Wednesday, December 31, 2008

Đừng nhầm tưởng trẻ nghịch là thông minh

07:11' 30/12/2008 (GMT+7)

 - Cha mẹ mải việc, phó mặc con cho người giúp việc hoặc nhà trường. Nhiều cháu bé cả ngày làm bạn với tivi, băng đĩa và đồ chơi, không giao lưu tiếp xúc với bên ngoài, dần sinh bệnh. La hét, quậy phá, nghịch ngợm quá mức và nói nhiều, cha mẹ quát mắng không nghe, thậm chí còn bị kích động mạnh hơn. Đó là biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý.

Tự chẩn bệnh cho con

Cậu con trai lớn đã, học giỏi, khỏe mạnh, chị Minh Thanh, Làng quốc tế Thăng Long, Hà Nội sinh thêm một bé trai nữa. Đứa bé sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác, trông rất khôi ngô và nhanh nhẹn. Thế nhưng, hơn 2 tuổi cu Bin mới bi bô tập nói, năm nay gần 5 tuổi Bin rất hiếu động, nghịch ngợm. Cháu ngồi yên không nổi 2 phút, cứ luôn chân, luôn tay, người lớn bảo không nghe, một mực làm theo ý mình. Đặc biệt, người lớn càng quát mắng Bin càng la hét, thậm chí đập phá. 

Chị Thanh chẳng dám mang con đến nhà bạn bè chơi. Mỗi lần cơ quan tổ chức liên hoan chị đành cho bé Bin ở nhà với lý do: “Bé Bin đến sẽ phá tan mọi thứ và không chịu ngồi, trông bé đủ mệt”. 

Bà đưa bé H. đi kiểm tra sức khỏe và được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn cách dạy bé. Ảnh: L.Hà

Chị Minh Thanh cho con đến bác sĩ khám và được kết luận cháu bị tăng động giảm chú ý. Hằng ngày, bên cạnh việc cho con đi học mẫu giáo chị Thanh phải nhờ bác sĩ tâm lý đến "nắn" con mình.

Bé Hân Anh - con gái thứ hai của chị Thu Vân ở đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội năm nay đã gần 4 tuổi nhưng khả năng giao tiếp, nói chuyện cũng chỉ như trẻ gần 2 tuổi. Đặc biệt, bé Hân Anh rất hiếu động, luôn tay chân chẳng chịu ngồi yên. Mỗi lần mẹ cho ra sân chung chơi với các bạn hàng xóm, bé thích gì là đòi nằng nặc bằng được thì thôi. Dù ít nói nhưng bé thể hiện bằng hành động giằng đồ của các bạn, hét lên hoặc khóc để lấy được đồ chơi thì thôi.

Chị Thu Vân cho biết, anh trai của Hân Anh phát triển bình thường, bản thân bé Hân Anh khi sinh ra cũng bình thường không có gì đặc biệt, chỉ chậm nói. Gia đình đã cho bé đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bé mắc tăng động giảm chú ý.

Qua bạn bè giới thiệu, giờ một tuần 3 lần chị Thu Vân đưa bé Hân Anh đến lớp học đặc biệt dành cho những bé có biểu hiện giống bé Hân Anh. “Sau một năm theo đuổi Hân Anh đã nói nhiều hơn nhưng vẫn phải kiên trì”, chị Thu Vân nói.

Tại phòng tư vấn của Khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương), bé Nguyễn Gia H., 3 tuổi ở Quảng Ninh ngồi trong lòng bà để bác sĩ tư vấn nhưng không yên. Bé cứ tụt xuống, leo lên người bà liên tục rồi đòi đồ chơi, la hét.

Bà nội bé H. kể, ngồi đợi bác sĩ mà lơ là một chút thằng bé đã chạy đi, tìm khắp nơi mới thấy. Bé nghịch lắm nói chẳng chịu nghe. Năm nay đã hơn 3 tuổi hay nói nhưng không sõi, hay la hét, quậy phá. 

Bác sĩ tư vấn cho bà cách dạy cháu học theo sách hướng dẫn, rồi cùng chơi với cháu, tập vận động theo bài bản. Và sau 2 tháng lên kiểm tra lại.

Chữa muộn, hỏng nhân cách

Bác sĩ Quách Thúy Minh, Trưởng khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, từ những năm 1990 căn bệnh này đã được nhắc đến tuy nhiên lúc đó nhiều bậc phụ huynh không chú ý nên không đưa trẻ đi khám. Hiện nay, mắc bệnh tăng động giảm chú ý được quan tâm nhiều, trung bình mỗi ngày tại khoa khám bệnh của Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 5-10 ca. Đây là bệnh không nằm điều trị tại viện mà cần tư vấn. Trẻ trai mắc nhiều hơn nữ.

"Hiện nay trẻ mắc tăng động giảm chú ý đến khám trước 3 tuổi - thời điểm có thể phát hiện và điều trị tốt nhất - không nhiều, chủ yếu trên 6 tuổi, khi đi học lớp 1 mới được bố mẹ đưa đi kiểm tra. Sở dĩ lúc này các ông bố, bà mẹ mới quan tâm do con đến lớp không chú ý nghe giảng, mất trật tự, quậy phá, một số học kém nhưng có những cháu học vẫn bình thường", BS Minh nói.

Khi trẻ ở độ tuổi dưới 3 mà có biểu hiện đi lại nhiều, nghịch, sờ mó các vật xung quanh, chạy nhảy lung tung, nói nhiều và ngọng, lắp bắp, cần cho trẻ đi kiểm tra. Có những cháu người lớn quát mắng hoặc càng làm xung động lớn, trẻ la hét càng to. Thậm chí có bé kém kiềm chế cảm xúc, hay ăn vạ, đánh bạn xung quanh.

BS Minh cho biết, hậu quả căn bệnh này là lúc nhỏ thì nghịch ngợm, nếu không được điều trị lớn lên hay gây gổ đánh nhau, dễ bị bạn xấu lôi kéo, không kiểm soát được bản thân, đặc biệt khó trở thành người thành đạt sau này.
 
Nguyên nhân của căn bệnh trên, theo BS Minh là do có bất thường về não. Có thể trong thời gian mang thai mẹ bị nhiễm virus, có sang chấn trong quá trình sinh nở, trẻ bị ngạt, khó sinh... Ngoài ra, cũng phải nhắc đến yếu tố di truyền.

Để điều trị cho trẻ mắc bệnh này, các bác sĩ khuyên người lớn nên thay đổi cách ứng xử với con cái, hạn chế đánh mắng trẻ, giảm tối đa thời gian xem tivi, mỗi ngày chỉ nên cho trẻ xem 30 phút. Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng rất quan trọng, nên cho trẻ đi chơi, tiếp xúc với bạn bè, tập đi bộ, mát- xa da cho trẻ... Phát hiện sớm, kiên trì điều trị trong 3-6 tháng sẽ thấy hiệu quả. Đối với trẻ phát hiện sớm dưới 3 tuổi, khi chơi nên bỏ từng thứ đồ chơi ra một, không nên để cả đống, nhờ trẻ làm việc vặt nhẹ nhàng, chơi đồ chơi xong nên dạy trẻ cất dọn gọn gàng, cho trẻ chơi xếp hình, tô màu, vẽ tranh...

