Thursday, November 18, 2010

GS Đặng Phong nói chuyện với các bạn trẻ


- Trong vai trò là một nhà nghiên cứu về lịch sử kinh tế, GS nhận thấy điểm nổi trội nhất của tư duy kinh tế Việt Nam là gì?


Hôm nay tôi nói chuyện với các bạn trẻ tức là tôi nói với tôi 50 năm về trước. Khi nói chuyện với các bạn trẻ thì tôi nhớ lại rằng khi tôi 20 tuổi, tôi nghĩ như thế nào, tình cờ theo cách gì, tôi đọc sách báo, nghe thầy/cô giảng thì tôi nghĩ gì? Hôm nay có một bước lùi 50 năm của đời tôi, nói chuyện với các bạn khiến tôi phải hình dung như tôi nói với chính tôi trước đây 50 năm. Nói như thế thì mình khởi đầu hơi xa một chút, bởi nếu không thế các bạn trẻ sẽ không hiểu được khi đọc cuốn "Tư duy kinh tế" của tôi. Những người lớn hiểu, các bạn trẻ tôi chắc sẽ chưa hiểu được mục đích là tại sao thế hệ trước lại có nhiều cái huý kỵ như thế, lại sùng bái một số lý thuyết như kế hoạch hoá tập trung, công hữu xã hội chủ nghĩa, tại sao các cụ già mình lẩm cẩm thế, các bạn sẽ đặt câu hỏi là công xã mình tồi quá nhỉ? Tôi muốn nói để các bạn hiểu thế hệ đó không tồi và nếu không có người giải thích, các bạn trẻ sẽ hiểu mấy ông già này cuồng tín quá. 

Phải trở lại với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc; năm 1945, người Pháp đô hộ Việt Nam một cách tàn bạo vô nhân đạo khiến nền kinh tế của ta gần như không phát triển, chỉ có cướp bóc và cướp bóc. 80 năm để cho dân nước ta mù chữ, để dân phải đói khát, thiếu thốn, rách rưới, một năm giỏi lắm được 3 tháng ăn cơm còn lại ăn cháo, ăn sắn, ăn ngô… Cái nền thống trị của thực dân Pháp mà để cho nền kinh tế Việt Nam như thế à? Tuy nhiên, có như thế mới nảy sinh ra Nguyễn Ái Quốc, mới có những chàng thanh niên tuấn tú, kiên cường đi tìm con đường để giải phóng đất nước. Nếu nước Pháp đối xử với Việt Nam như bây giờ thì ai đi giải phóng đất nước làm gì. Và trong cái bế tắc ấy thì rất nhiều người đi tìm các con đường khác nhau. Phong trào Cần Vương là muốn khôi phục lại triều đại phong kiến, hay phong trào Duy Tân thì muốn học Tây, học Nhật cũng đều không thành công. Rồi đến Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học đi kiếm mấy khẩu súng sau đó định đi cướp đồn địch, vẫn không có kết quả.

Có một đội ngũ duy nhất, đông đảo tài giỏi nhất đi tìm đến với chủ nghĩa Mác-Liên Xô, đó là con đường giải phóng Việt Nam. Tôi muốn nói kỹ về việc đó để các bạn trẻ hiểu rằng, thế hệ đó không dại dột. Đó là lớp người thông minh và kiên cường nhất Việt Nam thời kỳ đó. Và sự lựa chọn hữu ý ấy có cái lý của nó. Liên Xô khi đó đánh bại phát xít Đức, trở thành một cường quốc, đó là một tấm gương. Lựa chọn Lênin, chủ nghĩa xã hội là lựa chọn của đại đa số người dân thông minh nhất Việt Nam khi đó. Tôi muốn các bạn trẻ hiểu được điều đó để kính trọng những người đi trước kể cả những sai lầm của họ. Phải hiểu những sai lầm ấy là sự trả giá cho những cái đúng. Cái cơ bản là chúng ta huy động được toàn dân để giải phóng đất nước này, dành độc lập cho nước Việt Nam. Việt Nam có thể tự hào với thế giới vì chiến thắng Điện Biên Phủ, với đại thắng mùa xuân…

Thứ hai, cũng liên quan tới các bạn, các bạn rồi cũng sẽ như tôi thì hãy cảnh giác. Có khi tuổi trẻ làm được những điều rất tốt nhưng đến một giai đoạn nào đó, tình thế đổi mới, mọi thứ khác đi mà mình vẫn dùng theo phương pháp cũ thì không được. Điều đó đã xảy ra với thế hệ của chúng tôi trước đây, tôi tin tưởng những lý thuyết đó là đúng và nó đúng, tuy nhiên trong lịch sử loài người không có bất cứ lý thuyết nào là đúng tuyệt đối với mọi thời đại cả, nó đúng ở lúc này ở chỗ này nhưng vào chỗ khác chưa chắc đúng.

Chiến thắng của chúng ta năm 1975 giúp một thế hệ rất đông trong đó có tôi nghĩ rằng mình có thể trở thành một cường quốc trên thế giới. Đi tiếp về con đường đó nhưng chúng tôi đã vấp, mô hình kinh tế đó vào thời bình không thích ứng và gây ra ách tắc như tôi đã nói. Cái ách tắc đó tôi không đổ lỗi cho riêng ai, đó là lỗi của thời đại. Có điều đáng tiếc là lúc đó chúng ta bị ám ảnh quá nhiều bởi những nguyên tắc cũ kỹ mà lẽ ra sẽ tỉnh ngộ sau 1-2 năm thì chúng ta mất 10 năm, điều đó làm chậm bước đi của chúng ta. Tôi nghĩ rằng cái đó là bài học cho thế hệ mai sau. Đến khi 30 tuổi thì chớ có nghĩ và làm như khi mình 20 tuổi mà phải làm khác đi, đừng có chủ quan và duy ý chí. Đó là một bài học giá trị.

