Sunday, January 30, 2011

Lộ trình để có nhà văn hóa

Nếu cứ tiếp tục sống và học theo kiểu "nước đôi", chúng ta chỉ có được những người ẩn sâu dưới hào để làm nhà "an toàn" học mà thôi.

Sự cường thịnh nằm ở... tư duy

Chủ đề mà tác giả Trần Hữu Dũng đề cập trên Tuần Viêt Nam mới đây: "Thời vắng những nhà văn hóa lớn" nghe thật sát sườn và chí lý. Đó không chỉ là hiện thực của dân tộc ngay nhãn tiền mà nhìn tới tương lai, đó là sự thiếu vắng những ngọn đèn chỉ đường có phẩm giá cao về tri thức, cũng như đạo đức để dẫn lối cho một dân tộc phát triển và tiến bộ.

Đây là điều hoàn toàn thực tế và hệ trọng, chứ không như nhiều người nghĩ rằng: Ôi dào kinh tế cứ phát triển, đời sống nâng cao lên, người ta khắc biết sống thế nào cho tốt hơn, cần gì phải sính chữ nhiều?

Chúng ta hãy nhìn về quá khứ, dân tộc Hy Lạp ngự trên những ngọn đồi trọc, cả nông nghiệp lẫn chăn nuôi đều nghèo. Vậy mà họ đã trở thành một đại cường quốc về tri thức, văn hóa, và lập hiến. Thậm chí họ còn giữ vai trò dẫn đường cho đến tận ngày nay.

Mỗi kỳ Olympic, dù ở bất kỳ quốc gia nào tổ chức thế vận hội, người ta đều phải rước một ngọn đuốc từ Hy Lạp chạy bộ về. Chính trong cuốn sách "Xây dựng thế giới của chúng ta" (Building our world) , người Mỹ đã từng viết, chúng ta phải biết ơn dân tộc Hy Lạp về những gì họ sản sinh cho thế giới mà đến tận ngày nay chúng ta vẫn đang thực hành.

Ở giữa châu Âu, có một nước Đức được mệnh danh là nghèo nàn về sản vật, không bao giờ có thể tự nuôi nổi chính mình, vậy mà giờ đây họ đang là một nước công nghiệp phát triển bậc nhất với những hãng xe hơi lừng danh thế giới như Wolvagen, Mercedes, BMV, Audi, Posche... và những bữa ăn của họ từ nhà ra chợ luôn luôn được đo bằng đơn vị carlo đầy đủ nhất.

Còn ngay châu Á, một nước Nhật nghèo tài nguyên vào bậc nhất đã vượt lên để thành cường quốc hiện đại giầu nhất nhì thế giới. Trái lại Việt Nam thì sao?

Trong khi chúng ta xuất khẩu gạo đi khắp thế giới, nhưng bớt sén từng hạt gạo, nào bát bún hay phở, đều độn nào giá nào rau, chan nước phè phè cho đầy lên, nhưng ăn vào vẫn ngót nhiều carlo lắm... Điều đó cho thấy, không phải có nhiều sản vật là được ăn no, mà phải do cách nghĩ đúng, khoa học, hợp lý, người ta mới có được những bữa ăn chuẩn mực về dinh dưỡng cũng như vệ sinh.

Mở rộng điều này ra, thế giới hiện đại đang cho thấy, sự cường thịnh không nằm ở cơ bắp hay tài nguyên, mà nằm ở tư duy. Kinh tế phát triển mà tư duy không phát triển thì chỉ là thứ giầu có cỏn con, ăn lấy đặc mặc lấy dầy mà thôi.

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và lý luận. Mới đây, các chuyên gia thế giới cảnh báo không thể nào khác được về cái gọi là tận dụng nhân công giá rẻ sẽ không thể phát triển chiều sâu, bền vững và có chất lượng. Những bằng chứng đã chỉ ra quá rõ ràng, từ cổ chí kim, từ đông chí tây, tài sản trí tuệ bao giờ cũng là tài sản lớn nhất, và chỉ có trí tuệ mới tạo ra nhảy vọt cũng như năng xuất đột biến.

Một con người cơ bắp có thể có sức mạnh ngang sức ngựa. Nhưng khi trí tuệ phát triển, người ta sáng chế ra máy móc, thì một cô gái nhỏ nhắn cũng có thể điều khiển cỗ máy hàng triệu sức ngựa. Thời đại công nghệ thông tin với sự thành công đầu tiên của ông vua máy vi tính Bill Gates là một minh chứng rõ ràng.

Không có nhà văn hóa nào là thiên bẩm

Ngay từ xưa người Việt đã bảo "Một người lo bằng một kho người làm". Một người lo bằng cái đầu, tức là lo bằng cơ chế của hệ điều hành, thì người đó chẳng khác gì đầu tầu, đã kéo theo cả chuỗi những toa tầu vận hành. Có một con người vĩ đại đã nói rằng "một hòn đá đặt đúng chỗ có thể chuyển hướng cả một dòng sông". Một xã hội rất cần những "hòn đá" có khả năng như vậy, nếu không thì nó chỉ là những hòn đá xếp đống, xây tường hay lát đường mà chẳng tạo thành bất cứ một đỉnh tháp nào.

Đỉnh tháp đó, hòn đá có thể xoay chuyển dòng chảy đó, là những nhà văn hóa. Chúng ta có cần những nhà văn hóa như vậy không? Rất cần! Nhưng chúng ta không thể khao khát bằng cách ngửa cổ ngóng trông những nhà văn hóa xuất hiện như ánh sao băng, hoặc như thần thánh siêu việt xuất hiện.

