Monday, May 31, 2010

Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?


Phạm Duy Hiển

imageQuy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite do TKV trình và được Chính phủ phê duyệt tháng 11.2007, đã toát lên một tinh thần khẩn trương, chạy đua với thời gian để năm 2015 đạt 6 – 8,5 triệu tấn alumina, và tăng tốc mạnh hơn nữa đến 15 triệu tấn vào năm 2025.

Ngay đến Trung Quốc, nước hàng đầu thế giới cả về alumina lẫn aluminium (nhôm), với Tập đoàn Chalco hùng mạnh, khai thác khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cũng chỉ sản xuất hơn 8 triệu tấn alumina hàng năm. Trớ trêu hơn, toàn bộ sản lượng khổng lồ ấy của ta lại phải xuất sang Trung Quốc, nước vừa cung cấp công nghệ vừa bao tiêu sản phẩm cho hai nhà máy đầu tiên, Tân Rai và Nhân Cơ, và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như thế cho các nhà máy sau.

Trong khi đề xuất một kế hoạch quá mạo hiểm như vậy, lại không hề nói rõ bao giờ ta mới nội địa hóa và làm chủ được công nghệ chế biến alumina, một công nghệ quá cổ điển, đã có từ cuối thế kỷ XIX.

GS Phạm Duy Hiển

SGTT - Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản đến mức nào? Về việc này có lẽ nên nhắc lại một phát biểu dựa trên khoa học địa chất và ý tưởng thống kê của A. P. Aleksandrov, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, theo đó trữ lượng khoáng sản của một nước nói chung tỷ lệ thuận với diện tích của nước ấy.

Chả thế mà Nga, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Brazil... luôn dẫn đầu thế giới về sản lượng hầu hết các loại khoáng sản. Nước ta đất chật người đông, cho dù thượng đế có ưu ái cũng không thể hóa phép để biến một nước có diện tích thứ 65 trên thế giới (dân số thứ 13) trở thành cường quốc về tài nguyên thiên nhiên. Gần đây, bauxite Tây Nguyên và cát đen chứa titan dọc theo ven biển miền Trung được xem như một lợi thế tài nguyên lớn của đất nước. Song nhiều chuyên gia địa chất lâu năm lại tỏ ra dè dặt về những con số trữ lượng dường như được thổi phồng, thậm chí họ còn nhắc nhở thêm: cái mà thế giới cần, ta không có, còn cái ta có, thế giới lại không cần, hoặc họ có nhiều hơn.

Trên thực tế, hai mặt hàng khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là dầu và than đá, dầu mỏ đứng thứ 36 trên thế giới (hơn 300 ngàn thùng/ngày), than đá thứ 17 (41 triệu tấn). Xem ra, chúng ta không nằm ngoài quy luật thống kê vừa nói trên. Năm 2008, xuất khẩu khoáng sản của ta chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 80% là dầu thô, 10% than đá, và các khoáng sản khác chỉ chiếm 10%.

Có tài nguyên dồi dào mới chỉ là tiền đề, xử lý chúng thế nào mới là chuyện quyết định. Liệu việc đào bới cát đen trong mấy chục năm qua đã sinh lợi cho ai, và nguồn lợi mà Chính phủ thu được có thấm thía gì nếu muốn khôi phục lại vùng ven biển miền Trung đã bị tàn phá hay không?

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite do TKV trình và được Chính phủ phê duyệt tháng 11.2007, đã toát lên một tinh thần khẩn trương, chạy đua với thời gian để năm 2015 đạt 6 – 8,5 triệu tấn alumina, và tăng tốc mạnh hơn nữa đến 15 triệu tấn vào năm 2025. Ngay đến Trung Quốc, nước hàng đầu thế giới cả về alumina lẫn aluminium (nhôm), với Tập đoàn Chalco hùng mạnh, khai thác khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cũng chỉ sản xuất hơn 8 triệu tấn alumina hàng năm. Trớ trêu hơn, toàn bộ sản lượng khổng lồ ấy của ta lại phải xuất sang Trung Quốc, nước vừa cung cấp công nghệ vừa bao tiêu sản phẩm cho hai nhà máy đầu tiên, Tân Rai và Nhân Cơ, và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như thế cho các nhà máy sau. Trong khi đề xuất một kế hoạch quá mạo hiểm như vậy, lại không hề nói rõ bao giờ ta mới nội địa hóa và làm chủ được công nghệ chế biến alumina, một công nghệ quá cổ điển, đã có từ cuối thế kỷ XIX.

Chúng ta đã có quá nhiều bài học thất bại về làm chủ công nghệ. Sau hàng chục năm xây dựng công nghiệp ôtô, mức độ nội địa hóa chỉ quanh quẩn 4 – 5%. Với 100 đôla xuất được từ hàng may mặc ta phải nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu đến 80 đôla ngay từ các nước láng giềng. Năm nay Việt Nam mới bắt đầu có sản phẩm lọc dầu nội địa, chậm hơn Thái Lan và Malaysia đến vài chục năm. Song có nhà máy lọc dầu không đồng nghĩa với làm chủ công nghệ hóa dầu. Tình trạng chậm tiến độ do trục trặc kỹ thuật tại nhà máy Dung Quất gần đây cho thấy làm chủ công nghệ, ngay chỉ ở mức độ vận hành suôn sẻ những công nghệ nhập từ nước ngoài, vẫn còn lắm gian nan.

Tại sao người Việt Nam không bước lên được quỹ đạo mà người Hàn Quốc đã ung dung trên đó từ cách đây bốn thập kỷ?

Hàng trăm đề tài được nghiệm thu xuất sắc về chế biến quặng ilmenit để tạo ra bột TiO2, zircon... , vẫn nằm trong ngăn kéo. Trong khi đó, qua chuyến khảo sát gần đây tại Bình Thuận, nơi dự kiến có lượng ilmenit và zircon đến hơn 6 triệu tấn, chúng tôi được xác nhận rằng cách có lời nhất là bán ilmenit sơ chế thô (qua khâu tuyển trọng lực) cho Trung Quốc, rồi mua lại của họ các thành phẩm chế biến tiếp theo.

Cần phải nhận dạng cho đúng tại sao chúng ta thất bại, không làm chủ được công nghệ trong rất nhiều ngành công nghiệp. Việc này sẽ giúp chúng ta đi đúng quỹ đạo công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để không sa lầy vào cái "bẫy thu nhập trung bình". Nhưng cho dù có những thất bại vừa qua, chúng ta không được phép hạ cái khẩu hiệu "khoa học – công nghệ là then chốt" xuống trong khi rất cần trưng nó lên để hoạch định một ngành công nghiệp hướng đến thương hiệu quốc gia dựa trên lợi thế tài nguyên thiên nhiên của mình.

***

Có tài nguyên không thể không khai thác. Nhưng không vội, không vơ vét, vì còn phải dành cho con cháu mai sau, và vì phải có đủ thời gian để học làm chủ công nghệ. Nhất quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài. Cát đen không những chỉ chứa TiO2, monaxit, đất hiếm mà trong đó còn có zircon, từ đó làm ra hợp kim zircaloy cho vỏ thanh nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân, còn có thorium, nguồn nhiên liệu tương lai có thể thay thế cho uranium đang cạn dần. Vậy tại sao phải ra sức đào bới các đụn cát xinh xắn mà thượng đế đã dày công vun đắp để chắn sóng, che gió, để từ nước mưa chắt lọc ra những mạch nước mội ngay sát bờ biển... rồi đem cát đen ấy bán vội cho nước ngoài? Như thế đâu phải là công nghiệp hóa – hiện đại hóa!

Có người phản biện: "Các nước ngày nay giàu có chính là nhờ vơ vét tài nguyên để công nghiệp hóa trong hàng trăm năm qua, có còn gì dành lại cho con cháu họ đâu?" Xin thưa, ít ra họ cũng còn truyền lại khối tri thức khoa học – công nghệ khổng lồ làm của hồi môn cho con cháu.

PDH

Nguồn: SGTT

Friday, May 28, 2010

Những 'thầy giáo' nhí trong nhà

Vừa đi lớp về, bé Nấm, 4 tuổi (Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) hô to: "Bố ơi, bố tắt đèn giùm con, cao quá con không với nút tắt được. Cô giáo bảo phải tiết kiệm điện, sao nhà mình mở nhiều đèn thế bố?".

Anh Đức, bố bé Nấm cho biết, nhờ cô con gái nhỏ mà gần đây, cả gia đình anh đã học thói quen tiết kiệm điện, nước. Có hôm, thấy nhà ngoài, trong bếp đến toa lét, ban công đều bật đèn sáng choang, Nấm chạy khắp nhà kêu toáng lên: "Bố ơi, mẹ ơi, tắt điện thôi, tắt điện thôi, kẻo ít nữa nhà mình lại không có điện đâu ạ". Hôm khác, khi bố mở vòi nước để rửa tay rồi quên vặn chặt lại, khiến nước vẫn rỉ tí tách, bé cũng nhắc nhở ngay: "Bố phải vặn vòi nước lại chứ, lãng phí quá".

Anh Đức cho biết, những lời nói của Nấm thường rất có "trọng lượng" nên được cả nhà tự giác tuân theo. Không chỉ thế, cô bé còn sống rất tình cảm, và đôi khi những cách thể hiện nho nhỏ của con, khiến anh giật mình về sự vô tâm của mình.

Có hôm, mẹ đi làm về muộn, hai bố con ăn cơm trước, vừa ngồi đến mâm cơm, bố thấy Nấm chạy đi lấy chiếc bát nữa, rồi vừa gắp hai miếng cánh gà vào đó vừa bảo: "Mẹ thích ăn nhất cánh gà, bố con mình để phần mẹ nhé".

"Hồi còn ở với bố mẹ, mình quen được chiều, nên cũng không hay để ý đến người khác. Khi nghe con nói thế, tự dưng mình thấy ngượng quá, bởi mình đã quá vô tâm, vì có khi chẳng biết người thân thích ăn gì và đã bao giờ biết để phần ai cái gì đâu", anh Đức thổ lộ.

