Saturday, January 31, 2009

"Chuyện ấy" và giấc ngủ


30/01/2009 22h29 (GMT+7)

Để giúp cho phụ nữ lôi bạn tình của mình ra khỏi giấc ngủ, tiến sĩ tình dục học Stanley có lời khuyên: "Nên ân ái bên ngoài phòng ngủ, tránh khỏi môi trường dễ gây buồn ngủ hoặc là mở nhạc kích động".

Stanley cũng khuyên các cặp vợ chồng trao đổi với nhau về sex: "thời gian để nói chuyện với nhau tốt nhất là sau khi ân ái. Nên trao đổi với nhau về bất cứ vấn đề nào mà bạn thấy thích thú, cần tránh đề cập đến những chuyện tiêu cực".

Tại sao đàn ông lăn ra ngủ sau cuộc "mây mưa"?

Theo các nhà khoa học: đơn giản chỉ vì họ đã mệt mỏi. Đa số phụ nữ rất bực mình khi người bạn tình của họ lăn ra ngủ khò sau khi cuộc hoan lạc vừa kết thúc. Nhưng lỗi không phải hoàn toàn ở họ. Con người là động vật duy nhất mà ở họ giấc ngủ và tình dục liên kết chặt chẽ với nhau.

Ảnh minh họa.

Mặc dù khó bào chữa, nhưng kho học cũng chứng mình được tại sao đàn ông lại cảm thấy mệt mỏi sau khi làm tình. Máu chảy dồn mạnh sau cơn ngây ngất tột đỉnh làm chất glycogen sản xuất năng lượng cạn kiệt trong các cơ bắp hơn phụ nữ cho nên đàn ông mau mệt sau khi làm tình và kết quả là họ thấy buồn ngủ.

Các nhà tổ chức The Vitality Show, cuộc triển lãm vẻ đẹp và sức khỏe lớn nhất châu Âu, tiết lộ sau cuộc điều tra 10.000 người: 80% nam giới nói rằng họ cảm thấy dễ chịu hơn và có thể ngủ ngay sau khi làm tình, so với phụ nữ là 46%.

Để giúp cho phụ nữ lôi bạn tình của mình ra khỏi giấc ngủ, tiến sĩ tình dục học Stanley có lời khuyên: "Nên ân ái bên ngoài phòng ngủ, tránh khỏi môi trường dễ gây buồn ngủ hoặc là mở nhạc kích động" Stanley cũng khuyên các cặp vợ chồng trao đổi với nhau về sex: "thời gian để nói chuyện với nhau tốt nhất là sau khi ân ái. Nên trao đổi với nhau về bất cứ vấn đề nào mà bạn thấy thích thú, cần tránh đề cập đến những chuyện tiêu cực".

Tình dục và giấc ngủ đều có lợi cho cơ thể

Cuộc chăn gối đốt cháy khoảng 150 calo trong nửa giờ, vậy nếu bạn lao vào cuộc vui vầy cuồng nhiệt dài một giờ bạn sẽ tiêu tốn đến 300 calo – con số calo tương tự bị đốt cháy khi bạn đi bộ một giờ. Tình dục giúp gia tăng lượng máu đổ dồn về các cơ quan. Khi sự cung cấp máu tươi đổ đến các tế bào, các cơ quan và cơ bắp được bão hòa với oxy tươi và các hormon.

Tình dục giúp hạ thấp mức cholesterol. Quan trọng hơn nữa là nó nâng lên mức HDL, cholesterol tốt.

Những người quan hệ tình dục thường xuyên tuyên bố rằng họ làm chủ được stress tốt hơn. Cảm giác khoan khoái dễ chịu thường xuất hiện sau cuộc hoan lạc tình ái. Hormon endorphin cũng tăng lên trong khi quan hệ tình dục.

Đó là chất giảm đau rất mạnh giúp giảm nhẹ sự đau nhức sự ham muốn tình dục và tăng cao để đáp ứng cho điều đó. DHEA giúp cho sự cân bằng hệ miễn dịch, cải thiện nhận thức, kích thích xương tăng trưởng, bảo dưỡng và tu sửa các mô.

Nó cũng góp phần đem lại sức khỏe cho hệ tim mạch và thậm chí hoạt động tình dục đều đặn sẽ giúp cho tuyến tiền liệt mạnh khỏe lâu hơn và nâng lên mức testosterone và oestrogen ỏ cả nam giới lẫn phụ nữ. Ở nam giới và số ít phụ nữ, testosterone củng cố xương và cơ. Một số nghiên cứu còn chứng minh testosterone có lợi cho tim.

Các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 1/3 số người lớn ngủ đầy đủ, và khoảng 30% trong chúng ta chỉ ngủ 6 giờ một đêm. Giấc ngủ giúp bộ não và cơ thể phục hồi. Nhịp tim chậm đi và các cơ được thư giãn hoàn toàn.

Mặc dù não vẫn còn hoạt động, nhưng nó cũng "tranh thủ" thời gian để nghỉ ngơi trong phần sâu nhất của chu kỳ giấc ngủ gọi là giấc ngủ không REM (chuyển động mắt nhanh). Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ ngủ 5 giờ mỗi đêm có 45% nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những phụ nữ ngủ đủ 8 giờ. Còn những phụ nữ ngủ 6 giờ một đêm có 18% nguy cơ, và những phụ nữ ngủ 7 giờ một đêm có 9% nguy cơ.

Ngủ nhiều có lợi cho sự chuyển hóa của cơ thể. Những người bị thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ có mức glucose và cortisol trong máu cao hơn. Giấc ngủ cũng là một vệ sĩ chống lại bệnh tiểu đường type 2. Sự thiếu ngủ làm suy yếu khả năng sử dụng insulin của cơ thể và có thể dẫn đến việc cơ thể bị bệnh tiểu đường tấn công.

Tuổi trẻ thiếu ngủ có thể làm cho lượng hormon tăng trưởng (GH) hạ thấp về sau này. GH giúp kiểm soát các tỷ lệ chất béo của cơ thể và cơ bắp, và lượng GH ít làm cơ thể có nguy cơ bị béo phì.

Theo Phunu.net

12 điều "cấm kỵ" sau ăn

29/01/2009 12h30 (GMT+7)

Trong cuộc sống thường ngày tồn tại rất nhiều thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của chúng ta. Hãy xem bạn có mắc vào những thói quen đó không nhé?

Không nên "yêu" ngay sau khi ăn.

“Yêu”

Khi vừa ăn xong, thức ăn còn đầy trong dạ dày, hệ tiêu hoá đang hoạt động hết công suất, lúc này lên giường nằm sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá của dạ dày, không có lợi cho việc hấp thụ thức ăn.

Do tập trung vào hệ tiêu hóa nên cũng ảnh hưởng tới sự vận chuyển máu lên não, nếu nổi hứng “yêu” ngay lúc này sẽ rất dễ bị trúng gió. Ngoài ra, sau khi “yêu” thường chìm vào giấc ngủ khiến quá trình trao đổi chất ngưng trệ, năng lượng vừa hấp thụ từ thức ăn chuyển hoá thành chất béo, gây tăng cân, béo phì.

Uống trà

Chất axit tannic trong trà gây “kết tủa” protein trong thức ăn gây khó tiêu hóa, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

Chất tannin ngăn cản sự hấp thụ chất sắt trong thực phẩm. Tannin kết hợp với protein thành chất protein tannin khiến nhu động ruột giảm, từ đó kéo dài thời gian tích tụ “chất thải” trong ruột già, không những dễ gây ra táo bón mà còn khiến nhiều chất độc hại có thể “thấm ngược” trở lại. Vì vậy, ăn cơm xong không nên lập tức uống trà, đặc biệt là trà đặc.

Hút thuốc

Sau khi ăn cơm, nhu động dạ dày - đường ruột co bóp mạnh, nhiệt lượng tăng, nhiều bộ phận trong cơ thể ở trong trạng thái “hưng phấn”, tuần hoàn máu tăng nhanh. Lúc này mà hút thuốc sẽ làm cơ thể hấp thụ tối đa chất độc hại từ thuốc lá.

Uống nước lạnh

Dạ dày và đường ruột của người già đặc biệt nhạy cảm, vì vậy sau khi ăn cơm lập tức uống hoặc ăn đồ lạnh sẽ có khả năng dẫn đến dạ dày co bóp mạnh, gây ra đau bụng, đi ngoài và tiêu hoá không tốt.
Ăn hoa quả

Trong hoa quả có chứa đường đơn trị, loại đường được hấp thụ tại ruột non. Ăn hoa quả sau khi ăn cơm sẽ khiến loại đường này không lập tức vào ruột non mà lưu lại trong dạ dày. Nếu thời gian “ở lại” quá lâu, đường đơn trị sẽ bị lên men và gây ra các hội chứng như: chướng bụng, đi ngoài, tăng tiết axit dạ dày và táo bón.

Ngoài ra, không nên ăn các loại hoa quả có axit tannic sau khi ăn thủy hải sản. Bởi vì cá, tôm hàm chứa lượng protein cao và nhiều khoáng chất phong phú như canxi. Những chất này kết hợp với các chất có trong hoa quả như nho, hồng sẽ gây đầy bụng do khó tiêu hóa.

Hoa quả tốt nhất nên ăn sau bữa cơm 2-3 tiếng hoặc trước bữa cơm 1 tiếng.