Đối với những trẻ lớn mới phát hiện, nên lập thời gian biểu bằng hình vẽ vì dễ tác động đến trẻ hơn bằng chữ. Việc tập viết, tập cho trẻ trình bày với người lớn rất quan trọng. Khi học tập nên cho trẻ vào phòng yên tĩnh tạo sự tập trung. Ở lớp cô giáo cho trẻ ngồi bàn đầu và cho làm một chức nào đó để trẻ chuyển từ hoạt động hỗn loạn sang định hướng.

Triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý

- Thời gian chú ý: Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường khó tập trung chú ý trong một khoảng thời gian nào đó. Chúng thường dễ bị chia trí bởi những tác động bên ngoài.

- Mức độ hoạt động: Thường thì những trẻ mắc chứng này đều có mức độ hoạt động cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi. Chúng hoạt động không ngơi nghỉ, lúc nào cũng cựa quậy và rất khó ngồi yên được một lúc lâu. 

- Ương ngạnh: Trẻ thường có thái độ cố chấp và phản kháng lại những sự thay đổi của môi trường xung quanh hoặc thay đổi của những sự việc mà chúng đã quen thuộc.

- Những biểu hiện cảm xúc khác: Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường dễ có khuynh hướng hay gây gổ, sinh sự với người khác. Do đó, chúng sẽ thường xuyên bị hăm dọa hơn những trẻ khác dù ở ngay chính trong môi trường của chúng. Để phản ứng lại chúng có thể có hai thái độ: hoặc là tự rút lui chịu thua, hai tà tìm cách gây gổ. 

- Lời nói: Nói nhiều nhưng không sõi, ngọng, thay vì nói là la hét. 

Các biểu hiện trên kéo dài liên tục trên 6 tháng, thường xuất hiện trước 6 tuổi cần đưa trẻ đi kiểm tra.

  • Lệ Hà

Tuesday, December 30, 2008

Một truyền thống dân gian đang tàn lụi nhưng giai điệu còn dư âm

Lo Khe Journal; A Folk Tradition Fades, but the Melody Lingers On

Cam on Nguyen To Nguyen bai dich rat hay....

Published: March 22, 2001

Late at night, when the silence of the village and the emptiness of her damp stone cottage become too deep to bear, Pham Thi Mui begins to sing -- familiar songs of her ancestors that transport her back into what seemed a time of certainty.

Her husband dead, her children grown, her era past, Mrs. Mui, 85, is alone in the dark on her broad wooden bed with only her past for company. She sings of mandarins and courtesans, love and loneliness, great wars and teasing dalliances, tapping the jaunty rhythms of her songs with the tip of one finger.

''Daytime is fine,'' she said one recent afternoon. ''There are plenty of people around. But at night I can't keep the sadness away. That's when I sing. If I had the strength I'd sing all through the night.''

The songs she knows could last her even longer than that. Mrs. Mui is one of the last living masters of Ca Tru, a 600-year-old form of sung poetry that was once hugely popular, inspiring famous poets and drawing lively crowds to musical contests.

It is one of the disappearing traditional art forms that Vietnamese are struggling to preserve as the modern world overwhelms them.

There was a time when great mandarins called Mrs. Mui to their courts to sing, when she was young and beautiful and knew how to play with words and tease her audience. Now her audience is all but gone. And she knows that once she dies, much of her art will die with her.

''There's almost no one left like me,'' she said. ''There's so much to teach, so much to save, so much work, so many different songs. Even if I can teach some of it, I can never teach it all. And who would come to listen?''

Three decades of war isolated most of Vietnam from the cultural changes that are sweeping it now. But the years of conflict also hastened the death of many of its traditions.

''It was wartime,'' said Mrs. Mui's daughter Nguyen Thi Sen, 43, who lives nearby. ''No one was thinking about singing. If we hadn't had the war, Ca Tru would be more popular now. Bombs, bullets, where was the time for Ca Tru? It all came to a stop for 30 years.''

Mrs. Mui herself stopped performing, consumed with survival. ''I thought I'd forget everything, but I found that I still remembered,'' she said. The warfare also broke a four-generation chain of Ca Tru singers that began with Mrs. Mui's great-grandmother. Her daughter, Mrs. Sen, never had a chance to learn the art, and today she is a farmer like the other women in the village, tending to her chickens, pigs and cow.

''I can sing some of the songs, but only for myself,'' she said. ''It's like farmland. If I had planted the seeds they would have grown.''

But then, four years ago, something happened that seemed to Mrs. Mui like a miracle. Her 12-year-old granddaughter, Lan, sitting over the cooking pots at her family's hearth, began tapping the Ca Tru rhythms with her chopsticks and singing to herself.

''I don't know why,'' said Lan, who is now 16. ''I heard my grandmother singing and I just remembered the words. It was easy.''

In this dark cottage, with its smell of mold and its aging calendars, where old women with black head scarves lounge and gossip through the afternoons, Lan is a shaft of sunlight with her crisp white blouse and impulsive smile.

''Wow, I'm tired!'' she exclaimed happily the other day as she entered, flopping down on her back beside Mrs. Mui with the confidence of a much-loved grandchild. ''The traffic is awful!'' She had just come by motorbike, an hour's dusty ride into the green rice fields from the bustle of Hanoi, where she had performed a bit of Ca Tru at a trade fair.

Not long ago, she said, she refused to sing at a school assembly because none of her classmates like this old music. ''All they like is pop,'' she said. ''The only people who really want to hear me sing are old people.''

And not so many of those. Perhaps two dozen old men and women gather on the last Sunday of every month at a small temple in Hanoi to try their hands at Ca Tru. Mrs. Mui sometimes travels there to perform for them, but what she sees there gives her little hope.

'Please tell me, is this music going to last forever?'' she said. ''If I knew it would last, I'd work harder to teach the young people. But I'm afraid it won't last. I know it won't last. And even if I teach the youngsters to sing, what audience will they have?''

A dutiful granddaughter, Lan prepared betel nut, a mild narcotic, for her grandmother and her friends, slicing the nut, mixing it with white lime paste and wrapping it in pungent leaves to chew.

As the old visitors drifted off to sleep on the broad wooden bed, Mrs. Mui began quietly to sing, a long-remembered tune about wine, flirtation and the contentment of intimacy.

''Wait, wait!'' cried her granddaughter, running to the cupboard for a notebook and a pen. ''O.K, grandma, go on. Do that again.''