Ảnh: Hoàng Hà.
Đôi khi, lời nói hay cử chỉ của trẻ có thể "dạy" người lớn những bài học về giá trị cuộc sống. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Chị Thảo Trang (Thanh Xuân Nam, Hà Nội) thì cho biết, bình thường, chị cũng dạy con phải biết giữ gìn vệ sinh chung như không vứt rác bừa bãi hay phải để đồ trong nhà đúng nơi quy định, nhưng đôi khi, vì vội vàng, hay vì đãng trí mà chính chị làm sai và bị Quỳnh - cô công chúa 5 tuổi của mình - "chỉnh" ngay.

"Như hôm trước cho bé đi lăng Bác, con vừa hút sữa xong, mình cầm hộp để ở ngay ven đường, thế là nhóc lên tiếng ngay: 'Mẹ ơi, sao mẹ không để vào thùng rác'. Mình bảo 'quanh đây chẳng có chỗ nào để rác, mẹ để tạm đây rồi cô vệ sinh nhặt hộ cũng được', nhưng con bé không chịu mà cầm lấy hộp sữa bỏ lại vào túi nilong và bảo tí nữa gặp thùng rác sẽ cho vào", chị Trang kể lại "bài học" tuần trước.

Theo lời chị, ở nhà, Quỳnh cũng được bố đặt cho biệt danh là "cảnh sát" vì hay "tuýt còi" mỗi lần bố quăng đồ bừa bãi hay hút thuốc lá. "Cũng nhờ con bé mà anh xã nhà mình bỏ dần được thuốc đấy", chị Trang khoe.

Chị kể, chồng chị nghiện thuốc lá khá nặng. Mấy lần anh định bỏ nhưng không dứt được. Một hôm, cô con gái đi học về chạy nhào vào ôm lấy bố: "Bố ơi, bố đừng hút thuốc lá nữa, con yêu bố lắm, con không muốn bố chết sớm đâu". Cả nhà đang ngơ ngác không hiểu gì thì cô nhóc mếu máo: "Hôm nay cô giáo bảo ai hút nhiều thuốc lá là sẽ bị ung thư và chết sớm, cả mẹ và con ở cạnh bố cũng sẽ bị bệnh. Bố đừng hút nữa bố nhá".

Chị Trang cho biết, sau đó, Quỳnh còn bắt bố ngoắc tay hứa là sẽ không hút thuốc nữa, và nếu làm sai thì sẽ con gái sẽ không thơm bố nữa và bố sẽ không được ngủ cùng hai mẹ con. Không chỉ nói vậy, hôm nào bố đi làm về Quỳnh cũng ra ngửi miệng bố xem có mùi thuốc lá không. Ai cho kẹo, cô nhóc còn để dành cho bố "để bố ăn cho đỡ thèm thuốc".

"Chẳng biết vì 'chiến dịch' bắt bố cai thuốc sát sao quá hay vì cảm động mà anh xã đã hút ít hẳn. Còn mình cũng học được một bài học: Làm gì phải đến nơi đến chốn và nếu thuyết phục bằng sự quan tâm thì sẽ hiệu quả hơn nhiều việc chỉ trích hay chỉ nói suông", chị Trang thổ lộ.

Chị Nhuận (phố Hoàng Mai, Trương Định, Hà Nội) lại học được cách phải kiềm chế cảm xúc và tập thói quen "nói sao phải làm vậy" từ cậu con trai lên 4 của mình.

Chị kể, chị hay dạy con phải nói năng lễ phép, không được nói trống không và khi chơi với bạn thì nhất định không được đánh bạn. Cậu bé khá bướng bỉnh và cũng nhiều lần không nghe lời khiến chị bực bội, quát ầm lên, hay tét cho con mấy cái vào mông. Một lần, sau khi bị mẹ "xử" như thế, cậu nhóc quay sang bảo mẹ: "Mẹ ơi, thế con không được nói trống không với người khác, không được đánh bạn, còn mẹ thì được đánh con và nói trống không với con ạ?". Lúc này, chị Nhuận đành nhẹ giọng: "Ừ thì tại lúc đấy con làm mẹ buồn và bực quá. Mẹ làm thế cũng là sai, mẹ xin lỗi con".

Chị Nhuận cho biết, mỗi lần vợ chồng chị có chuyện bất đồng, giận dỗi, lỡ nói cộc lốc với nhau thì cũng bị cậu con "sửa lưng" ngay và nhờ thế mà hai người chú ý hơn đến lời ăn tiếng nói với nhau và cách cư xử với con.

Dành rất nhiều tình cảm trìu mến trong những trang viết cho hai đứa con của mình, anh Ngọc Phan (Đồng Nai) cũng từng thổ lộ trên blog: "Chính các con đã dạy cho ba biết sống tốt hơn".

Trên trang mạng, anh Phan kể, một lần, khi cả gia đình đi du lịch, tới nơi, dù đã hơn 10 giờ đêm, cậu con trai 4 tuổi của anh vẫn một mực đòi được gọi điện về cho cô giúp việc và bà để "mọi người yên tâm". "Lúc đó, ba chạnh lòng nhớ, không biết bao nhiêu lần ba đi công tác, chưa khi nào ba có ý thức gọi điện thoại về báo tin cho bà nội là ba đã xuống máy bay an toàn", anh Phan thổ lộ.

Còn cô con gái mới 9 tuổi lại "dạy" cho anh bài học về tính tiết kiệm và biết nghĩ đến người khác. Anh kể, khi lên lớp 3, dù bộ đồ thể dục của năm trước đã ngắn cũn và rách cả một lỗ ở đầu gối nhưng cô bé vẫn vui vẻ mặc và nhất định không mua bộ mới khi mẹ dẫn đi chọn đồ và bảo rằng: "Mua bộ mới làm gì cho tốn tiền, bộ này con vẫn mặc tốt mà". Thỉnh thoảng, con gái anh còn lo lắng hỏi rằng bố mẹ có vất vả quá không khi nuôi cả hai chị em đi học trường dân lập.

"Nhiều khi ba đã chi những khoản tiền lớn rất vô bổ, rất ngông cuồng, không băn khoăn gì cả. Mẹ và các con chắc là không biết. Và ba xấu hổ lắm con gái ạ!", anh Phan tâm sự trên trang blog.

Theo một chuyên gia giáo dục, tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm và trong sáng. Bố mẹ là những người thày đầu tiên, dạy các em về cách sống, cách nhìn cuộc đời. Nhưng đôi khi, chính sự trong sáng, ngây thơ và tấm lòng nhân hậu thuần khiết của trẻ nhỏ lại "dạy" người lớn những bài học vô cùng quý giá, mà nếu không lắng lại, không quan tâm và thực sự biết lắng nghe con em mình, chính bạn sẽ để phí.

Vương Linh

Thursday, May 27, 2010

Using R, LaTeX, and Sweave for Reproducible Research: Handouts, Templates & Other Resources

Using R, LaTeX, and Sweave for Reproducible Research: Handouts, Templates, & Other Resources

Several readers emailed me or left a comment on my previous announcement of Frank Harrell's workshop on using Sweave for reproducible research asking if we could record the seminar. Unfortunately we couldn't record audio or video, but take a look at the Sweave/Latex page on the Biostatistics Dept Wiki. Here you can find Frank's slideshow from today and the handout from today (a PDF statistical report with all the LaTeX/R code necessary to produce it). While this was more of an advanced Sweave/LaTeX workshop, you can also find an introduction to LaTeX and an introduction to reproducible research using R, LaTeX, and Sweave, both by Theresa Scott.

In addition to lots of other helpful tips, you'll also find the following resources to help you learn to use both Sweave and LaTeX:

Template for Presentations and Handouts using LaTeX, Beamer, and a PDF Viewer

Template for Presentations and Handouts using LaTeX, Beamer, and a PDF Viewer

Example PDF Output

Instructions

Store your file in something.tex and run pdflatex something to produce pdf after setting the handout variable to zero (slides) or one (handouts). You will also have to run bibtex if you have references in the talk. If using contributed LaTeX styles such as relsize (a highly recommended one) you may have to install such styles before running pdflatex. See GetLatex for a script for fetching and installing styles from the internet. Note that if you have references, you will get a warning about aNEWBLOCK when running pdflatex. Enter S followed by Enter to ignore these warnings.

If you are running Kubuntu/Ubuntu/debian, you may install Beamer with the following if your system does not already have it:

    sudo apt-get update    sudo apt-get install latex-beamer pgf (texlive-latex-recommended) 

See BeamerTips for a different method of creating separate slide and handout files.

There are many themes available for Beamer. Most if not all of them are displayed at http://mike.polycat.net/gallery/beamer-themes

You can also find a short course about Beamer at http://gobics.de/katharina/beamer-script.pdf

Download the Biostatistics logo into a central directory in your home area, such as ~/doc/images and set a symbolic link to it, e.g., run the command ln -s ~/doc/images/biostatLogo.jpg. Instead you can change the \figw command below to reference a file such as /home/me/doc/images/biostatLogo.jpg.

If you need to put R code or a verbatim text in your presentation, see this.

