Tuesday, March 31, 2009

Trăm năm trong cõi người ta

Phạm Đan Quế 01/04/2009


Truyện Kiều trích giải

Nhiều người trong chúng ta đã đọc đi đọc lại những câu mở đầu và kết thúc Truyện Kiều, nhưng không phải ai cũng hiểu hết những ý tình ẩn trong đó. Xin giới thiệu với các bạn bài TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI TA trong quyển Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều của tác giả Phạm Đan Quế – Nxb Giáo dục 2002, Nxb Thanh niên tái bản năm 2004.

Truyện Kiều có đặc điểm là nhiều khi cứ đọc đi đọc lại mãi rồi ngẫm nghĩ mới thấy được hết cái hay. Ở đây, chúng tôi chỉ xin được trao đổi trước hết về kết cấu đoạn thơ và triết lý trong 20 câu Kiều quen thuộc: 6 câu đầu và 14 câu cuối tức 20/3.254 câu (0,61%) của tác phẩm bất hủ này.

A. Trước hết là 6 câu mở đầu tác phẩm. Đây là đoạn giới thiệu nguồn gốc đề tài, cốt truyện và cảm hứng chủ đạo của tác giả. Trong kết cấu tác phẩm, đoạn thơ mở đầu Truyện Kiều, thuộc thành phần ngoài cốt truyện. Từ câu thứ 7 trở đi (Cảo thơm lần giở trước đèn), chúng ta được tiếp xúc với gia đình của nhân vật chính và những sự kiện mở đầu cho câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều bạc mệnh.

Để nói được chủ đề của tác phẩm cùng triết lý trong truyện, Nguyễn Du mở đầu bằng 6 câu chia làm 3 đoạn:

0001. Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ TÀI chữ MỆNH khéo là ghét nhau.

Đây là thuyết Tài mệnh tương đố của các nhà Nho áp dụng cho mọi người (Nam cũng như nữ). Là con người thì có tài ắt mệnh kém và ngược lại. Quan niệm được nọ mất kia, hơn tài kém mệnh là tinh thần giáo điều dựa theo đề tài, cốt truyện trong các tác phẩm xưa thể hiện khuynh hướng cảm hứng chính thống trong nền văn học trung đại. Khuynh hướng ấy đã được các tác giả kinh điển của Nho gia phát ngôn như qua sách Luận ngữ trong câu “Thuật nhi bất tác” có nghĩa là: Noi theo, dựa theo (người xưa) mà không sáng tạo.

0003. Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Chủ ý của hai câu này là từ tư tưởng Phật giáo: Đời là bể khổ, ý chính là đoạn trường (đau đớn đến đứt ruột) cũng là để nêu nhan đề của tác phẩm: Đoạn Trường Tân Thanh (Tiếng mới đứt ruột).

Chữ mà ở đây dùng để nhấn mạnh một lời than của tác giả đau đớn vì thấy hết được cái đau đớn của nàng Kiều, bởi tác phẩm của ông là một tiếng kêu thương, tiếng kêu đứt ruột không chỉ cho một mà cho mọi số kiếp bị đọa đầy.

0005. Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

Bỉ: cái kia, sắc: ít, tư: cái ấy, phong: nhiều– Bỉ sắc tư phong là điều kia kém thì điều này hơn, đã đẹp (má hồng) thì phải chịu khổ, trời xanh đã định vậy: thuyết Hồng nhan bạc mệnh. Đây là diễn ý của câu 1–2 cho mọi người, câu 5–6 dành riêng cho phận gái – Một nửa của nhân loại.

Còn câu 2 và 6 lại nói về mệnh trời (chữ MỆNH, TRỜI xanh), đây là thuyết Thiên mệnh của Nho giáo.

Như vậy chỉ có 6 câu mở đầu mà tác giả đã trình bày được tới 4 triết thuyết: thuyết Tài mệnh tương đố của các nhà Nho, tư tưởng Phật giáo: Đời là bể khổ, thuyết Hồng nhan bạc mệnh, thuyết Thiên mệnh của Nho giáo. Chả thế mà Chỉ với hai câu mở đầu, nhà Nho Vũ Trinh ở thế kỷ 19 đã phê: “Mạo đầu sổ ngữ cảm khái hệ chi. Khai quyển sổ cú tận chi “ (Ở mấy lời mở đầu quyển truyện niềm cảm khái đã vang theo. Mấy câu đầu đã nói trọn cốt truyện).

Trong ngôn ngữ truyền thống, người ta gọi đây là đoạn “phát đoan”. Các nhà nghiên cứu văn học hiện nay xếp đoạn thơ này thuộc thành phần ngoài cốt truyện mang nội dung biểu hiện ý kiến có tính chất triết lý, có giá trị tổng kết của tác giả. Thuật ngữ khoa học gọi đoạn thơ này là ngôn ngữ thuyết lý, là lời bình luận trữ tình hoặc cụ thể hơn, là lời bình luận trữ tình ngoại đề. Từ câu 7 là đoạn chuyển: Cảo thơm lần giở......

Câu 9– Rằng: Năm Gia Tĩnh.. là thời gian, thuộc thế kỷ 15, câu 10– Bốn phương... hai kinh...là không gian của câu chuyện sắp xảy ra để đi vào tác phẩm, bắt đầu bằng câu 11: Có nhà viên ngoại họ Vương..

Chỉ với 6 câu thơ mở đầu mà ta thấy ở đây một giá trị nghệ thuật đặc sắc ở tính chất khái quát hàm súc trong nội dung, ý nghĩa bộc lộ trực tiếp thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả và cả một phong cách ngôn từ sinh động đưa triết học đến với thế giới văn chương và tạo cho gương mặt thi ca chiều sâu của tư duy triết học (Đặng Thanh Lê).

Cũng trong những câu mở đầu này, chúng ta cần chú ý đến mấy từ thuần Việt mà tác giả đã chuẩn bị công phu:

Khéo là ghét nhau: khéo ở đây là tiếng lấy làm ngạc nhiên, mỉa mai, châm chọc, tưởng khen mà lại là chê bai, dùng để chê trách như khéo thay, rõ khéo biểu thị sự lạ lùng, nực cười, khó hiểu cũng như khéo trong những cụm từ khéo chửa, khéo vẽ.Trong Cung oán ngâm khúc cũng có câu: 88.Cái phong ba khéo cợt phường lợi danh.

–Lạ gì: chẳng có gì là lạ, biểu thị một thái độ bực tức, chán ngán, dè bỉu, khinh thường, quen quá đi rồi còn lạ gì nữa trong các câu:

1161. Đà đao lập sẵn chước dùng,
Lạ gì một cốt một đồng xưa nay.
1287. Lạ gì thanh khí lẽ hằng,
Một dây một buộc ai giằng cho ra?

– Quen thói với giọng chì chiết, bêu riếu, khinh thị, xấc xược, căm ghét trong câu:

1303. Thúc sinh quen thói bốc rời,
Trăm nghìn đổ một trận cười như không.

Trong 6 câu, tác giả ghi nhận một cách thản nhiên cái định luật oái oăm của ông Trời, của tạo hóa với những sắc thái biểu cảm sinh động biết bao. Về 6 câu này, trong bài Giọng điệu trong văn chương, Hoàng Ngọc Hiến viết:

Muốn hiểu Truyện Kiều phải bắt được cái giọng của tác giả trong 6 câu triết luận mở đầu. Điều quan trọng trong đoạn mở đầu này không chỉ ở luật oái oăm, ác hại của cõi người ta: Tài mệnh tương đố, bỉ sắc tư phong, hồng nhan bạc mệnh. Điều quan trọng hơn cả là cái giọng mỉa mai hờn mát đay đả của tác giả khi nói đến những luật này.

0001. Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau.

Tác giả không thản nhiên ghi nhận cái luật oái oăm này. Thái độ tác giả bao hàm nhiều sắc thái. Từ khéo là có bao nhiêu nghĩa thì cái giọng của tác giả biểu hiện ở đây có bấy nhiêu sắc thái: mỉa mai, hờn mát, rỡn cợt, châm chọc... Tài mệnh tương đố không phải là tư tưởng của Truyện Kiều. Triết lý của Truyện Kiều là ở cái giọng của tác giả khi nói về tư tưởng này, nói ở chữ khéo là vào câu tài mệnhtương đố.

