Tuesday, June 29, 2010

Cách viết một bài báo khoa học (Phần 4 – Kết quả)




https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiQIUxgRhKYE7S3HghYZyXryZxVG-etssohbGYr-xBFqdG_fJe28ySbso2d2RoMfpOhwEenaiQL4PiLFTUo5QHrRv-3z_5JG0W9m_voLROVuU0oDwZMOt5FACAvO7VIsd1eUJS6vG8BsHw/s400/Slide3.jpgTiếp theo phần phương pháp là phần trình bày kết quả nghiên cứu.  Một khó khăn mà phần lớn nghiên cứu sinh mắc phải là không biết trình bày kết quả ra sao và như thế nào trong đống rừng dữ liệu thí nghiệm thu thập và phân tích.  Vì thế, trong phần này, tôi sẽ chỉ cho các bạn một vài mẹo nhỏ và cách thức viết phần kết quả sao cho thuyết phục và nhất là phải ăn khớp với phần dẫn nhập. Đây là phần 4 của loạt bài này, mà tôi đã "mắc nợ" với rất nhiều bạn nghiên cứu trên thế giới vì trót hứa là phải "ra lò" mỗi bài một tuần!

Chỉ dẫn chung

Về nguyên tắc, trong phần kết quả, tác giả phải trả lời cho được câu hỏi "Đã phát hiện những gì?" (Tức là trả lời câu hỏi "What did you find?")  Cần phải phân biệt rõ đâu là kết quả chính và đâu là kết quả phụ.  Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, và những dữ liệu này phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản.  Những số liệu phải được trình bày để lần lượt trả lời các mục đích nghiên cứu (hay câu hỏi nghiên cứu) mà tác giả đã nêu ra trong phần dẫn nhập.

Phần kết quả phải được viết một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nêu ra trong phần dẫn nhập.  Tất cả các bảng thống kê, biểu đồ, và hình ảnh phải được chú thích rõ ràng; tất cả những kí hiệu phải được đánh vần hay chú giải một cách cụ thể để người đọc có thể hiểu được ý nghĩa của những dữ kiện này.  Trong phần kết quả, tác giả chỉ trình bày sự thật và chỉ sự thật (facts), kể cả những sự thật mà nhà nghiên cứu không tiên đoán trước được hay những kết quả "tiêu cực" (ngược lại với điều mình mong đợi).  Tác giả không nên bình luận hay diễn dịch những kết quả này cao hay thấp, xấu hay tốt, v.v.. vì những nhận xét này sẽ  được đề cập đến trong phần thảo luận (Discussion).

Chỉ dẫn cụ thể

Phần kết quả có thể ví von là "trái tim" của một bài báo khoa học.  Cái khó khăn lớn nhất là làm sao trình bày rất nhiều dữ liệu và phân tích trong vòng vài trang giấy.  Thông thường, tác giả có thể bắt đầu trình bày những dữ liệu đơn giản nhất, những dữ liệu dễ hiểu nhất, và dần dần cung cấp những dữ liệu phức tạp hơn.  Sau đây là một số chỉ dẫn cụ thể để các bạn có thể trình bày phần kết quả một cách thuyết phục:

1.  Trước hết, sắp xếp những kết quả quan trọng trong một loạt bảng số liệu và biểu đồ mà tác giả muốn đưa vào bài báo khoa học.  Tác giả nên viết xuống giấy những kết quả được xem là thú vị, là quan trọng, nhưng chưa có cơ sở vững vàng.  Những kết quả này sẽ là đầu đề để bàn luận sau này.  Nếu kết quả nghiên cứu đơn giản (như bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ, độ tuổi trung bình, v.v…), thì không cần phải trình bày trong bảng số liệu, mà chỉ cần mô tả trong bài báo là đủ.  Nhưng những kết quả mang tính phức tạo thì cần phải cần đến bảng số liệu và biểu đồ.

Làm sao biết nên chọn cách trình bày bằng bảng số liệu hay biểu đồ?  Kinh nghiệm của tôi cho thấy nếu số liệu chính xác là quan trọng cho bài báo, thì nên dùng bảng số liệu; nếu xu hướng (pattern) là quan trọng hơn là độ chính xác thì nên trình bày bằng biểu đồ.  Dù là bảng số liệu hay biểu đồ, cần phải cẩn thận đặt tên và ghi chú cẩn thận, sao cho người đọc không cần đọc phần chi tiết trong bài báo vẫn có thể nắm được ý nghĩa của dữ liệu.

Ví dụ: bảng số liệu sau đây có tiêu đề rõ ràng, chỉ ra năm thu thập dữ liệu, địa điểm, và nội dung của dữ liệu:

Biểu đồ dưới đây, tác giả giải thích các kí hiệu trong biểu đồ một cách ngắn gọn mà người đọc có thể nắm lấy những nét chính của mô hình:

Cố nhiên, những bảng số liệu và biểu đồ bắt buộc phải đề cập trong phần kết quả.  Dùng chữ số để đề cập đến biểu đồ hay bảng số liệu.  Ví dụ, nên viết: "An exponential increase in egg production of Acartia tonsa was found for algal concentrations between 10 and 1,000 cells per ml r2 =0.779, p= 0.05 (Figure 1)", thay vì viết "Figure 1 shows an exponential increase in egg production of Acartia tonsa was found for algal concentrations between 10 and 1,000 cells per ml r2 =0.779, p= 0.05."

2.  Phần kết quả nên trình bày những dữ liệu để "yểm trợ" cho các mục tiêu đề ra trong phần dẫn nhập.Phần kết quả chính là nơi để tác giả trình bày cái "ca" của mình.  Do đó, sự khúc chiết ở đây rất quan trọng.  Tác giả cần phải thuyết phục người đọc rằng lí giải của mình là logic.  Nếu người đọc cảm thấy lẫn lộn do dữ liệu trình bày, hoặc không thể nào theo dõi những diễn giải của tác giả, họ có thể không chấp nhận kết luận của tác giả (và đó là một điều nguy hiểm).

Chẳng hạn như tác giả đặt câu hỏi "chiều cao của nam sinh viên bằng chiều cao của nữ sinh viên theo học ngành sinh học", thì việc đầu tiên tác giả phải thu thập chiều cao từ một nhóm sinh viên được chọn ngẫu nhiên trong các khoa sinh học.  Sau đó tác giả tính toán các chỉ số thống kê (trung bình, độ lệch chuẩn, v.v…) và thể hiện các dữ liệu này bằng biểu đồ.  Giả dụ rằng sau khi phân tích tác giả phát hiện nam sinh viên cao hơn nữ sinh viên 12.5 cm, và đó chính là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Cần phải nhìn vào dữ liệu và suy nghĩ cẩn thận về ý nghĩa của chúng là gì.  Nếu tác giả mà không biết dữ liệu mình nói gì, thì người đọc cũng khó có thể hiểu được ý nghĩa của dữ liệu.  Một khi tác giả đã biết dữ liệu của mình nói lên ý gì, thì mới có thể thiết kế một cách trình bày cho thích hợp và rõ ràng.

3.  Khi mô tả kết quả nghiên cứu, cần phải đề cập đến xu hướng khác biệt (directionality) và mức độ khác biệt  (magnitude).  Trong phần kết quả, tác giả nên cung cấp thông tin quan trọng về mối liên hệ, và khác biệt.  Hai đặc điểm cần chú ý là xu hướng và mức độ khác biệt.  Chẳng hạn như không nên viết "groups A and B were significantly different".  Câu hỏi đặt ra là khác biệt như thế nào?  Do đó, câu văn trên cần phải viết lại cho có thông tin hơn, ví dụ như: "Group A individuals were 23% larger than those in Group B", hay, "Group B patients gained weight at twice the rate of Group A patients."