Thứ ba, tôi muốn nói với các bạn rằng bắt đầu đổi mới kinh tế Việt Nam thì có một sự đổi mới về “nhân dụng”. Thế hệ trước chúng tôi, những người trẻ gần như không có bao nhiêu vị trí. Thế hệ mà khi những nhà lãnh đạo trong Bộ Chính trị đã 60-70 tuổi thì 40 tuổi vẫn cứ bị coi là trẻ con, trong khi ngoài 40 tuổi người ta có thể làm Tổng thống Mỹ được. Có một giai đoạn người trẻ không được trọng dụng. Tôi nhớ thời tôi có một câu hát rất thấm thía với thế hệ trẻ: Khi người ta cần già thì mình còn trẻ, khi mình còn trẻ thì người ta lại cần già. Khi người ta cần đàn bà thì mình lạ là đàn ông. Trải qua bao xuân hạ thu đông, đến khi cần trẻ thì ông đã già. Đó là cái chua chát của thế hệ chúng tôi.

Thế hệ các bạn trẻ từ sau đổi mới thì có thêm một sự đổi mới nữa về nhân lực. Có rất nhiều chuyên gia trẻ tuổi tạo dựng được một chỗ đứng do chính năng lực của họ. Trong Viện nghiên cứu của tôi ở trường ĐH có thể thấy rõ điều đó. Những em đã học ở nước ngoài về rất có bài bản, ngoại ngữ rất tốt, đọc sách rất nhiều, các cụ già trợn mắt: Ừ, thằng này giỏi, cãi nó không được. Đó là sức mạnh của các bạn, của trí tuệ và sự thật. Những thế hệ chúng tôi có học đến như thế cũng không được vì điều kiện của người ta phải là ở nhà tù Côn đảo, phải tham gia chiến tranh, phải có bao nhiêu huân huy chương cơ. Thế hệ bây giờ thì không, kiến thức là cái quyết định. Các bạn đang làm một cuộc cách mạng, từ ngày Đổi mới các bạn trẻ (mà bây giờ cũng sắp thành các cụ già rồi) đã đem lại những đóng góp rất quan trọng vào công cuộc chuyển đổi của đất nước. 

Bấy giờ giới trẻ có thể làm rất nhiều việc, tôi càng ngày càng thấy giới trẻ vượt qua mình. Tôi rất thích dùng người trẻ: Nói chuyện thì với cụ già, nhưng làm việc thì phải cùng người trẻ. Ở nhà này, trong đội ngũ của tôi, làm việc là tôi dùng người trẻ vì đem lại hiệu quả rất cao và điều quan trọng là họ không kênh kiệu về thành tích của mình. Cho nên tôi bảo, họ nghe tôi rất nghiêm chỉnh, và tôi có chỗ nào không đúng thì họ cũng sẵn sàng góp ý.

Thế hệ trẻ bây giờ có những vận hội rất lớn, các bạn không bị ngăn chặn bởi một cái hiện tượng mà tiếng Tây có nghĩa là “kính lão”. Vẫn kính lão vì các bạn đến nhà tôi, kính trọng tôi vì tôi lớn tuổi, đi xe bus ở nước ngoài thì người ta nhường ghế cho tôi. Kính theo mức ấy thôi chứ không phải là kính theo kiểu ông bảo gì tôi cũng phải nghe. Họ có suy nghĩ và quan điểm của mình, có cách giải quyết của mình. Tôi đánh giá như thê là một cách kính lão hiện đại.

Điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn là: Tuổi trẻ có cơ hội để thâu nạp cho mình rất nhiều kiến thức. Tự tìm cho mình một chỗ đứng không cần dựa giẫm vào ai, không cần xin xỏ, bon chen. Nếu thực sự có năng lực thì sẽ có chỗ đứng trong xã hội. Cái chỗ đứng là của cá nhân, điều quan trọng hơn là góp một phần nào đó cho sự phát triển của xã hội thì các bạn cũng hoàn toàn làm được. Điều tôi muốn khuyên các bạn là phải luôn biết cảnh giác với bản thân mình.

Nhiều khi nói chuyện với rất nhiều bạn trẻ tôi phải thành thật nói rằng thầy trò chúng tôi cãi nhau rất nhiều, tuổi trẻ nghĩ mọi việc đơn giản quá. Nhiều người muốn cải cách đất nước. Tôi hỏi: Em sẽ cải cách bằng cách nào thì họ im lặng. Con đường để đưa nước Việt Nam thành một quốc gia phát triển không đơn giản như các bạn nghĩ. Cải biến một xã hội không phải là quét một cái nhà, không phải là khiêng một cái bàn với mấy cái ghế, muốn chuyển biến điều đó cần có sự chuyển biến của hàng triệu triệu con người. Muốn là một chuyện, được hay không lại là chuyện khác. Muốn mà không được thì sinh ra tức tối, chán nản. Đó là điều mà tôi khuyên các bạn nên tránh. Phải kiên nhẫn và cố gắng để hiểu xã hội này. Phải nhìn xã hội như thực thể của 80 triệu con người chứ không phải đơn giản. Mình có ý kiến như thế này, người khác lại không nghĩ thế. Làm thế nào mà có thể bắt người ta theo mình được? Chính vì vậy, ngoài mở mang kiến thức các bạn còn phải suy nghĩ rất sâu sắc.

Qua quãng thời gian nghiên cứu về tư duy kinh tế Việt Nam, ông có thể vẽ lên vài nét về đặc điểm của nó?