Đánh răng

Đánh răng ngay sau khi ăn sẽ làm cho men răng bị tổn thương và ảnh hưởng đến chất lượng của răng.

Đi tắm

Tắm sẽ làm cho các mao mạch ở chân tay giãn nở, huyết dịch tập trung lên bề mặt cơ thể, làm cho lưu lượng máu đường ruột giảm xuống, dịch tiêu hoá bài tiết ít, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Nếu thường xuyên tắm sau khi ăn cơm, sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Nếu mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ trong máu... sẽ dễ gặp biến chứng.

Vì vậy, sau khi ăn cơm 1 - 3 tiếng đi tắm là thích hợp nhất.

Đi bộ

Sau khi ăn dạ dày ở trong trạng thái đầy, kể cả vận động nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá.

Cảm giác buồn ngủ sau ăn là do lượng máu tập trung ở hệ tiêu hóa.

Với người già, đi bộ sau ăn có thể dẫn tới đột quỵ. Với những người bị viêm loét đường tiêu hoá hoặc sa dạ dày thì lại càng làm cho bệnh tình nặng thêm.

Vì vậu, sau bữa ăn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó mới vận động.

Làm việc

Sau khi ăn cơm lập tức ngồi vào bàn làm việc sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ tiêu hoá cũng như khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

Đọc sách báo

Sau khi ăn đọc sách báo hoặc suy nghĩ về công việc sẽ làm cho máu tập trung nhiều ở não bộ, trong khi hệ tiêu hóa lại ít được chú trọng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá.

Tháo dây lưng

Sau khi ăn cơm lập tức tháo dây lưng sẽ làm cho áp lực ở trong bụng đột nhiên hạ thấp, tác dụng hỗ trợ của đường tiêu hoá yếu đi, từ đó tăng thêm gánh nặng cho cơ quan tiêu hoá và dây chằng làm cho dạ dày đường ruột đẩy nhanh co bóp, dễ gây ra xoắn đường ruột, tắc nghẽn đường ruột thậm chí gây ra sa dạ dày.

Hát karaoke

Dù ăn cơm ở đâu thì một môi trường yên tĩnh, thoải mái luôn là lý tưởng nhất. Nếu vừa ăn vừa phải nghe hát karaoke thì đôi khi đó là sự đày đọa về mặt tinh thần.

Sau khi ăn xong, thể tích dạ dày gia tăng, lưu lượng máu tăng lên. Lúc này hát karaoke sẽ làm cho áp lực dạ dày tăng lên, nhẹ thì gây ra tiêu hoá không tốt, nặng thì gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày.

Ngoài ra, nếu uống rượu trong lúc ăn cơm, cổ họng đang bị kích thích mà sau đó lại hát karaoke sẽ làm cho máu dồn về thanh quản, cổ họng, gây xung huyết nặng thêm, từ đó rất dễ gây ra viêm họng mãn tính. Vì vậy, ăn cơm xong nên nghỉ ngơi một thời gian rồi mới nên đi hát.

Theo h863

Friday, January 30, 2009

Nâng trình độ sống để thích nghi - phát triển

29/01/2009 10:51 (GMT + 7)
(TuanVietNam) Lịch sử ngoại xâm liên miên, người Việt quen sống co lại, ít có khao khát ra với thế giới, hiểu thế giới. Càng co lại ta càng đánh mất đi khả năng phát triển, càng không đủ bản lĩnh để ra với thế giới và hiểu thế giới - nhà văn hoá Vương Trí Nhàn luận giải quá trình phát triển của Việt Nam trong hội nhập dưới góc độ văn hoá.

Trong sự thích nghi có sự buông trôi bất lực

- Quan sát người Việt và dân tộc VN trong cuộc sống hội nhập hôm nay, với một người dành nhiều thời gian nghiên cứu về VN và đặc tính dân tộc Việt, ông có ấn tượng, suy nghĩ gì?

Nhìn lại thời gian mấy chục năm nay, dễ thấy VN sau chiến tranh đã trải qua một quá trình, lúc chậm lúc nhanh, nhiều lúc như là quanh co, hỗn loạn, nhưng nhìn chung đến nay đã chạm tới một cái ngưỡng và cần lo để chuyển sang giai đoạn mới. Đã đến lúc chúng ta có thể tổng kết, đánh giá cả một chu kì phát triển. Một hướng suy nghĩ là nhìn những thành công hay vấp váp về kinh tế xã hội dưới góc độ văn hóa, bởi con người kinh tế chẳng qua cũng chỉ là một khía cạnh của con người VN.

Ảnh: ZAIZAI
Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, từ chỗ tách ra để làm công việc riêng của dân tộc đến chỗ quay trở về hội nhập với thế giới, cái quá trình ấy là cả một khúc quanh đột ngột. Tôi ngờ rằng nhiều người lớn tuổi đã sống hết lòng với đời sống hẳn cũng chung tâm lý như tôi, đêm nằm ngẫm nghĩ thấy thương cho chính mình và những người thân quen xung quanh, rộng ra là thương cho cả dân tộc. 

Chiến tranh từng bòn rút tất cả sức lực, kéo cuộc sống chậm lại. Mở cửa, ta lại lao vào làm ăn với bất cứ giá nào, sức khỏe kém đi, con cái  không người dạy dỗ, cũng hư hỏng đi. 

Nhìn cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội đều bị xói mòn mà không khỏi xót xa.

Người Việt xưa tới giờ khổ quá, đến khi ra với thế giới thì mắt như bị chói, cái gì cũng thèm thuồng. Hết gồng mình lên chiến đấu nay lại gồng mình lên để hưởng thụ. Cha mẹ cứ cái gì ngon nhất, đẹp nhất là lo dành cho con. Trong gia đình, ta cúi mặt xuống chiều chuộng nhau mà không dám đặt ra yêu cầu cao với nhau.

Theo tôi, căn nguyên của cái cách ứng xử này là cảm giác tự ti, nhìn thấy cái sung sướng vừa đến với mình nó mong manh quá, còn thế giới vẫn xa lạ quá. Che mắt mình lại, không muốn lộ ra ở mình cái phần bất lực, bởi tận thâm tâm, tin rằng không bao giờ đạt được cái phần nhân loại hôm nay đã tới.

Nghịch lý là ở chỗ do mang tâm thức tự ti đó, khi quay lại nhìn bản thân, ở nhiều người - không ai bảo ai - sinh ra tâm lý tự huyễn hoặc. Rằng so ra ta cũng ghê gớm lắm; rằng không có cái phần hơn hẳn thiên hạ nhưng mình lại có cái khác: di sản thế giới (thực chất phần nhiều là di sản thiên nhiên, đâu phải là văn hóa), văn hóa ẩm thực...

Bình tĩnh lại để nghĩ sẽ thấy cái để VN khoe ra với thiên hạ thường chỉ là phần trời cho mà không phải phần con người làm ra, chỉ là những gì bản năng mà không phải là phần của trí tuệ: Ta không có cuốn sách, bức họa nào ở tầm thế giới. Trong âm nhạc, phần khó nhất của nó là hòa âm thì nhạc VN lại kém, lấy đâu ra tác phẩm lớn.

Cái rõ nhất và duy nhất chúng ta có thể khoe với thế giới chính là sự thích nghi, thích nghi nên thế nào cũng tồn tại. Tôi nhớ trong Anh em Karamazov, Dostoievski có một câu khái quát: "Tồn tại trong bất cứ điều kiện nào là truyền thống của dòng họ Karamazov nhà ta". Người VN cũng thế. Khó khăn đấy, nhưng chúng ta vẫn tồn tại - ta tự nhủ.

Có điều hôm qua trong chiến tranh nghĩ thế là cần thiết, nhưng hôm nay không đủ nữa. Đã đến lúc đặt vấn đề là tồn tại sẽ như thế nào, thế nhỡ sự thích nghi làm cho chúng ta mòn mỏi, kém cỏi, tầm thường và hư hỏng đi thì sao?

Làm kinh tế bằng tư duy chiến tranh

- Ông vừa hơn một lần nói tới chiến tranh. Phải ông cho rằng đó là một trong những nguyên nhân gần dẫn tới những khó khăn kinh tế  hiện nay? Nhưng ba chục năm là thời gian quá dài, chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Liệu ta có nên cường điệu vai trò của nó?

- Không, chả có gì là cường điệu cả. Ta đã ra khỏi cuộc chiến, nhưng lòng ta, cách sống, cách nghĩ của ta chưa ra khỏi. 

Chiến tranh cho phép người ta bất chấp quy luật miễn là được việc; chỉ lo hiệu quả, còn cái giá của nó thì không cần biết. 
Trong chiến tranh, nhất là chiến tranh ở VN, cứ chờ có những điều kiện cần và đủ thì không ai dám làm gì. Phải liều. Phải duy ý chí. Cách làm đó nay vẫn được ta áp dụng.

Nói tóm lại, nếu trong chiến tranh ta phá với bất cứ giá nào thì nay ta xây với bất cứ giá nào. Trên báo chí luôn có những tin đại loại cây cầu này sang năm phá năm nay vẫn cứ thi công vì đã vào kế hoạch rồi, hoặc xây nhà máy ào ào mà chả chú ý gì tới tác hại của nó với môi trường. Thì đó là kiểu tư duy chiến tranh chứ còn gì nữa?!