Thực ra, một dân tộc muốn có nhà văn hóa thì phải có cách để sản sinh, hình thành hay mời gọi nhà văn hóa đó xuất hiện. Tất nhiên không phải bằng cách cúng bái úm ba la, rồi đi ngủ chờ phép lạ xuất hiện. Triết gia Nietzsche có nói "Một dân tộc có thiên tài không bằng cách chấp nhận thiên tài của dân tộc đó". Đúng vậy, một thiên tài ở đâu đó chỉ là cá nhân người đó. Còn một dân tộc biết chấp nhận thiên tài, đó là dân trí của một dân tộc đã khao khát và sản sinh ra thiên tài.

Người dân ở trình độ thấp hơn liệu có đào tạo được nhà văn hóa không, chẳng lẽ có sự ngược đời như vậy? Chúng ta hãy lấy thể thao để dẫn chứng cho dễ hiểu. Dù cầu thủ nào đó có khả năng siêu phàm đi nữa, nhưng nếu anh ta không có môi trường thi đấu, thì chẳng bao giờ anh ta có thể bộc lộ chính tài năng của mình ở một đẳng cấp cao hơn.

Mới đây, tôi có nói chuyện với một giám đốc chuyên về việc đào tạo ngoại ngữ, anh tâm sự, có rất nhiều người Việt cho rằng: Học ngoại ngữ khó lắm, phải có năng lực thiên bẩm mới học được. Cả anh lẫn tôi và nhiều người xung quanh đều thấy quan niệm đó hết sức... vớ vẩn. Tôi cứ tưởng chỉ có một số nhà thơ nói rằng "muốn làm thơ phải có thiên bẩm", nào ngờ cả việc học ngoại ngữ cũng có nhiều người nghĩ vậy. Làm thơ phải có thiên bẩm ư, nhiều người Việt có thiên bẩm đến vậy tại sao chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tầm vóc  và vừa mà Hội Nhà Văn nước nhà đã chỉ ra?

Còn học ngoại ngữ, đó là môn mà nhiều cô gái bán hoa còn nói như máy để chào rước khách, thậm chí họ còn nói được nhiều thứ tiếng. Hồi tôi học tiếng Pháp, thầy giáo của tôi có nói: Học ngoại ngữ chỉ cần 2 thứ, một có trí nhớ tốt, hai bắt chước như vẹt. Trong khi thế giới người ta luôn luôn sống với phương ngôn "luyện tập là bí quyết của thành công", thì tại sao lại có nhiều người trong chúng ta lúc nào cũng đổ tại cho thiên bẩm, tức là vừa sinh ra đã có sẵn thế rồi?

Việc đổ tại thiên bẩm, vừa là sự tự hào muốn xác định mình ở đẳng cấp vượt trội, "không bị đụng hàng", nhưng cũng vừa là cách người ta biện hộ cho sự lười biếng học hành và luyện tập của mình. Cho rằng học hành thuộc thiên bẩm của một số người, không đến lượt ta học, nên cứ gối cao mà ngủ kỹ. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta còn có quá nhiều nhân công lao động giản đơn mà thiếu những nhân công tay nghề cao.

Thiên bẩm là cái chúng ta có thể chưa ngã ngũ và muốn tranh luận, nhưng may mắn thay cho chúng ta: Không có nhà văn hóa nào là thiên bẩm cả. Tại sao? Vì nhà văn hóa thì phải chịu học, chịu đọc, chịu làm, chịu sống theo phương ngôn lời nói đi đôi với việc làm. Đó là điều chắc chắn! Vậy thì con đường chúng ta mong mỏi có nhà văn hóa trên đất nước là gì? Tất nhiên là: Anh hãy thực hiện những gì mình Học để biến thành Hành đi.

Nhà văn hóa hay nhà "an toàn" học?

Học biến thành Hành như thế nào? Chúng ta hãy đi vào cụ thể hơn. Triết gia Kant có nói: Người ta học làm gì khi không thể đem những điều mình học vào để phán xét sự việc. Học mà không có khả năng phán xét thì cũng như không. Giống nhiều người Việt quan niệm: Học nhiều bồ chữ mà không khả thi được thì cũng chỉ để khoe mẽ vô tích sự.

Qua một loạt các điều tra chúng ta thấy, từ học trò đến thầy giáo của chúng ta rất ít người có chính kiến, sau đó là sáng kiến, thấp hơn thế có rất ít người biết chịu trách nhiệm về phán đoán của mình. Đơn giản một việc điển hình, ở Việt Nam hiện nay có không đến mươi người kể cả những nhà lý luận phê bình thơ ca có khả năng đưa ra nhận xét trực tiếp về một câu thơ, một bài thơ, hay một truyện ngắn...

Hầu hết chỉ dừng ở văn học "bụng", tôi đọc thấy thích... Chính thế mà người ta chỉ có thể buôn "đồ cổ" khi bình luận những tác giả tác phẩm đã thành danh; và viết văn dựa vào (hay lụy vào) cổ sử. Một văn hào có nói: Chỉ có lịch sử hiện tại mới là lịch sử đang sống và hít thở, còn lịch sử đã qua là lịch sử chết, nó không thể có khả năng biến cải hay sáng tạo.

Từ việc không dám chịu trách nhiệm về mình, cũng là việc học không đến đầu đến đũa nên không dám tự tin. Cũng tại bởi trong cuộc sống chúng ta ít chịu rèn luyện việc nhận xét thường trực, mà sống theo kiểu cầu toàn "làm trai cứ nước hai mà nói", nên dù có học nhiều người ta vẫn cứ loay hoay trước vấn đề trực tiếp của hiện thực.