Tư duy kinh tế ở Việt Nam thế hệ chúng tôi có thể gọi là tư duy sách vở thì đúng mà cũng không đúng, vì sách vở thời đó chẳng có bao nhiêu, toàn bộ tư duy kinh tế xoay quanh bộ Tư bản. Nếu sách vở chỉ có thế thì làm sao có kinh tế học được. Bây giờ mới thấy kinh tế học là hàng trăm bộ sách, và một bộ sách best-seller cũng chỉ tồn tại được khỏang 10 năm và sau đó lạc hậu và lại có những cuốn khác. Tư duy kinh tế (khi đó) mà cứ nằm trong bộ Tư bản luận của Mác thì không được.

- Nghĩa là chẳng có mô hình nào là hoàn hảo cả, và bắt chước là một đại họa?

Tư duy kinh tế bây giờ là một thứ kinh tế pha tạp giữa nhiều lý thuyết khác nhau. Những năm 1992-1993 thì thấy tư duy kinh tế của Nhật Bản là quan trọng nhất. Bây giờ thì Nhật Bản hỏng rồi. Một thời thì học Thái Lan nhưng bây giờ ai sang sân bay Thái Lan để học đây? Một thời học Mỹ, mê thích Mỹ lắm nhưng khi Mỹ sa lầy ở Irắc thì ai dạy Mỹ đây? Mỹ khủng hoảng và câu hỏi đặt ra là phải làm kinh tế như thế nào vì Mỹ là đầu mối của cuộc khủng hoảng. Mỹ đã từng dạy cả thế giới, vậy thì giờ Mỹ lâm hoạ, ai sẽ dạy cho Mỹ đây? 

Chúng ta đi theo sau quá nhiều nước khác nhau và đến nay thì vẫn chưa thể hình thành cho mình một hệ thống tư duy kinh tế cho chính mình. Tuy nhiên điều đó không đáng trách vì hình thành cần có thời gian, 10 năm chưa đủ. Phải có các nhà kinh tế học. Câu hỏi đặt ra là những nhà kinh tế học là ai? Họ theo định nghĩa là những người có thể đưa ra tư duy kinh tế góp phần cho sự phát triển của đất nước mình. Có một học thuyết như thế không, chúng ta tìm đi. Câu trả lời là chưa có. Chúng ta đang tìm theo cách là cứ đi sẽ đến. Như mô hình kinh tế bao cấp thời trước, bây giờ tôi tổng kết lại thì nó là cái gì? Còn bây giờ chúng ta đang vừa làm, vừa thiết kế, vừa thi công. Trong thi công, điều chỉnh cái bản thiết kế. Đó là cách của người Việt Nam. Hay nếu nói có thể vẽ một đường nét nào đó chính xác nhất cho tư duy kinh tế của Việt Nam thì đó chính là một ngôi nhà vừa thiết kế vừa thi công.

- Để hình thành lên một đội ngũ những nhà kinh tế học đúng nghĩa như mình mong muốn, thì lãnh đạo cần phải thay đổi cách nhìn nhận với khoa học, đặc biệt là khoa học kinh tế?

Thực tế trái với tư duy kinh tế đôi khi tạo nhận thức rất khác nhau. Thực tế được nhìn từ rất nhiều chiều. Tôi nhớ những năm kinh tế khủng hoảng 1978-1979, dân không có gạo phải đi ăn mày thì có người cho rằng là do địch phá hoại nên cần trấn áp, bắt bớ bọn phản động. Có người lại nhìn nó là giác ngộ của quần chúng lao động còn kém nên cần tăng cường giáo dục. Có người cho rằng trình độ quản lý kém dù đã mời 5-7 chuyên gia Liên Xô về giảng dạy. Đó là những cách chẩn bệnh của những ông lang khác nhau. Cuối cùng thì cuộc sống nó phải tự mở đường đi. Đây là bệnh của cơ chế, không phải địch phá hoại, không phải giác ngộ của quần chúng. Để tìm ra căn bệnh này chúng ta mất 10 năm. Bây giờ cũng thế, lạm phát, khủng hoảng, tham nhũng là một thực tế. Nhưng giải thích có nhiều cách khác nhau: Tại trình độ giáo dục của cán bộ kém à? Thế thời kháng chiến đói quá phải tham nhũng à? Thời chúng tôi thiếu đói mà giữ cái kho không thất thoát một hạt thóc nào cả. Thế thì giải thích bằng sự thiếu đói thì có đủ và đúng không. Đó là điều thứ nhất.

Điều thứ hai, bây giờ không phải là nhận thức nữa mà là lợi ích. Rất nhều các nhóm lợi ích đã hình thành và chúng tác động đến mặt này mặt kia của các biện pháp. Ta cũng biết là một “đại gia” có thể ảnh hưởng tới quyết định của tỉnh và nhiều ông đã phải ra toà chính vì có nhiều nhóm lợi ích điều hành chính sách. Đến lúc đó thì không phải là đúng sai nữa mà là có lợi hay không có lợi.

- Theo quan điểm của giáo sư, những khó khăn của nền kinh tế hiện nay có phản ánh điều gì về tư duy kinh tế người Việt không?

Việt Nam là đối tượng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng chứ không phải đối tượng gây ra nên tư duy kinh tế Việt Nam không liên quan tới cái khủng hoảng đó. Tuy nhiên vấn nạn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là tham nhũng, là tăng trưởng có một tỉ lệ rất ảo…

- Có vẻ như trong những năm gần đây thì tư duy kinh tế của Việt Nam có kiểu áp dụng hỗn tạp từ nhiều quốc gia khác. Nên chăng, mỗi quốc gia cần tạo cho mình một tư duy kinh tế mang bản sắc riêng?