4.  Khi mô tả một bảng số liệu, tránh cách viết liệt kêMột bảng số liệu có khi có rất nhiều số liệu phức tạp, mà tác giả có khi cảm thấy lúng túng không biết nên mô tả số liệu nào trước, và số liệu nào sau.  Nguyên lí là chọn số liệu nào nổi trội, quan trọng, và có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để trình bày.  Nói chung, khi trình bày bảng số liệu, cần (a) tối thiểu hóa lặp lại những con số trong bảng số liệu; (b) cung cấp cho độc giả những thông tin bổ sung cho bảng số liệu (nhưng không có trong bảng số liệu); và (c) cố gắng súc tích.

Ví dụ: "Data from 1194 women and 761 men, whose BMD measurements were available, were analysed.  The average (and standard deviation, SD) of age for both sexes was 69.5 (6.5) years old (Table 1), with an above-average concentration of subjects in the younger age group of 60-69 years (58%), followed by 70-79 years (33%) and 80+ years (9%).  The distribution of body mass index (BMI) in the sample was normally distributed for both sexes, with mean of 26 (3.6) kg/m2 for men, almost identical to that of in women (25.4 (4.6) kg/m2).  Approximately one-third of women and 36% of men had BMI greater than 27 kg/cm2.  Dietary calcium intake was skewed toward the lower level, with median for men (592 mg/day) was not significantly different from women (573 mg/day). In both sexes, approximately 75% of intakes was below 800 mg/day.  Quadriceps strength in men (33 (13) kg) was significantly higher (p < 0.0001) than women (20 (8) kg).  Physical activity index (PAI) in men was also higher (p < 0.001) in men (35 + 8.9) compared to women (30 (4.4)); 75% of men and women had PAI lower than 38 and 32, respectively."

Đối với những bảng số liệu phức tạp, tác giả cần phải viết vài dòng giải thích trước khi mô tả dữ liệu.  Chẳng hạn như trong bảng số liệu sau đây trình bày về ảnh hưởng của genes và môi trường đến thành phần cơ thể (body composition) và khối lượng xương:

 

Trước hết, tác giả giải thích về mục tiêu một cách ngắn gọn: "To assess whether the observed relationships between BMD at various sites and body composition were attributable to genetic or environmental factors, multivariate genetic model-fitting analysis (as described in Figure 1) was performed."

Sau đó là giải thích ý nghĩa của các kết quả trong bảng số liệu: "Squared standardised path coefficients (Table 2) can be interpreted as estimates of heritability of specific and decomposed in terms of the portion in common with and independent of other genetic factors.  Off-diagonal elements of this analysis were small relative to diagonal elements, which indicate that the majority of heritability of each variable trait is due to specific genetic factors."

Và sau cùng là mô tả dữ liệu trong bảng số liệu: "The heritability of fat mass in this sample was 0.65, and the portion of this due to shared genetic factors with lean mass was 0.02, whereas approximately a third of the environmental variance of FM was due to shared environment with lean mass.  This is consistent with the non-significant genetic correlation between lean and fat mass (0.16; p = 0.24), and the significant environmental correlation (0.51; p < 0.001, Table 3)."


5.  Tác giả nên báo cáo kết quả "âm tính" (negative results) – vì đây là những kết quả có khi rất quan trọng!  Đôi khi kết quả thí nghiệm không xảy ra như tác giả tiên lượng lúc ban đầu, hoặc không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, và tác giả sợ khó công bố bài báo nên cố tình dấu!  Nhưng đó là điều không chấp nhận được trong khoa học.  Những kết quả như thế có thể nói lên rằng giả thuyết nghiên cứu không đúng và cần phải phát biểu lại, hoặc phương pháp đo lường có vấn đề, hoặc tác giả đang ngồi trên một khám phá rất quan trọng.  Bất cứ lí do gì, tác giả cần phải thành thật trình bày những kết quả "âm tính", và đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ vì kết quả không như mình tiên lượng là những "kết quả xấu".  Nếu tác giả thiết kế công trình nghiên cứu tốt, thì những dữ liệu kết quả đó là thật, và cần phải được trình bày và diễn giải một cách thích hợp.

 

Những "không nên" trong phần kết quả

1.  Không nên đưa vào bài báo những thông tin và dữ liệu "lặt vặt". Những thông tin không quan trọng và nhỏ nhặt có thể làm người đọc lạc hướng vấn đề.  Chẳng hạn như nếu trình bày kết quả về mối liên hệ giữa gene và bệnh tiểu đường, không cần phải trình bày thành phần kinh tế của đối tượng nghiên cứu trong bài báo.  Nên nhớ rằng lúc nào cũng chú tâm đến dữ liệu nhằm yểm trợ cho mục đích đặt ra lúc ban đầu, chứ không nên tự đi ra ngoài mục tiêu của công trình nghiên cứu!

2.  Tránh trình bày một loạt dữ liệu mà không có ý nghĩa gì lớn hay không diễn giải. Chẳng hạn như cách viết sau đây là phải tránh: "Hours in sunlight significantly affected growth (Table 1). Soil moisture significantly affected growth (Table 2). Soil nitrogen also had a significant effect on plant growth (Table 3)."  Thay vì viết như thế, tác giả nên phát triển mỗi ý tưởng trong bài báo: mô tả ảnh hưởng hay hệ quả; mức độ ảnh hưởng ra sao; và những thông tin liên quan đến đơn vị so sánh.  Một bài báo dài nên có những tiêu đề nhỏ trong phần kết quả để người đọc có thể theo dõi và đối chiếu với phần phương pháp.

3.  Không nên dùng những tính từ mang tính áp đặt trong phần kết quả.  Chẳng hạn như không nên viết "This difference was highly significant (p = 0.001)," mà chỉ cần đơn giản viết rằng "This difference was significant (p = 0.001)."  Người đọc sẽ rất khó chịu khi tác giả dùng từ "highly" vì họ xem đó là cách đặt chữ vào miệng người đọc.  Tác giả chỉ nền trình bày con số, dữ liệu; người đọc sẽ đánh giá dữ liệu đó cao hay thấp.

4.  Không nên diễn giải dữ liệu trong phần kết quả.  Những bình luận như "the data suggest that ...." chẳng có ý nghĩa gì cả, mà còn mang tiếng là nhét chữ vào miệng người đọc!  Phần diễn giải dữ liệu nên để dành cho phần bàn luận (discussion); trong phần kết quả, tác giả chỉ trình bày sự thật.

5.  Phân tích không chỉ dạy điều gì cả. Nhiều tác giả phạm phải những lỗi lầm sơ đẳng như câu "The ANOVA showed that.…"  Phương pháp phân tích thống kê không "show", không chỉ cái gì cả; tác giả mới chính là người "chỉ" ra kết quả đó có ý nghĩa gì!

 

Vài lới khuyên về văn phong trong phần kết quả

1.  Về cách viết trong phần kết quả, nên dùng thì quá khứ và thể thụ động (passive voice).  Phần lớn các tập san y khoa và khoa học nói chung yêu cầu tác giả dùng thì quá khứ để báo cáo những kết quả thí nghiệm.  Tuy phần lớn các bài báo đều viết theo thể thụ động, nhưng cũng có một số ít tập san (như Lancet và New England Journal of Medicine) yêu cầu tác giả viết theo thể chủ động (active voice).

Ví dụ dưới đây nhấn mạnh đến xu hướng (trend) và sự khác biệt mà tác giả muốn người đọc tập trung vào:

"The duration of exposure to running water had a pronounced effect on cumulative seed germination percentages (Fig. 2). Seeds exposed to the 2-day treatment had the highest cumulative germination (84%), 1.25 times that of the 12-h or 5-day groups and 4 times that of controls."

Ngược lại, trong ví dụ dưới đây, tác giả ngầm diễn giải số liệu và muốn "lôi kéo" người đọc tin vào mô hình / ý tưởng của tác giả.