Câu 5–6: Cũng như cách phân tích ở trên, bỉ sắc tư phong, hồng nhan bạc mệnh không phải là tư tưởng đích thực của Truyện Kiều. Ở đây cái giọng của tác giả rất rõ. Trước luật cõi đời và luật của trời, Nguyễn Du là một người đáo để với cái giọng đay đả, đay nghiến của ông: Lạ gì... Ở đây bộc lộ một thái độ dè bỉu, bực tức, chán ngán... Cái giọng văn của Nguyễn Du khi nói đến luật hồng nhan bạc mệnh bao hàm một thái độ đối với trời xanh, một cái giọng “xẵng” và thái độ “xấc”. Với cái giọng này và thái độ ấy, nhà thơ có chửi luôn cả Trời thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên...

B. Về 14 câu cuối cùng của tác phẩm. Nếu thuyết Thiên mệnh của Nho giáo được nêu ra ở câu 1–2 (chữ TÀI, chữ MỆNH) và 5–6 (trời xanh) thì trong 4 câu đầu của đoạn kết của tác phẩm lại được nhắc lại và mở rộng:

3241. Ngẫm hay muôn sự tại TRỜI
TRỜI kia đã bắt làm người có thân.
3243. Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao

Ngẫm hay: chỉ hai chữ này thôi cũng cho ta thấy tác giả đã nung nấu suy nghĩ rất nhiều để đi đến kết luận này dù còn rất bi quan: Ở đời người ta đều có số, do Trời định sẵn (Mệnh Trời). Tác giả đay nghiến ông Trời kia bằng cách lặp lại chữ TRỜI ngay ở đầu câu 3242 tiếp ngay chữ TRỜI ở cuối câu 3241. Ông còn dùng những chữ bắt–phải, cho–mới được, rồi chì chiết bằng cách lặp lại hai lần những chữ phong trần, thanh cao.

Tiếp theo là 4 câu về thuyết Tài mệnh tương đố tương ứng với câu 2 (Chữ TÀI chữ MỆNH khéo là ghét nhau) được phô diễn cụ thể:

3245. Có đâu thiên vị người nào,
Chữ TÀI chữ MỆNH dồi dào cả hai,
3247. Có tài mà cậy chi tài,
Chữ TÀI liền với chữ TAI một vần.

Tác giả lặp lại bốn lần: chữ TÀI, chữ MỆNH, chữ TÀI, chữ TAI dùng hai lần chữ TÀI và một lối chơi chữ rất thần tình Chữ TÀI liền với chữ TAI một vần làm cho người đọc càng thấy xót xa, căm giận cho cái luật lệ trớ trêu này của tạo hoá.

Nếu câu 3–4 ở đầu truyện chỉ nhằm nói triết thuyết đời là bể khổ của đạo Phật (Trải qua một cuộc...Những điều trông thấy...) thì ở đây với những chữ của nhà Phật nghiệp, thân, thiện căn lại là 4 câu khuyên phải làm gì để thoát khỏi bể trầm luân, nỗi đau triền miên của nhân loại, là tư tưởng TU TÂM của Phật giáo:

3249. Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cùng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
3251. Thiện căn bởi tại lòng ta,
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI.

Thế là đoạn mở đầu Truyện Kiều và đoạn kết thúc tác phẩm mang tầm độ, ý nghĩa khái quát, tổng kết về toàn bộ số phận và tính cách Thúy Kiều, về những vấn đề chủ yếu đã đặt ra trong tác phẩm. Cái lối trên hô dưới ứng như vậy mà chúng tôi đã trình bày trong chương III ở trên xưa gọi là phục bút. Nghiệp, thân, thiện căn, chữ TÂM là những từ của nhà Phật. Tác giả mở đầu Truyện Kiều bằng 3 đoạn, mỗi đoạn 2 câu nói về thuyết Thiên mệnh (Tài mệnh tương đố, Hồng nhan bạc mệnh) của Nho giáo và Đời là bể khổ của Phật giáo thì ở đoạn kết ta cũng thấy có 3 đoạn mỗi đoạn 4 câu nêu lại những vấn đề ấy và cũng là để khép lại chủ đề của truyện. Và chúng ta lại càng thấy thi hào Nguyễn Du viết chặt chẽ đến từng câu từng chữ: Lời lời châu ngọc, chữ chữ tổn tinh thần. Khi đọc đến 2 câu cuối cùng của cuốn sách trước khi gấp lại, ta thấy sao mà khiêm tốn vậy và quả là rất Nguyễn Du:

2353. Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.

Saturday, March 28, 2009

Sử dụng kỹ thuật mở rộng bài đăng theo kiểu hiển thị Peekaboo


Như bạn thấy, mỗi bài đăng trên blog này chỉ hiển thị phần đầu và mỗi khi bạn bấm trên Đọc tiếp... thì bài viết mới hiện ra đầy đủ, không phải tải lại, giúp blog nhanh hơn. Kỹ thuật này được phát triển bởi Ramani, khác với cách chèn đọc thêm (bài đăng phải tải lại một lần nữa) mà tôi có dịp giới thiệu trước đây. Để sử dụng kỹ thuật này trên blog, hãy thực hiện theo các bước sau:
<span id="fullpost">

Bước 1: Đăng nhập vào Blogger và chọn thẻ Template để sao lưu template của bạn. 

Bước 2: Tại Edit HTML (Chỉnh sửa HTML) bạn kéo thanh trượt tìm tìm thẻ</head> (có thể nhấn đồng thời hai phím Ctrl + F để tìm) sau đó chép toàn bộ đoạn code dưới đây, dán phía trên thẻ này và lưu lại.

 
<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'>
<script type="text/javascript">

var fade = false;
function showFull(id) {
var post = document.getElementById(id);
var spans = post.getElementsByTagName('span');
for (var i = 0; i &lt; spans.length; i++) {
if (spans[i].id == "fullpost") {
if (fade) {
spans[i].style.background = peekaboo_bgcolor;
Effect.Appear(spans[i]);
} else spans[i].style.display = 'inline';
}
if (spans[i].id == "showlink")
spans[i].style.display = 'none';
if (spans[i].id == "hidelink")
spans[i].style.display = 'inline';
}
}


function hideFull(id) {
var post = document.getElementById(id);
var spans = post.getElementsByTagName('span');
for (var i = 0; i &lt; spans.length; i++) {
if (spans[i].id == "fullpost") {
if (fade) {
spans[i].style.background = peekaboo_bgcolor;
Effect.Fade(spans[i]);
} else spans[i].style.display = 'none';
}
if (spans[i].id == "showlink")
spans[i].style.display = 'inline';
if (spans[i].id == "hidelink")
spans[i].style.display = 'none';
}
post.scrollIntoView(true);
}

function checkFull(id) {
var post = document.getElementById(id);
var spans = post.getElementsByTagName('span');
var found = 0;
for (var i = 0; i &lt; spans.length; i++) {
if (spans[i].id == "fullpost") {
spans[i].style.display = 'none';
found = 1;
}
if ((spans[i].id == "showlink") &amp;&amp; (found == 0))
spans[i].style.display = 'none';
}
}

</script>

</b:if>


Bước 3: Bạn click chọn Expand Widget Templates sau đó tìm id='post' (có thể dùng Ctrl + F để tìm) có trên đoạn mã. Bây giờ hãy bổ sung các đoạn mã màu đỏ nằm đúng vị trí như dưới đây. Lưu ý: Một số template sẽ không có uncustomized-post-template nhưng bạn cũng không phải lo.

 
<b:includable id='post' var='post'>
<div class='post uncustomized-post-template' expr:id='"post-" + data:post.id'>

<a expr:name='data:post.id'/>
<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title'>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>

<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</h3>
</b:if>

<div class='post-header-line-1'/>

<div class='post-body'>

<b:if cond='data:blog.pageType == "item"'>

<p><data:post.body/></p>

<b:else/>

<style>#fullpost {display:none;}</style>
<p><data:post.body/></p>
<span id='showlink'>
<p><a href='javascript:void(0);' expr:onclick='"javascript:showFull(\"post-" + data:post.id + "\");"'>Đọc thêm ...</a></p>

</span>
<span id='hidelink' style='display:none'>
<p><a href='javascript:void(0);' expr:onclick='"javascript:hideFull(\"post-" + data:post.id + "\");"'>Tóm tắt ...</a></p>
</span>
<script type='text/javascript'>

checkFull("post-" + "<data:post.id/>");
</script>
</b:if>

<div style='clear: both;'/> <!-- clear for photos floats -->
</div>



Bạn có thể tùy biến 
Đọc thêm ... và Tóm tắt ... nằm trong đoạn mã trên theo ý thích của mình.