Tôi nghĩ không nên dùng từ hỗn tạp, nó chỉ là sự pha tạp. Chúng có sự khác nhau vì hỗn tạp thì không có trật tự gì cả, bừa bãi trong khi sự pha tạp thì giống như ta làm cocktail. Chúng ta theo mô hình Nhật Bản, Thái Lan, cũng có ý kiến muốn theo mô hình Bắc Âu nhưng trong một khoảng thời gian ngắn không thể có ngay một chủ thuyết cho chính mình và đứng có yêu cầu Việt Nam phải có cái đó ngay lập tức. Tôi e rằng ai đó sẽ tham vọng quá khi nói rằng muốn đưa ra một chủ thuyết cho Việt Nam trong 1-2 năm tới. Để có được một chủ thuyết phát triển thì phải có sự phát triển đã. Trên cơ sở sự phát triển đó, mình rút kinh nghiệm từ thực tế để đưa ra lý thuyết phát triển. Hàn Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản đều như thế. Một thuyết phát triển không phải là một cái bánh mỳ mà mình nặn rồi cho vào lò là được. Cái lò kinh tế đó cần thời gian hàng chục năm mới có thể đưa ra sản phẩm của trí tuệ. Hiện nay, chúng ta đang tìm và thế hệ các bạn phải đóng góp chất xám.

- Cái Tết năm 2006 được coi là cái Tết vui nhất của người Việt vì kinh tế phát triển chưa từng có. Tuy nhiên, từ đó mà ta thấy rằng cách chèo lái nền kinh tế Việt Nam, giống như một người trẻ mới lớn có tính cách bộc phát: nhanh chóng tự hào, say sưa vì cái thành tích mà mình đạt được?

Xét về đổi mới kinh tế Việt Nam thì đúng là từ thời kỳ đó đến nay Việt Nam là một nước trẻ, với thế giới thì giống như một chàng trai trẻ mới chập chững ra thành phố mang theo cả những thành tích. Thành tích là thật nhưng lại dễ làm người ta có những niềm vui quá đáng làm người ta quên đi mình còn rất trẻ.

Tôi chưa thấy Thủ tướng nước nào sang Mỹ gặp Tổng thống bên họ mà phải cầm giấy đọc. Mà một tổng thống thì có gì là quá ghê gớm, ngồi với George Bush cũng giống như ngồi với sinh viên, thanh niên các bạn thôi, việc gì mà phải khúm núm, khép nép đến mức không thể nói được một câu. Ông không nhớ trong đầu ông cần nói gì à mà phải cầm giấy? Thế thì ông điều hành cái đất nước như thế nào, cũng cầm giấy à? Điều đó nghĩa là chúng ta có nhiều điều đáng tự hào nhưng cũng có không ít điều đáng hổ thẹn.

- Theo ông người trẻ nên xây dựng cho mình cái lý tưởng như thế nào để có thể góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong tương lai?

Thế hệ các em so với chúng tôi hơn nhiều cái những cũng kém nhiều cái. Tôi cảm thấy các em không yêu nước như chúng tôi trước đây. Các em nghĩ đến nhà cửa, tài khoản (tiền), không nghĩ tới sự dấn thân cho điều gì đó dài hơi có thể gian khổ. Các em có phần nghĩ đến mình nhiều hơn trước kh nghĩ đến đất nước. Tôi miễn bình luận vì cái đó không phải lỗi của các em mà là tại lịch sử. Tiếp nữa là các em được mở cửa ra thế giới, tiếp cận với nhiều thứ và vớ được bất cứ cái gì cũng cho là của quý, của thiên hạ là nhất. Nhiều em đi học nước ngoài về, say sưa với những lý thuyết học được và nghĩ rằng có thể thay đổi đường lối của đất nước rối nhưng theo tôi thì còn lâu. Khi chụp giật được một vài cuốn sách, một vài bài báo thì nghĩ mình có thể làm thánh làm tướng đều được. Tuổi trẻ hay hấp tấp những đáng khen ở chỗ có lòng can đảm, dám nói ra chính kiến của mình. Thế hệ chúng tôi không có được điều đó.

- Gần đây, Chính phủ đã bắt đầu cảnh báo vần đề môi trường mặc dù nó đã không còn mới trên thế giới nữa. Có người nói mình đang phát triển bằng mọi giá trong đó có hy sinh môi trường cùng các yếu tố khác. Vậy suy cho cùng, nét tư duy kinh tế của mình là như thế nào trong thời điểm hiện tại, thưa ông?

Cái đó không phải là tư duy của riêng Việt Nam, Thái Lan, Indonesia cũng như thế, đặc biệt là các nước đang phát triển cần đi nhanh để đuổi kịp người khác. Nhưng hậu quả của nó là ông càng chạy nhanh bao nhiêu ông càng đi chậm bấy nhiêu. Đó là hạn chế trong tầm nhìn xa trông rộng của Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển. Đừng có trách ai vì đó là quy luật chung của một nước đang phát triển.

Việt Nam và các nước đang phát triển thiếu đi một đội ngũ trí thức rất mạnh mẽ đủ sức ép đối với nhà nước. Ví dụ, Cuba là nước khó khăn về kinh tế nhưng lại có một đội ngũ trí thức tuyệt vời, luôn có nhiều ý kiến với nhà nước. Nhưng đội ngũ trí thức đó suy cho cùng thì vẫn phụ thuộc vào sự phát triển. Cho đến khi giải phóng, Cuba đã là một nước phát triển nhất châu Mỹ Latin, là tủ kính của nước Mỹ cho nên hệ thống đại học của nó rất tốt. Cuba xuất phát điểm từ sau cách mạng đã là rất cao rồi. Vấn đề môi trường suy cho cùng là vấn đề văn hoá và tri thức của một dân tộc. Ở những nước đang phát triển thì hai yếu tố này đều rất kém: Người ta có thể vứt rác, khạc nhổ, có thể xả chất thải ra sông suối rồi lại tắm rửa, bơi lội ở đó… Đó là vấn đề về văn hoá và môi trường.