As the old woman sang, Lan began to scribble, her lips moving in concentration.

''Slow down,'' she ordered. ''You're singing too fast.''

But Mrs. Mui couldn't stop. ''I have to sing this way,'' she said. ''It's the only way I can remember the words.''

At last the song ended and Lan laid her notebook on the table alongside the betel nut leaves. And as the old visitors dozed on the bed beside them, grandmother and granddaughter sat back content, sharing a smile.

A cool afternoon breeze drifted in through the small window. In the rich green rice fields that surround the village, amid the murmur of frogs, farmers bent and straightened under their conical hats.

Beyond them, trucks and buses jostled on the dusty road to Hanoi, and the breeze carried the distant sound of their horns. 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Ban dich

Nhật ký Lỗ Khê: Một truyền thống dân gian
đang tàn lụi nhưng giai điệu còn dư âm
[1]

 

Nguyên tác: SETH MYDANS, "Lo Khe Journal; A Folk Tradition Fades, but the Melody Lingers On", New York Times22 tháng 3 năm 2001

Nguyễn Tố Nguyên dịch

Đêm đã về khuya, khi sự yên ắng của xóm làng và sự trống vắng trong cái chòi bằng gạch của mình đã quá sức chịu đựng, bà Phạm thị Mùi bắt đầu hát, những bài hát quen thuộc của tổ tiên bà, chúng đưa bà trở về với quá khứ vàng son.

Sau khi chồng qua đời và con cái đều đã lớn, bà Mùi, năm nay 85 tuổi, chỉ còn lại một mình trong bóng tối trên chiếc phản gỗ với người bạn duy nhất là quá khứ. Bà hát về những ông vua bà hoàng, bà hát về tình yêu và nỗi cô đơn, về những cuộc chiến chinh và những thời thái bình, dùng đầu ngón tay gõ theo những tiết tấu khoan thai của bài hát.

“Ban ngày thì không sao”, bà nói, “vì có nhiều người xung quanh. Nhưng đêm đến, tôi không sao tránh được nỗi buồn. Đó là lúc tôi hát. Nếu có sức, tôi có thể hát suốt cả đêm.”

Có lẽ bà phải cần nhiều đêm như thế để hát hết những bài bản bà biết. Bà Mùi là một trong những nghệ nhân cuối cùng còn sống của Ca Trù, một hình thức ngâm thơ có lịch sử hơn 600 năm, đã có thời rất phổ biến, gợi cảm hứng cho nhiều vần thơ nổi tiếng, thu hút khá nhiều người đến với những cuộc thi hát.

Nó là một trong những hình thức nghệ thuật truyền thống đang bị mai một mà Việt Nam đang nỗ lực bảo tồn khi thế giới văn minh hiện đại đã phủ bóng lên chúng.

Đã có thời bà Mùi được những vị quan lớn cho mời vào cung để hát, đó là thời bà còn trẻ trung và xinh đẹp, khi bà còn biết chơi chữ và mua vui cho quan khách. Giờ đây, khán giả của bà đã đi hết. Và bà biết rằng một khi bà nhắm mắt xuôi tay, nghệ thuật của bà cũng theo bà mà đi.

“Chẳng còn lại ai như tôi cả”, bà nói, “Có quá nhiều thứ để dạy, quá nhiều thứ phải bảo tồn, quá nhiều việc phải làm, quá nhiều làn điệu khác nhau. Cho dù nếu tôi có thể dạy, tôi cũng chẳng bao giờ có thể dạy hết được. Và ai sẽ nghe Ca Trù đây?”

Ba thập kỷ chiến tranh đã cách ly Việt Nam khỏi những biến động về văn hoá, những thứ hiện đang lan tràn trên đất nước này. Nhưng chiến tranh cũng đã đẩy nhanh quá trình suy vong của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống.

“Đó là thời chiến tranh”, bà Nguyễn Thị Sen, con gái bà Mùi, 43 tuổi, hiện sống gần đó, nói “Chẳng ai nghĩ đến chuyện hát hò. Nếu không có chiến tranh, Ca Trù có lẽ sẽ còn phổ biến hiện nay. Bom rồi đạn, còn đâu chỗ cho Ca Trù. Nó đã chết 30 năm trước rồi.”

Bản thân bà Mùi cũng đã thôi biểu diễn, vất vả với cuộc mưu sinh. “Tôi cứ nghĩ là tôi quên hết rồi. Nhưng tôi nhận ra là tôi còn nhớ”, bà nói. Chiến tranh cũng là đứt mạch của một gia đình có truyền thống 4 đời làm ca nương, bắt đầu từ thời bà cố của bà Mùi. Bà Sen, con gái bà Mùi, chưa bao giờ có cơ hội học hát Ca Trù, và giờ đây, bà là một nông dân như bao phụ nữ khác trong cái làng này, suốt ngày bận bịu với lợn gà trâu bò.

“Tôi có thể hát được một vài làn điệu. Nhưng mà chỉ là để cho mỗi một mình tôi thôi,” bà nói, “ Nó cũng giống như làm ruộng ý mà. Nếu tôi gieo hạt thì rồi nó sẽ nẩy mầm.”

Rồi sau đó, cách đây 4 năm, một điều kỳ diệu đã xẩy đến với bà Mùi. Lan, đứa cháu 12 tuổi của bà, khi đang ngồi cạnh mâm cơm giữa nhà, đã dùng đũa gõ nhịp ca trù và bắt đầu tự hát.

Lan, năm nay 16 tuổi, nói: “Cháu cũng chẳng hiểu tại sao nữa. Cháu nghe bà cháu hát và cháu thuộc. Dễ ý mà”

Trong căn nhà tồi tàn tối tăm, với mùi bùn đất lưu cữu, nơi những người đàn bà lớn tuổi với những chiếc khăn vấn đầu màu đen tụ tập nói chuyện, Lan như là một tia sáng nhỏ với chiếc áo trắng và nụ cuời trên môi.

“Ôi! Cháu mệt quá”, Lan nói một cách hạnh phúc khi cô bước vào nhà, sà xuống cạnh bà Mùi với sự tự tin của một đứa cháu vốn được cưng chiều. “Đường sá thật là khủng khiếp”. Cô mới trở về bằng xe máy, một tiếng đồng hồ trên con đường bụi bặm băng qua những cánh đồng từ Hà nội ồn ã, nơi cô biểu diễn một vài tiết mục Ca Trù cho một hội chợ.

Cách đây chưa lâu, cô nói, cô đã từ chối biểu diễn trong trường học bởi vì chẳng có đứa bạn cùng lớp nào của cô thích nghe thứ âm nhạc cũ kỹ này cả. “Bọn nó chỉ thích nghe nhạc Pop thôi”, cô nói tiếp, “Chỉ có người già mới thích nghe cháu hát.”