"The results of the germination experiment (Fig. 2) suggest that the optimal time for running-water treatment is 2 days. This group showed the highest cumulative germination (84%), with longer (5 d) or shorter (12 h) exposures producing smaller gains in germination when compared to the control group."

2.  Khi trình bày các kết quả phân tích thống kê mang tính mô tả (như tên của test, trị số P) nên viết trong ngoặc cùng với kết quả chính mà các phương pháp test "yểm trợ"Chẳng hạn như chiều cao của nam sinh viên cao hơn nữ sinh viên, tác giả có thể viết như sau:

"Men (180.5 ± 5.1 cm; n=34) averaged 12.5 cm taller than women (168 ± 7.6 cm; n=34) in the AY pool of Biology majors (two-sample t-test, t = 5.78, 33 d.f., p < 0.001)."

Nếu các số liệu thống kê được trình bày trong một biểu đồ, câu văn trên có thể viết lại như sau:

"Men averaged 12.5 cm taller than women in the AY 1995 pool of Biology majors (two-sample t-test, t = 5.78, 33 d.f., p < 0.001; Figure 1)."

Chú ý rằng các kết quả chính trình bày ngoài dấu ngoặc, còn kết quả phân tích thống kê thì trình bày trong dấu ngoặc.

3. Luôn luôn trình bày đơn vị đo lường (không có gì đáng "ghét" hơn là đọc một dữ liệu mà không biết đơn vị đo lường là gì!)Đối với giá trị đơn, tác giả có thể viết "the mean length was 10 m", or, "the maximum time was 140 min".  Khi báo cáo các chỉ số về dao động và khác biệt, nên viết rõ dấu phía sau là SD hay SE: "10 ± 2.3 m (mean ± SD)".  Tương tự, đặt đơn vị đo lường sau cùng trong dãy số liệu có cùng đơn vị đo lường, ví dụ như: "lengths of 5, 10, 15, and 20 m", or "no differences were observed after 2, 4, 6, or 8 min. of incubation".

Tuy đóng vai trò "trái tim" của một bài báo khoa học, phần kết quả cũng chỉ dài khoảng 2-3 trang.  Do đó, việc chọn dữ liệu để trình bày cũng như kĩ thuật viết rất quan trọng trong việc viết phần kết quả cho đầy đủ và thuyết phục.  Hi vọng rằng những hướng dẫn trên đây giúp cho các bạn soạn bài báo khoa học hay luận án tốt hơn.  Cố nhiên, những hướng dẫn này thích hợp cho ngành y khoa và sinh học, có thể không hẳn thích hợp cho các ngành khác như kinh tế học chẳng hạn.  Tuy nhiên, về nguyên tắc, tôi nghĩ cách viết cũng không khác nhau mấy giữa các ngành khoa học thực nghiệm.

Cách viết một bài báo khoa học (Phần 3 – Phương pháp)



http://www.themedica.com/articles/gifs/laboratory.jpg/laboratory.jpgCó lẽ phần quan trọng nhất của một bài báo khoa học là phần phương pháp. Kinh nghiệm làm biên tập của tôi cho thấy tập san tôi tham gia phụ trách trong ban biên tập (tập san Journal of Bone and Mineral Research) từ chối khoảng 75% những bài báo gửi đến; trong số bài báo bị từ chối, gần 70% là do khiếm khuyết trong phần phương pháp. Tôi đã thấy và đọc rất nhiều bài báo gửi đến cho tập san mà kết quả rất thú vị, nhưng đành phải từ chối vì phần phương pháp được mô tả quá sơ sài, hay mô tả một cách xem thường người đọc. Có thể tác giả không có ý xem thường ai, nhưng vì cách viết và trình bày chưa đạt chuẩn mực nên gây ra ấn tượng đó. Trong phần 3 này, tôi sẽ chỉ các bạn viết phần phương pháp một cách chuẩn mực và chắc chắn sẽ không bị ai phê bình là … viết dở. :-)

Phương pháp (Methods)

Phần phương pháp nghiên cứu có lẽ là phần quan trọng nhất trong một bài báo khoa học. Khoảng 70% bài báo khoa học bị từ chối chỉ vì phương pháp nghiên cứu không thích hợp hay sai lầm. Nhiều người đọc có thói quen đọc phương pháp trước, rồi sau đó họ đọc các phần khác. Nếu họ thấy phương pháp nghiên cứu có chất lượng, họ sẽ đọc tiếp; nếu không, họ sẽ bỏ qua một bên! Do đó, đây là phần mà tác giả cần phải đầu tư nhiều thì giờ để viết cho “đạt”.

Trong phần phương pháp, tác giả phải trả lời cho được câu hỏi: "tác giả đã làm gì” (What did you do?) Để trả lời câu hỏi này, tác giả phải cung cấp thông tin về thiết kế nghiên cứu, bệnh nhân (hay đối tượng nghiên cứu), phương pháp đo lường, độ tin cậy và chính xác của đo lường, phương pháp phân tích dữ liệu. Do đó, phần phương pháp nghiên cứu có thể có những tiêu đề nhỏ như sau:

Thiết kế nghiên cứu (study design). Phát biểu ngằn gọn về mô hình nghiên cứu. Đây là câu văn đơn giản, nhưng nói lên giá trị khoa học của công trình nghiên cứu. Ví dụ: “The study was designed as a cross-sectional investigation, in which 210 women aged between 50 and 85 were randomly sampled by the cluster sampling scheme.

Đối tượng tham gia (Participants). Thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc có thể đánh giá khả năng khái quát hóa của công trình nghiên cứu. Khi mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển chọn và tiêu chuẩn loại. Đôi khi tác giả cần phải các biến số quan trọng như độ tuổi, giới tính, sắc tộc, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe. Ví dụ: "All women requesting an IUCD (intrauterine contraceptive device) at the Family Welfare Clinic, Kenyatta National Hospital, who were menstruating regularly and who were between 20 and 44 years of age, were candidates for inclusion in the study. They were not admitted to the study if any of the following criteria were present: (1) a history of ectopic pregnancy, (2) pregnancy within the past 42 days, (3) leiomyomata of the uterus, (4) active PID (pelvic inflammatory disease), (5) a cervical or endometrial malignancy, (6) a known hypersensitivity to tetracyclines, (7) use of any antibiotics within the past 14 days or long-acting injectable penicillin, (8) an impaired response to infection, or (9) residence outside the city of Nairobi, insufficient address for follow-up, or unwillingness to return for follow-up."

Địa điểm và bối cảnh nghiên cứu (setting). Cần phải cung cấp thông tin về địa điểm mà công trình nghiên cứu được thực hiện, hay nơi mà dữ liệu được thu thập, bởi vì địa điểm có thể ảnh hưởng đến tính hợp lí ngoại tại của kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn như khi chúng tôi làm nghiên cứu về vitamin D, chúng tôi phải cung cấp thông tin về thành phố mà mình thực hiện công trình nghiên cứu. Ví dụ: “The study was designed as a cross-sectional investigation, in which the setting was Ho Chi Minh City (formerly Saigon). The City is located at 10°45'N, 106°40'E in the southeastern region of Vietnam. The City is in the tropic and close to the sea; therefore it has a tropical climate, with an average humidity of 75%. There are only two distinct seasons: the rainy season, with an average rainfall of about 1,800 millimetres annually (about 150 rainy days per year), usually begins in May and ends in late November; the dry season lasts from December to April. The average temperature is 28°C (82°F), the highest temperature sometimes reaches 39°C (102°F) around noon in late April, while the lowest may fall below 16°C (61°F) in the early mornings of late December.