- Thế làm thế nào để phát triển bền vững?

Phải nghĩ tới văn hoá. Tôi không hiểu sao có cả một Bộ về Văn hoá mà không có các chương trình ở trường học, trên TV về giáo dục môi trường, về văn hoá. Có thể nói, văn hoá đại chúng của ta rất kém, chỉ mang nặng khẩu hiệu. Trung Quốc cũng có rất nhiều vấn đề về môi trường và văn hoá những họ mạnh tay hơn. Ví dụ như tôi đi Vạn lý trường thành, không có một người nào đeo bám du khách để bán cái này cái kia cả. Họ cũng cần tiền đấy chứ! Nhưng kỷ cương của Nhà nước của họ rất chặt. Ở Việt Nam không có bất cứ ai quản lý cái đó cả. Đó là lỗi của Nhà nước chứ không phải là nền văn hoá Việt Nam. Những chuyện đó tưởng nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ để giải quyết cái đó không khó.

Văn hoá, tri thức, kỷ cương của Nhà nước, sự sắc nét trong bộ máy chính phủ là những yếu tố mà tôi nghĩ Việt Nam sẽ làm được nếu mạnh tay. Tôi nghĩ Việt Nam có một đội ngũ không tồi, vấn đề là sử dụng họ như thế nào. Văn hoá của người VIệt Nam không cao, không thấp. Còn nhớ năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chương trình “Đời sống mới” với nội dung như không được gọi vợ bằng mày, không tiểu tiện/đại tiện bậy bạ, mọi quầy bán háng phải có chỗ vứt rác,… Mọi người tuân thủ nghiểm chỉnh và sau vài tháng mang lại hiệu quả rất tích cực. Cho nên điều đó khó mà không khó nếu Nhà nước mạnh tay….

36 kế của người Trung Hoa

1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương) Kế "Dương đông kích tây" là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tây. Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậy. Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị. Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như: - Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch. Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch. Điều kỵ khi dùng kế " Dương đông kích tây" là để lộ cơ. Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.

2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng) Kế "Điệu hổ ly sơn" là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng. Kế "Điệu hổ ly sơn" có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim) Kế "Nhất tiễn song điêu" là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim. Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.

4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết) Kế "Minh tri cố muội" là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì. Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu. Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ. Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế "Minh tri cố muội" vậỵ.

5. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng) Kế "Du long chuyển phượng" là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng. Cái kế này rất phổ biến, trong dân gian ta gọi là "Treo đầu dê, bán thịt chó".

6. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp) "Mỹ nhân kế" là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được. Giai nhân từ ngàn xưa đến nay bao giờ cũng là đề tài chính. Tuy là phái yếu, không thể vác gươm đao mà đánh giặc, nhưng các nàng có thể thắng được bằng đôi mắt biếc và nụ cười xinh đẹp. Có những bức thành kiên cố cả mười vạn quân không hạ nổi, nhưng nó có thể bị sụp đổ bởi ánh mắt mỹ nhân. Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế. 

7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động) Kế "Sấn hỏa đả kiếp" là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn. Có hai loại "Sấn hỏa đả kiếp": Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp. Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm. Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta. Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta. Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có. Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ. Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái nào xấu, vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và nước. Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở. Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước, dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần. Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình, nhưng cái thế của ông ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam - Bắc, ăn theo trận Xích Bích để cướp Kinh Châu. "Sấn hỏa đả kiếp" đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt mồi.

8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có) Kế "Vô trung sinh hữu" là từ không mà tạo thành có. Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ "chọc trời khuấy nước". Mục đích của khuấy nước là làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủ lợi. Kế "Vô trung sinh hữu" hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.

9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương) "Tiên phát chế nhân" là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng. Kế "Tiên phát chế nhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất. Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung... Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn "chớp nhoáng" không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp. Vẫn có câu "Tiên hạ thủ vi cường" là vậỵ.

10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ) Kế "Đả thảo kinh xà" là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.

11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người) Kế "Tá đao sát nhân" là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng”. (Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng). Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh, gian hùng.

12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta) Kế "Di thể giá họa" là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họa. Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Như vậy gọi là "giết người không thấy máu".

13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc) "Khích tướng kế" là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình. Mạnh Tử nói: "Nhất nộ nhi an thiên hạ". Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận. Bởi vậy cái kế khích tướng cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên hạ, cùng thì mang họa vào thân. Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho ta. Đối tượng tốt nhất của kế khích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn sàng phẫn nộ. Tuân Tử bảo rằng: “Lời nói khéo êm như lụa, lời nói ác nhọn như giáo mác”. Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theo. Hiệu quả của thuyết rất lớn. Bởi thế mới có câu: "Thiên hạ tĩnh, nhất ngôn sử chi động. Thiên hạ động, nhất ngôn sử chi tĩnh". (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu). Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tử có bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến. - Cơ: Là xem thời độ thế, nhân lợi thuận tiện. - Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nói. - Trí: Là biết rõ sự tình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chế phục được người. - Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc. Mục đích của thuyết có năm điều: - Làm cho người hiểu rõ. - Làm cho người tin tưởng. - Làm cho người đồng tình. - Làm cho người phục. - Làm cho người theo. Đạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong tay. 

14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn) Kế "Man thiên quá hải" là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù. Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một quẻ trong Dịch lý đã nói. Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó. Kế "Man thiên" đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực. Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt. Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí. Ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công. Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.