Bản thân chiến tranh VN lạ, không giống ai. VN thắng được trong chiến tranh là nhờ chơi theo luật VN, tuy nhiên, trong làm kinh tế, thì phải chơi theo luật chung của thế giới.

Những suy nghĩ về chiến tranh còn thường xuyên đến với tôi, mỗi khi nghĩ tới quốc nạn tham nhũng. Đọc cuốn Những bước thịnh suy của các triều đại Trung Quốc của Cát Kiếm Hùng (nhà sử học Đài Loan) biết rằng trong lịch sử nước này, tham nhũng ghê nhất là triều đại nhà Nguyên, một chính quyền quân sự. Nữa là ở ta lại phổ biến hiện tượng coi ai giỏi chiến đấu thì cũng biết làm kinh tế, nới lỏng luật pháp, dễ dãi với người có công và tuỳ tiện lấy quyền lợi kinh tế trả ơn cho người góp phần tạo nên thắng lợi trong chiến tranh... tham nhũng là tránh sao nổi.

 

Tâm lý tiểu nông vẫn còn ăn sâu trong cách đi ra thế giới của người mình. Và cả cách tư duy nữa: tư duy tiểu nông. Ảnh: agro.gov.vn


Tâm lý tiểu nông tư duy tiểu nông

-  Ngoài nguyên nhân chiến tranh, để cắt nghĩa tình hình hiện thời, theo ông đâu là những nguyên nhân lịch sử văn hoá sâu xa hơn ?

Trước khi Pháp sang, "cả nước sống leo lắt trong một tình trạng thôn dã" - tôi đọc được câu này trong một cuốn sách mới dịch in gần đây, cuốn Người Pháp và người An nam bạn hay thù? của Philippe Devillers.Tôi chia sẻ với cách nhìn của nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ông Nguyễn Đình Lương, rằng tâm lý tiểu nông vẫn còn ăn sâu trong cách đi ra thế giới của người mình. Và cả cách tư duy nữa: tư duy tiểu nông.

Tôi trộm nghĩ, ở ta, một khi nếp sống làng xã còn ngự trị khắp nơi thế này, không có triết học ghê gớm cao xa gì tồn tại nổi, chỉ tư tưởng tiểu nông chi phối tất cả.   

- Nhìn sang nước Trung quốc, nông thôn ở họ cũng nặng nề, sao họ vẫn phát triển tốt ?

- Vì tư tưởng nông dân ở đó tuy mạnh (bắt nguồn từ tầm vóc một nông thôn bao la), nhưng không phải là tư tưởng chủ đạo. Xưa đã vậy mà nay càng vậy. Người ta bảo rằng trọng nông ức thương là nguyên tắc chi phối chính sách những nước theo đạo Khổng. Nhưng đó chỉ là một phần sự thật. Từ thời Tần Hán đô thị Trung Quốc đã phát triển, từ Đường Tống trở đi thì đã có vai trò của một cơ chế năng động kéo cả xã hội tiến theo.

Đô thị phát triển nghĩa là quốc gia trở thành một đơn vị có sức kết dính mạnh mẽ. Việc kinh doanh của thương nhân ở đây được sự hỗ trợ của trí tuệ, giới nhà nho cũng tham gia nghề buôn, làm cho nghề này đạt tới quy mô quốc gia và xuyên quốc gia. 

Nhìn chung trong thương trường, tư duy con người trở nên thông thoáng hơn, năng động hơn. Giở các cuốn lịch sử tư tưởng ở Trung Quốc bao giờ tôi cũng thấy người ta nói tới phần tư tưởng kinh tế. Thời nào, bộ phận này trong tư tưởng xã hội Trung Hoa cũng có tiến triển.

Trong khi ấy, nhìn lại mình thì ngược lại. Quen sống tự nhiên ở làng quê, ta không dám tổ chức lại cuộc sống qua các đô thị. Ta làm gì cũng chỉ theo bản năng, sự tham gia của lý trí chỉ dừng lại ở mức tối thiểu.

Là một nước nông nghiệp nhưng cho tới lúc này, VN hầu như không có sách nào tổng kết kinh nghiệm trồng lúa, còn nói chi tới các nghề khác.

Nghề buôn thì lại càng bị coi thường khinh rẻ. Mọi người cho đó là nghề lừa lọc và thường bảo nhau "Thật thà như thể lái trâu". Bản thân người làm nghề buôn cũng làm ăn trong thế quẩn quanh lặt vặt, sản xuất càng lụn bại thì họ càng có cơ hội để bắt chẹt người có nhu cầu.

Ông cho rằng năng lực sản xuất và kinh doanh lại là chỉ số chủ yếu đánh giá sự phát triển xã hội ?

- Xét về mặt tư duy, sản xuất và kinh doanh được là nhờ người ta có một quan niệm rộng rãi về thế giới. Người ta theo đuổi sự hoàn hảo. Người ta làm gì cũng chuyên nghiệp.

Cũng là cái diều làm để chơi, nhưng diều các nước nhiều kiểu dáng kỳ lạ, còn diều VN chỉ là mảnh giấy bồi phất vào mấy cái nan tre. Thế nên không trách được khi người ta bảo hàng hoá VN vừa nghèo nàn đơn điệu về mẫu mã, vừa kém về phẩm chất.

Về tác động xã hội, bản thân truyền thống kinh doanh yếu kém là dấu hiệu của một xã hội chưa trưởng thành. Xã hội phát triển tự nó sẽ đặt ra các nhu cầu mới, trong khi với VN hình như chỉ cần tàm tạm là được, cải tiến mà làm gì. Khi không có quá nhiều những nhu cầu phải thỏa mãn thì sự phát minh, sáng chế cũng như đổi mới việc phân công lao động lại trở thành xa xỉ.

Tóm lại ta không chuẩn bị để bước vào thế giới hiện đại.  

E sợ khi bước ra với thế giới

-  Những hạn chế trong việc làm ăn này đã tiếp tục chi phối chúng ta trong việc làm ăn buôn bán với thế giới ?

Rải rác tôi đã thấy người ta nêu ra đủ thói xấu của ta sau khi gia nhập WTO: e ngại, chỉ muốn đánh quả, lanh chanh kiếm chác mà lại dại dột ngớ ngẩn dễ bị lừa, đau chết điếng đi mà không cách gì thoát nổi...

Tôi muốn mở rộng thêm mà nói rằng đây là cả một "truyền thống" của VN, thứ quán tính nó ràng buộc chúng ta từ nhiều đời. 

Đọc lịch sử sẽ thấy nền ngoại thương của VN bây giờ không khác các thế kỷ XVII-XVIII là bao. 
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, ở Đàng ngoài, chúa Trịnh nói chung cấm cửa lái buôn ngoại quốc, sợ họ vào gây náo loạn nhân tâm. Nhưng ngồi nghĩ, lại tiếc, nên chính sách cứ khi thò khi thụt, dùng dằng, dang dở, nay thế này mai thế khác. Mà chính sách càng tuỳ tiện đỏng đảnh, quan lại càng dễ đi đêm để hưởng lợi. 

Còn ở Đàng trong, tiếng rằng mở cửa - và đây là một bước tiến đáng kể so với Đàng ngoài - nhưng toàn là người ta đến bán hàng cho mình và mang hàng của mình đi, chứ dân ta có lái buôn chủ động vươn ra với họ đâu!. Đến người phiên dịch dắt mối trong các vụ làm ăn này cũng thường là người Tàu, ta không có nhân viên của mình. Quan chức quản ngoại thương chủ yếu chỉ lo thu thuế, khi kiểm tra thương thuyền nước ngoài, thường lợi dụng chức vụ để xin xỏ kiếm chác cho mình, bao che cho thương nhân nước ngoài. Được lợi chút đỉnh, họ sẵn sàng bán rẻ cả quyền lợi của quốc gia.

Từ góc độ văn hoá ông cắt nghĩa hiện tượng này như thế nào ?

- Với quá trình lịch sử liên miên bị đe doạ bởi ngoại xâm, người Việt quen nghĩ rằng những tai vạ của mình là do nước ngoài mang tới. Trong mắt ta, họ thường là là kẻ thù nhiều hơn là đối tác cùng tồn tại. Nên ta nhìn họ với nhiều e ngại và tự dặn nhau càng ít tiếp xúc với người ngoài càng ít càng tốt.

Ta quen sống co lại, ít có khao khát ra với thế giới, hiểu thế giới. Trong tiếp xúc ít có khả năng đặt mình vào địa vị người khác, không có thói quen và kinh nghiệm quan hệ với bên ngoài, lảng tránh là hơn.

Cho đến thời gian thế hệ chúng tôi lớn lên, tâm lý này vẫn chi phối mạnh mẽ. "Thôi con đừng khóc chi con/ Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người". Đây là một  câu ca dao tôi nghe thuộc lòng từ nhỏ. Về sau đọc sách, càng thấy cái tâm lý ăn quẩn vườn nhà đã ngấm vào tâm thức của dân mình. Người dân đồng bằng Bắc Bộ xưa thường chỉ biết đến phạm vi 20 km quanh vùng họ ở. Luôn luôn tâm niệm "ta về ta tắm ao ta", vừa ra khỏi làng đã nước mắt ngắn nước mắt dài sùi sụt. Ngần ngại, sợ hãi...  