Và cũng không nhiều người như thế. Có lẽ chỉ có khoảng gần 30 người lớn tuổi tụ tập trong một ngôi đền ở Hà nội vào các ngày Chủ nhật cuối cùng hằng tháng để thưởng thức ca trù. Thỉnh thoảng bà Mùi cũng đến đó biểu diễn. Nhưng những gì chứng kiến ở đó cho bà rất ít hy vọng.

“Hãy nói tôi nghe, liệu loại âm nhạc này sẽ còn mãi?”, bà nói, “Nếu như nó bền, tôi sẽ cố gắng hơn nữa để dạy cho lớp trẻ. Nhưng tôi sợ rằng nó sẽ không còn được lâu bền nữa đâu. Mà thậm chí nếu tôi dạy cho những đứa bé nhất, liệu những ai rồi đây sẽ là khán giả của chúng?”

Lan, đứa cháu của bà, chuẩn bị cau trầu cho bà và những người bạn. Cô bổ cau, trộn chúng với vôi trắng và gói chúng bằng những chiếc lá cay nồng. Khi những vị khách lớn tuổi đã lăn ra ngủ trên chiếc phản gỗ, bà Mùi bắt đầu lặng lẽ hát, bà hát một làn điệu cổ nói về rượu, về sự giao duyên và niềm vui của mối thâm tình.

“Đợi đã! Đợi đã bà ơi!”, đứa cháu hét lên, vội vàng chạy đến tủ lấy vở và bút. “Được rồi bà ạ! Bà hát lại đi!”

Khi bà Mùi hát, Lan bắt đầu ghi chép, môi cô mấp máy trong sự tập trung cao độ.

“Chậm lại tí bà ơi! Bà hát nhanh quá!” cô yêu cầu.

Nhưng bà Mùi không dừng lại. “Bà phải hát như thế này! Đó là cách duy nhất để bà có thể nhớ lời!” Bà Mùi nói.

Và cuối cùng, khi bài hát kết thúc, Lan đặt quyển vở xuống chiếc bàn cạnh cơi trầu. Và khi những vị khách lớn tuổi vẫn đang chợp mắt trên chiếc giường bên cạnh, hai bà cháu ngồi đó, mãn nguyện, họ cùng nhau mỉm cười.

Một ngọn gió chiều se lạnh lùa qua khung cửa sổ nhỏ. Trên những đồng lúa phù nhiêu xanh mướt xung quang làng, lẫn trong tiếng rả rích của ếch nhái là thấp thoáng những người nông dân với chiếc nón trên đầu.

Phía trên họ là những chiếc xe tải và xe buýt nối đuôi nhau trên con đường bụi bặm tiến về Hà Nội và tiếng còi của chúng theo gió vẳng lại từ phía xa.


[1] Tiêu đề bài báo lấy của Nguyễn Trương Quý trong quyển “Rock Hà nội & Rumba Cửu Long” của Jason Gibbs, Nguyễn Trương Quý dịch, NXB Tri Thức, 2008, trang 143.

 

Nguồn:http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9F07E5DC163CF931A15750C0A9679C8B63&sec=&spon=&&scp=1&sq=Mui%20ca%20tru&st=cse

Nhân sĩ: Không thể dùng đồng tiền để nhồi nhét văn hóa

 - Dĩ nhiên, một nguồn tài chính quan trọng của các cơ quan truyền thông là quảng cáo và họ phải tính toán sao để có lợi nhuận. Tuy nhiên, người ta không thể biện minh tất cả mọi sự từ góc độ kinh doanh. Công chúng không thể không đòi hỏi ý thức văn hóa ở những người trực tiếp làm văn hóa - TS. Ngô Tự Lập

 

Nhà cung cấp phim: "Phải cân đối lợi nhuận và phục vụ"

Sốt phim Hàn - Trung, bong bóng căng không vỡ?

Những dấu hỏi trong cơn "đại hồng thủy" phim Hàn-Trung Quốc

 

Giáo sư Chu Hảo (Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, Giám đốc, Tổng biên tập NXB Tri thức): Không thể dùng sức mạnh đồng tiền để nhồi nhét văn hóa 

 

GS Chu Hảo

Trước hết, tôi muốn chia sẻ rằng vấn nạn lớn nhất mà chúng ta hiện đang phải đối mặt không phải là kinh tế mà là văn hóa và giáo dục. Nếu chỉ được cho xem các phim ủy mị của Hàn Quốc hay phim dã sử của Trung Quốc thì thế giới tinh thần của người Việt càng ngày càng nghèo nàn, mai một đi. Mặt khác, qua cách làm này, những người hữu trách ở các đài truyền hình tỏ ra họ không mấy quan tâm đến chức năng giáo dục thẩm mỹ.

 

Người ta có thể tiếp tục đưa ra những lý lẽ về kinh tế - như được tài trợ, được quảng cáo… - để biện minh cho sự duy trì tình trạng này. Song, có hai điểm bất cập trong cách lập luận này. Thứ nhất, không lẽ chỉ vì lý do kinh tế mà có thể chấp nhận việc buộc người dân phải xem đi xem lại cùng một số thứ dù có thấy nhàm chán đến đâu đi nữa?

 

Thứ hai, không lẽ người ta không nhận ra rằng những người tài trợ văn hóa cho chúng ta, họ cũng có ý định riêng của mình, và không lẽ chúng ta chấp nhận cho phép họ dùng sức mạnh đồng tiền để đạt được điều họ muốn là nhồi nhét văn hóa của họ vào tâm trí người dân chúng ta? Chính vì vậy, lý do kinh tế dứt khoát không phải là lý do chính đáng.  

 

Dĩ nhiên, chúng ta đều biết rằng các đài truyền hình trung ương cũng như địa phương, bên cạnh nhiệm vụ chính trị, giáo dục, v.v. còn phải duy trì những hoạt động để tự trang trải chi phí. Tuy nhiên, rất có thể rằng nguyên nhân của tình trạng mà chúng ta đang nói chính là ở đó: ở lợi ích kinh tế của một số tập thể và cá nhân. Việc đó không dễ gì làm rõ ra được, và cũng không dễ gì buộc họ từ bỏ lợi ích của họ. Nhưng, nếu đã khó thì cần phải có bàn tay can thiệp của Nhà nước.

 

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân: Hậu quả rất tệ hại tuy không dễ thấy 

 

Nhà phê bình Lại Nguyên Ân

Tôi đã thấy những người, vì quá quen xem phim Trung Quốc, Hàn Quốc nên gần như không thể xem phim các nguồn khác, kể cả phim Mỹ, đơn giản là vì đầu óc đã bị khuôn vào lối kể chuyện mạch thẳng, không dễ quay trở lại tiếp nhận những cách kể chuyện khác, nói rộng ra là những cách tư duy khác. Hệ quả này đối với công chúng phải nói là thứ hậu quả rất tệ hại tuy không dễ thấy. 