Template

 \def\handout{0}   % set to 1 to produce 4-up handouts instead of slides \def\notes{0}     % set to 1 to show \note{}s \ifnum\handout=1  % see above for an alternative which uses two preamble files \documentclass[handout,13pt,compress,c]{beamer} \usepackage{pgfpages} \pgfpagesuselayout{4 on 1}[letterpaper,landscape,border shrink=4mm] % or: \pgfpagesuselayout{2 on 1}[letterpaper,border shrink=4mm] \setbeamertemplate{footline}[page number]   % omit if don't want slide number at bottom right % use \setbeamertemplate{footline}[text line]{xxxx} if you want xxxx at bottom left of each slide % use \setbeamertemplate{footline}[text line]{xxxx\hfill\thepage} %  if you want xxxx at bottom left, page # at bottom right \else \documentclass[13pt,compress,c]{beamer} \fi  \usetheme{PaloAlto} % Also try Warsaw, Malmoe, Madrid, Berlin, Darmstadt; see %  /usr/share/texmf/tex/latex/beamer/themes/theme and the above gallery. % PaloAlto has section and subsection titles in left panel with highlighting % Darnstadt shows section names at top with progress bubbles % Optional: \usefonttheme{serif}  \usepackage{graphicx} \usepackage{natbib}           % for author year citations \citet \citep \usepackage{relsize}          % for \smaller etc. \DeclareGraphicsExtensions{.pdf, .jpg, .png}  \setbeamercolor{normal text}{bg=blue!5} %\setbeamertemplate{headline}[infolines theme] %\setbeamercolor{title}{fg=black!80!black,bg=blue!20!white} \ifnum\notes=1 \setbeameroption{show notes} \fi  \newcommand{\ft}[1]{\frametitle{#1}} \newcommand{\bi}{\begin{itemize}} \newcommand{\ei}{\end{itemize}}  %Macros to make graphics insertions easy %Command for sizing to width    \figw{file}{fraction of \textwidth} \newcommand{\figw}[2]{\centerline{\includegraphics[width=#2\textwidth]{#1}}} %Command for sizing to height   \figh{file}{fraction of \textheight} \newcommand{\figh}[2]{\centerline{\includegraphics[height=#2\textheight]{#1}}} %Use \figh{graphics file name}{1} to size to whole text height %For graphics needing no shrinkage:  \fig{file} \newcommand{\fig}[1]{\centerline{\includegraphics{#1}}}  \newcommand{\foot}[1]{\footnotetext{#1}}  % smaller text in bottom margin, e.g. citations \makeatletter \renewcommand\@makefntext[1]{\noindent#1} % see p. 114 of LaTeX Companion 2nd edition \makeatother \renewcommand\footnoterule{}  \logo{\figw{biostatLogo.jpg}{.123}  \title[Short Title]{Long Title} \author[]{Jane Smith} \institute{Department of Biostatistics, Vanderbilt University School   of Medicine} \date{\textsc{Meeting Title}\hfill presentation date}  \begin{document}  \frame{\titlepage}  \frame{    \ft{Outline} \tableofcontents }  \section{Current State} \frame{ \ft{Bad Practice} \framesubtitle{Be Good!} \begin{quote} Biases might pose a special challenge for laboratory researchers who are used to biological reasoning and the tightly controlled conditions of experimental research. Such researchers unwittingly become non-experimental observational epidemiologists when they apply molecular assays in studies of diagnosis and prognosis, for which the experimental method is not available and for which biological reasoning might have limited usefulness. \end{quote} \foot{\citet{ran05bia}; see also \citet{ran04rul}} }  \frame{ \ft{Bad Statistical Practice} \bi \item Data torture \item Subsetting subjects \item Choosing cutpoints to optimize accuracy \item Incorrect accuracy measures \item Incomplete or no validation \item Overstatement of results \ei }  \frame{ \ft{Bad Statistical Practice, \emph{cont.}} \bi \item No demonstration that information is new; not giving clinical   variables same opportunities as potential biomarkers \item Poor use of continuous markers \item See REMARK guidelines \citep{mcs05rep}, \citet{ioa07mol},   \citet{chkaut} \ei }  \frame{ \ft{A Slide Title} \begin{block}{Slide Subtitle1} \bi \item One \item Two \ei \end{block} \begin{block}{Slide Subtitle2} \bi \item Three \item Four \item Five \ei \end{block} }  \section[Goals]{Statistical Goals}  \frame{    \ft{Statistical Goals} \bi \item Experimental design, e.g. randomize processing order, blinding   to patient outcome \item Understanding the measurements \item Analyzing assay variability/reliability \item Normalization (\textbf{better}: build into comprehensive model) \ei }  \frame{   \ft{Demonstration of Added Information} \bi \item Biomarkers must add information to already available information  \bi  \item Partial test of association controlling for cheap info  \item Index of information gain  \ei \item Show that biomarker values cannot be predicted from existing   data \item Insufficient number of cases to adjust for many clinical   variables $\rightarrow$ propensity score analysis  \bi  \item Predict marker value from all clinical variables  \item Solely adjust for predicted marker value  \ei \ei }   \section[Classification]{Problems with Classification} \frame{ \ft{Problems with Classification} \bi \item Proportion classified correctly is an \textbf{improper scoring     rule}  \bi  \item Optimized by bogus model  \ei \item Minimum information  \bi  \item low statistical power  \item high standard errors of regression coefficients  \item arbitrary to choice of cutoff on predicted risk  \item forces binary decision, does not yield a ``gray zone''    $\rightarrow$ more data needed  \ei \item Assumes statistician to be provider of utility function \item Sensitivity and specificity are also improper scoring rules \ei }  \frame{ \ft{Example: Damage Caused by Improper Scoring Rule} \bi \item Predicting probability of an event, e.g., Prob(disease) \item $N=400$, 0.57 of subjects have disease \item Classify as diseased if prob.\ $>0.5$ \ei \begin{center}\begin{tabular}{lccc}\hline Model & $C$   & $\chi^{2}$ & Proportion \\       & Index &            & Correct \\ \hline     age     & .592 & 10.5 & .622\\ sex     & .589 & 12.4 & .588\\ age+sex & .639 & 22.8 & .600\\ constant &.500 & ~0.0 & .573\\ \hline \end{tabular}\end{center}  \smaller[2] Adjusted Odds Ratios:\\ \begin{tabular}{ll} age (IQR 58y:42y) & 1.6 (0.95CL 1.2-2.0)\\ sex (f:m)         & 0.5 (0.95CL 0.3-0.7) \\ \end{tabular} }  \section{Validation} \frame{ \ft{Need for Stringent Validation} \bi \item Splitting a sample does not provide external validation \item Split-sample validation is terribly inefficient and arbitrary unless $>$ 20,000 subjects \item Greater reliability obtained by using all subjects and using   bootstrap or 50 repeats of 10-fold cross validation \ei }  \section{Dichotomania}  \frame{ \ft{Problems Caused by Chopping Continuous Variables} \bi \item Chopping predicted probabilities causes major problems \item Many problems caused by chopping predictors \item True cutpoints do not exist unless risk relationship discontinuous \ei \begin{tabular}{cc|cc} \\ \hline Range of Delay & Mean Score & Range of   Delay & Mean Score \\ \hline ~0-11 & 210 & 0-3.8~~& 220 \\ 11-20 & 215 & 3.8-8~~& 219 \\ 21-30 & 217 & 8-113~~& 217 \\ 31-40 & 218 & 113-170& 215 \\ 41-~~ & 220 & 170-~~~& 210 \\ \hline \end{tabular} \foot{\citet{wai06fin};~~See ``Dichotomania'' \citep{sen05dic} and   \citet{roy06dic}} }  \frame{ \ft{Data from Wainer [2006]} \figh{wai06fin}{.9} }  \section[Continuous Markers]{Value of Continuous Biomarkers} \frame{ \ft{Value of Continuous Biomarkers} \bi \item Avoid arbitrary cutpoints \item Better risk spectrum \item Provides gray zone \item Increases power/precision \ei }  \frame{ \ft{Prognosis in Prostate Cancer} % Put comments to the right of a figure; reserve 20% of the width for this \begin{columns} \column{.8\textwidth} \figw{psa}{.9} \column{.2\textwidth} \smaller[2]Data courtesy of M Kattan from JNCI 98:715; 2006 \\[4ex] Horizontal ticks represent frequencies of prognoses by new staging system \end{columns} }  % Graphic taking up whole frame \frame{ \ft{Prognosis in Prostate Cancer, \emph{cont.}} \figw{/home/harrelfe/tmp/spectrum}{.725} }  % Graphic taking up whole slide, with no header, footer, etc. \begin{frame}[plain] \figw{myplot}{1} % or \centerline{\includegraphics[angle=-90,width=.65\textwidth]{myplot}} etc. \end{frame}   \frame{ \ft{Prognosis after Myocardial Infarction} \figw{troponin}{.75} \foot{\citet{ohm96car}} }   \section{Summary} \frame{ \ft{Summary} \bi \item Current state of biomarker analysis leaves much to be desired \item Many statistical and epidemiologic problems, especially:  \bi  \item bias  \item overfitting and overstatement  \item incomplete validation  \ei \item Cutpoints are inherently misleading \item Picking winners $\equiv$ splitting hairs \item Analyze clinical data as aggressively as potential biomarkers \ei }   \begin{center}      % omit this and next 5 lines if no bibliography \textbf{References} \end{center} \smaller[5] \bibliographystyle{abbrvnat} \bibliography{/home/harrelfe/bib/feh}  %Note: If references will fit on one slide use: \frame{ \ft{References} \smaller[5] \bibliographystyle{...} \bibliography{...} }  \end{document}  

Inclusion of R Code or Verbatim Text

To include verbatim text, use the long form of the frame environment with the fragile option:
 \begin{frame}[fragile] ... {\smaller   % optional, using relsize style \begin{verbatim} . . . \end{verbatim} }           % optional \end{frame} 

To include S language code in your presentation use the following model.

 \usepackage{alltt} \newcommand{\Gets}{\(\leftarrow\)} \newcommand{\Twiddle}{\mbox{\(\tt\sim\)}} \newcommand{\bex}{\begin{alltt}} \newcommand{\eex}{\end{alltt}} ... \begin{document} ... \frame{ \ft{An Example} Here is the code used to produce the previous result. \bex f \Gets lm(y {\Twiddle} age + sex) summary(f) a \Gets b + d \eex }

Wednesday, May 19, 2010

Vai trò của tư duy phản biện trong học tập ở bậc đại học


Hôm qua, tôi đã giới thiệu các bạn bài phỏng vấn Gs Huỳnh Hữu Tuệ về chất lượng giáo dục đại học. Hôm nay, tôi tiệp tục giới thiệu bài thứ 2 của anh Tuệ, bàn về phản biện trong giáo dục đại học. Thật ra, bài này cũng có bàn về vấn đề ngụy biện mà tôi đã post một bài trước đây trên trang web này. Mời các bạn theo dõi.