Con đường để tạo ra những con người siêu việt, nhà văn hóa rất rõ ràng. Đó là: Học, rồi biết phân xử sự việc bằng tri thức, từ đó có thể đưa ra những quyết định thực hành. Chúng ta có thể nói vắn tắt theo cách truyền thống là: Học phải đi đôi với Hành! Tôi tin chắc đó là con đường chắc chắn nhất, giản dị nhất, tự tin nhất, và trực tiếp nhất để chúng ta có thể tạo ra những nhà văn hóa. Ngược lại, nếu cứ tiếp tục sống và học theo kiểu "nước đôi", chúng ta chỉ có được những người ẩn sâu dưới hào để làm nhà "an toàn" học mà thôi.

Một dân tộc muốn có nhà văn hóa thì phải có cách để sản sinh, hình thành hay mời gọi nhà văn hóa đó xuất hiện. 

Thực ra, một dân tộc muốn có nhà văn hóa thì phải có cách để sản sinh, hình thành hay mời gọi nhà văn hóa đó xuất hiện. Tất nhiên không phải bằng cách cúng bái úm ba la, rồi đi ngủ chờ phép lạ xuất hiện. Triết gia Nietzsche có nói "Một dân tộc có thiên tài không bằng cách chấp nhận thiên tài của dân tộc đó". Đúng vậy, một thiên tài ở đâu đó chỉ là cá nhân người đó. Còn một dân tộc biết chấp nhận thiên tài, đó là dân trí của một dân tộc đã khao khát và sản sinh ra thiên tài.

Nếu cứ tiếp tục sống và học theo kiểu "nước đôi", chúng ta chỉ có được những người ẩn sâu dưới hào để làm nhà "an toàn" học mà thôi

 

Tìm thầy số 1 mà học


Trong mọi lãnh vực trên đời, người không biết và không giỏi thì nhiều, bậc thầy giỏi thì lại rất hiếm—vẽ, vũ, nhạc, vật lý, triết lý, toán, y học… Và nếu bạn là học trò khôn ngoan, thì học bất cứ môn gì, bạn cũng muốn tìm bậc thầy số một trong thiên hạ để học.

Nhưng nói về cách sống thì đa số chúng ta lại hành động ngược lại, một cách rất ngu dốt. Mấy đứa bạn thì đứa nào cũng dốt bằng mình hay dốt hơn mình, chẳng biết gì cả, vậy mà ta lại rất chịu khó nghe chúng nó ba hoa chích chòe về “đạo sống” và nhập tâm thực hành lời chúng nó, như là “sống thì phải biết dối trá lươn lẹo, không tham nhũng thì không sống được, cây ngay chết đứng, có tiền mua tiên cũng được…”

Các vị thầy lớn về đạo sống của thế giới, cho đến ngày nay, chỉ có 3 người vượt trội: Thích Ca, Giêsu, Mohammad. Muốn biết cách sống rất sâu rất mạnh thì học từ ba người này. Mỗi người đã có mặt từ hơn kém 2000 năm trước, và cho đến ngày nay thì số đệ tử của mỗi người lên đến hàng tỉ.

Các bạn, hãy quan sát kỹ về việc này. Nếu bạn rất rất giỏi, như Sigmund Freud, Jean Paul Sartre, sau khi bạn chết có lẽ một số ít người sẽ còn nhớ tên bạn khoảng 50 năm, đại đa số người chẳng hề biết bạn là ai. 100 năm sau khi bạn chết, nếu bạn rất rất giỏi, thì cũng chỉ vài ba người là còn nhớ tên bạn. Nếu một người đã mất 2 nghìn năm, mà số người biết đến tên người ấy lên đến hàng tỉ, người ấy nhất định là phải có diều gì đó rất hay cho thế giới học. Nếu các vị không có gì hay để học thì đương nhiên là tên tuổi các vị đã biến mất theo dòng thời gian cả nghìn năm nay rồi. Kinh tế thị trường mà! Sản phẩm hay thì được ưa chuộng mãi, sản phẩm tồi thỉ tự khắc chết theo thời gian.

Rất tiếc là đa số người thích tôn Thích Ca, Giêsu và Mohammad lên hàng thần thánh để vào nhà chùa nhà thờ nhang đèn lễ bái với các vị, xong rồi bước ra ngoài và vẫn hành động bừa bãi ngu dốt mà không chịu học các vị một tí nào. Các vị này là các vị thầy dạy chúng ta sống. Các vị không muốn và không cần được chúng ta tôn thờ như thần. Các vị chỉ muốn ta học và hành động theo lời các vị chỉ bảo. “Từ nay về sau, các đệ tử của Ta phải biết triển chuyển thực hành, thì đó là các thầy đã làm cho pháp thân thường trụ của Như Lai không bị hủy diệt!” (Thích Ca, Kinh Lời Dạy Cuối Cùng ). “Nếu ai yêu ta, người ấy sẽ làm theo lời ta.” (Jesus, John 14:23)

Nhưng người ta thích đặt các vị lên ngai thờ giáo chủ, và lễ bái màu mè, và không thành tâm học tập giáo huấn của các vị. Đôi khi còn bóp méo điều các vị dạy thành các giáo điều quái dị. Thế mới là tồi!

Cách sống của chúng ta là nền tảng của tất cả mọi việc khác của ta—công ăn việc làm, danh phận, tài sản, tình yêu, hôn nhân, gia đình, hạnh phúc, đau khổ… Không có việc gì trên đời quan trọng cho ta bằng cách sống của ta cả. Cho nên nếu các bạn sáng suốt thì hãy quan tâm vào cách sống, cách tư duy về cuộc sống, của bạn. Và tìm thầy tốt mà học.