 

Nói rằng những nguồn phim như của Ấn Độ, Thái Lan, v.v… đều không hợp với công chúng của ta, − theo tôi, là cách nói bao biện. Phim chiếu trên truyền hình không quá lệ thuộc vào tình trạng công chúng có mua vé vào rạp hay không, và liệu quý vị đã làm những điều tra khả tín chưa để có thể nhận định như thế? Mà dẫu có tình trạng công chúng chưa thích thì lẽ ra vẫn nên tận dụng điều kiện của truyền hình “cứ phát dù ít người xem” để đưa công chúng làm quen với những nền điện ảnh mà họ chưa biết.

 

TS. Ngô Tự Lập (Giảng viên Khoa Quốc tế-ĐHQGHN): Chưa ý thức đầy đủ về cái gọi là sự xâm lăng văn hóa 

 

TS. Ngô Tự Lập

Đây không đơn thuần là vấn đề của ngành truyền hình hay điện ảnh. Nó phải được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn, đó là môi trường truyền thông mới (new media environment). Cho đến nay, cả chính quyền, các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực văn hóa lẫn người dân đều vẫn chưa ý thức đầy đủ về cái gọi là sự xâm lăng văn hóa. Nhà nước nói nhiều đến sự bảo tồn văn hóa, nhưng về mặt bản sắc văn hóa chúng ta dường như đang tự đánh mất mình? Chúng ta đã nói nhiều đến sự xuống cấp của điện ảnh, âm nhạc, văn hóa đọc, v.v. Thế nhưng, đó chỉ là hệ quả.

 

Cũng cần tránh một quan điểm sai lầm là coi sự bao cấp luôn luôn là nguyên nhân cho mọi cái dở, kém. Người ta quên rằng, chính nhờ bao cấp mà điện ảnh Xô-viết đạt tới những đỉnh cao nghệ thuật mà đến nay thế giới vẫn còn ngưỡng mộ như Chiến hạm Potyomkin, Người mẹ, Solyaris, Bài ca người lính… Các nền điện ảnh phương Tây - Pháp, Đức, Ý… - cũng ít nhiều đều có tài trợ, và chính nhờ vậy mà vẫn tiếp tục có những đỉnh cao nghệ thuật bên cạnh dòng phim thương mại. Vấn đề chính không phải là tài trợ hay không tài trợ. Vấn đề ở chỗ tài trợ có đúng người, đúng chỗ, đúng cách hay không.  

 

Vấn đề thứ hai liên quan đến các cơ quan truyền thông. Dĩ nhiên, một nguồn tài chính quan trọng của các cơ quan truyền thông là quảng cáo và họ phải tính toán sao để có lợi nhuận. Tuy nhiên, người ta không thể biện minh tất cả mọi sự từ góc độ kinh doanh. Công chúng không thể không đòi hỏi ý thức văn hóa ở những người trực tiếp làm văn hóa. Một ví dụ là nhạc nền của các chương trình truyền hình rất Việt Nam, như giới thiệu phong cảnh đất nước, cũng hiếm khi sử dụng nhạc trong nước với nhạc cụ dân tộc, mà lại thường dùng dùng nhạc nước ngoài, phổ biến nhất là nhạc do Richard Clayderman chơi! Người ta không nghĩ đến sự cần thiết phải cho thế hệ trẻ.  

 

Nhà văn Trần Thị Trường: Những người có trách nhiệm hãy thương lấy trẻ em nước nhà!  

 

Nhà văn Trần Thị Trường (Ảnh: CAND)

Tôi được biết những tuần lễ, liên hoan phim châu Âu ở Việt Nam người ta tài trợ phim để chiếu ở các rạp, truyền hình nên liên hệ với họ lấy phim mà chiếu vì tôi đi xem thấy rạp cũng vắng. Liệu có phải do mỹ cảm rẻ tiền đã được nhồi nhét quá nhiều nên khán giả ta không thích xem những phim nhẹ nhàng mà sâu sắc, thâm thúy, thẩm mỹ cao của châu Âu nữa hay không? 

Thêm một vấn đề nữa: thói quen sinh hoạt chung không gian với người lớn ở Việt Nam hiện nay khiến trẻ em cũng bị nhiễm nặng văn hoá Hàn, Trung thông qua phim ảnh. Trẻ vị thành niên yêu quá nhiều, sướt mướt quá nhiều, tay ba quá nhiều và ngày nay họ cho như thế mới là sành điệu. 

Sự hung bạo của thiếu nhi và thiếu niên bây giờ là do ảnh hưởng của phim chưởng. Tôi coi những thứ đó là rác rưởi và ở nhà tôi trẻ con không bao giờ được xem những thứ đó. Lúc nào tôi cũng đau đáu là làm sao truyền hình đừng làm hỏng người xem nước Việt bằng quá nhiều những bộ phim rẻ tiền như thế. 

Tôi van các ông chịu trách nhiệm, các ông hãy thương lấy trẻ em nước nhà!

 

Nhà văn Trần Nhương: Các vị lãnh đạo văn hoá phải nghĩ đến đất nước 

 

Nhà văn Trần Nhương 

(Ảnh: CAND)

Người ta đang muốn tuyên truyền cho lịch sử Trung Quốc và văn hoá Hàn Quốc. Đó là cái không thể chấp nhận được. Các vị lãnh đạo văn hoá phải nghĩ đến đất nước. Nếu đứng về văn hoá lâu dài đối với lớp trẻ là không thể được, cần phải có cách nhìn nhận đúng và hạn chế. 

Giả sử như phim của chúng ta chưa đủ thì có thể kiếm phim từ những nguồn khác hoặc các chương trình giải trí kiểu khác chứ không thể chỉ dành thời lượng cho phim Trung Quốc và Hàn Quốc. 

Đó không phải nhu cầu của người VN. Khán giả chẳng còn sự lựa chọn nào khác nên đành phải chấp nhận mà thôi. 

Monday, December 29, 2008

Thời khắc lịch sử: Việt nam thắng Thái lan chung cuộc 3:2


Ảnh độc (không che, hihi)
Cổ động viên đặc biệt này cũng xuống đường mừng đội tuyển Việt Nam
Các cổ động viên trèo cả lên cây mừng chiến thắng

Biển người ăn mừng chiến thắng ở quảng trường Đông kinh nghĩa thục

Dân việt nam mình hâm mộ bóng đá quá. Hôm nay lần đầu tiên Việt Nam thắng Thái Lan dành cup vô địch Đông Nam Á. Pọt mấy ảnh cổ động viên ăn mừng chiến thắng của anh Na Sơn.