15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến) Kế "Ám độ trần sương" là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua. Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau. Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương. Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như "Tôn Tử Binh Pháp" viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định. Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời.

16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ) Kế "Phản khách vi chủ" là đổi địa vị khách thành địa vị chủ. "Phản khách vi chủ" là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp. "Phản khách vi chủ" là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợi.

17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác) "Kim thiền thoát xác” là con ve sầu vàng lột xác. Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác. Kế "Kim thiền thoát xác" có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.

18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành) "Không thành kế" là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ. Kế này có hai loại: - Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát. - Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt. "Không thành kế" thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định.

19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc) "Cầm tặc cầm vương" là dẹp giặc phải bắt chúa giặc. Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác như "Điệu hổ ly sơn", "Mỹ nhân kế" hay "Man thiên quá hải" đều có thể dùng cho kế "Cầm tặc cầm vương". Để đối phó với một nhân vật anh hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹ nhân kế mà nhử thì cũng như nhau. Nhưng đa số âm mưu cầm vương được hiệu quả bằng kích thích anh hùng và mỹ nhân kế. "Tự cổ anh hùng đa hiếu sắc" là vậy. Việt Vương thua trận rồi, mà chỉ dùng một nàng Tây Thi đã đủ giam cầm Phù Sai. Lý Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì thiếp. Đó là những cách gián tiếp để cầm vương.

20. Ban trư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ) Kế "Ban chư ngật hổ" là giả làm con heo để ăn thịt con hổ. Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu "đại trí nhược ngu". Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ. Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét. - Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật. - Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý. - Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết. - Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ. - Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe. - Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường. Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế "Ban chư ngật hổ" vậy.

21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu) "Quá kiều trừu bản" là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình. Kế "Quá kiều trừu bản" thường trái ngược với kế "Ban chư ngật hổ". Qua cầu cất nhịp là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt. Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa. Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc Lưu Bang hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủ các điều ngon ngọt dễ nghe để tựu chúng lập đảng. Đến khi nên cơ nghiệp rồi, lo việc củng cố quyền thế, Lưu Bang chẳng ngại gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần. Người thứ nhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh Bố, bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái. Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏ trốn lên rừng học đạo tu tiên.

22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau) "Liên hoàn kế" là nối liền với nhau thành một dây xích. "Liên hoàn kế" còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt. Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng "Liên hoàn kế". Vì người đẹp ví như nước, anh hùng ví như bùn, nước làm cho bùn nhão ra. Từ ngàn xưa, đa số anh hùng đã vì thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ. Tuy vậy, vẫn phải phân biệt "Mỹ nhân kế" với "Liên hoàn kế". Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.

23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt) Kế "Dĩ dật đãi lao" là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức. Kế này viết ở trong thiên "Quân Tranh" của bộ "Tôn Tử Binh Pháp": "Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt" nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch. Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích. Tôn Tử gọi thế là: "Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời". Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể. Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn. Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích. Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ. Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy. Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược "Dĩ dật đãi lao".

24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe) "Chỉ tang mạ hòe" là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.

25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng) "Lạc tỉnh hạ thạch" là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng. Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng - Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt. Căn bản triết lý của "Lạc tỉnh hạ thạch" là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta. Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn "Lạc tỉnh hạ thạch" nhất. Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình... Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố. Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc "Lạc tỉnh hạ thạch" hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!

26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế) "Hư trương thanh thế" là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ. Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào. Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.

27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi) Kế "Phủ để trừu tân" là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào). Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt. Chỗ diệu dụng kế "Phủ để trừu tân" là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết. Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế "Phủ để trừu tân" lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ. Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng! Ở chiến trường, kế "Phủ để trừu tân" lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.

28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ) "Sát kê hách hầu" nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ. Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt. "Sát kê hách hầu" có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.

29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại) "Phản gián kế" là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch. Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.

30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào) "Lý đại đào cương" là đưa cây lý chết thay cho cây đào. Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.

31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về) "Thuận thủ khiên dương" theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về. Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.

32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra) "Dục cầm cố tung" theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra. Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó. Kế "Dục cầm cố tung" không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ người.

33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin) "Khổ nhục kế" là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.

34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc) "Phao bác dẫn ngọc" nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy. Dân gian thường nói "thả con tép bắt con tôm" cũng là kế này.

35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về) "Tá thi hoàn hồn" nghĩa là mượn xác để hồn về. Ý kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình. Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ. Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà. 

36. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân) "Tẩu kế" nghĩa là chạy, lùi, thoát thân. Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là "kế chạy"? Lại có câu: "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!) Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài. Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy... Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng. "Tẩu kế" không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng. Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là "Tẩu kế". Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì "tẩu" không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!

Animate .gif images in R / ImageMagick

Yesterday I surfed the web looking for 3D wireframe examples to explain linear models in class. I stumbled across this site whereanimated 3D wireframe plots are outputted by SAS.  Below I did something similar in R. This post shows the few steps of how to create an animated .gif file using R and ImageMagick. Here I assume that you have ImageMagickinstalled on your computer. As far as I know it is also possible to produce animated .gif files using R only, e.g. with write.gif() from thecaTools package. But using ImageMagick is straighforward, gives you control over the conversion and .gif production and is the free standard program for conversion. 