Bước 4: Thay đổi cách đăng bài. Bây giờ mỗi bài đăng của bạn phải thực hiện theo cấu trúc sau:

 
Phần đầu hay tóm tắt
<span id="fullpost">
Phần còn lại hay mở rộng
</span>


Bạn có thể tham khảo thêm nội dung 
Sử dụng kỹ thuật mở rộng bài viết của Template ba cột mà trước đây tôi có dịp giới thiệu để biết cách dùng chi tiết hơn.

Cập nhật thêm (Bước 3):


Để thao tác đơn giản hơn, thay vì bổ sung các đoạn mã màu đỏ như 
bước 3 ở trên bạn hãy copy hết tất cả mã nằm trong khung đó và thay thế đoạn mã nằm trong khung dưới đây có trong Edit HTML (Nhớ check Expand Widget Templatesở trên khung quản lý đoạn mã trước):

<b:includable id='post' var='post'>
<div class='post hentry uncustomized-post-template'>
<a expr:name='data:post.id'/>
<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title entry-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>

<div class='post-header-line-1'/>

<div class='post-body entry-content'>
<p><data:post.body/></p>
<div style='clear: both;'/> <!-- clear for photos floats -->
</div>


<\span>

Vài lưu ý về sử dụng hình nền

Kết quả thống kê từ công cụ tìm kiếm cho thấy nhiều bạn đọc quan tâm đến hình nền cho blog của mình. Vì vậy tôi quyết định viết thêm một số bài liên quan đến sử dụng hình nền. Ở bài viết này, chúng ta sẽ lưu ý một số điều về việc sử dụng hình nền.

Kích thước của hình nền thiết kế

Một blog đẹp hẳn phải có một hình nền đẹp, kết hợp màu sắc, kiểu chữ cộng với cách bố trí giao diện hợp lý. Muốn có một hình nền theo phong cách “không đụng hàng” bạn phải tự thiết kế cho mình. Các chương trình xử lý đồ họa như Adobe Photoshop, Google Picasa,… giúp bạn thực hiện việc này. Vậy kích thước cho hình nền bao nhiêu?

Kích thước ngang của blog

Đăng nhập vào blogger.com, chọn layout ->Edit HTML (Trên Template) và kéo thanh trượt để tìm outer-wrapper.

/* Outer-Wrapper
----------------------------------------------- */
#outer-wrapper {
width: 883px;
margin:0 auto;
padding:10px;
text-align:left;
font: $bodyfont;
}

Đây là kích thước chiều ngang (width) của blog, đơn vị tính px (pixel). Chiều dọc không bị giới hạn. Tất cả theo mặc định. Tất nhiên không ai cấm bạn thay đổi. Phụ thuộc vào cách trình bày và giao diện theo template, bạn có thể thay đổi width cho template 2 cột bằng 800, hay 1024 cho 3 cột trở lên.

Để hình nền hiển thị, bạn phải chèn đoạn mã hướng dẫn bên dưới vào vị trí bên dưới.


background-image:url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);

Vị trí chèn:

/* Use this with templates/template-twocol.html */

body {
background:$bgcolor;
margin:0;
background:#ffffff;
background-image:url(
http://www.vidu.com/hinh.jpg);
color:$textcolor;
font: x-small "Trebuchet MS", Trebuchet, Verdana, Sans-serif;
font-size/* */:/**/small;
font-size: /**/small;
text-align: center;
}

Hãy thay http://www.vidu.com/hinh.jpg (liên kết đến hình nền của bạn), như: http://i198.photobucket.com/albums/aa172/giangdaytructuyen/thuthuatchoblogger/ttcbloggerbg1.jpg


Theo tôi, một trong ba cách dùng hình nền như sau có thể được sử dụng.

Cách 1. Dùng các ảnh có kích thước màn hình chuẩn (ngang x dọc) như: 800 x 600, 1024 x 768, …Hình nền sẽ bao phủ toàn bộ blog. Và đoạn mã sau dành cho cách này:

background-image: url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);
background-repeat: no-repeat;
background-attachment:fixed;
background-position:center center;


Giải thích:
background-repeat: no-repeat; (hình nền bao phủ hết trang nên chúng ta không cần để nó lặp lại) background-attachment:fixed; (cố định hình nền ở một vị trí nhất định)
background-position:center center;(canh giữa ngang và dọc cho trang)


Cách 2. Hình nền có kích thước không theo màn hình chuẩn.

Trường hợp 1: Bạn sử dụng ảnh có width bằng kích thước ngang của màn hình chuẩn, ví dụ: 1024, 800,…
Và đoạn mã này phù hợp cho bạn:


background-image: url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);
background-repeat: repeat-y;
background-position:center center;


Giải thích:
background-repeat: repeat-y; (hình nền lặp lại theo chiều dọc phủ đầy trang)
background-position:center center;(canh giữa ngang và dọc cho trang)

Trường hợp 2: Bạn sử dụng ảnh có width không bằng kích thước ngang của màn hình chuẩn. Và đoạn mã này phù hợp cho bạn:


background-image: url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);
background-position:center center;


Giải thích:
background-position:center center;(canh giữa ngang và dọc cho trang)
Hình ảnh sẽ lặp phủ đầy trang, theo mặc định.

Trường hợp 3. Tối ưu trường hợp 2, ảnh nền của bạn dùng có kích thước dài rộng bằng nhau. Hãy tưởng tượng những viên gạch lót nền có hoa văn giống nhau và gắn kết với nhau hoàn chỉnh bộ nền nhà. Bạn chỉ cần là một viên gạch để làm hình nền, viên gạch này sẽ lặp lại và bao phủ hết màn hình. Ví dụ: 20x20, 50 x 50, …Đoạn mã tương tự như trên.

Bài viết sau tôi sẽ hướng dẫn dùng hình nền cho từng thành phần riêng rẻ, và bài viết tiếp đó hướng dẫn hình nền cong góc của mỗi thành phần. Mời bạn đón đọc.

Chúc một tuần học tập và làm việc hiệu quả!

Hình nền cho từng thành phần của blog

Bạn đã làm hình nền cho blog của mình chưa? Nếu chưa, hãy đọcbài viết này. Hôm nay tôi hướng dẫn một cách làm hình nền khác: hình nền cho từng phần của blog (header, main, sidebar, footer).

Template theo mặc định bao gồm 4 thành phần chính: header (đầu: chứa tên, miêu tả blog, main (chính: hiển thị bài viết), sidebar (thành phần bên của trang, nằm bên trái hoặc phải hay cả hai), footer (thành phần dưới cùng).


Hiển thị
Hình 2. Layout


Các thành phần trên layout
Hình 1. Mô hình hiển thị


Làm sao để làm hình nền từng thành phần này? Sau khi đăng nhập blogger.com, bạn vào Edit HTML, kéo thanh trượt sẽ tìm thấy các thành phần này.

A. Thành phần Header

#header-wrapper {
width:660px;
margin:0 auto 10px;
border:1px solid $bordercolor;
}

B. Thành phần Main

#main-wrapper {
width: 410px;
float: left;
word-wrap: break-word; /* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow: hidden; /* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}

C. Thành phần Sidebar

#sidebar-wrapper {
width: 220px;
float: right;
word-wrap: break-word; /* fix for long text breaking sidebar float in IE */
overflow: hidden; /* fix for long non-text content breaking IE sidebar float */
}

D. Thành phần Footer

#footer {
width:660px;
clear:both;
margin:0 auto;
padding-top:15px;
line-height: 1.6em;
text-transform:uppercase;
letter-spacing:.1em;
text-align: center;
}

Như bạn đã biết cách chèn hình nền cho blog, đoạn mã liên kết đến hình:

background-image:url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);

Trong đó http://www.vidu.com/hinh.jpg là liên kết đến hình nền. Như vậy muốn chèn vào header, bạn sẽ chèn như sau:

#header-wrapper {
width:660px;
background-image:url(http://www.vidu.com/hinh.jpg);
margin:0 auto 10px;
border:1px solid $bordercolor;
}

Cách chèn tương tự cho các thành phần khác.

Kích thước hình nền cho từng thành phần

Tùy theo width của mỗi thành phần. Các tối ưu nhất hình nền cho từng thành phần có chiều ngang bằng với width của mỗi thành phần. Chiều dọc càng nhỏ càng tốt.