Sau 49 năm từ ngày đội tuyển của Việt Nam Cộng Hòa vô địch Ðông Nam Á: Việt Nam trở thành vô địch Ðông Nam Á trong một trận đấu như... phim 

Trận chung kết AFF Cup 2008 lượt về, vừa kết thúc tại sân Mỹ Ðình, Hà Nội vào tối 28 tháng 12. Ðội tuyển Việt Nam đã gỡ hòa với đội tuyển Thái Lan vào phút cuối cùng (90+3: ba phút cộng thêm nhằm bù thời gian bóng ngưng lăn trong suốt trận đấu). Nhờ kết quả của trận lượt đi trên sân Rajamangala, Thái Lan (thắng Thái Lan 2-1), tạo ra tỉ số chung cuộc là 3-2, Việt Nam đã trở thành vô địch bóng đá Ðông Nam Á lần thứ hai. 

Trong trận lượt về trên sân Mỹ Ðình hôm 28 tháng 12, Thái Lan đã ghi bàn thắng đầu tiên vào phút 22. Sutee cầu thủ số 17 đá phạt và Dangda dùng đầu đưa bóng vào lưới của Việt Nam. 

Sau đó, Việt Nam tấn công liên tục nhưng không thể gỡ hòa. Nếu Thái Lan thắng trận lượt về, Việt Nam sẽ phải đá thêm hai hiệp phụ, mỗi hiệp 15 phút, thậm chí nếu không thắng, sẽ phải đá phạt đền. Ðiều đó được xem là hết sức bất lợi do thể lực của cầu thủ Việt Nam không sung mãn bằng cầu thủ Thái Lan... 

Vào ngày 24 tháng 12, sau khi Việt Nam thắng Thái Lan 2-1 ở trận lượt đi trên sân Rajamangala, Thái Lan, báo chí và dân chúng Việt Nam đã công khai bày tỏ mơ ước lịch sử sẽ lập lại. Cách nay 49 năm, đội tuyển đại diện Việt Nam Cộng Hòa đã từng hạ Thái Lan 3-1 để trở thành vô địch Ðông Nam Á và đó cũng là lần duy nhất Việt Nam dẫn đầu Ðông Nam Á về bóng đá. 

Tờ Tuổi Trẻ viết: “Bóng đá du nhập vào Việt Nam hơn 100 năm nay. Nó nhanh chóng trở thành môn thể thao được yêu thích số một ở đất nước này. Bè bạn trong khu vực không chỉ thừa nhận tình yêu bóng đá của người Việt Nam thật hiếm thấy mà trình độ đá bóng của người Việt Nam cũng không phải xoàng. Bằng chứng trong thập niên 1960, chúng ta có đến ba cầu thủ được công nhận số 1 Châu Á ở vị trí của mình. Ðó là thủ môn Phạm Văn Rạng, trung phong Ðỗ Thới Vinh và trung vệ Phạm Huỳnh Tam Lang... Thật buồn là trong suốt chiều dài lịch sử bóng đá Việt Nam, chúng ta chỉ một lần duy nhất đăng quang ngôi số 1 khu vực Ðông Nam Á, đó là tại SEAP Games lần đầu tiên vào năm 1959 khi đội tuyển miền Nam hạ Thái Lan ngay trên sân Rajamangala với tỉ số 3-1 trong trận chung kết. 

49 năm đằng đẵng trôi qua sau ngày hạ Thái Lan tại SEAP Games 1959. Công bằng mà nói bóng đá chỉ mới phát triển trở lại từ đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của chiến tranh và hậu chiến tranh. Kể từ 1995 đến nay, trong vòng 13 năm, chúng ta đã trở lại trong tốp ba của khu vực Ðông Nam Á. Trong 13 năm ấy, chúng ta đã có năm lần dự trận chung kết (SEA Games 1995, 1999, 2003, 2005 và AFF Cup 1998). 

Trong năm lần ấy có bốn lần tại đấu trường SEA Games chúng ta thua người Thái tâm phục khẩu phục và một lần tiếc 'đứt ruột' ở AFF Cup khi ngã ngựa trước Singapore trên sân Hàng Ðẫy. Ngoài lần thua đau ấy, người hâm mộ bóng đá Việt Nam còn có bốn lần khác khấp khởi hi vọng, nhưng sau khi trọng tài nổi còi tan cuộc trận chung kết thì người xem đều có cảm giác như mới uống trọn một chén đắng”. 

Với tâm trạng như vậy, hàng chục triệu người Việt đã hò reo vang dội rồi đổ ra đường ăn mừng chiến thắng ở khắp nơi, kể ca khi trời đang mưa như Huế, đang có bão như Nha Trang... khi phút 90+3, phút cuối cùng của trận chung kết lượt về trên sân Mỹ Ðình, tiền vệ Minh Phương bị đốn ngã, đội tuyển Việt Nam được hưởng một quả đá phạt bên biên trái. Tiền vệ Minh Phương đứng trước bóng rồi sút vào cầu môn, tiền đạo Công Vinh chạy tới đón bóng, sau đó nhảy lên, dùng đầu, tâng bóng qua tay thủ môn Kosin, lọt vào lưới đội tuyển Thái Lan, gỡ hòa 1-1. Vài giây sau, trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu... 

Bình luận về trận thắng này, tờ Tuổi Trẻ viết: “Giống một đứa trẻ đau đáu chờ mẹ đi chợ về, sau năm lần đón hụt vì bị phỉnh, đứa trẻ đâm ngán. Người hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng có cảm giác như thế khi AFF Cup năm nay khởi tranh và đốm lửa tàn gặp cơn gió mạnh, ngọn lửa đã bừng bừng cháy sau trận thắng Thái Lan 2-1 trên sân Rajamangala đúng đêm Giáng sinh. Ước mơ đã thành hiện thực”. 

Trước sự phấn khích của người Việt Nam khi Việt Nam trở thành vô địch bóng đá Ðông Nam Á, giới quan sát thời sự Việt Nam nhận định: Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam vào tối 28 tháng 12 là một điều may mắn cho chính quyền CSVN. Nó đến đúng vào lúc nhiều người Việt đang tỏ ra hết sức phẫn nộ khi các viên chức trong chính quyền CSVN có hàng loạt sai lầm, làm hoen ố hình ảnh quốc gia, hình ảnh dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới.”
 

(Người Việt, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=88762&z=2) 



Sunday, December 28, 2008

THUỐC AMA KÔNG VÀ CHUYỆN THÂM CUNG BÍ SỬ


          Dân gian có câu chuyện vui, rằng là có một anh chàng... yếu, bèn đến nhờ bác sĩ tiêm cho một mũi thuốc dạng như... Ama Kông. Bác sĩ tiêm xong thì hẹn: Thuốc có giá trị trong 4 tiếng. Anh này ba chân bốn cẳng chạy về thì vợ lại... đi công tác. Gọi điện thoại lại cho bác sĩ xem có cách gì... rút thuốc ra không, bác sĩ bảo: Thì anh sang đỡ nhà... hàng xóm. Ông này văng tục: Tôi mà sang nhà hàng xóm được thì cần gì tiêm thuốc của ông?...