Học là gi? Học chính là quá trình thu thập và chắc lọc kiến thức (cả về thông tin cơ bản và phương pháp luận) một cách có hệ thống và biến nó thành máu thịt của mình. Như thế học là một hoạt động thường trực, trong lúc còn là sinh viên và ngay cả lúc đã ra đời. Nhờ đó, học tập giúp con người có đủ kiến thức, đủ bản lĩnh để đánh giá và lấy quyết định, và như thế giúp con người nâng cao khả năng đối diện với các vấn đề mà cuộc đời đặt ra, dù là trong lĩnh vực chuyên môn hay trong lĩnh vực xã hội. Để đạt dược mục tiêu đó, trong lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cần nắm vững phương pháp học tập để tôi luyện bản lĩnh cá nhân, xây dựng động lực học tập giúp cá nhân càng ngày càng trở nên tích cực hơn, và chấp nhận trách nhiệm của mình đối với bản thân và đối với xã hội. Học thật sự để trở thành một người có khả năng tư duy độc lập, nâng cao khả năng tư duy phản biện và khả năng sáng tạo, để trở thành một người hữu ích cho xã hội. Khả năng sáng tạo phụ thuộc khá nhiều vào tố chất cá nhân; nhưng tư duy độc lập và tư duy phản biện lại phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng đào tạo và học tập của môi trường giáo dục.

Học tập giúp sinh viên phát triển đời sống trí tuệ của mình; hoạt động trí tuệ lại là cơ sở của khả năng tư duy độc lập và tư duy phản biện. Như thế, chất lượng tư duy phụ thuộc chặc chẽ vào quá trình phát triển trí tuệ. Có nhiều mô hình về quá trình phát triển trí tuệ; tuy nhiên tất cả mô hình đều có một số điểm cơ bản giống nhau, được chia ra một số giai đoạn (W. G., Jr. Perry, Forms of intellectual and ethical development in the college years: A scheme. Holt, Rinehart & Winston, New York, 1968, được trích dẫn lại trên trang Web http://www.cmu.edu/teaching /index.html, thuộc Đại học Carnegie Mellon)

Giai đoạn 1 đối ngẫu (dualism): trong giai đoạn phát triển sơ khởi này, sinh viên thường nhìn cuộc đời dưới dạng tốt-xấu, trắng-đen; và trong suy nghĩ của sinh viên ở giai đoạn này, kiến thức thu thập là rõ ràng minh bạch, không có mập mờ; học tập đơn giản chỉ là một quá trình trao đổi thông tin. Đối với họ, người thầy giảng bài tức là trình bày những kiến thức mới dưới dạng sự kiện; và sinh viên chỉ cần học thuộc lòng là hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ở giai đoạn đối ngẫu này, sinh viên sẽ bức xúc nếu người thầy cho những câu trả lời có điều kiện, hoặc là không trả lời mà lại đặt ra những câu hỏi khác.

Giai đoạn 2 đa dạng (muliplicity): giai đoạn kế tiếp bắt đầu lúc sinh viên nhận thức được rằng ngay những chuyên viên cao cấp có lúc cũng chưa hẳn đồng ý với nhau trên một số vấn đề và đôi lúc còn hoàn toàn có quan điểm đối lập nữa. Đối với sinh viên ở giai đoạn phát triển này, mọi chuyện đều phục thuộc vào viễn ảnh và ý kiến cá nhân. Họ cãm thấy đủ sức để tự mình suy nghĩ, và cũng đủ sức để đặt lại vấn đề về những kiến thức do người thầy truyền đạt. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, người sinh viên chưa hẳn đã đủ sức để đánh giá những cái nhìn khác nhau, và hẳn cũng chưa đủ sức để đưa ra những lập luận nhằm khẳng định quan điểm của mình. Và ở giai đoạn này, sinh viên xem đánh giá của người thầy đối với cá nhân mình là hoàn toàn có tính chủ quan.

Giai đoạn 3 tương đối hóa (relativism): trong giai đoạn phát triển tương đối phức tạp tiếp theo, sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của chứng cớ và lý luận lúc tìm cách nâng cao tính thuyết phục quan điểm của mình. Người sinh viên ở giai đoạn này chấp nhận người khác có thể không đồng ý với cái nhìn của họ; và ngay cả ý kiến của lãnh đạo cũng cần được phân tích và phản biện cẩn thận, chứ không nhất quyết là nhắm mắt tuân thủ tuyệt đối. Cũng như ở trong các giai đoạn trước, bây giờ họ có thể có những suy nghĩ quyết liệt; tuy nhiên những suy nghĩ này đã được họ phân tích và đánh giá một cách nghiêm túc. Ở giai đoạn này, sinh viên bắt đầu nhìn thầy của mình với một cặp mắt khác: người thầy là một người hướng đạo có trình độ và cũng là một người đồng hành trong lĩnh vực tư duy trao đổi ý kiến, chứ không phải là một người lãnh đạo không hề có sai lầm, mà cũng không phải chỉ là một người nào đó có quan điểm khác mình.

Giai đoạn 4 chấp nhận trách nhiệm của một trí thức (commitment): theo Perry, giai đoạn cuối của quá trình phát triển trí tuệ không phải là bước nhảy vọt về mức độ phức tạp của trí tuệ, mà đúng hơn là cách tiếp cận vấn đề; áp dụng tất cả những kiến thức thu lượm được trong giai đoạn tương đối hóa để đưa ra những lựa chọn hay những quyết định dựa trên những phân tích và tư duy phản biện.

Theo Baxter-Magolda (M.B. Baxter-Magolda, Knowing and reasoning in college: Gender-related patterns in students' intellectual development, Jossey-Bass, San Francisco, 1992) thì lúc sinh viên ghi danh vào đại học, mức độ trí tuệ của họ thấp hơn rất nhiều so với những gì ta hình dung, và trong quá trình học tập ở đại học (hệ thống 4 hoặc 5 năm), trí tuệ của họ cũng không phát triển đến mức độ mà ta hy vọng. Đồ thị sau đây, dựa trên một điều tra diện rộng trên toàn nước Mỹ, cho thấy mức độ phát triển trí tuệ của sinh viên.

Ta nhận thấy cách suy nghĩ đối ngẫu giảm đần và tư duy đa dạng phát triển theo thời gian; tuy nhiên cách tư duy tương đối lại phát triển khá chậm, không đạt đúng mức ta mong đợi.

Cố nhiên, kết quả học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vừa chủ quan, vừa khách quan. Nhưng theo tôi, yếu tố chính yếu nhất vẫn là phương pháp học tập. Để trí tuệ được phát triển toàn diện, sinh viên phải có phương pháp học tập đúng đắn.

Nhìn lại mô hình phát triển trí tuệ của sinh viên, ta thấy khá rõ dấu ấn của tư duy phản biện (critical thinking) trong quá trình học tập. Như ta sẽ thấy, tư duy phản biện là phương pháp luận đúng đắn, là phong cách hữu hiệu của một trí thức lúc tiếp cận những vấn đề mà ta phải đối diện. Trong trao đổi ý kiến, trong tiếp nhận kiến thức mới, trong trường hợp phải đánh giá một quan điểm, một luận cứ, ta phải nhìn vấn đề với một đầu óc thoáng mớ, không thiên kiến. Phương pháp tư duy duy phản biện chính là công cụ giúp ta sử dụng toàn bộ kiến thức và trí tuệ để có một cái nhìn tổng hợp và chính xác về những vấn đề hay luận cứ ta quan tâm.

Một luận cứ thường được xây dựng trên những giả thiết được gọi là tiên đề. Từ tập hợp các tiên đề này, tác giả của luận cứ áp dụng các lý luận lôgíc hình thức để suy luận và đi đến một số kết luận. Lý luận lôgíc hình thức là một số qui tắc suy luận được các triết gia đúc kết suốt quá trình phát triển của con người, và hiện nay được xem là công cụ thiết yếu của lý luận trong tất cả mọi lĩnh vực; cố nhiên lý luận lôgíc hình thức là một bộ phận của tư duy phản biện. Tư duy phản biện giúp ta đánh giá luận cứ này, xem có chấp nhận hay cần loại bỏ nó. Về thực chất, tập hợp các tiên đề được xây dựng trên nền tảng kiến thức tích lũy của người đưa ra luận cứ. Như thế, nếu suy luận không phạm lỗi lôgíc hình thức, thì kết luận sẽ đúng nếu tiên đề là đúng. Từ đó, ta có thể thấy tư duy phản biện gồm những bước chính sau đây:

1) Đọc và theo dõi cẩn thận những bước đi của luận cứ nhằm xác định các tiên đề và các kết luận mà tác giả luận cứ nêu ra (trong trường hợp theo học một môn học mới, đây cũng chính là các kiến thức mới mà người thầy muốn sinh viên tiếp nhận).

2) Nếu trong luận cứ, ta thấy không có suy luận mà chỉ là những khẳng định (facts), thì luận cứ chỉ chứa đựng những thông tin, có thể chính xác hay sai lệch; như thế, ta có quyền không quan tâm đến những gì mà tác giả của luận cứ muốn thuyết phục người nghe.

3) Trong trường hợp suy luận của luận cứ không tuân thủ các qui tắc lôgíc hình thức, thì đây chỉ là một luận cứ ngụy biện (fallacy). Chữ ngụy biện trong tiếng Việt thường mang ý nghĩa xấu, tương ứng với tình huống người ta tìm cách thuyết phục người khác bằng cách nói dối một cách hùng hồn. Nhưng đúng ra, cũng có những lúc, người trình bày luận cứ không có ý muốn nói dối, nhưng chỉ phạm sai lầm trong lý luận mà thôi. Ngụy biện vô tình hay hữu ý có thể xuất hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau; nếu ta muốn đánh giá chính xác một luận cứ, một trong những yếu tố quan trọng là phải hiểu rõ cấu trúc ngụy biện.