First a simple countdown example. To be sure not to overwrite anything I will create a new folder and set the working directory to the new folder.

dir.create("examples")
setwd("examples")

# example 1: simple animated countdown from 10 to "GO!".
png(file="example%02d.png", width=200, height=200)
for (i in c(10:1, "G0!")){
plot.new()
text(.5, .5, i, cex = 6)
}
dev.off()

# convert the .png files to one .gif file using ImageMagick.
# The system() function executes the command as if it was done
# in the terminal. the -delay flag sets the time between showing
# the frames, i.e. the speed of the animation.
system("convert -delay 80 *.png example_1.gif")

# to not leave the directory with the single jpeg files
# I remove them.
file.remove(list.files(pattern=".png"))

Above a loop is used to do the plotting. A new .png file for each plot is created automatically. The "%02d" part in the  filenamepart is a placeholder here for a two character counter (01,02 etc.). So we do not have to hard-code the filename each time.

Now I want a linear model to be visualized as a 3d mesh.  A 3D surface can easily be plotted using the wireframe() function from the lattice package (or other functions available in R; also see the rgl package for rotatable 3D output).

library(lattice)
b0 <- 10
b1 <- .5
b2 <- .3
g <- expand.grid(x = 1:20, y = 1:20)
g$z <- b0 + b1*g$x + b2*g$y
wireframe(z ~ x * y, data = g)

# to rotate the plot
wireframe(z ~ x * y, data = g,
screen = list(z = 10, x = -60))

Now let’s create multiple files while changing the rotation angle. Note thatwireframe() returns a trellis object which needs to be printed explicitly here usingprint(). As the code below produces over 150 images and merges them into one .gif file note that this may take a minute or two.

# example 2
png(file="example%03d.png", width=300, heigh=300)
for (i in seq(0, 350 , 10)){
print(wireframe(z ~ x * y, data = g,
screen = list(z = i, x = -60)))
}
dev.off()
# convert pngs to one gif using ImageMagick
system("convert -delay 40 *.png example_2_reduced.gif")

# cleaning up
file.remove(list.files(pattern=".png"))

 

Now I want the same as above but for a model with an interaction and I want to make the plot a bit more pretty. This time I use .pdf as output file. This is just to demonstrate that other formats than .png can be used. Note that the "%02d" part of the filename has disappeared as I only create one .pdf file with multiple pages, not multiple .pdf files.

# example 3
b0 <- 10
b1 <- .5
b2 <- .3
int12 <- .2
g <- expand.grid(x = 1:20, y = 1:20)
g$z <- b0 + b1*g$x + b2*g$y + int12*g$x*g$y

pdf(file="example_3.pdf", width=4, height=4)
for (i in seq(0, 350 ,10)){
print(wireframe(z ~ x * y, data = g,
screen = list(z = i, x = -60),
drape=TRUE))
}
dev.off()
# convert pdf to gif using ImageMagick
system("convert -delay 40 *.pdf example_3_reduced.gif")
# cleaning up
file.remove(list.files(pattern=".pdf"))

The last example is a visual comparison of the interaction and a non-interaction model. Here we now have the models on the same scale. Before I did not specify the scale limits.

# example 4
b0 <- 10
b1 <- .5
b2 <- .3
int12 <- .2
g <- expand.grid(x = 1:20, y = 1:20)
z <- c( b0 + b1*g$x + b2*g$y,
b0 + b1*g$x + b2*g$y + int12*g$x*g$y)
g <-rbind(g, g)
g$z <- z
g$group <- gl(2, nrow(g)/2, labels=c("interaction", "no interaction"))

png(file="example%03d.png", width=300, height=300)
for (i in seq(0, 350 ,10)){
print(wireframe(z ~ x * y, data = g, groups=group,
screen = list(z = i, x = -60)))
}
dev.off()
# convert pngs to one gif using ImageMagick
system("convert -delay 40 *.png example_4.gif")

# cleaning up
file.remove(list.files(pattern=".png"))

Above I chose a small image size (300 x 300 pts). Smaller steps for rotation and a bigger picture size increases file sizes for examples 2, 3 and 4 to 3-5mb which is far too big for a web format. I am not familiar with image optimization and I suppose a smaller file sizes for the .gif file can easily be achieved by some optimization flags in ImageMagick. Any hints are welcome!

http://ryouready.wordpress.com/2010/11/21/animate-gif-images-in-r-imagemagick/

Fitting data to distributions?

I am not a statistician (more of a researchy web developer) but I've been hearing a lot about scipy and Rthese days. So out of curiosity I wanted to ask this question (though it might sound silly to the experts around here) because I am not sure of the advances in this area and want to know how people without a sound statistics background approach these problems.

Given a set of real numbers observed from an experiment, let us say they belong to one of the many distributions out there (like Weibull, Erlang, Cauchy, Exponential etc.), are there any automated ways of finding the right distribution and the distribution parameters for the data? Are there any good tutorials that walk me through the process?

Real-world Scenario: For instance, let us say I initiated a small survey and recorded information about how many people a person talks to every day for say 300 people and I have the following information:

1 10
2 5
3 20
...
...

where X Y tells me that person X talked to Y people during the period of the survey. Now using the information from the 300 people, I want to fit this into a model. The question boils down to are there any automated ways of finding out the right distribution and distribution parameters for this data or if not, is there a good step-by-step procedure to achieve the same?

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

A1:

This is a complicated question, and there are no perfect answers. I'll try to give you an overview of the major concepts, and point you in the direction of some useful reading on the topic.

Assume that you a one dimensional set of data, and you have a finite set of probability distribution functions that you think the data may have been generated from. You can consider each distribution independently, and try to find parameters that are reasonable given your data. There are two methods for setting parameters for a probability distribution function given data:

  1. Least Squares
  2. Maximum Likelihood

In my experience, Maximum Likelihood has been preferred in recent years, although this may not be the case in every field.