THỰC HƯ AMAKÔNG, THUỐC CỦA ĐÀN ÔNG...

 

          Cũng mới chỉ khoảng chục năm trở lại đây thì cái gọi là rượu Ama Kông mới nổi như... viagra, chứ trước đấy, cả những người Tây Nguyên thứ thiệt, chả ai biết nó là cái món gì?

          Mới đây, thuốc tăng sinh lực Ama Kông lại một phen nổi tiếng khi con trai Ama Kông là ông Khăm Phết Lào đi kiện một ông bác sĩ phó chủ tịch hội đông y tỉnh Đak Lak... Cuộc kiện này vừa ngã ngũ vào cuối tháng mười, tòa phán ông bác sĩ phải trả cho ông già Ama Kông 2 triệu đồng và không sử dụng hình ảnh của ông quảng cáo trên trang web của ông bác sĩ. Như thế thì chứng tỏ ông Ama Kông oách lắm rồi, nổi tiếng lắm rồi. Một ông già chân đất mắt toét hơn chín mươi tuổi được một bác sĩ đầy mình chữ và đầy mình thuốc vác lên quảng cáo trên web mà lại khước từ và lại còn đòi bồi thường nữa thì chứng tỏ cái ông này phải có một cái gì đấy khiến cho mọi người quan tâm thế chứ.

          Sự quan tâm của tôi với ông lại càng tăng lên khi càng ngày càng có nhiều bạn bè tứ phương gọi điện thoại nhờ mua thuốc Ama Kông về ngâm rượu (trong khi thú thực, cũng là đàn ông và cũng thích những thuốc gì mà uống vào... đàn bà thích nhưng tôi mới chỉ duy nhất một lần có một bình rượu Ama Kông của một anh bạn ở Buôn Ma Thuột gửi tặng. Bình này anh cũng được biếu và... vợ anh không cho anh uống- Tôi biết cô này có cái lý của mình). Tôi nhớ bình rượu đỏ sậm màu bồ quân, đủ các loại củi rễ lềnh phềnh, tôi uống và... đẻ hai cô con gái...

          Trước tết này cũng có một số bạn bè gọi nhờ mua thuốc Ama Kông. Trời ạ, thứ nhất là tôi ở Pleiku, còn ông Ma Kông huyền thoại kia ở Buôn Đôn, cách tôi hơn hai trăm cây số, thứ hai là, thú thật, tôi không tin lắm cái ông già hom hem hơn chín mươi tuổi, mắt mũi toét nhoèn, chân tay run rẩy, bây giờ suốt ngày bị bà vợ thứ tư, rừng rực lửa và luôn luôn sặc sụa mùi rượu, đuổi đánh vì... hết sức chiến đấu. Thứ ba là, quả tình cũng đã từng uống Ama Kông nhưng tôi không nhớ rõ rệt lắm cái cảm giác hoành tráng mà mọi người hay thêu dệt, thêm nữa có vẻ như tiếng đồn về thuốc Ama Kông nó... nổi tiếng hơn thuốc Ama Kông, cũng hệt như cái tiếng về Cao Lầu xứ Quảng có vẻ ngon hơn những gì mà bạn đã thực sự thưởng thức món này tại Tam Kỳ hoặc Hội An...

          Thì tôi kể lại vui vui những gì biết về rượu Ama Kông?

 

 
Tất nhiênđây là Ama Kông

          Lâu rồi, nhân về Buôn Ma Thuột dự một lễ hội đua voi, tôi lặn lội xuống Buôn Đôn, để tìm hiểu về nghề săn voi ở đây, cái nghề danh bất hư truyền đã làm cho Buôn Đôn nổi tiếng, thậm chí nổi hơn cả những gì nó có. Hồi ấy voi Buôn Đôn còn nhộn nhịp lắm, và Ama Kông đang nổi tiếng về tài săn voi chứ cái món thuốc của ông nó vẫn còn nhạt nhòa lắm. Trong khi cánh nhiếp ảnh dàn dựng hết bắt ông đứng trước vòi, bên hông, trên bành, sau đuôi, cầm tù và, giơ khiên, chếch cung... để chụp ảnh thì tôi lại chú ý đến người đàn bà khoảng trên ba chục tuổi mà tôi đoán là... con ông, luôn thể hiện chủ quyền đối với ông. Chị càm ràm chụp gì chụp miết, không cho ông già nghỉ, cũng không cho ông già tiền nữa... Cũng đang bị... sở hữu, tôi lờ mờ nghi bà này không phải là con, con không sở hữu bố kiểu ấy. Hỏi mấy chú nài voi thì mới biết người này là vợ thứ... tư của ông. Tôi buột mồm khen "bố cháu" khỏe quá, hoành tráng quá. Ông cười móm mém nói đại ý: Đời tôi quyết không để chị em phải khổ, phải thất vọng. Đã thương tôi là tôi lấy về, và lấy về là không thất vọng vì tôi. Anh có muốn được như tôi thì hãy... uống thuốc của tôi đi. Tôi bình: Người Mơ Nông maketting đấy. Lơ đãng thế nhưng hình như sau đấy thì thuốc của ông bắt đầu... vang dội, nhất là khi sau đó bà vợ thứ tư này sinh cho ông một đứa con gái khá kháu khỉnh. Nhà báo Nguyễn Thanh Đạm, TBT báo Lâm Đồng đã chụp... trộm được ảnh hai bố con ông. Lúc chụp bức ảnh này, Ama Kông 85 tuổi và con gái ông đâu chừng 6 tuổi và mẹ cháu khoảng gần 40 tuổi.

 


Con gái ông, lúc này chừng 7 tuổi, má lúm đồng tiền, hoành tráng. Còn ông bố  Ama Kông đứng cạnh thì hớn hở thổi tù và theo "chỉ đạo" của nghệ sĩ chớp ảnh.

 


Vợ ông đấy

 

 
Còn đây là con gái lớn của ông, người đang kinh doanh thuốc mang tên ông tại ngôi nhà bằng gỗ cũ nhất Tây Nguyên.