Qui trình nghiên cứu (Procedures). Trong phần này, tác giả phải tóm lược từng bước nghiên cứu, kể cả những chỉ dẫn cho đối tượng nghiên cứu như thế nào. Việc phân nhóm trong nghiên cứu, chi tiết về can thiệp hay điều trị (nếu có). Nếu công trình có liên quan đến ngẫu nhiên hóa, tác giả cần phải mô tả cụ thể qui trình ngẫu nhiên hóa (randomization) như thế nào, kĩ thuật gì đã được sử dụng để đảm bảo các nhóm cân đối, v.v…

Ví dụ: Patients with psoriatic arthritis were randomized to receive placebo or etanercept (Enbrel) at a dose of 25 mg twice weekly by subcutaneous administration for 12 weeks ... Etanercept was supplied as a sterile, lyophilized powder in vials containing 25 mg etanercept, 40 mg mannitol, 10 mg sucrose, and 1-2 mg tromethamine per vial. Placebo was identically supplied and formulated except that it contained no etanercept. Each vial was reconstituted with 1 mL bacteriostatic water for injection.

Ngoài ra, tác giả phải mô tả cẩn thận kĩ thuật đo lường được sử dụng trong nghiên cứu, như tên của máy, model gì, software phiên bản nào, và nơi sản xuất. Cần phải mô tả điều kiện (nhiệt độ, ánh sáng) trong khi đo lường, cũng như các hệ số về độ tin cậy và độ chính xác của kĩ thuật đo lường.

Ví dụ: Blood pressure (diastolic phase 5) while patient was sitting and had rested for at least five minutes was measured by a trained nurse with a Copal UA-251 or a Takeda UA-751 electronic ausculatory blood pressure reading machine (Andrew Stephens, Brighouse, West Yorkshire) or with a Hawksley random zero sphygmomanometer (Hawksley, Lancing, Sussex) in patients with atrial fibrillation. The first reading was discarded and the mean of the next three consecutive readings with a coefficient of variation below 15% was used in the study, with additional readings if required.

Định nghĩa chỉ tiêu lâm sàng (measurements of endpoints). Một công trình nghiên cứu lâm sàng phải có một endpoint hay outcome, mà tôi tạm dịch là “chỉ tiêu lâm sàng”, là cái làm thước đo của một thuật can thiệp. Do đó, tác giả cẩn phải định nghĩa rõ ràng chỉ tiêu lâm sàng của công trình nghiên cứu là gì, và nhất là phương pháp đo lường (như vừa đề cập) ra sao. Thông thường, một nghiên cứu có 2 chỉ tiêu lâm sàng mà tiếng Anh gọi là “primary endpoint” (chỉ tiêu chính) và “secondary endpoint” (chỉ tiêu phụ).

Ví dụ: The primary endpoint with respect to efficacy in psoriasis was the proportion of patients achieving a 75% improvement in psoriasis activity from baseline to 12 weeks as measured by the PASI (psoriasis area and severity index). Additional analyses were done on the percentage change in PASI scores and improvements in target psoriasis lesions.

Nên nhớ rằng ở phần này tác giả chỉ mô tả những biến có liên quan đến bài báo, chứ không phải mô tả tất cả những biến đã được thu thập trong công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như nếu bài báo chỉ nói về mật độ xương, thì tác giả không cần phải nói đến gãy xương (vì hai biến này rất khác nhau). Nguyên tắc là: chỉ mô tả những gì có liên quan đến phần kết quả.

Cỡ mẫu (Sample Size). Cỡ mẫu là một yếu tố rất quan trọng trong một nghiên cứu lâm sàng. Thông thường, các nghiên cứu randomized controlled trial (RCT) phải có một câu văn mô tả cách tính cỡ mẫu. Không phải là công thức tính (như tôi thấy nhiều bài báo ở Việt Nam), mà là những giả định đằng sau cách tính. Điều này quan trọng, vì qua giả định, người đọc có thể đánh giá khả năng mà công trình nghiên cứu có thể giải quyết câu hỏi đặt ra trong phần dẫn nhập.

Ví dụ: We consider that the incidence of symptomatic deep venous thrombosis or pulmonary embolism or death would be 4% in the placebo group and 1.5% in the ardeparin sodium group. Based on 0.9 power to detect a significant difference (p 0.05, two-sided), 976 patients were required for each study group. To compensate for nonevaluable patients, we planned to enroll 1000 patients in each group.

Ngẫu nhiên hóa (Randomization). Trong các công trình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled trial hay RCT), bệnh nhân thường được phân nhóm một cách ngẫu nhiên. Có nhiều cách phân nhóm bằng máy tính và thuật toán, cho nên tác giả có trách nhiệm phải mô tả rõ phương pháp phân nhóm để người đọc có thế đánh giá chất lượng của nghiên cứu. Nếu cách phân nhóm có hiệu quả thì kết quả thường cho thấy các nhóm rất tương đương về các đặc tính lâm sàng. Một ví dụ về cách mô tả phương pháp phân nhóm có thể thấy trong đoạn văn sau đây: “Women had an equal probability of assignment to the groups. The randomization code was developed using a computer random number generator to select random permuted blocks. The block lengths were 4, 8, and 10 varied randomly.”

Mật hóa (còn gọi là Blinding). Trong các công trình RCT, có khi cả bác sĩ điều trị và bệnh nhân đều không biết bệnh nhân mình (hay mình) nằm trong nhóm nào của nghiên cứu. Đây là một biện pháp nhằm tăng tính khách quan khi đánh giá hiệu quả của can thiệp. Cũng như ngẫu nhiên hóa có thể thực hiện bằng nhiều thuật toán, cách mật hóa cũng có thể thực hiện bằng nhiều “thủ thuật”. Cách mô tả thủ thuật đó có thể tìm thấy trong đoạn văn sau đây:: “All study personnel and participants were blinded to treatment assignment for the duration of the study. Only the study statisticians and the data monitoring committee saw unblinded data but none had any contact with study participants.”

Phân tích dữ liệu (Data Analysis). Thiết kế và phân tích các nghiên cứu lâm sàng đều cần đến các phương pháp thống kê. Do đó, phần này tuy là phần cuối trong phần phương pháp của bài báo khoa học, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng. Tôi từng phục vụ trong ban biên tập và thấy rất nhiều bài báo và công trình nghiên cứu rất tốt nhưng vì phân tích sai nên đành phải từ chối. Con số bài báo bị từ chối vì phân tích sai có khi lên đến 50% (như với tập san JAMA chẳng hạn). Do đó, trong phần phân tích, tác giả phải phát biểu cho được biến phụ thuộc (hay endpoints hoặc outcome) là gì, biến độc lập (hay risk factors hoặc covariates) là gì, và định nghĩa rõ ràng các biến này được xử lí ra sao. Nếu số liệu đã qua hoán chuyển thì tác giả phải giải thích tại sao. Vì có nhiều phương pháp phân tích số liệu và kiểm định giả thuyết, nên tác giả còn phải giải thích tại sao đã chọn phương pháp A mà không là phương pháp B. Đôi khi tác giả cũng phải nói ra đã dùng software nào cho phân tích. (Nhớ đừng “khoe” software phân tích mà cơ quan hay cá nhân đã “tậu” một cách bất hợp pháp!)

Ví dụ về cách viết đoạn văn này như sau: “All data analysis was carried out according to a pre-established analysis plan. Proportions were compared by using Chi-squared tests with continuity correction or Fisher's exact test when appropriate. Multivariate analyses were conducted with logistic regression. The durations of episodes and signs of disease were compared by using proportional hazards regression. Mean serum retinol concentrations were compared by t-test and analysis of covariance ... Two-sided significance tests were used throughout. The analysis was performed with the SAS system (SAS Institute, Inc, Cary, NC, USA.”