Ví dụ thành phần main và sidebar sẽ kéo dài hoặc thu hẹp chiều dọc theo nội dung bài viết hay số lượng widget được thêm vào, điều này chúng ta không thể kiểm soát được, vì vậy sử dụng ảnh có chiều ngang bằng width của mỗi thành phần, chiều dọc nhỏ để tự động lặp lại theo độ dài hiển thị. Theo các con số như ví dụ trên, chúng ta sẽ thiết kế hình nền với chiều ngang 410px cho main và 220px cho sidebar. Một tấm ảnh vừa phải có kích thước 410 x 10 là tương đối hợp lý. Cần thêm vào đoạn mã sau để hình nền lặp lại theo chiều dọc:

background-repeat: repeat-y;

Để hình nền này nằm vị trí cân đối, bạn có thể thêm vào:

background-position: center center;

Lưu ý thêm, bạn có thể định nghĩa màu nền cho toàn bộ blog của mình sao cho tương phản và làm nổi bậc các thành phần. Có hai cách để làm việc này.

Cách 1. Bạn chọn Font and Colors (Màu và chữ) trên Template, chọn màu cho background

Cách 2. Vào Edit HTML, bạn kéo thanh trược để tìm:

body {
background:$bgcolor;
margin:0;
color:$textcolor;
font:x-small Georgia Serif;
font-size/* */:/**/small;
font-size: /**/small;
text-align: center;
}

Trong đó background:$bgcolor; định màu nền thay đổi theo lựa chọn của bạn ở cách trên. Hãy lấy mã màu thập lục và chèn thẳng. Ví dụ, màu trắng như sau:

background:#ffffff;

Chúc bạn thành công!

Kỹ năng CSS liên quan đến text dành cho việc chỉnh sửa Template

Blogger cho phép bạn tự thay đổi mã nguồn và bất kỳ yếu tố nào mình muốn. Để chỉnh sửa thành công bạn phải am hiểu được những gì mình cần làm và ý đồ mình muốn thực hiện. Để làm chủ được Template (Mẫu) của Blogger, sau bài viết về margin và padding, bài viết này cung cấp cho bạn một số kỹ năng về CSS liên quan đến text có trong mã nguồn Template (Mẫu).

FONT CHỮ

Như đã biết, một vài Template của Blogger không hiển thị đúng tiếng Việt của chúng ta. Vậy thì làm thế nào để khắc phục? Bạn có thể đọc bài viết
trước đây để khắc phục. Tuy nhiên hôm nay chúng ta sẽ làm theo một cách khác: Sửa trực tiếp từ Edit HTML (Chỉnh sửa HTML). Đăng nhập Blogger.com, vào Template (Mẫu), chọn Edit HTML (Chỉnh sửa HTML), kéo thanh trượt và bạn quan sát dòng (Ở đây là ví dụ):







Trong đó:

bodyfont: Font bài đăng
headerfont: Font tiêu đề
pagetitlefont: Font tên blog
descriptionfont: Font miêu tả blog
postfooterfont: Font footer

default là giá trị mặc định được người thiết kế Template chọn, value là giá trị hiện thời mà blog bạn sử dụng. Để hiển thị được tiếng Việt có dấu bạn phải dùng một trong các font này: Verdana, Times, Arial. Trong ví dụ trên, giá trị mặc định của headerfont: normal normal 78% 'Trebuchet MS',Trebuchet,Arial,Verdana,Sans-serif lần lượt là font-style, font-weight, font-size, font-family. Đây là dạng viết tắt của các thuộc tính font trong CSS.

Tên của biến này được dùng ở nhiều vị trí nên người ta đã định nghĩa nó ở phía trên và sử dụng dùng cho một thành phần nào đó phía dưới, dấu $ được thêm vào trước tên biến phía trước chẳng hạn #header h1{ font: $pagetitlefont;}. Tương tự như vậy bạn thấy $descriptionfont, $postfooterfont,..

MÀU CHỮ

Giống như font chữ, thuộc tính màu chữ cũng được tạo bằng các biến. Bạn có thể dùng trang
web hay link này hoặc chọn từ đây để lấy mã màu cho blog của mình.

bgcolor: Màu nền
textcolor: Màu chữ
linkcolor: Màu link
pagetitlecolor: Màu tên blog
descriptioncolor: Màu miêu tả blog
titlecolor: Màu tiêu đề bài đăng
bordercolor: Màu đường viềng
sidebarcolor: Màu tiêu đề trên sidebar
sidebartextcolor: Màu chữ trên sidebar
visitedlinkcolor: Màu link đã đọc


Cú pháp

color: #sáu_ký_tự;


Ví dụ: Màu trắng

color:#ffffff;

KÍCH THƯỚC CHỮ

font-size: từ_khóa;


Các từ khóa
xx-small, x-small, small, medium, large, x-large, và xx-large lần lượt cho kích thước từ nhỏ đến lớn. Ví dụ: font-size: medium;

Ở đây người tạo Template đã dùng %. Ví dụ: font-size: 200%;

NÉT CHỮ

font-weight: từ_khóa;


Các số từ
100 -> 900 thể hiện nét chữ nhạc nhất đến đậm nhất. Ngoài ra bạn có thể dùng các từ khóa: normal (400), bold (700), bolder (900) và lighter (100). Ví dụ: font-weight: bolder;


KIỂU CHỮ


font-style: từ_khóa;


Các từ khóa
normal, italic lần lượt cho các kiểu chữ bình thường (mặc định), nghiêng,

VỊ TRÍ CHỮ


text-align: từ_khóa;


Các từ khóa
left, right, center, justify lần lượt dùng để canh vị trí trái phải, giữa hoặc đều cả hai bên cho chữ hoặc văn bản.

TRANG TRÍ TEXT

text-decoration: từ_khóa;


Các từ khóa
none, underline, overline, line-through lần lượt dùng để xóa thuộc tính gạch dưới cho liên kết, gạch dưới, gạch trên đầu, và gạch ngang qua text.


CHUYỂN DẠNG CHỮ


text-transform: từ_khóa;


Các từ khóa
capitalize, uppercase, lowercase, hoặc none lần lượt chuyển văn bản sang viết hoa ký tự đầu, viết hoa, viết thường hoặc bình thường. Ví dụ: Tại header (với các template có header) bạn sẽ thấy: text-transform: uppercase;

KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC DÒNG
(Trong MS Word là line spacing)

line-height: giá_trị;


Giá trị là số, chiều dài hoặc %. Ví dụ: ….

KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC TỪ

(Ví dụ: Hello là một từ)

word-spacing: giá_trị;


Chúc bạn chỉnh sửa thành công.

Tìm hiểu margin và padding

Để có một blog đẹp chúng ta phải chỉnh sửa mã nguồn cho các thành phần trở nên cân đối và hài hòa. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn làm quen với margin và padding, canh lề và canh đệm. Những ai đã từng học qua CSS thì không lạ gì với hai tag này.


MARGIN

Margin được dùng để kiểm soát khoảng trống giữa các thành phần của trang,hay còn được gọi là lề. Hãy để ý các khoảng trống mà trình duyệt của bạn hiển thị khi bạn xem bất kỳ trang web hay blog. Nào, đăng nhập blogger.com bằng tài khoản Google của bạn, vào Template (Mẫu) ->Edit HTML (Chỉnh sửa HTML), kéo thanh trược xuống và bạn có thể nhìn thấy rất nhiều thành phần có margin với các giá trị khác nhau. Phụ thuộc vào số giá trị đứng phía sau mà khoảng trống khác nhau. Bạn có thể bắt gặp 4, 3, 2, thậm chí 1 giá trị đứng phía sau.

Margin


Bốn giá trị:

margin 10px 5px 0 5px;

Lề trên, phải, dưới, trái được canh lần lượt theo các khoảng cách 10px, 5px, 0px, 5px

Ba giá trị:

margin: 30px 20px 70px;

Lề trên, phải, dưới, trái được canh lần lượt theo các khoảng cách 30px, 20px, 70px, 20px

Hai giá trị:

margin: 30px 20px;

Lề trên và dưới: 30px
Lề trái và phải: 20px

Một giá trị:

margin: 100px;

Tất cả các lề đều được canh một khoảng cách 100px

Nếu bạn không nhớ các vị trí này, hãy sử dụng theo cú pháp sau cho từng vị trí một.

margin-top: 1px;
margin-right: 2px;
margin-bottom: 3px;
margin-left: 4px;

(Các con số ở đây là ví dụ)

PADDING

Padding dùng để kiểm soát khoảng trống giữa nội dung và đường viền của nó. Trong tiếng Anh, từ này có nghĩa là vật hay sự đệm, lót.

Tương tự như margin, padding cũng có thể có 4 giá trị đi phía sau, tương ứng trên, phải, dưới, trái (như chiều kim đồng hồ).