Càng co lại ta càng đánh mất đi khả năng phát triển, càng không đủ bản lĩnh để ra với thế giới và hiểu thế giới. 

Đợt hội nhập vừa rồi là có vẻ như ta buộc phải bung ra, mở cửa, chứ thật ra chưa chín ở bên trong. Vừa không có thói quen, vừa không chuẩn bị thích đáng, cuối cùng ta "nhảy đại" cho xong. Chính cái đó sinh ra nhiều tệ nạn: tâm lí đánh quả, định đi tắt đón đầu, "lừa", lách luật...

Nhìn ở một tầng sâu hơn, có thể nói quan hệ kinh tế của VN với thế giới trong thời gian vừa qua không dựa trên cơ sở văn hoá chắc chắn. Đại khái thấy ai làm mình cũng làm theo, khi thất bại mới ngớ ra thì đã muộn. Định bán hàng cho người ta nhưng không hiểu gì về lịch sử tâm lý dân tộc cách sống của người ta, cái gu của người ta thì bán sao được?

Một xã hội chưa trưởng thành

- Ông chỉ mới giải thích những yếu kém về văn hoá liên quan đến  mối quan hệ làm ăn với nước ngoài. Nhưng một nền kinh tế không phải chỉ có chuyện đối ngoại. Thế còn những khó khăn của kinh tế trong nước thì sao? Đâu là những nguyên nhân về mặt văn hoá - xã hội?

-  Có thể hình dung xã hội VN trong quá khứ là đoàn quân tổ chức với nhiệt tình, và quyết tâm giữ nước hơn là xã hội làm ăn. 


Một xã hội chỉ phát triển được nếu biết ứng xử khôn ngoan với thiên nhiên, vừa khai thác vừa làm giàu thêm thiên nhiên. Đằng này chúng ta quen với tư duy hái lượm, thâu nhặt từ thiên nhiên, hơn là cấy trồng, tổ chức sản xuất tạo ra của cải. Một ví dụ, so với đất đai, VN có tỉ lệ bờ biển khá dài. Nhưng người Việt gần như không biết khai thác biển, khái niệm kinh tế biển còn quá xa lạ.

Các nhà văn đồng nghiệp của tôi thường chỉ hay nói ở Việt Nam cá nhân chưa phát triển. Nhưng nên nhớ là cả xã hội VN cũng ở vào một tình trạng như vậy. Cách quản lý xã hội từ xưa vẫn rất đơn sơ: thu thuế trên đầu người chứ không phải thu thuế sản xuất và kinh doanh.

Trong một tổng kết về chính quyền Hà Nội thời trung đại (in trong kỷ yếu hội thảo Quản lý và phát triển Thăng Long Hà Nội  tháng 3/2008), tôi thấy người ta lưu ý là trong số các văn bản đưa ra, pháp lệnh về an ninh chiếm tới 65,56%, trong khi chỉ 16,42% văn bản ban hành là có liên quan tới sản xuất và kinh doanh, 8,96% liên quan tới quản lý văn hoá xã hội. Suốt thời phong kiến vai trò tổ chức làm ăn của chính quyền hầu như không có.

Một xã hội phát triển là một xã hội có sự phân tầng cao và kết cấu phức tạp mà hợp lý. Xã hội VN chỉ đang trên đường đạt tới trình độ đó.

Nói một cách hình ảnh, nếu như xã hội chuẩn là một cánh rừng nguyên sinh thì VN có nhiều phần giống như đồng cỏ hoang. Về mặt cá nhân con người chúng ta còn nặng về bản năng và tự phát - người Pháp nói đó là dạng "tư duy tiền Descartes" - trước sự duy lí. (Song đến nay cái kiểu tư duy ít lí trí này vẫn được bênh che và tự hào, thế mới đáng sợ! )

- Người ta có câu: một người VN không thua kém một người Nhật Bản nhưng ba người VN thì chắc chắn thua ba người Nhật Bản. Tính hợp tác, cộng đồng của người Việt hình như là trở ngại. Trong khi đó, nhiều người lí giải trong chiến tranh VN chiến thắng chính là tính cộng đồng và sự đoàn kết. Liệu hai góc nhìn này có quá trái ngược và phủ định lẫn nhau. Điều gì trong chiến tranh đã gắn kết người VN với nhau và trong thời nay, cần phải xem xét lại yếu tố cố kết như thế nào?

- Tôi e bản thân câu "một người Việt không thua kém một người Nhật"cũng là một nhận xét mơ hồ, có pha nhiều ảo tưởng. Không nên thảo luận về một cảm tưởng thoáng qua và tuỳ tiện như vậy.

Còn cái chuyện ba người Việt so với ba người Nhật  thì liên quan tới cấu trúc xã hội. Mượn cách nói của Marx có thể bảo xã hội ta còn ở tình trạng của những bao khoai tây lủng củng. Thế nên cả nước có tới vài chục cảng nước sâu mà không có cảng nào đạt chuẩn quốc tế. Thế nên các đô thị hiện nay không thiếu những căn nhà đẹp nhưng không có được những khu nhà đẹp. Nói cách khác, chất kết dính của xã hội  Việt  kém - kết dính theo nghĩa nội tại, cấu trúc, chứ không phải đặt cạnh nhau mà buộc phải sống với nhau.

Ra ngoài hớt phần váng

- Chúng ta cũng đã và đang mở cửa và ra với thế giới. Những nhân tố mới sẽ vào, kích thích sự thay đổi, sáng tạo bên trong VN?

- Trong  trường kỳ lịch sử, yếu tố bên ngoài luôn luôn đóng vai trò những cú hích thúc đẩy sự chuyển đổi của xã hội. Có điều, các yếu tố đó thường tác động ngoài sự kiểm soát người trong cuộc. Ta không tự nguyện đón nhận. Nghèo là như vậy, kém phát triển, thiếu kinh nghiệm như vậy, nhưng VN lại không biết học hỏi để chủ động phát triển.

Ông có quá lời? Bản thân người VN vẫn thường tự hào rằng chúng ta là dân tộc thông minh, cần cù, sáng tạo và ham học hỏi ?

Giao lưu văn hoá là xu thế chung của thế giới. Một nền văn hoá lớn như văn hoá Trung Hoa luôn luôn tự hào là có thái độ chủ động tiếp xúc với bên ngoài, lấy văn hoá ngoại lai làm giàu cho văn hoá mình, và rất nghiêm túc trong học hỏi. Từ đời Đường đạo Phật của Ấn Độ đã được tiếp thu trên quy mô lớn. Triều đình cử hẳn Đường Tam Tạng qua Ấn Độ lấy kinh và về cho dịch thật kỹ càng thật đầy đủ. Đến Trung Hoa, đạo Phật ngoại lai có thêm một bước phát triển mới. Người ta nói rằng nhờ học theo lối kể chuỵện trong kinh Phật mà nghệ thuật tự sự nẩy nở dẫn đến sự ra đời của các tiểu thuyết lớn. Từ đời Đường những điệu múa có nguồn gốc Trung Á,... đã xâm nhập vào tận cung đình.

Nhật Bản cũng coi việc tiếp thu nước ngoài như một cái nguồn lớn làm nên sức sống của văn hoá mình. Riêng về sách thôi, Nhật Bản thiết lập một mối giao lưu thường xuyên với Trung quốc. Một con đường sách trên mặt biển đã hình thành, được coi là tương đương với con đường tơ lụa nổi tiếng. 50-60% sách in ở Trung Quốc có bản lưu ở Nhật Bản.

Còn Việt Nam mình thì sao? Trong các cuốn lịch sử văn hoá Việt Nam, phần viết về sự tiếp nhận văn hoá nước ngoài thường rất đơn sơ, nhiều ngành nghề nhiều bộ môn nghệ thuật rõ ràng học từ bên ngoài, nhưng lờ đi, coi là ta nghĩ ra. Chỉ một vài việc buộc phải ghi nhận nhưng chỉ nói qua loa và lúc nào cũng không quên nói thêm là chúng ta tiếp thu có sáng tạo.

Trong thực tế sự học hỏi  diễn ra khá “tế nhị”. Từ xưa ta đã học của Trung Hoa rất  nhiều, nhưng chỉ học lỏm, bắt chước mà không nghiêm túc tuân theo bài bản, ăn bớt bài gốc của người ta rất nhiều. Đến thời tiếp xúc với văn hoá Tây phương, lúc đầu từ chối, sau buộc phải tiếp nhận thì bên cạnh phần tiếp thụ sáng tạo cũng nhiều phần chỉ qua loa láng cháng, mà tình trạng học đòi những cái lặt vặt lại diễn ra dài dài .

Quan sát bề ngoài, người VN hôm nay thích nghi nhanh, học nhanh. Nhìn quần áo, đầu tóc, cách nghe nhạc cách chơi xe của người Việt, nhiều người nước ngoài phải kêu lên: sao mà Tây thế! Thế nhưng đó lại là cái học, cái thích nghi hời hợt, dễ dãi chứ không phải tiếp nhận ở bề sâu văn hóa. Thành ra nhiều khi chỉ hớt váng, hớt lấy cái phần hời hợt của người và hệ quả tất yếu là những rác rưởi của thế giới đã vào quá dễ dàng, cả rác công nghiệp và rác văn hoá.