Học từ thầy tốt, có nghĩa là đọc chính lời các vị nói, quan sát hành động của các vị trong đời, suy ngẫm các lời nói và hành động để hiểu sâu hơn, và thực hành để thực sự sống và hiểu rốt ráo các điều đó. Đừng nghe qua lời người khác, dù đó là ai ở nhà thờ hay nhà chùa; các diễn giải thường đi xa nghĩa nguyên thủy, nghe một chút để lấy thông tin nguyên thủy và tự tìm hiểu thì tốt, nhắm mắt nghe theo thì hỏng.

Đa số chúng ta rất là ngớ ngẩn. Tối ngày nghe theo cách sống của mấy lũ bạn cùng lắm là dốt ngang mình. Hãy học từ các vị thầy số 1 của lịch sử con người, vì cuộc đời của bạn đủ quan trọng để tìm thầy số 1 mà học.

TRIẾT LÝ CỦA BÁNH CHƯNG TẾT VIỆT

Bánh chưng ngày Tết

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.

Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.

Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.

Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…

Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.

Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!

Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.

Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!

Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!

HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ

Đọc thêm:

Ngày Tết, bánh chưng xanh –câu đối đỏ, hai thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Cái Tết sẽ kém thi vị, ý nghĩa khi mất đi, hoặc vắng một trong hai. Bánh chưng xanh –sản phẩm lâu đời của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Nó bình dị thân thiết màu xanh tươi tắn như mạ non thì con gái chứa đựng nhiều lý thú.

Nếp ba tháng trắng phau, vo sạch để ráo nước. Từng hạt chắc mẩm, ánh lên bóng bẩy. Thịt heo đầy đủ phức hợp nạc –mỡ –da, cùng với đỗ (đậu) vàng bỏ vỏ làm nhân. Tất cả được đùm bọc lại bên ngoài bằng lá dong (hoặc lá chuối) có dây lạt mềm đen tuyền buộc chặt. Sản phẩm hoàn toàn từ nông nghiệp: trồng trọt và chăn nuôi.

Đơn giản như thế nhưng nó thể hiện tính tư duy sâu sắc của người xưa. Cắt chiếc bánh chưng, một tổng thể năm sắc màu hiện lên: vàng ngà hạt đỗ bùi bùi thoảng hương, đỏ thịt lợn chín, trắng ngần màu nếp, xanh lá dong và đen tuyền sợt lạt buộc bên ngoài. Từ trong ra ngoài, thể hiện triết lý: Âm dương, Tam tài và Ngũ hành.

Năm màu tượng trưng cho Ngũ hành trong triết lý phương Đông: Thủy (đen), Hỏa (đỏ), Mộc (xanh), Kim (trắng), Thổ (vàng). Ngũ hành tương sinh –tương khắc hài hòa, bổ trợ cho nhau trong tổng thể vuông vức. Màu vàng ứng với hành Thổ trong thế đất vuông nằm ở trung ương, tượng trưng cho con người rất quan trọng. Trong chiếc bánh chưng, hạt đỗ vàng được bao bọc chính giữa bánh, bên cạnh thịt lợn –thể hiện sự quan trọng này.

Bên cạnh hạt đỗ vàng là thịt lợn đỏ. Hai cặp phạm trù Âm dương hòa quyện lấy nhau (hạt đỗ –thịt lợn; động vật –thực vật; tĩnh –động), chúng bổ trợ cho nhau trong quá trình phát triển. (Trong đời sống thực vật và động vật đã có sự nương dựa vào nhau. Thực vật là nguồn sống của động vật, ngược lại, chất thải của động vật tạo năng lượng cho thực vật hấp thụ phát triển). Cùng bao bọc hạt đỗ –thịt lợn (âm –dương) là màu trắng của nếp. Nếp –hạt đỗ –thịt lợn (âm –dương –âm; thực vật –động vật –thực vật) tạo thành một Tam tài.

Tam tài với ba cặp phạm trù âm dương (nếp –thịt lợn, âm –dương), (hạt đỗ –thịt lợn, âm dương), (nếp –hạt đỗ, âm –dương, nếp được trồng dưới nước –đỗ trồng trên cạn, nước –đất, ướt –khô) đã hòa quyện và bổ trợ cho nhau trong tổng thể phức hợp. Và từ Âm dương, Tam tài đã phát triển lên Ngũ hành. Đó là lạm bàn bản chất của bánh chưng. Ngay cả quá trình luộc chín bánh cũng thể hiện triết lý Ngũ hành: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ.

Người ta dùng nước để luộc bánh, lửa được đốt từ củi và tất nhiên dùng nồi lớn (kim) đặt lên ba ông đầu rau (thổ). Cả năm thứ: nước, lửa, củi, nồi, ông đầu rau bổ trợ cho nhau, hài hòa bên nhau.

Xưa, nền kinh tế chính của ông cha ta không gì ngoài làm nông. Quanh năm làm bạn với nước, đất, giống và vô hình thiên nhiên, thời tiết đã đóng vai trò rất quan trọng. Hội làng mở ra cũng chỉ nhằm mục đích cầu trời phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn phát đạt. Triết lý Âm dương, Tam tài, Ngũ hành ra đời cũng không ngoài ý niệm trên.

Chỉ gói gọn trong chiếc bánh chưng xinh xắn kia là cả tư duy độc đáo, đáng khâm phục của ông cha. Nó đã thoát khỏi đơn thuần là vật chất, móm ăn bình thường trở thành đại diện chuyển tải tư tưởng triết lý sâu sắc đậm nét nông nghiệp lúa nước. Từ đây, cần nên gìn giữ phát huy cho xứng đáng với vị thế chiếc bánh chưng trong ngày tết.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG NGÀY TẾT

Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán được coi là ngày khởi đầu của năm mới. Bởi thế mà cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều tồn tại những tập tục kiêng kị khá thú vị….