4) Cuối cùng, nếu suy luận của tác giả (hoặc người thầy) hoàn toàn chặc chẽ về mặt lôgíc hình thức, thì luận cứ được xem là đúng đắng.Vấn đề cuối cùng là xét xem có nên chấp nhận những tiên đề mà tác giả sử dụng trong luận cứ hay không. Đây là điểm mấu chốt của tư duy phản biện. Bởi vì nếu ta Chấp nhận tập hợp các tiên đề của luận cứ, tức là ta hoàn toàn chấp nhận kết luận của tác giả; nói cách khác, ta chấp nhận luận cứ. Ngược lại, nếu ta phủ nhận những tiên đề này có nghĩa là ta loại bỏ luận cứ đề ra, hay nói cách khác ta không chấp nhận những kết luận mà tác giả của luận cứ tìm cách thuyết phục ta (trong học tập, tức là từ chối hay chấp nhận những kiến thức mới như một thành phần của hệ thống kiến thức mà ta cần tích lũy trong quá trình học tập).

Cách đánh giá các tiên đề của một luận cứ, có nghĩa là chấp nhận hay từ chối những tiên đề mà tác giả của luận cứ sử dụng, phải dựa trên kiến thức đã đựơc tích lũy của mình, dựa trên kinh nghiệm và lòng tin cá nhân. Kiến thức phụ thuộc vào môi trường giáo dục, phương pháp giảng dạy của người thầy cũng như phương pháp học tập của sinh viên; kinh nghiệm phụ thuộc vào môi trường xã hội và cuối cùng là lòng tin lại phụ thuộc vào môi trường giáo dục gia đình.

Trong quá trình áp dụng phương pháp tư duy phản biện, bất cứ ở tại thời điểm nào, người sinh viên cũng phải sẵn sàng động não, suy luận và đánh giá; những hoạt động này sẽ tạo thành một phong cách tư duy, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, nhưng trước khi chấp nhận bất cứ ý kiến nào, người sinh viên phải chủ động phân tích và đánh giá. Hoạt động của não bộ theo phong cách này sẽ giúp sinh viên hình thành vững vàng tư duy duy độc lập và tư duy phản biện. Với tư duy độc lập và tư duy phản biện như nền tảng, và với kiến thức tích lũy thành hệ thống, sinh viên sẽ có điều kiện phát triển tư duy sáng tạo của mình.

Ta thấy ngay, kết quả của học tập và vận tốc phát triển trí tuệ phụ thuộc mạnh mẽ vào phương pháp học tập của sinh viên. Người nào nắm vững phương pháp tư duy phản biện, thì chất lượng học tập càng cao và trí tuệ càng phát triển vững chắc.

Huỳnh Hữu Tuệ

Phụ lục

Trên mạng Internet, có một địa chỉ của chủ biên J. Landsberger trình bày tất cả mọi khía cạnh cụ thể của một quá trình học tập có chất lượng. Độc giả quan tâm có thể kết nối đến địa chỉ của Study Guides And Strategies http://studygs.net/

Độc giả cũng có thể làm quen nhanh chóng với tư duy phản biện tại địa chỉ sau đâyhttp://www.criticalthinking.org/aboutct/ctquestionsanswers.cfm

Về cấu trúc ngụy biện, độc giả có thể tham khảo trang http://www.fallacyfiles.org/

Getting Started with Sweave: R, LaTeX, Eclipse, StatET, & TeXlipse

Getting Started with Sweave: R, LaTeX, Eclipse, StatET, & TeXlipse


Would you recommend this article to others?
VN:F [1.9.0_1079]
Rating: +7 (from 7 votes)

Being able to press a single button that runs all your statistical analyses and integrates the output into your final report is a beautiful thing. If you have not already heard, this is what Sweave can do for you. However, getting your computer to run Sweave can be a little bit fiddly. Thus, this post: (1) sets out the benefits of Sweave; (2) sets out how to install and configure R, Sweave, and Eclipse on Windows; (2) lists resources for people wanting to learn more about how to use LaTeX and Sweave; and (3) lists some specific resources relevant to researchers in psychology wanting to use these tools.


OVERVIEW
What is Sweave?
To Sweave is to weave in S. To weave is to combine data analysis code and standard formatted text into a single self-describing document. R is a dialect of S. Thus, if you use R to do your statistical analyses and you want to automate the importation of analyses in R into your reports, Sweave may be the tool for you. For a longer description, see Friedrich Leisch's (2002) Sweave: Dynamic Generation of Statistical Reports Using Literate Data Analysis.

Why Sweave?
  • Reproducibility: The most important reason to adopt a tool like Sweave is to make your research more reproducible. The R code sets out exactly how the raw data is transformed into publication output. The Sweave document links this R output with the final report.
  • Efficiency: Statistical output is automatically incorporated into your report. There is no need to copy and paste output from your statistical analysis program into your report. If your data or analyses change, you can update your report with a single click instead of having to manually update every table and figure.
  • Reliability: The integration of analyses with the report reduces the chance of errors entering in through copying and pasting of statistical output into documents.
  • Education & Communication: By providing data analysis code for a report, this teaches others how to do similar analyses.
  • For an extended discussion, see Anthony Rossini and Friedrich Leisch's (2003) working paper Literate Statistical Practice.
Common Use Cases
  • Statistics Instructional Materials
  • Empirical reports, journal articles, book chapters, theses, etc.
Data sharing, literate programming, reproducible research, weaving: This is future of data analysis. Why not get on board now?

MY SWEAVE INSTALLATION AND CONFIGURATION
A strength of R, Sweave, and LaTeX is that they are cross platform tools that can be integrated together to support powerful data analytic workflows. These tools run on Windows, Linux, and Mac OS with a range of text editors and command line options. However, the flexibility in configurations presents a challenge. There is no single click installation file like "setup.exe". The tools need to be assembled. This section sets out how to install and configure a system for writing Sweave documents based around the Eclipse IDE and a Windows Operating System. It's not the only way to assemble a system to support Sweave, but for someone entrenched in the Windows world, I think its a good start.

1. Download and install R
R Project. I'm assuming you already use R, but if not you may wish to read my post on Getting Started with R.



2. Download and install a Latex distribution.
There are several LaTeX distributions. I installed MikTex.

3. Download and install Eclipse and the StatET and TeXlipse plugins
See the StatET Installation page for instructions on how to install StatET and Eclipse.
See also the links under "Getting Started" with StatET and Eclipse.

3.a Download and install Eclipse
See StatET Installation page; This assumes you have Java installed.

3.b Install the StatET plugin and the TeXlipse plugin
See StatET Installation page

3.c Configure the StatET plugin
See Longhow Lam's Eclipse and the R plug-in StatET

3.d Configure the TeXlipse plugin
The TeXclipse homepage lists general information. See specifically, the configuration page.
My configuration could be abbreviated to: Go to Window - Preferences in Eclipse; Then, TeXlipse - Builder Settings; Then, enter the appropriate directory for your Bin directory of TeX distribution. In my case this was "D:\MiKTeX 2.8\miktex\bin" .

3.e Configure Sweave
Sweave.sty: Sweave is a built-in function in R. However, when you run Sweave, your LaTeX distribution needs to be able to find a file called "Sweave.sty". The file is stored in your R program files (e.g., "C:\Program Files\R\R-2.9.1\share\texmf"). A quick way to make it accessible is to place the file in your Eclipse project folder where the Rnw file is located. See this R-Help post for tips. UMN has some additional tips. (UPDATE: Bernd referred me to some additional material on linking Sweave.sty with MikTeX)

External Tools: Go to Run -- External Tools - External Tools configurations;
Sweave Document Processing (R/LaTeX); Click New Button; Give it a name like "Sweave-PDF"
Under the LaTeX tab change output format to pdf build commands pdflatex.exe


LEARNING LATEX
Using Sweave assumes that you know how to use LaTeX. If you just want to write LaTeX documents using Eclipse (without R code), you can go to File - New Project (Texlipse - LaTeX Project). Once you have a basic working environment, it's easy to experiment with all the details of LaTeX. Here are some web guides among the many that are available.

LEARNING SWEAVE
Sweave is fairly straightforward. In Eclipse you can start a new R Project and add an *.Rnw file to write your Sweave document. Then use the Document menu to convert the Sweave file to a TEX file, PDF file, etc. There are many more general resources on Sweave:


LATEX, SWEAVE, AND PSYCHOLOGY
Adopting LaTeX and Sweave presents several challenges related to somewhat discipline specific needs. These pertain particularly to the various style conventions expected for journal submission. The following are some useful resources:

(Follow the link for other posts by Jeromy Anglim)

Chủ tịch Hồ Chí Minh trên bìa tạp chí Time

 Phạm Xuân Nguyên

Tạp chí Time của Mỹ ra đời năm 1923. Trong hơn tám mươi lăm năm qua, đã có năm lần hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam xuất hiện trên trang bìa tạp chí này.

Time 22.11.1954.jpg
Lần thứ nhất chân dung Bác Hồ xuất hiện ở bìa số ra ngày 22.11.1954 với chủ đề "Hồ Chí Minh của Đông Dương". Bài viết cho ảnh trang bìa là nói về sự kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc Việt Nam sống dưới chế độ cách mạng của chính quyền Hồ Chí Minh. Tác giả mô tả lại quang cảnh Hà Nội ngày giải phóng, khi đoàn quân Việt Minh từ rừng núi tiến về. Tiếp đó hành trình cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh được kể lại cùng với quá trình diễn ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ấn tượng về lãnh tụ Việt Minh được thể hiện qua câu chuyện sau được tác giả bài viết kể lại. Một người dân Việt Nam ở trong thành phố vừa được giải phóng nói rằng mình đã được thấy ông Hồ. "Ông ấy là tấm gương sống của một nhà cách mạng. Ông ấy có một cuộc đời riêng không thể nào chê trách được. Ông ấy ăn mặc giản dị. Ông ấy là một người thông minh. Ông ấy nói tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt. Ông ấy rất khéo léo: khi ông ấy nói chuyện với mọi người ông ấy nói thẳng thắn để đứa bé lên tám cũng hiểu được. Ông ấy nhẫn nại vô cùng. Ông ấy đã hy sinh cả cuộc đời riêng của mình cho cách mạng". Tác giả dẫn thêm lời của nhà cách mạng Ấn Độ Jawaharlal Nehru nói về Hồ Chí Minh: "Đó là một người đáng yêu và thân thiện vô cùng..., một con người hết sức mong muốn hòa bình". Trong mắt người viết: "Hồ Chí Minh là một người mảnh khảnh, ôn hòa, nói năng chậm rãi, thái độ cương quyết nhưng không làm ai giận. Ông là người biết ngồi ghé vào mép ghế, tay khoanh vào lòng. "Các chú phải biết nêu gương khiêm tốn, khổ cực cho mọi người", đôi khi ông khuyên bảo các đồng sự vậy, rồi bước đi qua các làng mạc, với chiếc ba lô trên vai. Hồ Chí Minh làm việc từ 16 đến 18 tiếng một ngày, thường có chiếc áo khoác vắt vai vì hình như ông hay bị lạnh. Ông tự coi mình là con người của thế giới. "Moskva là thành phố anh hùng", có lần ông vui vẻ nói, "nhưng Paris mới là nơi vui sống".