Nói chung, phần Phương pháp thường dài gấp 2 hay 3 lần phần Dẫn nhập. Sẽ không có vấn đề gì nếu tác giả mô tả phần Phương pháp một cách chi tiết, vì nếu tập san thấy không cần thiết thì họ sẽ cắt bỏ hay đưa vào phần phụ chú (appendix). Nhưng sẽ là vấn đề nếu tác giả cố tình mô tả phần Phương pháp một cách mù mờ và vắn tắt, bởi vì người duyệt bài sẽ nghĩ tác giả hoặc là muốn dấu diếm vấn đề hoặc là thiếu thành thật! Xin nhắc lại rằng gần 70% bài báo khoa học bị từ chối là do phương pháp không đúng hay mô tả không đầy đủ. Vì thế, tác giả cần phải hết sức thận trọng trong phần mô tả Phương pháp nghiên cứu, làm sao nói cho được là “what did you do” (bạn đã làm gì trong nghiên cứu này).

Trong các phần kế tiếp, tôi sẽ chỉ cách viết phần kết quả và mô tả các dữ liệu. Thể theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, tôi cũng sẽ cố gắng chỉ ra những chữ, câu văn, những đoạn văn quen thuộc trong cách viết một bài báo khoa học. Tôi nghĩ những chữ, câu văn và đoạn văn đặc thù này sẽ rất có ích cho các bạn đang muốn hay trong quá trình “phải có danh gì với núi sông” (tức là công bố cho được một vài bài báo khoa học để lưu danh cùng hậu thế :-)).

Friday, June 25, 2010

CHỮA BỆNH BẰNG QUẾ VÀ MẬT ONG


 Theo bài đăng trên tạp chí "Tin tức thế giới hàng tuần" – Weekly World News – ngày 17-1-1995 xuất bản tại Canada, đã liệt kê một số các chứng bệnh được chữa khỏi (cured) bởi hỗn hợp mật ong và bột quế, được các nhà khoa học Phương Tây nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến ra công chúng. Theo họ thì mật ong đã được khắp thế giới biết và được xử dụng như là 1 loại dược chất sinh học (Vital medicine) từ nhiều thế kỷ trước. Ngày nay, qua khảo sát và nghiên cứu kiểm chứng, các khoa học gia đã nhận thấy và chấp nhận mật ong là 1 loại dược chất chữa được nhiều chứng bệnh. 
 
  Ðiểm đặc biệt là mật ong không có phản ứng phụ đối với bất cứ căn bệnh nào. Trong đó người ta cho biết, dù mật ong tuy vị ngọt, nhưng nếu dùng với liều lượng vừa phải như là 1 loại dược chất, nó cũng sẽ không gây ảnh hưởng nguy hại cho người tiểu đường. 
  Liều lượng và cách xử dụng được hưởng dẫn như sau: 
 
1/- Ðau khớp xương. 
   
 a-1 phần mật ong, 2 phần nước ấm, 1 muỗng café bột quế. Trộn lại thành 1 hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên chỗ đau nhức và thoa chầm chậm, nhè nhẹ. Cơn đau sẽ giảm nhẹ sau vài phút. 
    b- Người ta cũng có thể pha 2 muỗng café mật ong 1 muỗng café bột quế trong 1 ly nước nóng, uống đều đặn hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối có thể giúp cho những người bị đau khớp xương kinh niên thoát khỏi các cơn đau. 
  Trong một công cuộc nghiên cứu tại Ðại Học Copenhagen người ta đã ghi nhận rằng: các BS khi điều trị các bệnh nhân bị đau nhức với 1 hỗn hợp gồm: 1 muỗng mật ong và 1/2 muỗng café bột quế vào bữa điểm tâm, sau 1 tuần lễ, kết quả 200 người được điều trị 73 người đã hoàn toàn hết đau, và sau 1 tháng được chữa trị hầu hết các bệnh  
 
2/- Cao mỡ trong máu (High cholesterol) . 
 
  2 muỗng soup mật ong, 3 muỗng café bột quế, 16 ounce nước trà. Quậy đều để cho người bị cao mỡ trong máu uống, sau 2 giờ, đo lượng Cholesterol trong máu người ta thấy giảm xuống 10%. 
- Cũng theo tài liệu của tạp chí Weekly World News thì nếu người bị cao Cholesterol dùng mật ong nguyên chất với thực phẩm hàng ngày có thể giảm lượng cholesterol đáng kể. 
- Ðối với người bị đau khớp xương kinh niên, nếu uống theo công thức trên, 3 lần trong 1 ngày thì ngoài giảm bớt đau nhức khớp xương ra còn giảm được Cholesterol trong máu nữa. 
3/- Bệnh về tim mạch (Heart diseases). 
  
Trộn mật ong và bột quế sền sệt rồi quết lên bánh mì thay cho mứt trái cây (Jelly-jam) dùng cho bữa điểm tâm mỗi sáng. Nếu ăn đều đặn như thế có thể làm giảm lượng Cholesterol trong các mạch máu, điều nầy giúp cho các bệnh nhân bị bệnh tim mạch tránh được chứng đột qụy (heart attack). 
  Nếu những ai đã từng bị đột qụy rồi thì có thể tránh xa được cơn đột qụy kết tiếp, khi tiếp tục ăn điểm tâm như kể trên. 
 
4/- Tăng cường hệ thống miễn nhiễm  
(Immune system). 
  Nếu dùng mật ong và bột quế hàng ngày sẽ giúp cho hệ thống miễn nhiễm được tăng mạnh thêm và giúp bảo vệ cho cơ thể khó bị vi trùng và siêu vi khuẩn tấn công. 
 Xử dụng mật ong đều đặn sẽ giúp cho bạch huyết cầu tăng thêm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi trùng và siêu vi khuẩn trong các mấm bệnh. 
 
5/- Nhiễm trùng đường tiểu (Bladder infection) Bàng quang. 
  
Lấy 2 muỗng canh bột quế, 1 muỗng café mật ong, 1 ly nước ấm. Quậy đều rồi uống cạn sẽ tiêu điệt được các vi trùng (Germ) mầm bệnh trong bàng quan. 
 
6/- Nhức răng (Toothache). 
 
Dùng 5 muỗng café mật ong, 1 muỗng café bột quế trộn lại với nhau thành hợp chất sền sệt rồi đắp lên chỗ răng đau. Làm như vậy 3 lần trong 1 ngày cho đến khi răng không còn đau nữa. 
 
7/- Cúm (Influenza). 
  
Một khoa học gia tại Tây Ban Nha (Spain) đã chứng minh rằng, trong mật ong có chứa 1 chất thiên nhiên có khả năng tiêu diệt được các mầm siêu vi của bệnh cảm cúm giúp cho người ta khỏi bị cúm (Flu). 
 
8/- Cảm lạnh (Colds). 
  
Ðối với những người bị cảm lạnh thường hay cảm nặng có thể dùng:  
  1 muỗng canh mật ong hâm ấm lên (Warm) và 1/4 muỗng café bột quế. Dùng liên tục trong vòng 3 ngày thì có thể chữa lành được các chứng ho kinh niên, và cảm lạnh cũng như chảy nước mũi cũng ngưng lại. 
 
9/- Các chứng về tiêu hóa – Bao tử. 
 
 a- Bao tử khó chịu (Upset stomach): Mật ong và bột quế có thể chữa lành bệnh đau bao tử cũng như trị tận gốc bệnh bao tử. 
  b- Bao tử đầy hơi (Gas): Theo những nghiên cứu đã thực hiện tại Nhật Bản và Ấn Ðộ cho thấy, mật ong và bột quế đã làm hết bị đầy hơi trong bao tử. 
  c- Bột quế được trộn chung với 2 muỗng canh mật ong dùng trước khi tham dự 1 bữa ăn thịnh soạn nhiều thịt thà sẽ giúp cho người ta tiêu hóa được các bữa ăn đó dễ dàng. 
 
10/ Mệt mỏi (Fatigue). 
  