Miền Bắc: 

* Kiêng quét nhà: Trong ba ngày Tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa.

* Kiêng đổ rác: Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua một cái hồ được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.

Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.

* Kiêng không treo những tranh "xui xẻo" như: đánh ghen, kiện tụng… mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé…

* Kiêng cho lửa ngày Tết: Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió..

* Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ.

* Xông nhà: Những người "nặng vía", không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

* Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi!".

* Kiêng cho nước đầu năm: vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc

* Kiêng làm vỡ bát đĩa: Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

* Kị mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Miền Trung


Người miền Trung kiêng ăn tôm trong ngày Tết vì sợ đi giật lùi như tôm

Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.

Miền Nam

Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.

Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.

Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.
Thùy Dương (Tổng hợp)

Nguồn: Công Luận.

GIỜ TỐT ĐỂ XUẤT HÀNH - XÔNG NHÀ - MỞ CỬA HÀNG


 

 

Hướng và giờ xuất hành tốt trong ngày Tết:

* Giao thừa và ngày Mùng Một Tết (ngày Kỷ Sửu):

 

- Xuất hành hướng: Hỷ thần Đông Bắc - Tài thần Chính Nam

- Giờ tốt xuất hành: Giờ Mão (5h đến 7h sáng).Giờ Tỵ (9h đến 11h).Giờ Thân (3h chiều đến 5h chiều).Giờ Tuất (7h đến 9h tối) và Giờ Hợi (9h đến 11h đêm).

 

* Ngày Mùng Hai Tết (ngày Canh Dần):

- Hướng tốt: Hỷ thần Tây Bắc, Tài thần Tây Nam.

- Giờ xuất hành: Giờ Tý, Sửu (từ 11h đêm đến 3h sáng). Giờ Thìn (từ 7h sáng đến 11h trưa). Giờ Mùi (từ 1h chiều đến 3h chiều). Giờ Tuất (từ 7h đến 9h tối).

*Ngày Mùng Ba Tết (ngày Tân Mão):

- Hướng tốt: Hỷ thần Tây Nam – Tài thần Tây Nam.

- Giờ xuất hành: Giờ Tý (từ 11h đêm đến 1h sáng), Giờ Dần – Mão (từ 3h sáng đến 7h sáng), Giờ Ngọ - Mùi (từ 11h trưa đến 3h chiều), Giờ Dậu (từ 5h chiều đến 7h tối).

Tuổi xông nhà:

 

Năm Tân Mão thuộc hành Mộc nên chọn nguời xông nhà có mệnh thuộc hành Thủy nhưng không xung tuổi với chủ nhà và tránh những nguời có mệnh thuộc hành Kim (mộc khắc kim).

Những người có mệnh Thủy được xông nhà năm Tân Mão: tuổi Đinh Sửu (1937, 1997), tuổi Giáp Thân (1944), tuổi Nhâm Thìn (1952), tuổi Quý Tỵ (1953), tuổi Đinh Mùi (1967), tuổi Giáp Dần (1974), tuổi Ất Mão (1975), tuổi Nhâm Tuất (1982), tuổi Quý Hợi (1983).

Các tuổi trên được xông nhà năm Tân Mão nhưng trong đó tránh tuổi tứ xung với chủ nhà thành từng bộ như: Tý – Ngọ - Mão – Dậu; Dần – Thân – Tỵ - Hợi; Thìn – Tuất – Sửu – Mùi. (Ví dụ: chủ nhà tuổi Tý thì tránh những người tuổi Ngọ, Mão, Dậu).

Chọn những tuổi Tam hợp với chủ nhà như: Hợi – Mão – Mùi; Dần – Tuất – Ngọ; Tỵ - Dậu – Sửu. (Ví dụ: Chủ nhà tuổi Tý thì chọn những người tuổi Thân, Thìn).

Ngày mở cửa hàng đầu Xuân Tân Mão:

- Ngày mùng 2 Tết: từ 7h sáng đến 11h trưa; từ 1h đến 3h chiều

- Ngày mùng 4 Tết: từ 7h sáng đến 11h trưa; từ 3h đến 5h chiều (đẹp nhất)

- Ngày mùng 6 Tết: từ 5h sáng đến 7h sáng; từ 11h trưa đến 1h chiều; từ 3h đến 5h chiều.

- Ngày mùng 8 Tết: từ 7h sáng đến 11h trưa; từ 1h đến 3h chiều

- Ngày mùng 9 Tết: từ 3h sáng đến 7h sáng; từ 11h trưa đến 3h chiều

- Ngày 12 Tết: từ 5h sáng đến 7h sáng; từ 11h trưa đến 1h chiều; từ 3h đến 5h chiều.

Kính chúc mọi nhà An khang - Vạn phúc

Nguyễn Xuân Diện sưu tầm

CÁC BÀI VĂN CÚNG VÀ NGHI LỄ CÚNG TẾ XUÂN TÂN MÃO


Thưa chư vị,

Nhân dịp đón Tết Nguyên Đán Tân Mão, xin cung hiến quý vị những bài văn cúng trong dịp Tết, do tôi sưu tầm được. Hôm nay là 26 Tết, tôi đưa sớm các bài này lên để chư vị sắp xếp in ra để dùng, vì không phải nhà nào cũng có máy in.

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA NGOÀI TRỜI

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy :

- Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
- Ngài Cựu Niên Ngụy Vương Hành Khiển; Mộc Tinh chí đức tôn thần, Tiêu Tào phán quan năm Canh Dần.
- Đương niên Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh chi thần, Liễu Tào phán quan năm Tân Mão.
- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Canh Dần sang Tân Mão

Chúng con là.................
Ngụ tại ......................