Padding

Ví dụ:

padding: 15px 30px 25px 0;

Trên 15px, phải 30px, dưới 25px, trái 0px

Ngoài ra người ta có thể dùng:

padding-top: 15px;
padding-right: 30px;
padding-bottom: 0;
padding-left: 30px;

(Các con số ở đây là ví dụ)

Bạn đã nắm được chưa, bắt tay vào thay đổi margin và padding đi nào!

PR trong đại học

PR trong đại học

"Quan hệ công chúng (QHCC) - PR - không chỉ giúp chúng ta thu hút được nhiều nguồn tài trợ mà còn giúp chúng ta thu hút được nhiều sinh viên, cán bộ giỏi đến học tập và làm việc"

Đã 8 năm trôi qua kể từ khi tờ Expressnews, Mỹ công bố lời nhận xét nổi tiếng đó của ông Lee Elliot, trưởng phòng QHCC, đại học Alberta; dường như truyền thông (TT) và QHCC đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các đại học hiện đại.

Trên các trang web của các đại học trên khắp thế giới, từ những đại học danh tiếng như Havard đến những trường đại học “trung bình” như Loughborough, hay thậm chí cả những trường đại học nhỏ ở các nước đang phát triển như đại học Birzeit, Palestine(3), đại học nào cũng có một hoặc nhiều bộ phận chuyên trách quảng cáo về thương hiệu và hình ảnh của trường, ẩn dưới những tên gọi khác nhau nhưng lại có một mục đích chung: Trung tâm QHCC (Public Relations Center), phòng TT (Office of communications), Ban Công tác công chúng (Public Affairs Department)….

VÀI NÉT SƠ LƯỢC

Khái niệm “truyền thông” lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn Yearbook of Railway Literature (Cẩm nang đường sắt trong năm), của Ivy Lee (1877-1934) xuất bản năm 1897 khi ông nhắc lại chuyện đã chủ động bí mật hé lộ thông tin cho giới báo chí về dự án tuyến đường sắt nối liền từ Newfoundland (Canada) tới Bắc Mỹ nhằm tranh thủ sự ủng hộ từ phía chính quyền, các doanh nghiệp và công chúng. Nhưng cũng phải mãi cho đến vài chục năm trở lại đây, thế giới mới quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực này. Và rõ ràng, sự ra đời và phát triển của QHCC chính là hệ quả tất yếu của tốc độ phát triển của thị trường ngày một đa dạng và phong phú suốt hơn một thế kỷ vừa qua.

Có đến hơn 800 nhà kinh tế học đã cố gắng định nghĩa thế nào là QHCC và một trong những định nghĩa tiêu biểu của nhóm Cutlip, Center và Broom: “Quan hệ công chúng là quá trình quản lý nhằm xây dựng và duy trì những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi của một tổ chức với cộng đồng mà sự thành công hay thất bại của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào quá trình này”.

Ích lợi của QHCC có thể tóm tắt trong các trường hợp sau đây: khi tổ chức/doanh nghiệp tung ra sản phẩm hoặc chính sách mới; khi tổ chức/doanh nghiệp muốn nâng cao uy tín; khi tổ chức/doanh nghiệp có ngân sách hạn chế; và cuối cùng là khi tổ chức/doanh nghiệp gặp khủng hoảng.

QHCC là phương cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt. Quảng cáo không làm được việc này và marketing cũng vậy. QHCC giúp tổ chức/doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin. Một đặc điểm quan trọng nữa, chi phí cho hoạt động QHCC lại thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn.

TRIẾT LÝ: ĐẠI HỌC – DOANH NGHỆP

TT&QHCC là sản phẩm tất yếu của cơ chế thị trường và ngày nay, hầu như tất cả các đại học hiện đại đều có một hay nhiều bộ phận phụ trách quan hệ công chúng. Như vậy, sợi dây ngầm ràng buộc TT&QHCC với các trường đại học chính là triết lý: đại học – doanh nghiệp của người Mỹ. Các nhà lãnh đạo đại học của Mỹ, ngay từ đầu đã cho rằng các tri thức không thể mãi được cất trong “tháp ngà”, mà cần phải chuyển giao vào cuộc sống càng nhiều càng tốt, để làm được việ

c này cần phải tranh thủ sự ủng hộ và quan tâm càng nhiều càng tốt của cộng đồng xã hội. Và TT&QHCC lại càng trở nên quan trọng khi các chính phủ ngày càng đầu tư ít hơn cho khoa học và giáo dục đại học.

“Trong quá khứ, các đại học không cần phải bận tâm quá nhiều về việc chứng tỏ mình. Hiện nay Chính phủ không còn rót tiền đều đều cho các đại học như những năm 1960 - 1970. Thời thế đã thay đổi, và chúng ta không thể ngồi trên bờ nhìn dòng sông chảy mãi” – TS. Ken Norrie, chủ nhiệm khoa Nghệ thuật, đại học Alberta, nhận định. Thậm chí, ngay cả khi Chính phủ vẫn tiếp tục trợ cấp tài chính hằng năm, thì các nhà lãnh đạo đại học không thể bỏ qua vô vàn lợi ích của việc gắn kết với doanh nghiệp tư nhân. Ðể sự gắn kết này đạt được nhiều hiệu quả thì phải cần đến vai trò của TT&QHCC.

Các doanh nghiệp liệu có dám mạnh dạn tiền đầu tư cho các dự án đại học không nếu như các đại học không có một kế hoạch chủ động trong việc quảng bá cho các dự án đó? Các phụ huynh chắc chắn sẽ thích gửi con em họ vào một đại học có quan hệ tốt với các doanh nghiệp và các công ty bên ngoài. “What we do?” (chúng tôi làm gì?) là slogan của Phòng QHCC, đại học Loughborough (Anh). Ban lãnh đạo của đại học này tin tưởng rằng: “Danh tiếng: tất cả những gì cán bộ và sinh viên nói và làm, tất cả những gì mà xã hội nghĩ – chính là một phần tất yếu của thành công của chúng tôi”. Còn tại Ấn Ðộ, Hiệp hội các đại học của nước này đã thành lập hẳn một Hội đồng QHCC chuyên giúp đỡ và tập huấn các cán bộ phụ trách QHCC tại các đại học của nước này. “Mỗi đại học đều đang làm QHCC theo cách của họ, nhưng để khai thác hết tiềm năng của giáo dục đại học tại Ấn Ðộ, cần phải có một chiến lược lâu dài nhằm phát huy hết ảnh hưởng của QHCC trong lĩnh vực giáo dục” – TS. Vishwanath Pandey, trưởng phòng QHCC, đại học Banaras Hindu, một trong những thành viên sáng lập ra hội đồng QHCC, nhận định.

…ở ViỆt Nam

Ðầu những năm 1990, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giống như nhiều doanh nghiệp và tổ chức khác thời bấy giờ, các đại học Việt Nam bắt đầu quan tâm đến thương hiệu của mình: Các trường đại học bắt đầu tổ chức các cuộc thi làm logo hay in những cuốn lịch được phát cho sinh viên vào các dịp Tết có hình logo đó; hoặc những dịp kỷ niệm, lễ tuyên dương, giải thi đấu không chỉ khép kín trong các trường đại học nữa mà bắt đầu được thông cáo rộng rãi trên báo chí và truyền hình. Nhưng rõ ràng là từng đấy vẫn chưa đủ để tạo nên thương hiệu cho các trường đại học khi mà các logo đều quá sơ sài, lại nhang nhác giống nhau, quanh đi quẩn lại chỉ là trang vở, ngọn đuốc hay một vài biểu tượng về ngành học mà trường đó đào tạo; trong khi đó các sự kiện thì vẫn chủ yếu chỉ được “tường thuật” một cách thiếu sáng tạo lại trên các phương tiện thông tin truyền thông. Nói đúng hơn, các trường đại học vẫn chưa có được bộ định vị thương hiệu bao gồm từ logo, màu sắc chủ đạo, các form mẫu chuẩn của phong bì, giấy viết thư hay slogan… của mình như các doanh nghiệp đã làm được (như Viettel hay Coca Cola chẳng hạn).