Những khó khăn trong việc làm ăn quan hệ với nước ngoài bắt nguồn từ chính chúng ta. Hay dở tốt xấu cái cần cho mình cái phải xa lánh... không có sự phân biệt. Từ chiến tranh bước ra ta chưa nhận thức đầy đủ rằng mình là một thành phần của thế giới và trước sau sẽ phát triển theo quy luật của thế giới. Cho đến tương lai của ta ra sao, cũng chưa ai hình dung nổi.

Tìm cho mình những động lực lớn

-  Theo cách trình bày của ông thì  có vẻ như trong khi phát triển đang là chuyện sống còn thì  những điều kiện - hay là những điểm tựa - từ văn hóa và truyền thống dân tộc lại có phần không đầy đủ. Vậy thời gian tới, chúng ta phải làm gì ?

Cũng đã nhiều lúc tôi tự đặt cho mình câu hỏi như thế, và đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời thích đáng. Chính bởi còn thắc mắc, nên tôi - trong lúc tự xác định là phải nghiên cứu tiếp - mạnh dạn cứ “xới” vấn đề lên như trên. Biết đâu khi phản bác tôi, các đồng nghiệp lại tìm ra được những câu trả lời đúng. Khi đó tôi sẽ tâm phục khẩu phục!

Nếu được nêu lên một đề nghị tổng quát cuối cùng, tôi chỉ muốn nhấn mạnh một điều là xã hội cần có sự khai phá thay đổi trong tư duy. Thích nghi bị động chỉ đủ để tồn tại, thay đổi một cách chủ động mới có thể phát triển.

Trước tiên cần đầu tư nhiều hơn vào khâu tự nhận thức. Ông Nguyễn Đình Lương nói thẳng là nhiều khi ta không hiểu hoặc cố tình không hiểu luật chơi thế giới. Ông Lê Đăng Doanh bảo so với thế giới chúng ta không chỉ lạc hậu là còn lạc lõng và cái sau là đáng sợ hơn cái trước. Những gợi ý loại đó đáng để chúng ta cùng suy nghĩ.

Điều may mắn là chúng ta đang sống trong một thế giới thức tỉnh; bộ mặt của thế giới bộc lộ đầy đủ hơn bao giờ hết, kể cả sự bất lực của nhân loại trước nhiều vấn đề. Ngay những thất bại của các cộng đồng dân tộc khác cũng đáng được nghiên cứu để nhờ thế mà ta tránh được những hy sinh vô ích.

Sức ép của thời đại đến với mỗi dân tộc đều đang rất lớn. Nếu biết chủ động, đó lại là động lực thúc VN mau chóng mạnh hơn, lớn lên nhanh hơn.

Saturday, January 24, 2009

Không đề

"Mái chùa che chở hồn dân tộc
Ngàn năm sống mãi với tổ tông"

Thursday, January 22, 2009

Tiêu chí đề bạt chức danh giáo sư


TTCT - Chính phủ vừa ban hành tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giáo sư. Dư luận xung quanh các tiêu chuẩn này vẫn còn râm ran, cho rằng các tiêu chuẩn mới về đề bạt chức danh giáo sư ở nước ta vẫn chưa hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong bài này tôi muốn trình bày một vài kinh nghiệm từ Úc để tham khảo và hi vọng sẽ góp phần nâng cao sự hội nhập quốc tế của ngành giáo dục nước ta.

Các đại học ở Úc có bốn chức danh khoa bảng: lecturer (giảng viên), senior lecturer (giảng viên cao cấp), associate professor (phó giáo sư) và professor (giáo sư). Các đại học Mỹ lại có đến ba chức danh professor: assistant professor, associate professor và professor. Chữ assistant professor rất khó dịch sang tiếng Việt, vì tuy mang danh là “assistant professor” (phụ trợ) nhưng những người có chức danh này chẳng phụ tá cho ai cả mà đã là một nhà nghiên cứu độc lập. Ở cả hai hệ thống, professor là chức danh cao nhất trong hệ thống học hàm đại học. Ở Úc cũng như ở Mỹ, khi một người có chức vụ (position) assistant professor hay associate professor hoặc professor thì chức danh (title) thường vẫn là professor.

Các trường đại học Úc và Mỹ đề bạt các chức danh này dựa theo ngạch và những tiêu chí cụ thể, tiêu chuẩn rất khác nhau. Ở đây chỉ bàn về hai chức danh phó giáo sư và giáo sư (gọi chung là giáo sư).

Quy trình

Quy trình đề bạt nói chung có thể tóm gọn trong ba bước chính:

Ứng viên phải soạn một đơn xin đề bạt. Trong đơn này ứng viên phải giải trình thành tích khoa học của mình một cách cụ thể. Cụ thể ở đây có nghĩa là phải trình bày những số liệu, biểu đồ, phân tích nhằm thuyết phục hội đồng khoa bảng rằng ứng viên đạt tiêu chuẩn của một giáo sư. Một điều rất quan trọng là ứng viên phải chỉ ra được mình tương đương với ai trên thế giới. Nếu ứng viên xin đề bạt chức danh giáo sư thì phải chỉ ra mình đã tương đương với người được công nhận chức danh giáo sư trên thế giới.

Bình duyệt đơn được thực hiện qua hai phía: cá nhân và đại học. Về phía cá nhân, ứng viên có quyền chọn bốn người bình duyệt (referee) cho đơn mình và trường đại học có trách nhiệm phải gửi hồ sơ đến bốn người bình duyệt này. Bốn người này có thể là đồng nghiệp của ứng viên và cũng có thể là người nước ngoài hay ngoài trường đại học. Về phía đại học, ứng viên phải đề cử 4-6 người bình duyệt cho trường đại học chọn. Dựa vào danh sách này, hội đồng khoa bảng sẽ chọn hai hoặc ba người bình duyệt hồ sơ. Ứng viên không biết hội đồng sẽ chọn ai trong danh sách. Trong phần lớn trường hợp, hội đồng chỉ chọn các nhà khoa học nước ngoài, ít khi chọn người trong nước.

Mỗi người bình duyệt sẽ viết một báo cáo đánh giá ứng viên dựa vào các tiêu chuẩn (nghiên cứu khoa học, giảng dạy, lãnh đạo, phục vụ) và tiêu chí (trung bình, giỏi, xuất sắc, nổi trội) mà trường đại học đưa ra. Một trong những điểm mà trường yêu cầu người bình duyệt phải chỉ ra được là ứng viên tương đương với ai (cụ thể là giáo sư nào, tên tuổi, ở đâu, địa chỉ) trong ngành trên thế giới. Đây cũng là cách trường muốn kiểm tra và so sánh thêm thành tích khoa học của ứng viên. Đến phần cuối của báo cáo bình duyệt, hội đồng khoa bảng yêu cầu người bình duyệt phải xếp hạng ứng viên vào hạng nào trên thế giới (chuyên ngành): top 1%, 5%, 10% hay 20%.

Sau khi nhận được các báo cáo này, hội đồng khoa bảng sẽ tổ chức một buổi phỏng vấn ứng viên. Sau khi phỏng vấn họ sẽ viết một đề nghị lên hiệu trưởng trường đại học để chính thức công bố kết quả. Nếu thất bại (không được đề bạt), ứng viên có quyền khiếu nại và yêu cầu đánh giá lại. Trong trường hợp này (hiếm xảy ra), hội đồng khoa bảng sẽ chuyển hồ sơ của ứng viên đến một hội đồng khác mà trong thực tế là một hội đồng khoa bảng mới để xem xét hồ sơ.

Ngạch đề bạt

Ở Úc, các đại học đề bạt giáo sư theo hai ngạch: nghiên cứu khoa học (research) và giảng dạy (teaching). Ứng viên phải chọn ngạch mà mình muốn đề bạt. Chẳng hạn công việc của ứng viên phần lớn là nghiên cứu khoa học và ít giảng dạy nên ứng viên chỉ có thể chọn ngạch nghiên cứu; nếu ứng viên chọn ngạch đề bạt là giảng dạy thì chắc chắn không đủ tiêu chuẩn để được đề bạt chức danh giáo sư.

Tiêu chí

Bất kể ứng viên chọn ngạch nghiên cứu hay giảng dạy, ứng viên sẽ được xét dựa vào bốn tiêu chí sau: thành tựu nghiên cứu khoa học (research output), lãnh đạo (leadership), giảng dạy (teaching) và phục vụ (services). Cố nhiên, nếu ứng viên chọn ngạch nghiên cứu thì hội đồng khoa bảng sẽ đặt nặng tiêu chí nghiên cứu hơn ba tiêu chí kia. Tương tự, nếu ứng viên chọn ngạch giảng dạy, hội đồng khoa bảng vẫn phải xem xét thành tựu nghiên cứu của ứng viên chứ không phải chỉ một tiêu chí. Điều này có nghĩa là một giáo sư phải đáp ứng tất cả bốn tiêu chí, nhưng tiêu chuẩn thì khác nhau cho từng tiêu chí mà ứng viên chọn ngạch được đề bạt.

Không phải chỉ công bố một công trình tuyệt vời nào đó là tự động có được chức danh giáo sư. Ở Úc và Mỹ tôi biết nhiều người trẻ có những công trình trên các tập san danh tiếng như Science, Nature, Cell... nhưng vẫn chưa được đề bạt giáo sư.