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

Ghi chú: Ngoài việc đứng trước bàn thờ (ngoài sân) khấn nguyện theo nội dung trên, quý vị sau khi cúng nên hóa bản văn khấn ngay rồi tưới một ít rượu cúng lên để gửi đến Ngài Đương niên hành khiển. Vì khi ấy trên trời đang nhộn nhịp gấp gáp diễn ra các cuộc bàn giao, nên có thể các Ngài không kịp nghe lời tâu bày thỉnh nguyện, nếu quý vị hóa văn bản này tức là đã kịp gửi văn bản thì sau Tết, rảnh rang, các viên thư ký và bộ phận văn thư sẽ trình lên Ngài Đương niên.

Lễ ngoài trời (hoặc trong nhà hướng ra ngoài trời trên lan can, cửa sổ), gồm: Oản quả, bánh kẹo, mứt Tết tùy tâm, bánh chưng một đôi, trầu cau, thuốc lá, nước trà.

Lễ mặn thì dùng: Đĩa xôi, thịt lợn (hoặc gà), 3 chén rượu, 1000 vàng hoa đỏ, sớ điệp (nếu có), tiền vàng.

VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA TRONG NHÀ

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:
- Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
- Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị tôn Thần.
- Long Mạch, Táo Quân, chư vị Tôn Thần.
- Các cụ Tổ Tiên nội, ngoại chư vị tiên linh.

Nay phút giao thừa năm Tân Mão,

Chúng con là...........................
Ngụ tại.............................................

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật , tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu Xuân, đón mừng Nguyên Đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, tiến cúng Tổ Tiên, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời:

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch Tài Thần, các Ngài Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh cúi xin giáng về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này. Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

VĂN KHẤN THẦN LINH TRONG NHÀ (MÙNG 1)

Nam Mô A Di Đà Phật!(3 lần)

 

Kính lạy:

- Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
- Phật Trời , Hoàng Thiên Hậu Thổ.
- Chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là ................................

Ngụ tại ..............................................

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn Đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần Bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

VĂN KHẤN TỔ TIÊN NGÀY MÙNG 1 TẾT

Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

- Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật .

- Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành tới tuần Nguyên Đán, mồng Một đầu xuân mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ Tiên, như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng lên trước án.

Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại. Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, hâm hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì cho con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời: các vị vong linh, tiền chủ , hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

VĂN KHẤN LỄ TẠ NĂM MỚI (MÙNG 3) – HÓA VÀNG

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

- Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
- Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng,
- Các Ngài Thổ Địa, Táo Quân, Long Mạch Tôn thần.
- Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mồng Ba tháng Giêng năm Tân Mão

Tín chủ chúng con ..........................
Ngụ tại ..........................................

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới. Kính xin: lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

********************

 

Kính chúc chư vị đón Tết Tân Mão giản dị, trang nghiêm, thành tâm và đúng nghi lễ!

Nguyễn Xuân Diện sưu tầm và bái chúc!


Friday, January 28, 2011

LÌ XÌ VÀ MAY MẮN

Theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam và một số nước châu Á, lì xì như là một cách để đem đến cho nhau sự may mắn đầu năm, ngầm chúc nhau sẽ nhận được nhiều may mắn trong suốt một năm. Để thêm phần ý nghĩa của năm mới, người ta lại cố gắng lì xì bằng những tờ giấy bạc thật mới.

Vì nhu cầu tiền mới để lì xì thì nhiều, nên người ta lại phải tranh nhau để đổi được tiền mới, nhiều người tốn công để có tiền mới. Muốn đổi tiền mới, nhiều khi phải tốn thêm chi phí. Tiền đồng Việt Nam mới vẫn chưa đủ, nay người ta “hội nhập” cả sự may mắn từ thế giới khi tặng nhau những tờ 2 USD. Có thế mới thấy, chuẩn bị tiền để lì xì tết không chỉ tốn của mà còn rất tốn công.

Nhiều khi, việc chuẩn bị tiền mới để lì xì không hẳn đều là sự tự nguyện, mà đối với nhiều người, đó còn là “trách nhiệm” để “ngoại giao” trong những ngày tết. Đó là chưa kể tiền lì xì đôi khi trở thành gánh nặng vào mỗi dịp tết, đặc biệt đối với một số người có thu nhập không cao.

Khi lì xì trở thành một trách nhiệm, gánh nặng, thì rõ ràng không thể xem đó là những thành ý hay tấm lòng dành cho nhau, mong ước những điều may mắn đến với nhau, mà ngược lại, đâu đó, nó có thể là lời trách cứ thầm kín. Nếu quả là lời trách cứ thầm kín thì người nhận đang nhận lấy sự không may mắn.

Với những ai duy tâm, sự may mắn chính là cái duyên, cái quả mình nhận được nhờ những việc tốt mà mình đã làm trước đó. Nếu may mắn do người khác đem đến cho mình, thì cái tâm của người cho mới là cốt lõi của sự may mắn. Cũng vì lẽ đó, lì xì hay sự may mắn không thể đo đếm bằng giá trị vật chất của nó. Đó là lẽ thường, nhưng hình như nhiều người không chịu hiểu và cũng quên dạy con cháu mình hiểu điều đó trước mỗi dịp xuân về.