Các nghiên cứu thấy rằng, chất ngọt trong mật ong giúp cơ thể con người tốt hơn là làm hại. Cho nên những người cao niên dùng mật ong và bột quế với tỉ lệ bằng nhau giúp cho họ dẻo dai và tinh tường hơn.  
  Theo BS Milton sau khi đã nghiên cứu nói rằng: Khi người ta cảm thấy sự sinh động của mình bắt đầu suy giảm, hãy dùng hằng ngày, sau khi đánh răng vào buổi sáng và khoảng lúc 3 giờ chiều, 1 ly nước ấm trong đó pha 1/2 muỗng canh mật ong ngoáy đều với 1 muỗng café bột quế. Kết quả sẽ thấy sự sinh động của mình lên trở lại trong vòng 1 tuần lễ. 
 
11/- Kéo dài tuổi thọ (Longivety). 
  
Khi uống nước trà pha với mật ong và bột quế đều đặn mỗi ngày, người ta có thể làm chậm sự lão hóa, kéo dài thêm tuổi thọ, theo công thức như sau: 4 muỗng mật ong, 1 muỗng bột quế bỏ vào 1 bình trong đó có 3 ly nước rồi đem đun sôi lên như người ta pha nước trà. 
  Cách dùng: Mỗi lần uống 1/4 ly, mỗi ngày 3 hay 4 lần. Kết quả tốt sẽ thấy là da dẻ hồng hào tươi trẻ, mịn màng. Thực thế tôi quen biết 1 vị cao niên tên là Cụ Mai Phương 86t, đã áp dụng phương pháp nầy hơn 20 năm nay. Cách uống là thêm vài giọt chanh vào ly nước trước khi uống, sức khỏe rất tốt. 
 
12/- Giảm cân, chống béo mập (Weight loss). 
 
Hàng ngày 1/2 giờ trước khi ăn điểm tâm lúc bụng đói và 1/2 giờ trước khi đi ngủ hãy uống 1 lý nước đun sôi có pha 1 muỗng mật ong và 1 muỗng café bột quế. Nếu uống như vậy đều đặn hàng ngày thì ngay cả người bị béo phì cũng giảm chậm sự tích tụ chất béo trong cơ thê, và có hiệu quả ngay đối với người ăn các loại thực phẩm có nhiều Calories trong bữa ăn hàng ngày. 
  
 
13/- Da bị nhiễm trùng (Skin infection). 
  
Khi da bị lát đồng tiền (Ring worm) và các loại nhiễm trùng da có thể chữa trị bằng cách đắp lên vùng da bị nhiễm trùng 1 hỗn hợp trộn mật ong và bột quế với phân lượng bằng nhau. 
 
14/- Trị mụn (Pimples). 
  
Với công thức 3 muỗng canh mật ong và 1 muỗng café bột quế trộn lại sền sệt bôi lên các mụn trước khi đi ngủ, sáng hôm sau rửa mặt bằng nước ấm. Làm như thế trong vòng 2 tuần lễ thì các mụn sẽ đưọc trị tận gốc. 
 
15/- Trị hôi miệng (Bad breath). 
 
Ðể trị hôi miệng, hơi thở được thơm tho, những người dân tại vùng Nam Mỹ (South America) đã làm việc đầu tiên vào buổi sáng là súc miệng với 1 ly nước nóng có pha vơi 1 muỗng café mật ong và bột quế quậy đều. Hơi thở của họ không hôi và thơm mùi quế suốt cả ngày. 
 
16/- Giúp phục hồi thính giác bị suy giảm, điếc (Hearing loss). 
 
Hàng ngày uống đều đặn vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ 1 ly nước ấm có pha mật ong và bột quế với phân lượng bằng nhau, sẽ phục hồi lại tình trạng thính giác (tai) bị điếc, nghễnh ngãng. 
 
17/- Rụng tóc và hói đầu (Hair loss & Baldness). 
Những người bị rụng tóc hay hói đầu có thể dùng phương cách sau đây:  
 Lấy 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng café bột quế trộn với dầu Olive thành 1 hỗn hợp rồi bôi lên đầu khoảng 15 phút, sau đó đi tắm và gội đầu. Kết quả ghi nhận là rất có hiệu quả, ngay cả khi đi tắm và gội đầu 5 phút sau khi bôi. 
  Ngoài ra bài báo còn nói đến hiệu quả tốt đẹp của việc xử dụng hỗn hợp mật ong và bột quế trong các trường hợp bị vô sinh (Infertility) và bệnh ung thư (Cancer). 
 
18/- Vô sinh (Infertility) 
- Yunami & Ayurredic đã dùng mật ong từ lâu trong Y Học để giúp cho tinh dịch của người Nam (Male) được tăng thêm sức mạnh của nó. 
- Người ta cũng ghi nhận người đàn ông bị bất lực, nếu uống 2 muỗng canh mật ong mỗi ngày trước khi đi ngủ thì tình trạng bất lực có thể được giải quyết tốt đẹp. 
- Tại Trung Hoa, Nhật Bản và một số các nước vùng Viễn Ðông, đối với các phụ nữ không thể đậu thai từ nhiều thế kỷ trước, đã được khuyên dùng bột quế để giúp cho buồng trứng và tử cung cải thiện dễ thụ tinh, mang bầu. 
- Các phụ nữ không thể có bầu thì có thể dùng 1 Pinch bột quế hòa với 1/2 muỗng café mật ong, rồi ngậm trong miệng thường xuyên suốt ngày. 2 thứ nầy được trộn lẫn với nước bọt trong miệng rồi từ từ ngấm vào cơ thể để mang lại thuận lợi cho người phụ nữ đậu thai. 
  Người ta đã ghi nhận 1 cặp vợ chồng tại tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ; cưới nhau 14 năm không có con và họ gần như  tuyệt vọng... Nhưng khi được mách bảo phương các dùng mật ong và bột quế, 2 vợ chồng đã cùng áp dụng phương pháp trên; chỉ vài tháng sau ngườ vợ đã mang thai và sinh đôi với 2 đứa con khỏe mạnh bình thường. 
 
19/- Ðối với bệnh ung thư (Cancer). 
  
Những nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản và Úc Châu đã ghi nhận tình trạng ung thư bao tử và ung thư xương đang phát tác, đã được điều trị 1 cách hiệu quả bằng mật ong và quế. Sau khi những bệnh nhân đang mắc phải ung thư bao tử và xương dùng như sau: Uống 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng café bột quế trộn đều, mỗi ngày 3 lần liên tiếp trong 1 tháng. 
  Phần cuối của tài liệu ghi chú:  
  Những ai đã có được các kết quả tốt từ tài liệu nầy, hãy truyền tay lại cho những người khác để cùng nhau hưởng lợi ích của Quế và Mật ong. 
(Beatrice Dexter, "Cinnamon and Honey" Weekly World News, Canada, Jan-17-95)
(Page 8-9)

Thursday, June 24, 2010

Ăn rau muống,nhớ gốc Man Việt

Lê Phạm Trung Dung

Cây rau muống xuất hiện rất nhiều trong ca dao ,nói lên tình thắm thiết người Việt Nam dành cho loại thực vật nầy.Thật vậy dù xa quê hương ,chúng ta lúc nào cũng nhớ về cây rau Muống

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ ao rau muống
nhớ cà dầm tương

Con gái chưa chồng ,ăn canh rau muống nấu tôm,thấy mát lòng,mát dạ,động xuân tình:

Rau muống mẹ nấu canh tôm,
Con ăn mát dạ đêm hôm đòi chồng :oops:

Người con gái sống vui vầy trong hạnh phúc gia đình , tự lực tự cường dù nghèo sống bằng rau muống

Nhà em có vại cà đầy,
Có ao rau muống,có đầy chum tương.

Dầu không mỹ vị cao lương,
Trên thờ cha mẹ,dưới nhường anh em.

