movie in the presentation itself (at least under Linux).

    Using this technique, you could run any type of file (assuming you have a program to handle it) or even executables like shell scripts, etc.

  • You may want to convert your PDF presentation to an HTML slideshow. This is possible using the program pdf2htmlpres.py. It can use theconvert program from the ImageMagick suite or GhostScript directly to convert the PDF slides to a series of JPGs (or GIFs or PNGs) and generate HTML pages to form a slideshow.

Conclusion

I hope I've been able to convey some of the features and benefits that the Prosper package provides. Granted, for a person who doesn't use LaTeX, a GUI alternative would be easier. But for all the TeXnicians out there, the Prosper package allows you to generate well-designed and stylish slides efficiently, at the same time allowing the knowledgeable user to extend the package using predefined macros and pure TeX.

The Prosper community has a very useful mailing list which can be accessed at the Prosper Web site. The Prosper tarball contains comprehensive documentation explaining the available commands and macros provided by the package. It also includes a document displaying the capabilities of the package. The LaTeX sources of these documents are the best way to learn how to use the various features of Prosper.

I, for one, have finally been able to get rid of MS PowerPoint and use Prosper to develop all my presentations. Using this package, I'm able to create presentations which rival those produced by more popular GUI packages and which can be viewed with the very common Acrobat Reader (and converted to clean HTML when required!). You can take a look at presentations I've made using prosper on my Web site

For all LaTeX users, I strongly recommend taking a look at Prosper.