Hoàng Đình –  Thanh Niên 28.01.2011

Thursday, January 27, 2011

ĐẶC TRỊ GAI ĐÔI CỘT SỐNG

Bức hình chụp kílomet 0 trên đường Trường Sơn viết:

“NATIONAL HISTORICAL SITE HO CHI MINH ROAD EASTERN TRUONGSON TAN KY – LOC NINH

KM 0

[không thấy rõ] NOVEMBER 1972”

Có thể nói ngay rằng chữ historical dùng ở đây là không đúng.  Cả hai chữ historic và historical đều là tính từ, và liên quan đến lịch sử, nhưng cách dùng và ý nghĩa thì khác nhau.

Historic có nghĩa là “có ý nghĩa lịch sử”, thường dùng để chỉ một sự kiện, cá nhân, hay một địa danh nổi tiếng hay quan trọng trong lịch sử. Ví dụ như người ta viết the historic spot on which the first pilgrims landed in America (chứ không viết “the historical spot …”).

Historical có nghĩa là có liên quan đến sự kiện trong quá khứ. Chữ này thường dùng cho một dữ liệu, hoặc sự kiện. Chẳng hạn như người ta viết it’s a historical fact, chứ không viết historic fact.

Như nói trên, cái khó là cả hai chữ đều có thể dùng để chỉ sự kiện (event), thậm chí cá nhân. Nhưng ý nghĩa thì khác nhau. Thử so sánh:

This is a historical event (sự kiện đã xảy ra trong quá khứ)

This is a historic event (sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử)

Phan Huy Lê is a historical scholar (Ông ấy là chuyên gia nghiên cứu lịch sử)

Nguyễn Trãi was a historic scholar (Ông ấy là một học giả quan trọng trong lịch sử) 

Quay lại với bức hình, tôi nghĩ người dựng bia muốn nói đây là địa danh mang tính lịch sử, chứ không hẳn là địa danh trong quá khứ. Do đó, chữ historical sai ở đây.  Nên viết đúng hơn là:

NATIONAL HISTORIC SITE

(xuống hàng)

HO CHI MINH ROAD

(xuống hàng)

EASTERN TRUONG SON TAN KY – LOC NINH”

Vẫn chưa hài lòng mấy, nhưng để các bạn suy nghĩ thêm ... :-)

NVT

Ghi thêm: Cũng giồng như phải phân biệt classic và classical vậy.  Classic dùng để mô tả một sự vật (như tác phẩm) có chất lượng cao, như a classic novel, a classic work.  Classical cũng là tính từ, nhưng để nói đến sự vật theo phong cách xưa, cổ điển, truyền thống, nhưclassical music, classical theory.

Trong tiếng Anh, có nhiều tính từ có tiếp vĩ ngữ là ic hay ical, nhưng có cùng nghĩa, và sự khác nhau chỉ là cách viết theo trường phái Mĩ hay Anh.  Trường phái tiếng Anh kiểu Mĩ dùng ic, còn trường phái Anh thì thường dùng ical. Chẳng hạn như người Mĩ viết biologic significance, nhưng người Anh thì biological significance. Tương tự, những tính từ y khoa như epidemiologic / epidemiological, histologic / histological cũng chỉ khác nhau ở cách viết chứ không phải nghĩa.  Nhưng cần phải chú ý những từ như clinic (danh từ) khác với clinical (tính từ).

Tuesday, January 25, 2011

ĐẶC TRỊ GAI ĐÔI CỘT SỐNG 2

Sau đây là bộ Khí Công "Song Thủ Tứ Linh Công", một bộ khí công đặc trị có công hiệu cao cho hội chứng thoái hóa đốt sống cổ và gai đốt sống cổ:

 

Xem trước Video Clip "Song Thủ Tứ Linh Công)



   

http://www.youtube.com/watch?v=Zsre_DVIdJQ
 

Bộ khí công đặc trị thoái hóa đốt sống cổ này thực chất là bộ khí công được đúc rút ra từ bộ Bát Linh Công, một bộ khí công có táy dụng rất tốt với các bệnh về cột sống, có nguồn gốc từ Tây Tạng và vùng Bắc Ấn, do một vị Đại sư, đệ tử của Hòa Thượng Tuyên Hóa, một vị Thánh Tăng có công hoàng pháp Phật Giáo sang phương Tây sáng lập nên. Bát Linh Công hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở Y tế, và các trung tâm Sức khỏe của Âu-Mỹ

Song Thủ Tứ Linh Công là bộ khí công kết hợp giữa Hổ Linh Công, Qui Linh Công, Long Linh Công và Hạc Linh Công (Tứ linh: Hổ-Qui-Long-Hạc). Bộ tứ linh này có căng năng đặc trị cách bệnh về cột sống và bệnh ở vùng cổ gáy

Kỹ Thuật Luyện Tập Và Thâu Nhiếp Hơi Thở:

 
1- chuẩn bị: Hai chân bước rộng bằng vai tư thế thả lỏng
  
         

 2- Hít vào quay sang phải hai tay đưa lên trước mặt lòg bàn tay úp xuống, buông rũ ngón xuống dưới
  
  
       
 3- Thở ra- ngửa lòng bàn tay kéo về buông xuôi dọc hai bên đùi, chân phải trọng tâm đặt vào gót
  
  
        
4- Hít vào- hai tay dang rộng ra hai bên ôm về phía trước
    
      5- Giữ hơi, kéo úp hai lòng bàn tay vào ngực
  
  
     
 
6- Thở ra- ngửa lòng bàn tay, đẩy tới trước lên trên 45°
  
 
     
 7-Hít vào- giữ nguyên tư thế tay, từ từ quay ngược ra đằng sau
  
      
9- Trút nhanh toàn bộ hơi thở ra bằng mồm, tưởng tượng toàn bột hơi thở ào ra đột ngột theo hai lòng bàn tay
   
 
      10- Hít vào quay người qua bên trái, hai tay đưa ra phía trước như thế 2
  
  
     