Time 16.7.1965.jpg
Lần thứ hai chân dung Bác Hồ xuất hiện ở bìa số ra ngày 16.7.1965 với chủ đề "Việt Nam: Miền Bắc không khoan nhượng". Đây là một năm sau ngày đế quốc Mỹ đưa máy bay ra ném bom phá hoại miền Bắc. Bài viết cho ảnh trang bìa mang đầu đề "Bắc Việt Nam: Nhà mác xít trong rừng sâu". Chiến tranh ngày càng lan rộng, đất nước phải đương đầu với cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Nhưng "Hà Nội đã chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn thể. Hồ Chí Minh là thế, vị thánh râu dài của nước Việt Nam cộng sản, ở tuổi 75, ông là lãnh tụ phe Đỏ già nhất, từng trải nhất. Ông Hồ của Bắc Việt Nam đã đưa ra lập trường cuối cùng và kiên định nhất của mình, và cả đất nước non trẻ của ông đã sẵn sàng chiến thắng hay là chết cùng với ông. Ngay cả dù cho không lực Mỹ ngày càng bỏ bom sát gần Hà Nội đông dân cư thì vẫn không thấy ông Hồ tỏ ra có dấu hiệu nao núng". Trong mắt ký giả Mỹ lúc này, Hồ Chí Minh ở tuổi 75 trông lại khỏe mạnh. "Những vị khách vừa đây tới thăm chủ tịch phủ đã bắt gặp một ông Hồ hồng hào, vui vẻ. Là một nhà lãnh đạo cộng sản nhưng ông lại có khiếu hài hước: một lần Chu Ân Lai nói chuyện tại Hà Nội, ông Hồ đã lên sân khấu ngồi bên cạnh diễn giả, khéo léo bắt chước từng cử chỉ và nét mặt của Chu khiến cử tọa thích thú, còn Chu thì bối rối".

Time 14.1.1966.jpg
Lần thứ ba Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa của Time là trong bức ảnh chụp chung với nhà ngoại giao Shelepin ở số ra ngày 14.1.1966. Bìa số này đăng hai bức ảnh, phía trên bức này là bức ảnh chụp tổng thống Mỹ Johnson và các cố vấn đang họp bàn tại Ranch. Chủ đề của số này là "Cuộc tấn công hòa bình của Mỹ và sự đáp trả của cộng sản". Bài viết cho ảnh trang bìa là "Nhiệm kỳ tổng thống: sự thay đổi trên sân khấu" đề cập đến thông điệp liên bang hàng năm của tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson mà trọng tâm vẫn là vấn đề cuộc chiến Việt Nam. Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam hiện ra ở trang bìa là để nhấn mạnh hơn điều mà bài báo nêu lên khi bình luận bản thông điệp hàng năm của tổng thống Mỹ: "Công việc đầu tiên và quan trọng nhất của ông ta sẽ phải là quyết xem nước Mỹ sẽ đi về đâu trong cuộc chiến tranh Việt Nam".

Time 12.9.1969.jpg
Lần thứ tư chân dung Hồ Chí Minh lại xuất hiện trên trang bìa Time là ở số ra ngày 12.9.1969. Lúc này lãnh tụ Việt Nam vừa mất nên chủ đề của số là "Kỷ nguyên mới ở Bắc Việt Nam" cùng với bài viết cho ảnh trang bìa có tên "Di sản của Hồ Chí Minh".

"Khi vị Chủ tịch Bắc Việt Nam qua đời vì bệnh tim tuần trước ở Hà Nội, ông đã để lại một di sản hoàn thành rất ấn tượng. Ông đã đưa lại ý niệm quốc gia cho nước Việt Nam. Ông đã tiến tới thể hiện một hình thức "chủ nghĩa cộng sản dân tộc" vừa giúp ông tách ra khỏi quỹ đạo Xô - Trung, nhưng lại vừa thúc đẩy cả hai cường quốc đó ve vãn ông. Với nguồn tài nguyên hạn chế của một dân tộc châu Á nghèo khổ - cộng với sự giúp đỡ từ Bắc Kinh và Moskva - ông đã chống lại được hỏa lực to lớn của một nước công nghiệp mạnh nhất trên trái đất. Khi làm thế, ông đã buộc một tổng thống Mỹ phải rời khỏi nhiệm sở và làm hoen ố ký ức về một tổng thống khác. Ông đã đi sâu vào xã hội Mỹ thông qua cuộc chiến tới mức tác động đến giới trẻ phản kháng, đến những người da đen lo lắng không yên, đến những cận vệ binh của các giá trị cũ đang bị đe dọa - chính ngay hình ảnh của đất nước. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là dành để tạo ra một nước Việt Nam thống nhất, thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang. Ông được nhân dân cả hai miền Bắc - Nam gọi là "Bác Hồ". Không một lãnh tụ dân tộc nào còn sống hiện nay ngoan cường đứng vững được lâu đến thế trước mũi súng kẻ thù. Sự qua đời của ông chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng lan xa ở Bắc Việt Nam, ở châu Á và ngoài đó nữa".

Di sản Hồ Chí Minh để lại là một ban lãnh đạo đất nước ổn định, vững chắc với những người kế tục sự nghiệp của ông Hồ đã được rèn luyện, thử thách trong cách mạng và kháng chiến. Bài viết cũng nói đến một di sản nữa là kinh nghiệm của Hồ Chí Minh biết giữ thăng bằng giữa Xô - Trung vì quyền lợi dân tộc. Ông Hồ đã có nghệ thuật chính trị này từ trong quá trình hoạt động cách mạng lâu dài của mình. Tác giả bài viết kể lại sự kiện Hồ Chí Minh giúp đỡ cho đội OSS của Mỹ năm 1945 tại Việt Bắc. "Những cuộc tiếp xúc chân thành của ông với người Mỹ đã khích lệ ông Hồ hy vọng vào sự giúp đỡ của Mỹ cho Việt Minh. Frank White, cựu phóng viên Time, nhớ lại là đầu năm 1946, khi đang là thiếu tá quân đội Mỹ, ông được ông Hồ mời dự một bữa tiệc tiếp khách chính thức tại Hà Nội. Khách mời bữa đó gồm các vị chỉ huy và viên chức cao cấp của Pháp, Trung Quốc và Anh. White là sĩ quan cấp thấp nhất và là người Mỹ duy nhất được xếp ngồi cạnh ông Hồ. "Thưa ngài Chủ tịch", White nói nhỏ vào tai ông Hồ, "tôi e là sự sắp xếp chỗ ngồi thế này sẽ gây sự oán giận". "Phải, tôi biết", ông Hồ đáp, "nhưng tôi còn biết nói chuyện với ai khác?". Một cách hiển nhiên, ông Hồ vẫn nghĩ người Mỹ là dân tộc mà ông có thể trò chuyện".

Bài viết kết luận: "Những người kế tục ông Hồ có khả năng sẽ đi theo con đường một cách không chệch hướng như ông đã từng trong một thời gian. Nhưng chính sự vắng mặt của ông sẽ dẫn tới sự thay đổi bản đồ chính trị hoàn toàn đến mức những người theo bước ông sẽ buộc phải tìm kiếm một con đường mới, không đoán trước được. Kết quả sẽ không nhất thiết có lợi cho Mỹ, nhưng Bắc Việt Nam vắng ông Hồ sẽ là một thế lực khác trên thế giới".

Time 12.5.1975.jpg
Lần thứ năm chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện trên bìa Time là ở số ra ngày 12.5.1975, gần hai tuần sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Bức ảnh mang dòng chữ "Người chiến thắng" với chủ đề là "Cái gì tiếp theo ở châu Á?". Bài viết "Lời tạm biệt nghiệt ngã cuối cùng" bình luận về thắng lợi của nhân dân Việt Nam: "Cuối cùng Việt Cộng và Bắc Việt đã tràn vào Sài gòn, giương cao lá cờ của Chính phủ cách mạng lâm thời, bắt giữ tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu của Nam Việt Nam. Đối với nhiều người Mỹ, đây là cái chết đã chờ đợi bao lâu, nhưng khi nó đến thì vẫn bị choáng váng". Sự nghiệp giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã chiến thắng. Nước Mỹ từ đây sẽ phải điều chỉnh lại đường hướng của mình trên thế giới, nhưng không dễ mà "bỏ Việt Nam lại phía sau".

Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh năm lần được đưa lên trang bìa của tạp chí Time, trong đó bốn lần là chân dung toàn mặt bìa, cho thấy mối quan tâm của dư luận Mỹ nói riêng, thế giới nói chung, đối với cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu của chúng ta, cũng như đối với quá trình lịch sử của nước Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, Việt Nam còn là chủ đề xuất hiện trên nhiều số khác của Time.

 

Hà Nội 15.8.2009

Chất lượng GD ĐH phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp đào tạo! P/v Gs Huỳnh Hữu Tuệ



Gs Huỳnh Hữu Tuệ (Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Bắc Hà) 

Xem them: giáo dục Việt Nam quá kì dị

Ngọc Khả Hân (Thực hiện)

Số đặc biệt cuối tháng tư, Tạp chí Giáo dục và Thời đại.