Nghiên cứu khoa học ở đây bao gồm số lượng và chất lượng công trình nghiên cứu đã công bố trên các tập san quốc tế. Ngoài ra, các bằng sáng chế (patents) cũng được xếp trong tiêu chí này. Hội đồng khoa bảng dựa vào những chỉ số như hệ số ảnh hưởng (impact factor, IF) của tập san và chỉ số H của cá nhân ứng viên. Không có con số cụ thể về IF để đánh giá chất lượng cao hay thấp, bởi vì IF tùy thuộc vào từng bộ môn khoa học, nhưng nói chung hội đồng chú ý đến những bài báo được công bố trên những tập san hàng đầu trong chuyên ngành. Chỉ số H rất quan trọng, vì đây là chỉ số quyết định một phần sự thành bại của ứng viên. Các trường đại học danh tiếng lớn ở Mỹ thường đòi hỏi ứng viên phải có chỉ số H tối thiểu là 15 (thường là 20) để được đề bạt chức danh professor.

Không có ngưỡng cụ thể là phải có bao nhiêu bằng sáng chế để được đề bạt, nhưng hội đồng khoa bảng rất chú ý đến những nghiên cứu làm thay đổi định hướng của chuyên ngành, những nghiên cứu mở ra một hướng đi mới cho khoa học, những nghiên cứu mà kết quả được ứng dụng rộng rãi và đem lại lợi ích cho xã hội.

Ngoài ra, số lượng công trình mà ứng viên chủ trì và giá trị tài trợ mà ứng viên thu hút từ các nguồn khác nhau cũng được xem là một chỉ tiêu về thành tựu nghiên cứu. Theo một quy ước bất thành văn, ở cấp giáo sư (ngành khoa học thực nghiệm), người ta kỳ vọng ứng viên phải thu hút được trên 2 triệu đôla cho nghiên cứu.

Giảng dạy và đào tạo (teaching and mentorship) là những chỉ tiêu về số giáo trình mà ứng viên thiết kế và giảng dạy. Ứng viên phải trình bày rất chi tiết về số sinh viên, đánh giá của sinh viên ra sao và thành tựu trong giảng dạy. Có ứng viên đem cả băng video và DVD để chứng minh khả năng giảng dạy của mình cho hội đồng khoa bảng xem xét.

Đối với các ứng viên chọn ngạch nghiên cứu thì giảng dạy chính là số sinh viên cấp thạc sĩ và tiến sĩ mà ứng viên đã hướng dẫn thành công. Những sinh viên này hiện giờ ở đâu, làm gì, thành đạt gì trong sự nghiệp. Ngoài ra, ứng viên còn phải trình bày số nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (postdoc) đến “đầu quân” làm việc cho nhóm của mình, và sự nghiệp của các postdoc này hiện nay như thế nào. Trong phần này, ứng viên cũng có thể viết về những khóa học ngắn hạn hay những seminar mang tính giáo dục cho đồng nghiệp mà ứng viên đã thực hiện.

Lãnh đạo không phải là lãnh đạo hành chính mà là đi đầu trong một lĩnh vực nghiên cứu. Không có những thước đo cụ thể về tiêu chuẩn này, nhưng những “tín hiệu” sau đây được xem là liên quan đến “lãnh đạo”: được mời viết xã luận (editorial), bình luận (commentary), bài tổng quan (invited review), được mời thuyết giảng trong các hội nghị lớn mang tầm quốc tế (còn gọi là invited lecture, keynote lecture...) mà ban tổ chức tài trợ hoàn toàn, được mời tham gia soạn thảo chương trình khoa học cho hội nghị, đóng vai trò chủ tọa hội nghị...

Phục vụ ở đây là phục vụ cho chuyên ngành và cộng đồng. Hội đồng thường xem xét những đóng góp cho các tập san khoa học trong vai trò phản biện, bình duyệt (referee hay reviewer), hay cao hơn là được mời làm thành viên của ban biên tập cho tập san, hoặc cao hơn nữa là đóng vai trò tổng biên tập và phó tổng biên tập của các tập san khoa học quốc tế. Phục vụ trong các hiệp hội khoa học cũng được xem là một chỉ tiêu quan trọng. Ngoài ra, hội đồng cũng xét duyệt đến những cống hiến bình duyệt đơn xin tài trợ, tham gia bình duyệt luận án tiến sĩ cho các đại học nước ngoài, tham gia bình duyệt đơn xin đề bạt của đồng nghiệp nước ngoài.

Hội đồng còn xem xét đến những phục vụ cho cộng đồng qua những bài viết trên báo chí đại chúng, những bài viết trên các tạp chí khoa học phổ thông, những ý kiến liên quan đến xã hội hay cố vấn cho nhà nước.

Tiêu chuẩn

Mỗi tiêu chí được đánh giá bằng bốn tiêu chuẩn như sau: trung bình, trên trung bình, xuất sắc và nổi trội. Trung bình có nghĩa là đóng góp ở mức độ kỳ vọng của chức vụ hiện tại, tức là nằm trong top 50%. Trên trung bình là đóng góp ở mức trên những gì kỳ vọng trong chức danh hiện hành, tính theo hạng thì mức độ này là top 30%. Xuất sắc là đóng góp nằm vào top 10% của chức vụ hiện hành. Còn nổi trội là những đóng góp đem lại tên tuổi cho trường đại học, những đóng góp thuộc vào hàng top 5% của chuyên ngành.

Do đó, nếu ứng viên chọn ngạch đề bạt là nghiên cứu thì hội đồng khoa bảng đòi hỏi ứng viên phải thuộc hạng xuất sắc (outstanding) và nổi trội trong nghiên cứu, và trên trung bình ở các tiêu chí lãnh đạo, giảng dạy và phục vụ. Nếu ứng viên chọn ngạch đề bạt là giảng dạy thì phải đáp ứng tiêu chuẩn giảng dạy xuất sắc trở lên, nhưng các tiêu chí nghiên cứu, lãnh đạo và phục vụ thì trung bình hay trên trung bình cũng được.

Và những kinh nghiệm

Đối chiếu những tiêu chí và tiêu chuẩn này với tiêu chuẩn của Việt Nam tôi thấy Bộ GD-ĐT cũng có cố gắng làm theo nước ngoài, nhưng... chẳng giống ai. Những tiêu chí và tiêu chuẩn mới công bố không phân biệt được ngạch đề bạt (giảng dạy và nghiên cứu). Ngoài ra, những tiêu chuẩn rất phức tạp, máy móc, tính toán theo kiểu “cân đo đong đếm” rất phi khoa học. Tiêu chuẩn tiếng Anh có thể cần thiết nhưng tôi thấy khá mù mờ, vì rất khó định nghĩa được thế nào là “có khả năng giao tiếp”.

Nếu những gì tôi trình bày trên đây cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm hay bài học gì thì tôi nghĩ đến những kinh nghiệm và bài học sau đây:

Thứ nhất là nên phân chia ngạch đề bạt. Ở nước ta có nhiều người mà nhiệm vụ chính là giảng dạy, và xét phong giáo sư cho những người này không nên đặt nặng vào những tiêu chí liên quan đến nghiên cứu khoa học. Do đó cần phải có những tiêu chuẩn cho những người chuyên về giảng dạy, nghiên cứu, thậm chí phục vụ. Thật vậy, có người tuy không giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhưng có thành tích trong việc phục vụ và quản lý, thì cũng nên có cơ chế để công nhận đóng góp của họ. Ở Trường UNSW (Úc) có người từng là chính trị gia, nhưng vì có nhiều đóng góp cho ngành y tế cộng đồng nên cũng được phong giáo sư y khoa.

Thứ hai là không nên có những tiêu chuẩn cứng nhắc theo kiểu “cân đo đong đếm”. Trái với các tiêu chuẩn đề bạt trong nước về đề bạt chức danh khoa bảng bằng cách tính điểm bài báo, ở nước ngoài người ta không có những điểm cụ thể mà chỉ đánh giá mang tính nửa lượng nửa chất. Về lượng họ xem xét đến hệ số ảnh hưởng của tập san, chỉ số trích dẫn của các bài báo khoa học đã công bố, và nhất là chỉ số H của ứng viên. Họ không đề ra những con số bài báo cụ thể phải là bao nhiêu để được đề bạt. Những chỉ số chỉ mang tính tham khảo vì họ còn phải đánh giá số lượng bài báo được mời đóng góp hay những lần giảng tại hội nghị quốc tế được ban tổ chức mời và chi trả.

Thứ ba là vận dụng tối đa hệ thống bình duyệt (peer review). Không như ở một số nước việc bình duyệt chức danh khoa bảng được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín, ở nhiều trường tại Úc và Mỹ, người ta sử dụng hệ thống bình duyệt do chính các đồng nghiệp của ứng viên làm. Triết lý đằng sau cách làm này là chỉ có đồng nghiệp cùng chuyên môn với ứng viên là những người đánh giá chính xác nhất về thành tựu và uy tín của ứng viên. Ngoài ra, việc để đồng nghiệp trong và ngoài đánh giá còn đảm bảo tính khách quan trong quá trình đề bạt.