 11- Thở ra như thế 3
  
  
    
12- Hít vào- như thế 4
 
  
    13- Giữ hơi thở- như thế 5 14- Thở ra, đẩy tay như thế 6
  
   
    
14- Hít vào từ từ quay tay ra sau
  
  
như thế 7
  
    15-  Trút hơi thở ra hoàn toàn như thế 9, Đến đây là kết thúc Hổ linh công (xem thêm ở đây http://www.youtube.com/watch?v=9JTsPjFDyk4   )
  
  
      16- Hít vào, hay tay ngửa như vớt nước đưa lên phía trước
   
    17a- Thở ra- người quay qua trái, tay trái ngửa ra ngoài, như tạt nước ra phía sau, tay phải chụm ngón rũ xuống dưới như tay khỉ (hầu thủ)-17 b
   
    17b
   
  
   18- Hít vào như động tác 16
     19- Thở ra-quay qua phải, động tác như 17a    
như 17b
  
   
       
20- Hít vào quay mặt lại chính diện 21- Thở trút mạnh ra bằng mồm toàn bộ hơi thở như theo hai bàn tay ngửa tạt ra ngoài
  
  
        
22- Hít vào, tay ngửa vớt từ dưới lên trên
  
   
     
 23- Thở ra bằng mũi, hai tay tạt ra phía hai bên như thế 21, nhưng hơi thở ra bằng mũi, nhẹ nhàng   Thế 22 và 23 lặp đi lặp lại 3 lần Kết thúc Qui linh công (xem thêm ở đâyhttp://www.youtube.com/watch?v=ev3y6YcNNeI )
  
   
      
 hít vào   
  
   
 
thở ra  
   
 
 hít vào thở ra ở tư thế này 3 lần
 
  
      Quay qua phải, hít vào thở ra ở tư thế này 3 lần, lưu ý mắt phải ngước nhìn cùi chỏ phía trên
  
     
 hít vào
  
  
    thở ra, hai động tác này lặp đi lặp lại 3 lần Kết thức Long linh công ở đây (xem thêm ở đây  http://www.youtube.com/watch?v=Ldrfwc3qRWY )
   
       hít vào      thở ra       Hít vào đảo tay      thở ra    hít vào thở ra ở tư thế này 3 lần, lưu ý khi hít vào thóp hậu môn 
  
     
 hít vào-thở ra    hít vào thở ra đảo tay
  
     
 hít vào      hít vào thở ra ở tư thế này 3 lần
  
      hít vào    thở ép hơi mạnh ra bằng mồm
      quay tay trên  dưới hít vào 
     từ từ thở ra    ép hơi, thở ra bằng mũi Động tác hít vào thở ra này thực hiện 3 lần. Kết thúc Hạc linh công (http://www.youtube.com/watch?v=8z_Muy5wQys)       
     
Nghỉ ngơi một tý, tập lại từ đầu, lưu ý giữa các lần nghỉ có thể uống nước lọc   Song Thủ Tứ Linh Công, rất hữu hiệu cho việc chống đau nhức và các triệu chứng bệnh do thoái hóa đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, và thoát vị đĩa đệm   Luyện tập thường xuyên và đều đặn Song thủ tứ linh công, và kết hợp với uống thuốc bồi bổ xương và các sản phẩm chức năng dinh dưỡng hợp lý, cơ thể có thể tự điều chỉnh và phục hồi lại được bệnh thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, và cũng có thể tự gột mòn, và kìm hãm sự phát triễn của gai cột sống.   Theo kinh nghiệm thì các loại phương toa thuốc bắc, thuốc nam cổ truyền ít có hiệu quả hơn các loại thuốc sản phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên   Đặc biệt theo những nghiên cứu mới nhất gần đây về xương, khớp, thì việc bị bệnh loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa đĩa sụn..v..v..là do cơ thể thiếu các loại vi ta min B như B1, B6, B12 và vitamin D3. Chính những nguyên tố vi lượng này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ calci và các loại muối phot phát, nên gây nên các bệnh về xương. Vì vậy trị bệnh về xương tận gốc rễ, không phải là bồi bổ, uống thêm các loại vi lượng như, calci, kali, phospho....mà cần phảo bổ sung các hàm lượng vtamin B và vitamin D3.   Hiện nay trên thị trường có bán các sản phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên giàu các loại Vitamin B, như B1, B6, B12 và vitamin D3 Như Osterodoris (B1,B6, B12, Folsäre, D3). Cuvital (Q10, B1, B6, B12, D3, Zinkum) Vitazel Orthose (B1, B6, B12, D3) .....v...v.....   Luyện tập Song thủ tứ linh công, và uống các loại sản phẩm chức năng như đã trình bày trên (các loại thuốc vi lượng tự nhiên giàu vitamin B1, b6, B12 và vtamin D3). Là biện pháp tối ưu nhất cho thoái hóa đốt sống cổ, và gai đốt sống cổ. Liệu pháp này kiên trì luyện tập trong vòng 3 đến 6 tháng, bệnh tình sẽ cải thiện rất rõ rệt. Nhiều chỉ định giải phẫu, đã dùng biện pháp này mà không cần đến tác động của ngoại khoa nữa   Các bài tham khảo thêm:  http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/92494  http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/92508  http://thuannghia.vnweblogs.com/gallery/7291/SP_A2460.jpg 
        

(Đây là liệu pháp có hiệu quả, các bạn nên phổ biến cho những người mắc bệnh ứng dụng...Ít nhất cũng làm cho người viết bài này đỡ tủi khi phải thực hiện băng video, và cập nhật hàng trăm tấm ảnh lên mạng và cop lên entry
 )