Một nhà vui vẻ êm đềm

Đói no tùy cảnh,không thèm lụy ai
Còn trời ,còn đó, còn đây,
Còn ao rau muống,còn đầy chum tương" :lol:

Muốn nấu canh ngọt,phải ngắt những ngọn non:

Ốc bực mình ốc,ốc vặn ốc vẹo.
Bèo bực mình bèo,lênh đênh mặt nước.
Nước bực mình nước,tát cạn cấy khoai.
Khoai bực mình khoai,đào lên cấy muống.
Muống bực mình muống,ngắt ngọn nấu canh.
Anh bực mình anh,Vợ con chưa có.
Đêm nằm vò vò,một xó giường không,
Hỏi giường có bực mình không hởi giường? 8)

Ở Việt Nam,rau muống trồng từ đầu mùa xuân:

Cuối thu,trồng cải ,trồng cần
Ăn rong sáu tháng,cuối xuân thì tàn.
Bây giờ rau muống đã lan,
Lại ăn cho đến thu tàn thì thôi

Rau muống tháng chin già,cỗi rất sơ dai vì tàn cuối thu:"Rau muống tháng chin,nàng dâu nhượng mẹ chồng ăn:(

Muốn chọn rau ngon "Mua bầu xem cuống,mua muống xem lá,mua cá xem mang" và rau muống ngon nhất:

"Cua Phụng Pháp.Rau muống Hiên Ngang"

Cây rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatic Forsk,
thuộc họ dây bò,quấn(Convolvulacea),
bà con với cây khoai lang thuộc họ bìm bìm Ipomoea batatas.
Bìm bìm có tên khoa học là Ipomoea bimbim lấy theo tên Việt Nam. :roll:

Cây rau muống có cọng xanh dùng làm rau ăn nhưng cũng có loại cọng tím gọi là rau muống tía.Cây rau muống có rễ lan,lá có đáy cụt tròn bầu,hình trái tim,hình mũi tên,hình mũi mác,thùy lá nở rộng hay thon hẹp,cuống hoa có một hay vài hoa hình phễu dài 3 đến 5 cm,màu trằng hoặc màu hoa cà(nữa hồng nữa lam),tím nhiều ở giữa hoa,cánh ngoài láng,thuôn hình noãn.Hoa có nhụy đực,nhụy cái,bầu noãn có hai bao noãn hình quả trứng dài 8 đén 10 mm,hột có lông hay không.

Khuất Nguyên (340 -277 trước Công nguyên) , đại công thần nước Sở,một nước thuộc đại tộc Việt là người đầu tiên nhắc đến rau muống trong trường ca Ly Tao.Khuất Nguyên lúc bị biếm chức bởi bọn nịnh thần,bỏ nước Sở về Động Đình Hồ ,cái nôi của đại tộc Việt,thu thập tất cả các bài phong dao,các bài dân ca,hát ru,hát chầu văn,hát hò,hát chèo đò… rồi san định lại thành Sở Từ Ca và trường ca Ly Tao.

Cốt dư nhược tương bất cập hề.
Khủng niên tuế chi bất ngô dữ.
Triêu khiến phê chi mộc lan hề.
Tịch lãm châu chi túc mãng
"

Có nghĩa là :

Ta như kẻ trên đường hoảng hốt.
Sợ tháng năm hun hút mau trôi.
Mộc Lan sớm cắt trên đồi.
Chiều tà túc mãng hái nơi cạnh dòng

Rau muống được Khuất Nguyên gọi là Túc Mãng :roll:

Vì cọng rau muống rỗng cho nên người Trung Hoa còn gọi là Không Tâm Thái.Thái là rau,rau ruột rỗng.Không tâm thái xuất hiện trong câu chuyện Tỷ Can,sau khi bị Đắc Kỷ moi tim,trên đường đi gặp người bán rau ,mới hỏi rau đó có tên gì? khi được trả lời là rau không tim,Tỷ Can lăn đùng ra chết.

Trong Vân Đài loại ngữ,Lê Quí Đôn có cho biết:
Sách Thảo mộc trạng nói :Úng Thái (rau muống) tính lạnh vị ngọt,người Nam lấy cỏ,rau làm bè thưa để lỗ nhỏ,thả trên mặt nước,rồi trồng úng thái lên trên bè,bè nổi lênh đênh như bèo…Ấy là một thứ rau của phương Nam

Sách Quảng Đông tân ngữ có chép:"Ở Quảng Châu,cứ 10 khu hố thì ba khu thả cá,3 khu thả sen,sung ,ấu,4 khu làm ruộng trồng úng thái,làm bè thả xuống nước.Bè theo nước mà lên xuống gọi là phù điền(ruộng nổi)Rau đó tục gọi là rau muống(Mộng Thái),giải các thứ độc nên cả nước,nhà nào cũng trồng để ăn.

Trong Ức Trai Thi Tập,Nguyễn Trãi cũng có nhắc đến rau muống trong bài thơ Ký Hữu (Gởi Bạn)

Bình sinh thế lộ thán truân chiên .
Vạn sự duy ưng phó lão thiên .

Thốn thiệt đản tồn không tự tín
Nhất hàn như cố diệc kham liên .
Quang âm thúc hốt thời nan tái .
Khách xá thê lương dạ tự niên
Thập tải độc thư bần đáo cốt .
Bàn duy mục túc tọa vô chiên

Bài dịch của học giả Đào Duy Anh

Bình sinh vất vả ngán đường đời.
Muôn việc đành nên phó mặc trời.

Tấc lưỡi hãy còn,ăn nói được
Chiếc thân vẫn khó xót thương thôi.
Bóng xuân thấm thoát thì khôn kéo.
Quán khách lạnh lùng đêm quá dài
Đọc sách mười năm mà kiết xác.
Ăn tràn rau muống chẵng chiên ngồi.

Bài dịch của cụ Lê Cao Phan

Biết bao gian khổ suốt đường đời.
Vạn sự đành cam phó mặc trời.

Tấc lưỡi tự tin mong giữ được.
Cảnh nghèo khó giảm đáng thương ôi.
Ngày mau tháng lụn khôn lùi lại.
Quán lạnh đêm thâu cứ thấy dài
Đèn sách mười năm nghèo kiệt xác.
Cơm toàn rau ráng,đệm đâu ngồi

Cụ Lê Cao Phan dịch MỤC TÚC là rau ráng ,học giả Đào Duy Anh dịch là Rau muống. Rau muống có nhiều tên Túc Mãng theo Khuất Nguyên,Mộng Thái theo cách gọi của người Quảng Châu,Mục Túc theo Nguyễn Trãi.Như vậy rau muống là rau mục,rau mộng,rau mãng mà Trung Hoa ở phương Bắc đất khô và lạnh nên không có rau muống như sách Thảo Mộc Trạng có nói rõ rau muống là thứ rau của phương Nam .Do đó mục,mãng,mộng các từ Hán Việt đều phiên âm từ Việt ngữ.Muống ,Mãng,mộng biến âm với Mang hay Man.Rau muống là rau Man,Mang của tộc Man ở phương Nam mà người Tàu trước đây gọi là Nam Man :(
Chữ Man ở đây thường được hiểu nghĩa là man di,mọi rợ.một cách lệch lạc.Trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị , Huỳnh Tịnh Của có ghi Mang,Mâng,Mưng là hừng sáng,hừng rạng,mâng đông là rạng đông.Nói tóm lại rau muống là rau hừng rạng,rau ánh sáng bình minh,rau rạng ngời của đại tộc Man Việt:roll:

Người Âu Châu không có rau muống nên khi phiên dịch phải theo qui luật phiên âm hay dịch nghĩa của tên địa phương gốc.Do đó khi dịch cây rau muống là water morning Glory ,người Âu Châu đã xác định chữ muống có etymology ngữ nguyên Man là morning glory tức là hừng rạng. Morning Glory trong tiếng Nhật dịch làASAGAO triêu nhan :khuông mặt ban ngày.Người Trung Hoa thường xuyên tạc lịch sử như dân Nhật là con cháu những người Tần Thủy Hoàng sai đi tìm thuốc Trường Sinh.
Dấu tích Việt của Nhật là Việt Tiền,Việt Trung,Việt Hậu trên mọi chặng đường Bắc tiến.Chữ Việt bộ Tẩu giống chữ Việt trong Việt Nam.Tỉnh Niigata của Nhật nổi tiếng có nhiều gái đẹp như Tây Thi gái nước Việt có điệu vũ dân tộc ,truyền thống mang tên vũ điệu sư tử của Việt Hậu. :roll:

Trong kinh Xuân Thu,Khổng Tử đã ghi chép bao nhiêu chuyện về dân tộc Hán du mục như trường hợp cha giết con,con giết cha,cha cướp vợ của con,con cướp vợ của cha,anh chị em dâm loạn với nhau,bề tôi giết chúa..Nhưng trong sách Trung DungKhổng Tử viết như sau:"Độ lượng bao dung,ôn hòa giáo hóa,không báo thù kẻ vô đạo,đó là sức mạnh của phương Nam,người quân tử ở đấy.! Mặc áo giáp cưỡi ngựa,xông pha giáo mác,đến chết không chán,đó là sức mạnh của phương Bắc.Kẻ cường đạo ở đó." Chính sử gia nổi tiếng Tư Mã Thiên cũng đã công nhận sự thật là "Việt tuy gọi là Man Di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy" .Đọc những câu trên của hai nhân vật lịch sử Trung Quốc chúng ta có thể suy luận từ chữ muống ra chữ Hán là Man có nghĩa là Bừng Sáng,Hừng Sáng.Chính chữ Muống trong cây rau Muống là bằng chứng hùng hồn về nền văn minh nông nghiệp Lạc Việt có trước nền văn minh Hán.Người Trung Hoa cũng như Pháp sau nấy chiếm được đất nước chúng ta bằng võ lực rồi lên mặt giáo hóa.

Các bạn xem phim võ hiệp Tàu thấy mấy tay hão hán vào quán trọ gọi món ăn đâu phải cơm mà là bánh bao.
Rau muống ăn sống thường là rau muống chẻ,chẻ làm tư,làm tám hay ăn nguyên cả cọng.
Ăn bún chả Hà Nội hay bún riêu phải có rau muồng chẻ nhỏ ngâm nước,xoắn tít lại,ăn nhai dòn tan mới thưởng thức hết cái ngon.Rau muống làm nộm với giá luộc,thịt ba chỉ thái nhỏ,mè ,chanh,rau kinh giới và nhất là rau rút.
Salad rau muống
 trộn dầu,thịt bò,cà chua cắt nhỏ,dấm.Rau muống xào xuông với mắm ruốc,tỏi ớt,thịt,cá,mực rất ngon miệng.
Ở Thái Lan có món rau muống xào rất cay,cứ một cọng rau muống có một trái ớt hiểm.
Ở Nam Dương còn có thêm vị cay của nghệ saffron và những gia vị khác.
Ở đồng bằng Nam Bộ có món muối dưa rau muống dòn tan,ăn rất ngon.
Dân quê miền Trung ăn rau muống sống nguyên cọng với cá thịt cuốn với bánh trán giống như ăn gỏi cuốn.

Rau muống còn được xem là loại cỏ thuốc vì có những chủ trị chính :trị sốt nóng,đau nhức,trị sưng,thông máu,êm dịu thần kinh đó là những đặc tính củaASPIRIN.Kết quả nghiên cứu về cây rau muống thực hiện ở Nam Dương do Nhật Bản bảo trợ công bố rau muống chứa những hoạt chất ngăn cản sự tổng hợpPROSTAGLANDINS, chất gây ra đau nhức. :roll:

Trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương ,Đào Duy Anh đã viết "Sức làm việc khó nhọc,nhất là người miền Bắc,thì ít dân tộc bì kịp". Dân miền Bắc được mệnh danh Bắc Kỳ rau muống,phải chăng rau muống là một liều thuốc aspirin giúp họ lâm việc không đau nhức thân thể và tinh thần không mệt mỏi? Tôi hoàn toàn đồng ý ở điểm nầy.Dân Bắc Kỳ rau muống ,ăn cá rô cây là giống người chịu đựng,chịu cực,chịu khổ không dân tộc Á Châu nào sánh bằng ngay cả Nhật.

Trước khi xảy ra trận hải chiến ở eo Đối Mã (1905),một thiếu tá Nhật đi công tác ở Hà Nội có viết "Người Việt Nam lanh lợi chuyện nhỏ nhưng ngu đần trong chuyện lớn:(người nầy sau lên cấp tướng.Eo Đối Mã giống như miệng chai rượu nên hạm đội Nga lọt vào đây hết cục cựa bị tiêu diệt bởi hạm đội Nhật.Pháp chiếm Việt Nam vì ông cha chúng ta vốn là những nông dân hiền hòa,càng nghĩ lại vận nước càng thương ông cha chúng ta.Người Nhật theo quân sự đi gây hận thù với các dân tộc  châu vồn sống băng nghề trồng lúa hiền hòa như ông cha dân Nhật chẵng lẻ họ khôn ngoan hay sao? Dân Á Châu nước nào cũng ghét Nhật.

Nông dân Nhật hiện nay dù có máy móc cận đại nhưng đời sống vẫn vất vả.Tháng nầy ,tháng 5 bắt đầu trồng lúa ,tháng mười thu hoạch ,sau đó họ phải đi làm mấy công việc xây cất trên khắp nước Nhật để có tiền sinh kế cho gia đình .Nữa năm ở nhà làm ruộng,nữa năm đi làm phương xa .Tôi sống ở Nhật lâu nên hiểu thấm thía câu tục ngữ của Nhật BIMBÔ HIMANASHI nghèo không có thì giờ rảnh.Sau đệ nhị thế chiến vì đói khổ,Nhật phải cho di đân,chỉ có các nước Trung Nam Mỹ nhận.Các nước Đông Nam Á nhận cả trăm ngàn người Việt vì gánh nặng kinh tế họ buộc lòng phải xua đuổi chứ không thù hận người Việt mình.

Người Nhật chỉ có chỗ đáng phục duy nhất là ngày ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh trên chiến hạm Missour, Tojo Hideki ,tổng tư lệnh quân đội Nhật khi nghe Mac Arthur tuyên bố sẽ chia đôi nước Nhật như Đức đã quì lạy, xin Mac Arthur đừng chia cắt Nhật và cầu xin số phận nước Nhật chỉ giao cho Mỹ.Dân Nhật ngày nay còn nhớ ơn Tojo Hideki qua chuyện quì lạy trước mặt Mac Arthur. Hàn Tín lúc còn nghèo đã chui qua háng tên bán thịt ngoài chợ đâu có ý nghĩa gì so với cái quì lạy của Tojo,tổng tư lệnh đạo quân mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. :roll:

Tóm lại rau muống là một loại rau đặc biệt của đại tộc Việt,của Lạc Việt sông nước,thuộc nền văn minh và văn hóa riêng biệt Động Đình Hồ trồng lúa nước,giỏi về sông nước,đánh cá,ăm cá mắm.Rau muống nuôi dưỡng tầng lớp lao động thanh bần của đại tộc Việt.Lớp người áo vải rau muống ,tương cà nầy là thành phần nồng cốt đã dựng nước,giữ nước từ mấy ngàn năm nay

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ ao rau muống ,nhớ cà dầm tương

Lê Phạm Trung Dung

http://truongleslauriers.wordpress.com/2008/05/04/an-rau-muong-nho-goc-man-viet/