Here's a concrete example of how to estimate parameters in R. Consider a set of random points generated from a Gaussian distribution with mean of 0 and standard deviation of 1:

x = rnorm( n = 100, mean = 0, sd = 1 )

Assume that you know the data were generated using a Gaussian process, but you've forgotten (or never knew!) the parameters for the Gaussian. You'd like to use the data to give you reasonable estimates of the mean and standard deviation. In R, there is a standard library that makes this very straightforward:

library(MASS)
params = fitdistr( x, "normal" )
print( params )

This gave me the following output:

      mean           sd     
 
-0.17922360    1.01636446
 
( 0.10163645) ( 0.07186782)

Those are fairly close to the right answer, and the numbers in parentheses are confidence intervals around the parameters. Remember that every time you generate a new set of points, you'll get a new answer for the estimates.

Mathematically, this is using maximum likelihood to estimate both the mean and standard deviation of the Gaussian. Likelihood means (in this case) "probability of data given values of the parameters." Maximum likelihood means "the values of the parameters that maximize the probability of generating my input data." Maximum likelihood estimation is the algorithm for finding the values of the parameters which maximize the probability of generating the input data, and for some distributions it can involve numerical optimization algorithms. In R, most of the work is done by fitdistr, which in certain cases will call optim.

You can extract the log-likelihood from your parameters like this:

print( params$loglik )
[1] -139.5772

It's more common to work with the log-likelihood rather than likelihood to avoid rounding errors. Estimating the joint probability of your data involves multiplying probabilities, which are all less than 1. Even for a small set of data, the joint probability approaches 0 very quickly, and adding the log-probabilities of your data is equivalent to multiplying the probabilities. The likelihood is maximized as the log-likelihood approaches 0, and thus more negative numbers are worse fits to your data.

With computational tools like this, it's easy to estimate parameters for any distribution. Consider this example:

x = x[ x >= 0 ]

distributions
= c("normal","exponential")

for ( dist in distributions ) {
   
print( paste( "fitting parameters for ", dist ) )
   
params = fitdistr( x, dist )
   
print( params )
   
print( summary( params ) )
   
print( params$loglik )
}

The exponential distribution doesn't generate negative numbers, so I removed them in the first line. The output (which is stochastic) looked like this:

[1] "fitting parameters for  normal"
      mean          sd    
 
0.72021836   0.54079027
 
(0.07647929) (0.05407903)
         
Length Class  Mode  
estimate
2      -none- numeric
sd      
2      -none- numeric
n        
1      -none- numeric
loglik  
1      -none- numeric
[1] -40.21074
[1] "fitting parameters for  exponential"
     rate  
 
1.388468
 
(0.196359)
         
Length Class  Mode  
estimate
1      -none- numeric
sd      
1      -none- numeric
n        
1      -none- numeric
loglik  
1      -none- numeric
[1] -33.58996

The exponential distribution is actually slightly more likely to have generated this data than the normal distribution, likely because the exponential distribution doesn't have to assign any probability density to negative numbers.

All of these estimation problems get worse when you try to fit your data to more distributions. Distributions with more parameters are more flexible, so they'll fit your data better than distributions with less parameters. Also, some distributions are special cases of other distributions (for example, theExponential is a special case of the Gamma). Because of this, it's very common to use prior knowledge to constrain your choice models to a subset of all possible models.

One trick to get around some problems in parameter estimation is to generate a lot of data, and leave some of the data out for cross-validation. To cross-validate your fit of parameters to data, leave some of the data out of your estimation procedure, and then measure each model's likelihood on the left-out data.

A2:

This is probably a bit more general than you need, but might give you something to go on.

One way to estimate a probability density function from random data is to use an Edgeworth or Butterworth expansion. These approximations use density function properties known as cumulants (the unbiased estimators for which are the k-statistics) and express the density function as a perturbation from a Gaussian distribution.

These both have some rather dire weaknesses such as producing divergent density functions, or even density functions that are negative over some regions. However, some people find them useful for highly clustered data, or as starting points for further estimation, or for piecewise estimated density functions, or as part of a heuristic.

M. G. Kendall and A. Stuart, The advanced theory of statistics, vol. 1, Charles Griffin, 1963, was the most complete reference I found for this, with a whopping whole page dedicated to the topic; most other texts had a sentence on it at most or listed the expansion in terms of the moments instead of the cumulants which is a bit useless. Good luck finding a copy, though, I had to send my university librarian on a trip to the archives for it... but this was years ago, so maybe the internet will be more helpful today.

The most general form of your question is the topic of a field known as non-parametric density estimation, where given:

  • data from a random process with an unknown distribution, and
  • constraints on the underlying process

...you produce a density function that is the most likely to have produced the data. (More realistically, you create a method for computing an approximation to this function at any given point, which you can use for further work, eg. comparing the density functions from two sets of random data to see whether they could have come from the same process).

Personally, though, I have had little luck in using non-parametric density estimation for anything useful, but if you have a steady supply of sanity you should look into it.

A3:

You are essentially wanting to compare your real world data to a set of theoretical distributions. There is the function qqnorm() in base R, which will do this for the normal distribution, but I prefer theprobplot function in e1071 which allows you to test other distributions. Here is a code snippet that will plot your real data against each one of the theoretical distributions that we paste into the list. We useplyr to go through the list, but there are several other ways to go through the list as well.

library("plyr") 
library
("e1071")

realData
<- rnorm(1000) #Real data is normally distributed

distToTest
<- list(qnorm = "qnorm", lognormal = "qlnorm", qexp =  "qexp")

#function to test real data against list of distributions above. Output is a jpeg for each distribution.
testDist
<- function(x, data){
    jpeg
(paste(x, ".jpeg", sep = ""))
    probplot
(data, qdist = x)
    dev
.off()
   
}

l_ply
(distToTest, function(x) testDist(x, realData))

http://stackoverflow.com/questions/4290081/fitting-data-to-distributions