Trong bối cảnh đó, các đại học dân lập hay đại học quốc tế không có nguồn ngân sách thường xuyên của nhà nước lại là các cơ sở đi tiên phong trong việc chủ động xây dựng chiến lược TT&QHCC. Ðại học FPT, mặc dù mới được thành lập, nhưng lại được thừa hưởng rất nhiều từ công ty mẹ là tập đoàn FPT trong việc chủ động xây dựng hình ảnh và QHCC. Hiểu được tâm lý của phụ huynh, hàng tháng, đại học FPT phát hành một nội san đặc biệt dành riêng cho cha mẹ sinh viên trong đó tóm lược tất cả các hoạt động của sinh viên trong tháng từ thời gian biểu, lịch thi, đến các sự kiện vui chơi giải trí…. Ngược lại, đối với sinh viên, đại học FPT xây dựng một Nội san với cái tên cũng rất sinh viên: Nội san Cóc đọc (Con cóc là linh vật của đại học FPT) trong đó Ban biên tập chủ yếu là các sinh viên đang học tập tại trường. Cũng đối với công tác QHCC, các đại học quốc tế lại có một cách làm cũng rất ấn tượng. “Tôi thường xuyên nhận được điện thoại từ đại học RMIT Việt Nam hoặc từ các chương trình đại học quốc tế khác đề nghị giúp mở một quỹ tiết kiệm để ngay từ bây giờ đã bắt đầu chuẩn bị tài chính với nhiều ưu đãi và cam kết sau này sẽ cho con tôi vào học trường của họ.” - Ông Bùi Tuấn, một phụ huynh có con đang học cấp 2 cho biết - “Mặc dù tôi đã từ chối nhưng một vài người quen của tôi cũng đã đồng ý rồi. Cái giỏi là không hiểu làm sao họ lại biết được con tôi tên là gì, học ở đâu và lại còn biết được số điện thoại của tôi để liên lạc”.

THÁCH THỨC…

Thị trường càng biến động phức tạp, đa dạng thì vai trò của TT&QHCC càng được thể hiện rõ nét và đương nhiên là điều này cũng kéo theo đòi hỏi những người làm TT&QHCC ngày càng phải chuyên nghiệp và sáng tạo hơn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho lĩnh vực này vẫn còn thiếu trầm trọng, ngay cả tại các doanh nghiệp trên thế giới. Ở Việt Nam đây vẫn là một lĩnh vực còn khá mới, chưa nhiều trường đại học có chuyên ngành này. Tuy có một vài trường đại học triển triển khai đào tạo nhưng lại chủ yếu lấy giảng viên từ các ngành báo chí, xã hội chuyển sang (trong đó có thể kể đến Khoa Truyền thông &Văn hóa đối ngoại mới được Học Viện Ngoại Giao thành lập năm 2008).

Trường đại học, về cơ bản vẫn mang đặc thù của một tổ chức phi lợi nhuận với đối tượng khách hàng nhiều, đa dạng và phức tạp (xem thêm bảng bên). Một sinh viên khi ở giảng đường là khách hàng của trường đại học nhưng khi ra ngoài cuộc sống, tiếp xúc với xã hội thì sinh viên đó lại đóng vai trò là “đại sứ” quảng cáo cho đại học đó – một ví dụ điển hình về sự phức tạp của trường đại học mà rất ít doanh nghiệp gặp phải. Tuy nhiên, có một điều không thể chối cãi, là muốn phát triển, muốn giảm thiểu các tác động tiêu cực và trên hết là muốn đưa tri thức ra khỏi “tháp ngà” càng nhanh càng tốt, thì các đại học ngày nay không thể không quan tâm đến vai trò của lĩnh vực TT&QHCC. Mà để làm tốt được điều này thì không thể chỉ trông chờ vào sự nỗ lực của các lãnh đạo đại học, của bộ phận phụ trách QHCC mà còn của bất kỳ thành viên nào trong trường đại học đó.

7 nhóm tổ chức/ khách hàng/ thân chủ chính của đại học ngày nay

1) Chính phủ: Mặc dù đầu tư cho giáo dục đại học vẫn là nhiệm vụ tất yếu của bất kỳ Chính phủ nào trên thế giới. Nhưng rõ ràng, duy trì và tạo lập được các mối quan hệ tốt với các thành viên làm việc tại Chính phủ, các Bộ Ngành chắc chắn sẽ gây nhiều tác động tích cực hơn cho các trường đại học ngày nay, không ở khía cạnh tài chính mà còn cả ở khía cạnh tinh thần,

2) Sinh viên: Là “đại sứ” và là “người làm QHCC” miễn phí và tốt nhất cho trường đại học. Toàn xã hội sẽ nhìn vào các sinh viên để đánh giá xem trường đại học như thế nào.

3) Giảng viên, Chuyên viên hành chính: Vừa là người lao động nhưng cũng lại là những “khách hàng nội bộ” của chính đại học đó. Có thể chia “khách hàng” đặc biệt này thành 3 dạng: i) Dạng 1: Những người luôn quan tâm, bảo vệ và xây dựng hình ảnh của trường đại học. Những người này cần được khuyến khích và ủng hộ nhằm tranh thủ sự nhiệt tình của họ giúp xây dựng hình ảnh của trường đại học với cộng đồng xã hội; ii) Dạng 2: Những người thờ ơ với mọi chuyện ngoài công việc của họ. Những người này thường luôn cam kết rất cao và luôn làm rất tốt việc họ được giao, nhưng cũng không nên đặt quá nhiều hy vọng vào họ; iii) Dạng 3: Những người luôn bi quan vào tương lai của mình cũng như tương lai của trường đại học. Các nhà lãnh đạo cần cẩn trọng với những người như thế này.

4) Cựu sinh viên: Một nguồn lực rất lớn mà nhiều trường đại học trên thế giới đã lãng quên hoặc không khai thác hết. Không một cựu sinh viên nào lại không muốn trường cũ của mình phát triển và thịnh vượng. Các đại học Mỹ đã làm rất tốt công tác này. Và thật dễ hiểu khi tại sao nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước của các đại học Mỹ thường luôn luôn dồi dào, đa dạng. Bởi một phần rất lớn là từ chính những cựu sinh viên của họ.

5) Doanh nghiệp và cộng đồng: Mối quan hệ tất yếu giữa đại học – doanh nghiệp đã, đang và sẽ thể hiện được tính ưu việt của nó. Ðây chính là một trong những nhân tố tích cực nhất giúp tri thức có thể sớm ra khỏi “tháp ngà”

6) Phương tiện thông tin đại chúng: Tranh thủ được sự ủng hộ của “khách hàng” này đem lại vô vàn lợi ích cho các đại học, đặc biệt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

7) Gia đình sinh viên: Khi phụ huynh làm đơn chuẩn bị cho con em họ đăng ký vào một trường đại học nào đó. Chắc chắn họ sẽ tham khảo những kinh nghiệm của anh chị đi trước trong gia đình trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Phạm Hiệp [Bản tin ĐHQGHN số 215, tháng 1/2009]
Source: http://www.bulletin.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese/C1177/2009/02/N24223/?1

“Kỹ năng mềm” cho nhà khoa học


Kỹ năng mềm là khái niệm còn rất mới mẻ đối với giới khoa học Việt Nam. Nhà khoa học sẽ “chuyên nghiệp” và “thành công” hơn khi họ được trang bị kỹ năng này. Để hiểu rõ hơn về khia niệm này, Bản tin ĐHQGHN đã có cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Văn Tuấn - Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc).

Trong tháng 12 vừa qua, ông có tham gia dạy một số khóa học liên quan đến các kĩ năng trình bày, viết báo cáo... cho các bác sỹ, dược sỹ tại Hà Nội. Ông có thể nói rõ hơn về khóa học này ?

Thật ra, đó chỉ là những buổi seminar về cách viết và công bố một bài báo khoa học trên các tập san y học quốc tế, và cách trình bày một nghiên cứu khoa học trong các diễn đàn khoa học quốc tế. Những chủ đề này nằm trong một loạt bài tôi đã viết từ trên chục năm qua, và nay có dịp trình bày trước các đồng nghiệp trong nước. Trong bài nói chuyện về cách viết bài báo khoa học, tôi nói về qui trình vận hành của một tập san khoa học, đằng sau quyết định đăng hay không một công trình nghiên cứu, cách cấu trúc một bài báo khoa học và trình bày dữ liệu như biểu đồ và số liệu sao cho thuyết phục, logic, và sau cùng là cách viết cũng như dùng chữ cho chính xác và hay. Trong bài nói chuyện về cách trình bày một nghiên cứu khoa học, tôi nói về những nguyên tắc cơ bản trong việc chuyển giao thông tin khoa học đến người nghe một cách hữu hiệu, những nguyên tắc về việc chọn màu sắc sao cho thích hợp với từng loại diễn đàn, cách chọn chữ và thiết kế biểu đồ cũng như bảng số liệu sao cho gọn nhẹ nhưng nói lên được thông điệp mình muốn chuyển giao đến người nghe. Nói tóm lại tôi chỉ nói về những kĩ năng cơ bản của một nhà khoa học. Vì có cơ duyên phục vụ trong ban biên tập của nhiều tập san khoa học trên thế giới, nên tôi hiểu được cách vận hành và làm việc của các tập san này, vì thế tôi có thể trình bày những vấn đề mà người nước ngoài họ không thể chia sẻ với các đồng nghiệp trong nước.