Thứ tư là tính minh bạch. Tất cả chi tiết về thủ tục và tiêu chuẩn đề bạt cho từng chức vụ đều được phổ biến trên Internet. Ngoài ra, danh sách những người trong hội đồng phỏng vấn và lĩnh vực nghiên cứu cần được công bố cho ứng viên biết trước. Thành phần hội đồng phỏng vấn được tuyển chọn sao cho đảm bảo bình đẳng giới tính, khoa học và ngoài khoa học, trong và ngoài đại học... Tính minh bạch còn thể hiện qua quy định ứng viên có quyền được xem các báo cáo bình duyệt của đồng nghiệp. Ngoài ra phải có cơ chế để ứng viên khiếu nại nếu đơn xin đề bạt không thành công.

Cố nhiên, tình hình thực tế ở nước ta không thể ứng dụng các tiêu chuẩn Âu - Mỹ để đề bạt giáo sư, nhưng tôi nghĩ có thể dựa vào các tiêu chí quốc tế như là một bước đầu trong quá trình hội nhập quốc tế. 

NGUYỄN VĂN TUẤN (*)

______________

(*) Tác giả là giáo sư y khoa thuộc Đại học New South Wales (Úc).

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Góp ý về các chức danh giáo sư

Trong bài “Tiêu chí đề bạt chức danh giáo sư” của Nguyễn Văn Tuấn đăng trong Tuổi Trẻ cuối tuần số 3-2009, ngày 18-1-2009, tác giả bài viết gọi “associate professor” là “phó giáo sư”, còn “assistant professor [ở Mỹ] rất khó dịch sang tiếng Việt,…” Có lẽ tác giả bài viết trên dựa theo cách gọi mà VN sử dụng, nhưng đấy là cách gọi không đúng.

Để tìm hiểu một cách chính xác các từ “associate” và “assistant”, ta nên tra cứu cẩn thận hai từ này trong một cuốn từ điển Anh ngữ, như Oxford chẳng hạn. Trước hết, “associate” có ý nghĩa rõ ràng là “liên kết [về nghề nghiệp hoặc tổ chức]”, mà không nói gì về thứ bậc cả; chỉ trừ tư cách hội viên [liên kết] của một hội đoàn thấp hơn so với hội viên thực thụ, ví dụ “hội viên liên kết (associate member) thì không có quyền bỏ phiếu.” Như vậy, “associate professor,” theo đúng ý nghĩa của tiếng Anh, là giáo sư tương đương với “[full] professor” về nghiệp vụ chuyên môn nhưng khác không nhiều (thấp hơn) về hạn ngạch quản lý, và nhất là không có ý nghĩa gì về “phó” cả. Còn “assistant” có ý nghĩa là “trợ lý, và có thứ bậc thấp hơn.” Do đó, “assistant professor” đích thị là “phó giáo sư,” thấp hơn về nghiệp vụ chuyên môn và hạn ngạch quản lý đối với cả hai “associate professor” và “[full] professor.” Cuốn “Từ điển Anh-Việt” của Viện Ngôn ngữ học chua “associate professor” là “phó giáo sư,” và “assistant professor” là “trợ giáo” là hoàn toàn sai, không đúng theo ý nghĩa vừa giải thích. Tôi dám chắc trăm phần trăm là hỏi một “associate professor” người Mỹ nào biết nói, đọc, viết tiếng Việt khá lưu loát rằng ông giáo sư nghĩ sao về việc gọi “associate professor” là “phó giáo sư” thì chắc chắn ông giáo sư Mỹ đó sẽ không đồng ý với cách gọi như vậy. Ở Mỹ và Canada, chỉ có ba chức danh full, associate và assistant professors mới được gọi là “giáo sư nghiệp vụ” với trách nhiệm rõ ràng là nghiên cứu, giảng dạy, và hoạt động cho cộng đồng chuyên môn và xã hội. Và chỉ có các giáo sư nghiệp vụ mới là “lõi” của mỗi khoa (department) của một trường đại học (faculty, college, school).

Việt Nam muốn hòa nhập với thế giới thì cần phải sửa đổi lại các chức danh giáo sư này, theo đúng tinh thần là “trả lại cho Caesar những gì của Caesar.” Trong tinh thần đó, tôi đề nghị gọi “associate professor” là “giáo sư chính” (hoặc “giáo sư trưởng”), còn “phó giáo sư” nhất thiết phải là “assistant professor.”

NH

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Và đây là trả lời của Gs NVT:

Thành thật cám ơn bạn NH có lời góp ý về các thuật ngữ khoa bảng trong bài viết của tôi. Nhân dịp này, tôi muốn bàn thêm và giải thích vài điểm trong bài có thể gây ngộ nhận cho bạn đọc:

Thứ nhất, không thể dựa vào những giải thích trong các từ điển phổ thông (như Từ điển Oxford) để hiểu các thuật ngữ khoa bảng. Chẳng hạn như ở Pháp có chức danh “Maître de Conference” không thể dịch là “thầy giảng”, hay ở Úc và Anh có chức danh “Reader” không thể hiểu “người đọc” theo cách hiểu của các từ điển phổ thông. Xin nói thêm rằng “Maître de Conference” tương đương với chức danh “Assistant Professor” của Mĩ, và “Reader” tương đương hoặc hơn chứa danh “Associate Professor” của Mĩ.

Thứ hai, chữ “associate” tuy nghĩa thông thường là “liên kết” hay “liên quan”, nhưng trong bối cảnh khoa bảng thì hoàn toàn không có nghĩa đó. Chẳng hạn như trong các hiệp hội khoa học, “associate member” thường được sử dụng để chỉ các hội viên dự khuyết, tức chưa đủ điều kiện để trở thành một hội viên chính thức (chứ không có nghĩa là “hội viên liên kết”). Một ví dụ khác: ở Úc, các trường cao đẳng cấp bằng “Associate Diploma” cho những người học nghề 2 hoặc 3 năm, để phân biệt với các bằng “Diploma” do các trường đại học cấp, chứ hoàn toàn không có nghĩa bằng “liên kết”. 

Thứ ba, như chúng ta biết các đại học Mĩ có chức danh giáo sư: Assistant Professor, Associate Professor, và Professor. Tiêu chuẩn để đề bạt chức danh Professor cao hơn tiêu chuẩn cho một Associate Professor. Do đó, tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng Associate Professor là tương đương với Professor, bất kể dựa vào nghiệp vụ chuyên môn hay tiêu chuẩn khoa bảng. 

Thứ tư, cả hai chữ Assistant và Associate đều có thể dịch là “phó” nhưng tùy thuộc vào văn cảnh và hệ thống. Trong hệ thống chính phủ Mĩ, assistant secretary là thứ trưởng. Trong các tập san khoa học, associate editor là phó biên tập. Do đó, theo ngữ cảnh khoa bảng và dựa vào thứ bậc khoa bảng vừa trình bày, tôi nghĩ cách dịch hiện nay ở Việt Nam (Associate Professor là “Phó giáo sư”, và Professor là “giáo sư”) cũng hợp lí.

Thứ năm, cách gọi đôi khi tùy thuộc vào bối cảnh lịch sử và … thói quen. Chẳng hạn như ở Anh có trường đại học University College London (UCL) rất khó dịch, nhưng danh xưng đó là do lịch sử để lại sau khi trường được nâng cấp từ cao đẳng (college) lên đại học (university). Chức danh “Assistant Professor” của Mĩ cũng là một di sản lịch sử, vì nó ra đời khi hội đồng khoa bảng của trường đại học Johns Hopkins vào đầu thế kỉ 20 đề ra chức danh này để cố tình gây ấn tượng độc lập với các chức danh bên Âu châu (Đức) mà họ thừa kế vào cuối thế kỉ 19. Chữ Assistant có thể hiểu theo nghĩa phụ tá, phụ trợ, như Teaching Assistant là người trợ giảng trong các đại học. Do đó, chức danh Assistant Professor cũng có thể dịch là giáo sư trợ lí, dù trên thực tế những người giữ chức danh này có thể là những nhà nghiên cứu độc lập, chẳng phụ trợ cho ai, và cũng chẳng đóng vai trò “phó” cho ai. 

Do những khác biệt hệ thống tổ chức đại học và thứ bậc khoa bảng giữa các nước trên thế giới, nên rất khó chuyển ngữ các thuật ngữ về chức danh khoa bảng từ các nước Âu Mĩ. Tất cả những chức danh như “giáo sư” và “phó giáo sư” hiện nay chỉ có thể hiểu theo nghĩa tương đối và trong bối cảnh tổ chức đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi thấy cách dịch hiện nay ở trong nước là có thể chấp nhận được.

Hội nhập không có nghĩa là bắt chước. Tôi nghĩ Việt Nam không cần phải bê nguyên si cách làm của Mĩ, Canada, Úc, Pháp, hay Thái Lan. Theo tôi, Việt Nam nên chọn cho mình một mô hình đề bạt khoa bảng sao cho tiêu chuẩn phù hợp với tình hình địa phương, nhưng tiêu chí thì phù hợp với các đại học Âu Mĩ, và đó chính là hội nhập vậy.

NVT

Lý giải tục lệ ngày tết dưới góc độ khoa học


Cập nhật lúc 22/01/2009

Có những tục lệ đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, tạo nên bản sắc dân tộc không thể pha trộn. Sự phân tích dưới góc độ khoa học phần nào lý giải những tục lệ này không phải ngẫu nhiên mà có.

Cúng giao thừa (Lễ trừ tịch)

Trừ: có nghĩa là trao lại chức quan.