Năm 1960, Huỳnh Hữu Tuệ là một trong số những SV xuất sắc được học bổng du học tại Canada. Sau thời gian học ĐH Laval- Canada, với kết quả học tập tốt, Huỳnh Hữu Tuệ đã được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh, đồng thời làm giảng viên tại trường. Năm 1968, kết thúc khóa học, Huỳnh Hữu Tuệ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về viễn thông. Đến năm 1972, hoàn tất thêm luận án TSKH về chuyên ngành Xử lý thông tin. Năm 1981, ông được phong hàm Giáo sư. Tiếng tăm về vị TSKH Canada gốc Việt khi ấy đã làm không ít nhà khoa học thế giới nể phục.

Tháng 6-2005, GS Tuệ đã quyết định bỏ lại mức lương 10.000 USD/tháng ở Canada để về nước, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm bộ môn Xử lý thông tin, một bộ môn mới của khoa Điện tử Viễn thông, trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội. Năm 2007, ông đồng ý nhận lời về làm hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế Bắc Hà. Trong cuộc trò chuyện với GD&TĐ về vấn đề chất lượng GD ĐH hiện nay, GS Huỳnh Hữu Tuệ nói luôn: "Đào tạo ở cấp ĐH, thay đổi được cách giảng dạy và học tập, thì tôi đảm bảo SV Việt Nam không thua kém bất cứ SV nước ngoài nào".

3 tiêu chí, 3 điều kiện, 2 vấn đề của GD ĐH

* Được biết ông đã từng có thời gian làm việc tại nước ngoài trong lĩnh vực GD ĐH, nay về nước để quản lý điều hành một trường ĐH, với sự đánh giá của mình, ông nhìn nhận về chất lượng GD ĐH Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Nói chung, ngay cả những nước ở châu Á, bây giờ người ta hướng theo phương pháp đào tạo về quan điểm GD của các nước phát triển, là hệ thống GD phải đào tạo được ra con người toàn diện, trong đó có 3 tiêu chí quan trọng: phải có bản lĩnh; có trách nhiệm với bản thân, với xã hội; có chuyên môn.

Trong quá khứ, GD ĐH Việt Nam chú trọng 2 điểm: đạo lý làm người và kiến thức kinh điển của con người. Ngày nay, trong GD ĐH của ta, chủ yếu đào tạo ra những con người với kiến thức sách vở, không cần tư duy, không cần suy nghĩ. Cho nên phần đông sản phẩm của hệ thống GD ĐH hiện nay là thụ động, không có sức mạnh tư duy độc lập. Mà muốn tư duy độc lập thì phải đào tạo bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và đào tạo khả năng tổng hợp kiến thức. Có 3 điều này thì mới có tư duy độc lập – đặc trưng hàng đầu của một hệ thống GD.

* Theo ông, lý do gì khiến GD ĐH của Việt Nam chưa thực hiện được điều này?

- Theo tôi, muốn thực hiện được phải có 3 điều kiện: Có môi trường GD, có đội ngũ cán bộ, có phương pháp đào tạo.

Về môi trường, tôi xin ví dụ rất đơn giản thế này: Những giảng viên ĐH có được 1 cái bàn để ngồi làm việc trong trường một cách chính thức 8 tiếng/ ngày không? Những giảng viên ĐH có được thu nhập từ việc họ làm cho nhà trưởng đủ để có được một cuộc sống gia đình tươm tất không? Mới nói đến những cái rất nhỏ này thôi, đã thấy để có một môi trường thích hợp là cực khó đạt rồi.

Tiếp theo, đội ngũ giảng viên của mình là ai? Cứ đọc các thống kê sẽ thấy ngay, đại trà là thạc sĩ, còn tiến sĩ – những người được đào tạo qua nghiên cứu thì thiểu số. Tại sao ở những nước phát triển, người ta yêu cầu giảng viên ĐH phải là tiến sĩ? Mà đó không phải là vì bằng cấp đâu, đó là cả một quá trình đào tạo con người trở thành một nhà trí thức, có kiến thức và có suy nghĩ tư duy độc lập. Chưa chắc những tiến sĩ này có tính sáng tạo cao, nhưng chắc chắn họ có đủ bản lĩnh và kiến thức để phản biện những vấn đề mà họ quan tâm. Trong GD ĐH, muốn chương trình giảng dạy có chất lượng, thì người giảng viên phải nắm thật kỹ những vấn đề mà mình có trách nhiệm giảng dạy, tức là yêu cầu 1 thì phải nắm được 10. Bây giờ giảng viên vừa tốt nghiệp thạc sĩ thì dù có xuất sắc thế nào đi nữa, chưa qua được quá trình đào tạo để trở thành một nhà trí thức độc lập, thì lúc dạy học sẽ chỉ dạy những gì mình hiểu được từ sách vở chứ không nói được những gì của cá nhân. Đội ngũ giảng viên đã thế, nói chi đến phương pháp đào tạo.

Tất cả những chuyện xảy ra ngày hôm nay, nó vừa khách quan vừa chủ quan. Bây giờ có sốt ruột, muốn thay đổi thì cũng không thể ngày một ngày hai mà đổi được.

* Thưa ông, nhận định như vậy về chất lượng GD ĐH Việt Nam có bi quan quá không?

- Không hề bi quan, mà là khách quan! Mấu chốt chính là ta không nên quá tham vọng. Trong việc tổ chức lại hệ thống GD ĐH, cần xem là điểm nào chính, điểm nào phụ. Tôi thấy có 2 điểm chính là điều kiện cơ sở vật chất và quyền tự chủ của mỗi cá nhân trong hệ thống GD.

* Vậy nên hiểu về quyền tự chủ của mỗi cá nhân trong hệ thống là như thế nào?

- Nó là tự chủ tinh thần: Tất cả con người trong hệ thống GD ĐH đều có quyền quyết định, có quyền phản biện, đương nhiên những quyết định, phản biện này phải nằm trong "khung" do pháp luật quy định.

Tuy nhiên, xét về mặt nào đó, những khao khát về tự chủ tài chính, tự chủ tổ chức quản lý cán bộ, tự chủ về tuyển sinh… những vấn đề mà nhiều trường ĐH Việt Nam hiện nay đang đặt ra, cũng đã phần nào thể hiện tinh thần tự chủ này.

* Quay trở lại vấn đề chất lượng GD ĐH, theo ông, với những thực trạng mà ông đã nêu, việc GD ĐH Việt Nam phấn đấu có trường ĐH đẳng cấp quốc tế có xa vời không?

- Về thực chất, tôi cho rằng có 2 điểm để một ĐH được xem là có đẳng cấp quốc tế: 1– Những bằng cấp được thế giới chấp nhận. 2– Những công trình khoa học được thế giới công nhận giá trị và sử dụng. Chỉ cần 2 điều này thôi. Nhưng cái khó là muốn đạt được thì phải làm như thế nào? Tôi nghĩ là điều này là cực khó.

Cụ thể hơn, hãy xem người ta sắp hạng các trường ĐH như thế nào, họ có các tiêu chí: số diện tích mà mỗi SV có quyền sử dụng về cơ sở vật chất, số diện tích mà một giảng viên có quyền sử dụng về cơ sở vật chất, số đầu sách trong thư viện, số công trình nghiên cứu khoa học được công bố, số vốn đầu tư cho hoạt động cơ sở, vốn đầu tư cho nghiên cứu,  ảnh hưởng của sinh viên tốt nghiệp trong các doanh nghiệp, trong xã hội… cứ mỗi tiêu chí lại cho một số điểm. Cuối cùng cộng tổng lại, sắp thứ tự các trường từ cao đến thấp.

Nếu sắp hạng như vậy thì các trường ĐH Việt Nam bó tay. Nhưng ngược lại nếu xét về mặt thực chất, thì bằng cấp của ĐH Việt Nam hiện cũng ngang tầm quốc tế đấy chứ. Một SV giỏi ở Việt Nam, tốt nghiệp xong có thể đi khắp thế giới để xin học tiếp. Một SV của ta học hai năm tại Việt Nam, sau đó tiếp tục học tại nước ngoài và được công nhận bằng cấp 2 năm học trước đó. Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam được quốc tế công nhận và sử dụng.

Vậy nếu xét về thực chất, ta nào có kém ai đâu! Chỉ tiếc là con số này nhỏ quá, hầu như không đáng kể!  GD ĐH Việt Nam chỉ có hai vấn đề thôi: Ngân sách và phương pháp đào tạo. Chấm hết!

 

SV nhác, bắt phải học!

* Có thể thấy rõ ông trăn trở nhất về GD ĐH Việt Nam chính là về phương pháp đào tạo. Vậy với cương vị là quản lý của trường ĐH quốc tế Bắc Hà, ông làm thế nào để sản phẩm đầu ra của nhà trường sẽ là những con người có tư duy độc lập?

- Đào tạo chất lượng là nói đến nội dung và phương pháp đào tạo. Trong phương pháp đào tạo cần xây dựng môi trường học tập, trong đó, con người có đủ điểu kiện để phát huy khả năng cá nhân. Nói đến phương pháp đào tạo là nói đến cả trách nhiệm của giảng viên lẫn sinh viên. Mục tiêu hàng đầu của phương pháp đào tạo vừa nhắm đến mục tiêu của môn học vừa nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượng học tập, có nghĩa là làm thế nào để SV phải biết tự học. SV không chịu học thì phương pháp nào rồi cũng thế.

Với ĐH quốc tế Bắc Hà, chúng tôi luôn chú ý đến 2 điều này. Về cơ sở vật chất, hiện nhà trường ở đây là 3000m2 chỉ dùng để phục vụ 600 SV. Mà cơ sở vật chất không chỉ có không gian là đủ, trong cơ sở vật chất còn là điều kiện ánh sáng, điều kiện bàn ghế, điều kiện máy móc, thư viện, … tất cả những cái này phải tạo ra được bối cảnh để làm cho SV thấy thích học.