GS. Nguyễn Văn Tuấn

Ðằng sau quyết định đăng một bài báo bao gồm những gì?

Khi bản thảo bài báo khoa học được nộp cho một tập san, tổng biên tập (editor-in-chief) đọc qua phần tóm lược (abstract), và dựa vào chuyên ngành của bài báo, sẽ giao cho một phó biên tập (associate editor) phụ trách, và người này chính là người có thẩm quyền quyết định “số phận” của bài báo. Thông thường, phó biên tập đọc qua bài báo, rồi quyết định xem có xứng đáng để gửi đi phản biện (peer review). Nếu bài báo có tiềm năng và xứng đáng, phó biên tập sẽ chọn 2 - 3 chuyên gia phản biện (phần lớn những chuyên gia này nằm trong ban biên tập của tập san). Sau 4 tuần (thời gian trung bình), các chuyên gia này gửi báo cáo phản biện cho phó biên tập. Nếu có một chuyên gia bình duyệt đề nghị từ chối bài báo thì thông thường phó biên tập sẽ gửi thư cho tác giả biết rằng tập san từ chối công bố bài báo.

Nếu tất cả chuyên gia phản biện không từ chối và yêu cầu sửa đổi, thì phó biên tập sẽ chuyển các phản biện này cho tác giả để chỉnh sửa (kể cả làm thêm thí nghiệm, thêm phân tích…). Sau khi chỉnh sửa, tác giả gửi lại bản thảo mới (và kèm theo những trả lời cho các câu hỏi mà chuyên gia phản biện nêu) cho phó biên tập. Nếu phó biên tập thấy tác giả trả lời đầy đủ, thì sẽ quyết định đăng hay không đăng. Nếu phó biên tập thấy tác giả chưa trả lời đầy đủ, thì tất cả hồ sơ sẽ chuyển cho các chuyên gia phản biện một lần nữa, và chu trình bình duyệt lại bắt đầu. Thông thường, một bài báo phải qua 2 - 3 lần phản biện, nhưng cũng có trường hợp mà tác giả phải kinh qua 6 lần phản biện. Một khi bài báo đã được chấp nhận hay không chấp nhận cho công bố, phó biên tập sẽ thông báo quyết định của mình cho tổng biên tập biết. Tính trung bình, thời gian từ lúc nộp bài đến khi quyết định cho công bố tốn khoảng 6 tháng. Cố nhiên, trong các trường hợp bài báo được đánh giá là không xứng đáng ngay thì lúc ban đầu thì thời gian đi đến quyết định chỉ trong vòng 1 tuần.

Như vậy nhà khoa học ngoài khả năng chuyên môn cần phải có những kiến thức và kĩ năng nào khác?

Bạn đang nói đến kĩ năng mềm phải không? Theo tôi thì có 2 kĩ năng mềm mà các nhà khoa học Việt Nam cần phải cải tiến và học hỏi, đó là: Kĩ năng thông tin và ngoại giao. Kĩ năng thông tin ở đây là khả năng truyền đạt thông tin khoa học đến đồng nghiệp trong và ngoài nước qua viết và nói chuyện. Viết trên các tập san khoa học quốc tế đòi hỏi những kĩ năng về tiếng Anh (vì phần lớn tập san khoa học ngày nay sử dụng tiếng Anh) và cách biện luận, mà các đồng nghiệp trong nước đều rất yếu. Ðiều này thì có thể hiểu được vì tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ và theo kinh nghiệm của tôi, ngay cả những người đã từng đi du học ở các nước nói tiếng Anh cũng chưa thể viết hoàn chỉnh một bài báo khoa học vì làm được việc này đòi hỏi một thời gian “cọ sát” khá lâu mới trở thành chuyên nghiệp được. Ngay cả những nghiên cứu sinh mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ cũng khó có thể viết một bài báo khoa học một cách chỉn chu.

Nói chuyện trong các hội nghị khoa học đòi hỏi những kĩ năng chẳng những về ngôn ngữ mà còn nghệ thuật. Tôi đã thấy nhiều đồng nghiệp trong nước nói chuyện trong các hội nghị khoa học quốc tế, và họ phạm phải những lỗi lầm hết sức cơ bản như chọn màu sắc không thích hợp, chọn font chữ sai, sử dụng quá nhiều hoạt hình màu mè, diễn giải không thông và logic, cách nói quá đơn điệu, không biết cách trả lời người chất vấn,… Có người nhầm lẫn giữa trả lời chất vấn và lên lớp, nên biến bài nói chuyện thành một buổi trao đổi khôi hài và không chuyên nghiệp.

Cộng đồng khoa học, cũng như xã hội, là một tập thể với những quan hệ đa chiều. Nhà khoa học phải phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Trong mối quan hệ đa chiều như thế, kĩ năng ngoại giao rất quan trọng trong việc quảng bá công trình nghiên cứu của mình.

Có nhiều nhà khoa học trong nước nghĩ rằng họ công bố kết quả nghiên cứu và thế là xong. Nhưng khoa học ngày nay cạnh tranh ác liệt, cạnh tranh để được ghi nhận. Trong bất cứ lĩnh vực nghiên cứu nào cũng có nhiều người cùng làm, và việc tương tác với đồng nghiệp để quảng bá nghiên cứu của mình là một kĩ năng rất cần thiết để thành đạt trong khoa học ngày nay. Tôi thấy đây cũng là một điểm yếu nhất của nhiều đồng nghiệp trong nước vì họ hầu như chẳng có ý niệm gì về lobby trong khoa học.

Lobby trong khoa học là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với giới khoa học Việt Nam. Ông có thể nói rõ hơn?

Nói ra ý này tôi cũng nghĩ làm nhiều đồng nghiệp ngạc nhiên, vì ít ai nghĩ rằng trong hoạt động khoa học mà cũng có lobby và vận động. Chúng ta có câu "hữu xạ tự nhiên hương", với hàm ý nói nếu công trình nghiên cứu của mình tốt thì đồng nghiệp sẽ trích dẫn và ghi nhận. Nhưng rất tiếc là ngày nay lí tưởng đó khó tồn tại trong thực tế khoa học. Trong khoa học, luôn có nhiều nhóm cùng làm nghiên cứu về một đề tài, nhưng tại sao có những nhà khoa học hay công trình khoa học được ghi nhận và nổi tiếng hơn các đồng nghiệp và công trình khác. Ngoài lí do về chất lượng và ý nghĩa của nghiên cứu, tôi nghiệm ra một phần của câu trả lời là kĩ năng ngoại giao của nhà khoa học. Do đó, khi nói lobby ở đây, tôi muốn nói đến những kĩ năng làm cho công trình nghiên cứu của mình được ghi nhận, được đề cập và trích dẫn, và qua đó gây ảnh hưởng trong chuyên ngành.

Muốn cho công trình của mình được nhiều người biết đến thì nhà khoa học phải biết cách “chào hàng” ý tưởng và công trình của mình trong các diễn đàn khoa học, phải biết tận dụng tất cả cơ hội (kể cả tranh thủ các tập san) để quảng bá nghiên cứu của mình đến cộng đồng khoa học. Những bài báo tổng quan (review), bình luận (commentary), chương sách… là những cơ hội lí tưởng để giới thiệu những công trình nghiên cứu của mình đến đồng nghiệp quốc tế.

Nhưng để được mời viết những tổng quan hay bình luận thì cá nhân nhà khoa học phải có một vị thế uy tín trong môi trường khoa học và để tạo ra một vị thế đó, ngoài thành tích khoa học ra, cần phải có kĩ năng ngoại giao. Nói cách khác, nhà khoa học phải biết và tranh thủ ủng hộ của các nhà khoa học đàn anh, các nhóm nghiên cứu có tiếng trên thế giới để được nằm trong quĩ đạo của những người “elite” (tinh tú, xuất sắc - Bản tin ÐHQGHN).

Ông đánh giá kĩ năng của các nhà khoa học Việt Nam như thế nào?