Tịch: có nghĩa là ban đêm.

cung2.jpg
Đối với người Việt Nam, đêm giao thừa gợi lên những kỷ niệm thắm thiết, những tình cảm thiêng liêng và trang trọng

Lễ cúng giao thừa được tiến hành lúc hết giờ Hợi sang giờ Tý – cũ mới tiếp nhau, bắt đầu sang ngày khác. Lễ này là để tiễn vị thần năm mới. Thần cũ giao lại công việc, thần mới tiếp nhận.

Tục xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian, mỗi vị có tên riêng với vương hiệu và cũng coi là Đương niên Chi thần (mỗi vị có một phụ tá là Phán quan). Có 12 vị Hành khiển luân phiên từ năm Tý đến năm Hợi là 12 năm.

Hành khiển có ông Thiện, ông Ác. Vào những năm trời gây ra thiên tai, lụt lội, mất mùa… là do sớ tấu của Hành khiển yêu cầu trừng phạt. Bởi vậy, lễ giao thừa là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán. Người ta cũng lễ ở ngoài trời và cả ở trong nhà.

Lễ đất trời có khởi thủy phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc. Nhưng điều kiện đặc biệt ở lúc giao thừa là vừa có kết thúc, vừa có bắt đầu: Kết thúc năm cũ và bắt đầu năm mới.

Đối với người Việt Nam, đêm giao thừa gợi lên những kỷ niệm thắm thiết, những tình cảm thiêng liêng và trang trọng. Người ta coi khoảng thời gian hết giờ Hợi ngày 30 tháng Chạp sang giờ Tý mở đầu ngày mồng một Tết là lúc giao thừa. Đó là thời điểm đất trời giao cảm, âm dương hòa quyện, chấm dứt sự yên lặng tạm thời của vạn vật để bừng lên sức sống mới. Mọi người trong gia đình sum vầy, vui vẻ chúc nhau những điều tốt lành. Có nơi sau khi cúng giao thừa ở gia đình mọi người còn đi chùa, đền để cầu mong sự may mắn trong năm mới.

Hái lộc và hưởng lộc

Đi lễ đêm 30 Tết, lúc trở về ta có tục hái một cành cây hoặc một cành hoa về cài vào cửa. Hái lộc là có ý xin lộc của Trời Đất, Phật, Thần ban cho. Có người mang cành lộc (thường là cành đa, cành đề, cành si) về cắm vào bình hương bàn thờ thay vì cài ở trước cửa mong muốn lộc của Trời Phật Thần ban cho sẽ được lâu bền.

Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái cành lộc lại xin một bó hương nhỏ đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm tại bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ thổ công.

Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa từ các nơi thờ tự mang về, tức là xin lộc của Phật-Thánh để phù hộ cho làm ăn được phát đạt quanh năm. Trong lúc mang nắm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nắm hương bốc cháy, đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm.

Về ý nghĩa mà nói, hái lộc cũng có những nét hay, nhưng trên thực tế thì lại là sự tàn phá cây xanh, nếu như mọi người ai cũng ngắt một cành làm lộc thì còn lấy gì là cây.

Thiết nghĩ hưởng lộc là một cách thay thế thích hợp mà vẫn giữ được ý nghĩa của việc hái lộc.

Thú chơi hoa quả ngày tết

cung4.jpg
Hoa đào là những loại hoa tượng trưng cho mùa xuân (Ảnh: Xóm nhiếp ảnh)

Thú chơi hoa quả ngày Tết là một phong tục tốt đẹp của dân tộc ta. Hoa đào, hoa mai là những loại hoa tượng trưng cho mùa xuân. Cành đào, cành mai nở rộ đúng vào đêm giao thừa hứa hẹn cho gia đình có cả một năm vui vẻ. Màu đỏ của hoa đào, vàng của hoa mai còn lại tượng trưng cho khí dương ấm áp. Hoa đào thường nở rộ vào tiết Đông – Xuân, trời se lạnh và có mưa bụi nên thích hợp với khí hậu miền Bắc.

Hoa mai lại nở rộ vào tiết trời nắng hanh vàng nên thích hợp với khí hậu miền Nam. Cũng do điều kiện khí hậu khác biệt từ ngàn xưa như vậy nên người miền Bắc thích chơi hoa đào, người miền Nam thích chơi hoa mai vào ngày Tết.

Trong ngày Tết, người dân Việt Nam không chỉ có thú chơi hoa quả mà còn chơi quả. Loại quả được yêu chuộng nhất là quất (người miền Nam gọi là quả hạnh). Người ta chọn những cây quất quả nhiều hơn lá, có màu vàng mọng; trên cành điểm ít lộc non để bày ở giữa nhà tượng trưng cho niềm vui hạnh phúc và sự no ấm.

Mâm quả còn gọi là mâm ngũ quả (có khi là bát quả) là thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam. Đối với người miền Bắc, mâm ngũ quả thường có năm loại quả như: nải chuối xanh, bưởi, quất, phật thủ, hồng đặt chung trên mâm đồng hay đĩa lớn.

Ở miền Nam, đĩa quả thờ ngày Tết gọi là Long – Lân – Quy – Phượng. Lấy quả dứa làm thân mình con chim phượng, quả ớt làm vòi rồng, quả chuối làm cánh…ở một số địa phương, mâm ngủ quả gồm: Mãng cầu, dừa tươi, đu đủ, xoài và dưa hấu.

Mâm ngũ quả là một tập quán kỳ thú của người Việt Nam. Bầy trong ngày Tết ngoài làm tăng thêm sắc màu của mùa xuân nó còn tượng trưng cho ngũ sắc, ngũ vị tương ứng với ngũ hành của triết lý phương Đông, thể hiện sự đa dạng, hài hòa, sự no đủ và bền vững. Đó là một phong tục tập quán tốt đẹp, nên duy trì.

Xông đất (xông nhà)

Xưa kia người Việt Nam tin rằng, ngày đầu xuân năm mới được người vui vẻ, dễ tính, tốt nết đến nhà trước nhất thì cả năm mọi việc đều tốt đẹp. Người đến nhà đầu tiên kể từ giao thừa gọi là người xông nhà hay xông đất. Chính vì vậy, nhiều gia đình phải chọn một người “đủ tiêu chuẩn” để nhờ đến xông nhà giúp mình. Tục xông đất, xông nhà vẫn còn được giữ gìn đến ngày nay và nhiều gia đình rất xem trọng việc này. Ngay từ trước Tết, gia chủ đã tìm người có tuổi hợp với mình hoặc tuổi tốt của năm đó để mời đến xông nhà.

Thực ra đây là nguyện vọng mong ước với tinh thần “cầu phúc tránh họa” của con người mà thôi. Chỉ có điều nếu trong năm có xảy ra điều gì không như ý, chớ đổ tại người xông nhà mà oan cho họ.

Mừng tuổi – Chúc tết

cung3.jpg
Mừng tuổi là dịp để những người thân thiết quan tâm đến nhau về quyền lợi vật chất, nhưng là một thứ vật chất được thông qua tình cảm nên rất có ý nghĩa

Vào ngày Tết, cùng với tục xông đất, xông nhà là tục mừng tuổi và chúc Tết. Con cháu chúc Tết bố mẹ, ông bà. Bạn bè, những người thân thiết chúc Tết nhau. Nhân đó, bố mẹ, ông bà mừng tuổi cho con cháu còn nhỏ của chủ nhà.

Tiền mừng tuổi thường cho số lẻ, có thể mừng tuổi bằng tiền hoặc bằng quà, nhưng phải chú trọng đến mặt hình thức, vì ngày Tết ai cũng thích đẹp. Người già khăn áo chỉnh tề ngồi trang trọng trên giường, trên ghế để con cháu đến chúc thọ. Ngược lại, con cháu cũng nhận được ở người trên những lời khuyên ân cần trong cuộc sống.

Mừng tuổi là dịp để những người thân thiết quan tâm đến nhau về quyền lợi vật chất, nhưng là một thứ vật chất được thông qua tình cảm nên rất có ý nghĩa. Người ta tin rằng thêm một Tết là thêm một tuổi, thêm một tuổi là thêm một điều mừng. Người trẻ thì khôn lớn, người già thì thêm tuổi thọ.

Cùng với hình thức mừng tuổi này, mọi người có thể đền ơn trả nghĩa cho nhau một cách tế nhị. Học trò cảm tạ công lao dạy dỗ của thầy giáo, bệnh nhân cảm tạ lòng tốt của lương y.

Kiêng quét nhà

Trong ngày Tết Nguyên đán, người ta kiêng quét nhà. Nếu nhà bẩn quá, người ta chỉ quét sơ, vun rác vào một xó, đợi ba hôm rồi mới đem đổ. Quét nhà đổ rác ngày mồng Một Tết, người ta sợ quét và đổ đi mất thần Tài.

Phong tục ngày Tết của người Việt Nam còn nhiều, trong đó nét văn hóa đặc sắc mang tinh thần nhân ái cũng nhiều và cũng không ít điều còn chưa phù hợp với cuộc sống hiện tại, cần phải loại bỏ. Với tinh thần “đãi cát tìm vàng”, chúng ta sẽ tìm thấy những nét đẹp văn hóa truyền thống trong phong tục Tết cổ truyền Việt Nam.

Theo KhoaHocVaDoiSong.gif