Rồi còn môi trường GD và tâm lý. Chúng tôi chọn giảng viên cơ hữu theo 3 tiêu chí: Bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm, chuyên môn. Không được lật lại 3 tiêu chí này. Có bản lĩnh thì mới dám làm việc chưa ai làm. Có tinh thần trách nhiệm để chấp nhận vị trí của mình, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chuyên môn để phát huy môi trường đào tạo của nhà trường. Cho đến ngày hôm nay, tôi có thể khẳng định cán bộ cả cơ hữu và thỉnh giảng của nhà trường đều có đầy đủ 3 tiêu chí trên.

Hiện đầu vào của nhà trường chưa được cao. Lý do thì khá rõ rồi: SV thuộc dạng xuất sắc thì không vào ĐH tư thục mà vào những ĐH công lập đã có tiếng tăm. Đây là điều hiển nhiên. Chưa kể đến phần đông SV là cậu ấm cô chiêu, ham chơi hơn là ham học. Phần vì học phí của trường phải cao; để đảm bảo được những điều kiện chất lượng GD ĐH thì học phí không thể bình thường được.

* Như ông đã nói, nhà trường có cơ sở vật chất, có đội ngũ GV, nhưng đầu vào của ta thấp thì cũng rất khó khẳng định chất lượng GD ĐH của nhà trường.

- Ngay từ đầu, cũng có nhiều ý kiến e ngại này nọ. Nhưng tôi lại thấy khác. Tôi cho rằng nếu đã là SV giỏi, SV  ham học thì họ không cần mình quan tâm nhiều. Đây là ta nói đến việc thay đổi tâm lý học tập của SV trung bình. Tôi quan điểm là bắt SV trong trường phải học, không học không được, phải học. Nhưng khi học có kết quả rồi, bỗng nhiên thấy: À, học cũng không đến nỗi nào, và làm cho các em SV có trách nhiệm hơn trong việc học tập. Lúc đó, nhà trường không cần phải tác động nhiều vào nữa. Đến một lúc nào đó thì thấy học là vui, học là có lợi ích, không cần là trách nhiệm bắt buộc nữa mà trở thành ham học.

* Nhưng thưa ông, trên thực tế không phải cứ bắt là SV nào cũng học được?

- SV đã vào trường ĐH quốc tế Bắc Hà, đã học, đã thi là bằng chính sức mình chứ không nhờ yếu tố bên ngoài nào khác. Đây là tôn chỉ của nhà trường. Trường không nhận tiền để đổi bằng, trường chỉ chấp nhận và hết sức tạo điều kiện và giúp đỡ những sinh viên có quyết tâm.

Tôi xin khẳng định rằng SV đầu vào tốt nghiệp điểm sàn có thể thành công ở bất cứ trường ĐH nào nếu có quyết tâm. Khi nghe tôi nói vậy, có một số người không đồng ý đâu. Nhưng theo quan sát của tôi, tôi thấy điều này hoàn toàn chính xác.

Cố nhiên những em điểm sàn thì khó để trở thành xuất sắc. Nhưng nếu có quyết tâm thì có thể trở thành trung bình khá hoặc khá. Và những em này muốn vậy phải học từ 30 giờ - 50 giờ/tuần.

* Đòi hỏi quyết tâm, đòi hỏi việc SV phải tự học… ông có sợ sẽ làm hẹp đi cánh cửa đầu vào của trường mình không? Bởi tâm lý hiện nay, các cậu ấm cô chiêu sẽ chọn trường tư khác, thay vì vào trường của ông?

- Ý này HĐQT của trường có bàn tới. Nhưng tôi nghĩ nếu đã quyết tâm làm trường ĐH chất lượng cao thì thị phần của mình không phải là thị phần của những trường ĐH tư thục bình thường. Nếu trong xã hội có 100 người muốn vào ĐH, có 80 người nghĩ như trên, thì vẫn còn 20 người gia đình nghiêm túc với việc học, muốn con em mình trở thành người thật sự có ích cho xã hội. Và tôi đảm bảo rằng khá nhiều trong 20 người này chắc chắn sẽ vào trường Bắc Hà. Bởi nếu được đào tạo quy củ, trong bất kỳ tình huống nào, khi sau khi tốt nghiệp, họ sẽ thành công trong cuộc sống. Không phải là triệu phú thì ít nhất họ cũng sẽ đảm bảo được tương lai của bản thân và gia đình mà không cần quỵ lụy ai.

Cái "thoáng" của trường chúng tôi là SV được tự do suy nghĩ, có quyền phản biện lại tất cả những điều từ GV đến hiệu trưởng nói. Và sau 2 năm đi vào hoạt động, đã có nhiều nhận xét rằng phần lớn SV của trường rất tự tin. Nếu các em SV đã có quyết tâm, trường sẽ tìm đủ mọi cách để tạo điều kiện cho các em học tập. Chúng tôi xây dựng môi trường đào tạo trong đó SV là mục tiêu tối hậu.

Các nước phát triển họ có kết luận thế này, mà áp dụng vào Việt Nam cũng đúng phần nào, đó là chất lượng đầu ra phụ thuộc chủ yếu ở chất lượng đầu vào. Đây là nói về những trường ĐH hàng đầu thế giới. Còn những ĐH cỡ trung bình, theo tôi không phải như vậy. Với những SV trung bình, nếu có phương pháp đào tạo, họ vẫn sẽ thành

đạt và có bản lĩnh đối mặt với tất cả mọi tình huống trong cuộc sống.

 

Bản lĩnh của một trường ĐH

* Theo ông, bản lĩnh của một trường ĐH thì sẽ thể hiện ở điểm nào?

- Tôi thấy rằng các trường ĐH công có uy tín lớn ở Việt Nam, số SV xuất sắc cũng là nhỏ giọt mà thôi, mà cái xuất sắc đó không phải do hệ thống, mà tự thân các SV đó đã xuất sắc rồi, không phải nhờ trường ĐH. Còn nếu một trường ĐH nào mà biến một em từ trung bình thành trung bình khá, thành khá thì đó mới chính là một trường ĐH có chất lượng GD cao, một trường ĐH có bản lĩnh.

Với trình độ đầu vào của SV của trường Bắc Hà là trung bình, tôi cho rằng có khoảng 50% không cần tác động gì cũng thừa sức tốt nghiệp. 30% các em SV có quyết tâm, trường sẽ tạo điều kiện cho các em này thành công. Còn uy tín của nhà trường phụ thuộc vào nhóm gần 20% số SV cuối cùng. Nhóm này vừa yếu vừa nhác, bây giờ làm thế nào để số SV bị loại khỏi hệ thống chỉ còn 10% , thì xem như nhà trường đã thành công.

* Vậy có thể khẳng định chất lượng GD của một trường ĐH phụ thuộc vào môi trường và phương pháp đào tạo?

- Đúng vậy!

* Theo đánh giá của ông thì hiện nay tại Việt Nam, có những trường ĐH nào có môi trường và phương pháp đào tạo tốt?

- Khó mà có trường nào! Đa số GV của ta (cả công lẫn tư) toàn đi chạy show, vậy lấy đâu ra thời gian, tâm huyết để đầu tư cho phương pháp. Tôi đã từng nghe một đồng nghiệp của tôi nói rằng có lúc anh giảng 1 ngày 15 tiết. Tôi 1 tuần giảng 15 tiết còn không đủ sức nữa là...

* Ông có nhận thấy rằng do ông đang quản lý một trường ĐH tư thục nên được "rộng chân rộng tay" để thực hiện những ý tưởng mới, phương pháp đào tạo mới, môi trường lý tưởng cho một trường ĐH mà không phải đắn đo lắm về chuyện ngân sách không?

- Những người sáng lập nhà trường và bộ máy quản lý đều có một quyết tâm chính trị rất lớn đó là thực hiện cho bằng được mục tiêu xây dựng một trường ĐH có chất lượng cao. Còn về vấn đề ngân sách, may mắn là hiện tôi chưa lâm vào cảnh bị cột hầu bao! Nhưng dù gì thì ngân sách của một trường tư cũng do các cổ đông đóng góp. Dù ít dù nhiều cũng có cái sốt ruột về cổ tức, vì không may là trường không tuyển đủ chỉ tiêu Bộ GD-ĐT giao cho! Hiện SV của trường mới là 600, trong khi chi phí chi cho những mục tiêu đặt ra thì rất nhiều. Nhưng khi nhìn lại chất lượng SV của ĐH quốc tế Bắc Hà, các cổ đông đều thấy hài lòng và thấy rằng nhà trường đã đi đúng hướng.

* Ông có nghĩ rằng SV của ta 2 năm nữa mới ra trường, mà bây giờ đã khẳng định chất lượng thì có là hơi sớm không?

- Theo tôi, để khẳng định là chất lượng hay không thì là con đường dài chứ không phải chỉ cân đong đo đếm để 6 tháng hay 1 năm mà nói được. Nhưng hiện giờ tôi rất tự tin. Hy vọng là thành công.

* Thưa ông, với tâm lý hiện nay trong xã hội là vẫn chuộng trường ĐH công hơn ĐH tư, xin hỏi thật rằng có bao giờ ông cảm thấy mình bị yếm thế bởi đang quản lý một trường ĐH tư thục?

- Không hề. Chỉ thỉnh thoảng thấy chản nản là do cơ chế, guồng máy, thành ra đôi lúc  chỉ một vấn đề đơn giản thôi mà sức người có hạn, không vượt qua được. Ví như việc trường có mảnh đất 15 ha ở Bắc Ninh, có sổ đỏ rồi. Nhưng lúc vào san nền ở đó thì  mới phát hiện ra rằng mảnh đất đó không có con đường thích hợp để đi vào. Rồi chạy đông chạy tây, để cuối cùng quyết định là trường phải xây đường, thương thuyết với dân để dùng đất của họ. Và bây giờ thì rất phức tạp. Trên thực tế, từng vấn đề có thể giải quyết, nhưng sức lực và phí tổn bỏ ra thì lớn quá. Nên thỉnh thoảng cũng nản, thế thôi!

* Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện! Hy vọng ,sẽ có cơ hội được nói chuyện tiếp với ông về chất lượng GD ĐH Việt Namcũng như chất lượng lứa SV đầu tiên tốt nghiệp trường ĐH quốc tế Bắc Hà!