Theo tôi thì câu trả lời là: Chưa. Các đại học nước ta chưa chuẩn bị tốt cho nghiên cứu sinh về các kĩ năng thông tin. Tôi đã dự rất nhiều hội nghị, hội thảo, khoa học trong nước và có thể nói rằng hầu hết các nghiên cứu sinh, thậm chí cả các giáo sư, chưa có kinh nghiệm trình bày một nghiên cứu khoa học cho mạch lạc, chưa am hiểu những qui ước trong việc soạn thảo powerpoint và nhất là chưa nói tiếng Anh thông thạo. Như tôi nói tiếng Anh thì có thể thông cảm được vì nó không phải là tiếng mẹ đẻ, nhưng một nhà khoa học cấp giáo sư mà trình bày một nghiên cứu quá sơ sài, quá cẩu thả, và bất chấp qui ước khoa học thì khó mà chấp nhận được. Trong thực tế, tôi đã thấy (và báo chí cũng có lần phản ảnh) về các nhà khoa học hàng đầu nước ta khi nói chuyện trong hội nghị quốc tế làm cho chủ tọa cứ lắc đầu. Do đó, tôi nghĩ những kĩ năng cơ bản như kĩ năng thông tin cần phải được đưa vào chương trình học bắt buộc (compulsory subject) cho sinh viên đại học. Trong khi chưa có những chương trình giảng dạy như thế, tôi nghĩ chúng ta có thể tổ chức nhiều khóa học theo dạng workshop cho các đồng nghiệp trong nước để chúng ta nhanh chóng làm quen với “luật chơi” khoa học ở ngoài.

Thế còn ở Ðại học New South Wales nơi ông đang làm việc, người ta tổ chức bồi dưỡng những kĩ năng này cho các nhà khoa học như thế nào?

Ở Ðại học New South Wales và Viện Garvan, chúng tôi có những khóa học chỉ chuyên dạy về cách viết một bài báo khoa học hay đơn xin tài trợ, cách viết một đơn xin học bổng, cách trình bày một nghiên cứu khoa học cho nghiên cứu sinh. Tôi cũng từng tham gia giảng dạy và soạn tài liệu về cách viết một bài báo khoa học, nên qua đó cũng có thể chia sẻ với các đồng nghiệp trong nước. Như vậy, muốn tiếp cận trình độ quốc tế, các nhà khoa học và các nhà quản lý đại học cần phải quan tâm đặc biệt đến kĩ năng mềm.

Theo ông, các đại học Việt Nam cần phải làm thế nào để các nhà khoa học có thể học hoặc tự học để nâng cao những kĩ năng này?

Ông bà ta có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Nói đến “kĩ năng” là nói đến thực hành, và thực hành thì khó mà tự học được. Những bài giảng, kể cả bài giảng về cách viết bài báo khoa học, tràn ngập trên internet, nhưng không phải có những bài giảng đó là có thể viết một bài báo khoa học được. Bất cứ kĩ năng nào cũng cần phải học và tiếp cận với những người có kinh nghiệm.

Qua làm việc thực tế với các bạn trong nước, tôi thấy cái khó khăn lớn nhất là các đại học Việt Nam chúng ta thiếu những người có kinh nghiệm về các kĩ năng mềm này, đơn giản vì nhiều giáo sư và nhà khoa học nước ta chưa từng công bố các nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế. Tuy ngày nay các đại học nước ta cũng có một số nhà khoa học được đào tạo từ nước ngoài, nhưng khả năng độc lập mà họ có thể công bố một công trình nghiên cứu trên các tập san quốc tế vẫn còn rất hạn chế. Do đó, chỉ có một cách hữu hiệu nhất là mời các chuyên gia nước ngoài về trực tiếp giúp trang bị các kĩ năng mềm này cho các nhà khoa học trong nước.

Một kinh nghiệm mà tôi thấy cần học từ các nước láng giềng như Thái Lan và Nhật là ở một số đại học lớn tại các nước này, người ta có hẳn một hay hai người ngoại quốc nói tiếng Anh chuyên làm nghề biên tập khoa học (scientific editor) cho trường. Khi nhà khoa học soạn xong một bản thảo, họ trực tiếp làm việc với các chuyên gia này để hoàn chỉnh bản thảo trước khi gửi đi nộp cho một tập san khoa học. Tôi thấy đây cũng là một mô hình thực tế có thể giúp nâng cao sự có mặt của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế. Cộng đồng khoa học, cũng như xã hội, là một tập thể với những quan hệ đa chiều. Nhà khoa học phải phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Trong mối quan hệ đa chiều như thế, kĩ năng ngoại giao rất quan trọng trong việc quảng bá công trình nghiên cứu của mình.

Một số nguyên tắc khi đặt tựa đề cho bài báo khoa học

1. Nên cố gắng đặt tựa đề với một thông điệp mới. Làm được như thế rất dễ gây sự chú ý của người đọc. Ví dụ: “A novel relationship between osteocalcin and diabetes mellitus”, ở đây chữ novel có tác dụng gợi ra một cái mới và làm cho người đọc thấy thích thú.

2. Không nên viết tựa đề theo kiểu phát biểu (statement). Khoa học không có gì là bất biến và “sự thật” hôm nay có thể sai trong tương lai. Do đó những tựa đề như “Smoking causes cancer” nó chẳng những cho thấy sự ấu trĩ hay ngây thơ trong khoa học của tác giả mà còn làm cho người đọc cảm thấy rất khó chịu.

3. Không bao giờ sử dụng viết tắt trong tựa đề bài báo. Mỗi công trình nghiên cứu thường tập trung vào một vấn đề chuyên sâu nào đó, và nếu chúng ta sử dụng viết tắt thì chỉ những người trong ngành mới hiểu, còn người ngoài ngành không hiểu và đó là một thiệt thòi cho nghiên cứu của mình.

4. Không nên viết tựa đề theo kiểu nghịch lí. Những tựa đề nghịch lí là “Yếu A ảnh hưởng xấu đến X, nhưng tác động tốt đến Y”. Những tựa đề kiểu này có thể làm cho người đọc khó chịu, và có khi làm lẫn lộn vấn đề của nghiên cứu.

5. Tựa đề không nên quá dài hay nhiều chữ. Tựa đề có nhiều chữ làm khó đọc và làm cho người đọc… dễ quên. Thông thường, tác giả nên cố gắng đặt tựa đề dưới 20 chữ. Có nhiều bài báo mà tựa đề có khi chỉ một chữ!

Một số nguyên tắc khi trình bày Power Point báo cáo khoa học

1. Nên dùng font chữ không có chân và Sans Serif như Arial hay Tahoma để khán giả dễ đọc. Những font chữ có chân như Times New Roman hay Courier làm cho khán giả tốn nhiều thời gian hơn để theo dõi.

2. Nên dùng cỡ chữ từ 18 trở lên, vì chữ nhỏ hơn làm cho người có tuổi khó đọc, còn chữ quá lớn thì tốn nhiều không gian.

3. Tránh viết toàn bộ bằng chữ in hoa vì rất khó đọc, và gây ấn tượng là diễn giả đang la hét!

4. Nên chọn chữ tối trên nền sáng cho giảng dạy hay nói chuyện trong giảng đường nhỏ.

5. Nên chọn chữ sáng trên nền tối cho các báo cáo khoa học và trong các giảng đường rộng. Tránh chữ màu xanh lá cây trên nền màu đỏ vì dễ gây "ngộ độc màu" cho người theo dõi.

6. Không nên cho âm thanh chạy theo chữ. Không nên sử dụng hoạt hình quá nhiều, vì nó gây ấn tượng diễn giải là… trẻ con.

7. Không nên nhồi nhét quá nhiều thông tin và hình ảnh trong một slide, vì nó làm giảm sự chú ý và gây lẫn lộn cho diễn giả.

8. Không nên đọc slide! Ðọc slide gây ấn tượng “trả bài” và làm cho người nghe không có hứng thú theo dõi.

Một số yếu tố làm cho người nghe chán

Kết quả nghiên cứu trên 159 khán giả về những yếu tố làm cho người nghe cảm thấy chán và sao lãng vấn đề.

1. Diễn giả đọc slide (60%)

2. Chữ quá nhỏ (51%)

3. Câu dài và không có gạch đầu dòng (48%)

4. Chọn màu khó đọc (37%)

5. Chữ chạy lòng vòng, hoạt cảnh nhiều (25%)

6. Dùng âm thanh đệm vào chữ (22%)

7. Biểu đồ, hình minh hoạ quá phức tạp (22%)

Phạm Hiệp (thực hiện) [Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 216, 2009]