          Có lần tôi đi cùng các nhà văn dự trại sáng tác văn học của Báo Công An nhân dân tổ chức, vào thăm buôn Đôn, gặp một cô gái rất trẻ và đẹp đến ngẩn ngơ đi cùng chồng bằng xe biển 29, tức từ Hà Nội vào. Chắc là hai vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật. Đến Buôn Đôn, chồng vừa đỗ xe là cô xăm xăm đi thẳng vào nhà Ama Kông. Một lúc sau trở ra cô xách lặc lè hai tay hai túi tướng thuốc Ama Kông khô. Nhà thơ PQ chép miệng: Chết thật, sao nó... ngu thế, nó không biết bản thân cái sắc đẹp kinh hoàng kia đã là "bố" Ama Kông rồi? Tôi chợt nhớ đến cái sự anh bạn tặng tôi bình rượu thuốc Ama Kông mà chị vợ không cho anh uống. Thực ra là chị vợ này rất tự tin cho rằng mình đã là... thuốc rồi, uống thêm Ama Kông làm gì? Dân gian có câu chuyện vui, rằng là có một anh chàng... yếu, bèn đến nhờ bác sĩ tiêm cho một mũi thuốc dạng như... Ama Kông. Bác sĩ tiêm xong thì hẹn: Thuốc có giá trị trong 4 tiếng. Anh này ba chân bốn cẳng chạy về thì vợ lại... đi công tác. Gọi điện thoại lại cho bác sĩ xem có cách gì... rút thuốc ra không, bác sĩ bảo: Thì anh sang đỡ nhà... hàng xóm. Ông này văng tục: Tôi mà sang nhà hàng xóm được thì cần gì tiêm thuốc của ông?...

          Ông Ama Kông bây giờ trở thành biểu tượng của... Buôn Đôn. Ai đã đến Buôn Đôn cũng đều phải vào thăm ông. Thăm mà ít khi thấy ông vì nhiều nhẽ. Lúc khỏe thì ông đi rừng, lấy thuốc, săn voi, hoặc đơn giản chỉ là cưỡi voi đi thăm thú. Con voi của ông tên Khăm Thưng rất khôn. Buôn Đôn là một vùng đất rất lạ, nó có sự hòa huyết của đến mấy dân tộc, trong đó có người Lào. Đôn có hai cách gọi, Buôn Đôn là tiếng Mơ Nông, Bản Đôn là tiếng Lào, tức là làng Đảo. Ngay tên Buôn Ma Thuột cũng thế. Buôn Ma Thuột là tiếng Êđê, tức là buôn của Bố thằng Thuột, còn tên nữa là Ban Mê Thuột, tức là bản của Mế thằng Thuột tiếng Lào. Nên voi của Ama Kông là Khăm Thưng, con trai lớn của ông là Khăm Phết Lào (Khăm là họ Lào). Còn bây giờ thì cũng không thấy ông vì ông về nhà các con để ở, chủ yếu là để... trốn bà vợ thứ tư, một thời rất xinh đẹp khỏe mạnh, đã khiến ông lão Ama Kông mê mẩn cưới về làm vợ khi cô này bằng khoảng một phần ba tuổi ông, ít hơn tuổi con ông rất nhiều. Nhưng khi đã vào tuổi... chín mươi, dẫu có mỗi ngày hàng tấn thuốc rừng kia, thậm chí cả... viagra thứ thiệt liều cao thì vẫn là cái cảnh cái chỗ cần run thì nó... không run, còn lại là toàn thân run lẩy bẩy, bèo nhèo... Thế nên cô kia chán, sinh ra nghiện rượu. Và cứ rượu vào là... vác dao rượt ông lão chạy có cờ. Bây giờ trong ngôi nhà cổ trăm năm tuổi hoàn toàn bằng gỗ kể cả ngói của Ama Kông là bà con gái của ông, cũng phải trên sáu chục tuổi. Bà này trông tướng rất phúc hậu, ăn trầu bỏm bẻm như người Kinh, ngồi bán thuốc, rất tự tin khi tuyên truyền về thuốc và đoán bệnh người đến mua (Thực ra thì việc đoán bệnh người đến mua trong trường hợp này là quá dễ, chỉ loanh quanh chuyện... đàn ông khỏe mà thôi) trong khi cái tấm biển quảng cáo thuốc viết bằng bút mực trên một tấm bìa các tông rách to bằng quyển vở, nguyên văn: THUỐC MA KÔNG. Công dụng: ngâm riệu, một thang thuốc ngâm từ 7-8 lít. Tác dụng: Đâu lưng, nhức mõi, đau khớp, tráng dương. Nhưng mà quả thực, với tuổi ấy, sức khỏe ấy, trí óc vẫn minh mẫn thế... Ama Kông đã trở thành tượng đài của... sức khỏe Việt Nam, của "bản lĩnh đàn ông". Hồi mới lên Tây Nguyên, tôi có một nhận xét, đời sống người Tây Nguyên còn lạc hậu, tỉ lệ chết khi sinh rất cao vì khi sinh người đàn bà tự vào rừng làm lán rồi tự đẻ, tự nuôi nhau bao giờ con cứng thì về. Con ba ngày dây rốn còn lòng thòng mẹ đã gùi ra suối... tắm, ăn thì bắp (ngô), mì (sắn), đu đủ xanh... đường sữa đừng bao giờ mơ, dù là sữa nhiễm melamine bây giờ, thế nhưng nhờ vậy mà đứa trẻ nào đã sống thì rất khỏe mạnh và rất đẹp, con trai cao ráo ngực nở bụng thon đùi ếch, con gái chắc nịch mắt đen da nâu ngực mỡ màng mông tròn mẩy ngậm tẩu cười phớ lớ. Bây giờ y tế thôn bản về giúp người dân rất nhiều nên sức khỏe người Tây nguyên tăng lên, dịch bệnh ít đi, và tỉ lệ người sống sau sinh rất cao nên nếu không chú ý thì thấy cái sự trường thọ của cụ Ama Kông là... thường. Bằng cái việc có con khi đã lớn tuổi như thế, bằng việc sức khỏe và sống thọ như thế, chả cần PR thì người ta cũng thấy lồ lộ lên cái sự... cường tráng của thuốc Ama Kông. Nhưng cũng xin cung cấp rằng,Cho đến nay, bài thuốc "đàn ông" của cụ Ama Kông vẫn chưa được ngành y tế kiểm định và cho phép lưu hành. Tuy nhiên, thuốc Ama Kông hiện đang được bán công khai tại rất nhiều nơi ở tỉnh Đắc Lắc. Rất nhiều điểm bán thuốc Ama Kông mà không phải Ama Kông, ai cũng có thể có thuốc Ama Kông, ai cũng đi lấy thuốc về phơi khô rồi xưng xưng: thuốc Ama Kông đấy, thuốc này Ama Kông đã uống đấy...

 


Ngôi nhà này hơn một trăm năm tuổi và hoàn toàn bằng gỗ, kể cả ngói được dùng làm nơi bán thuốc

          Nhưng tết này, trong nhà có một bình rượu Ma Kông rực đỏ như thế, bổ béo chỗ nào chưa biết hoặc là biết... sau, nhưng tôi cho rằng nó sẽ rất sang và cả... oai hùng nữa bạn ạ.

                                                          Giáp tết con Trâu 2009

                                                                   V.C.H

Saturday, December 27, 2008

Phỏng vấn Nguyễn Trung: Người trẻ phải tự chủ

Bản gốc bài phỏng vấn Nguyễn Trung
do Lê Ngọc Sơn - Phương Loan thực hiện

(Bản đăng trên Sinh Viên Việt Nam ngày 26-12-08 đã "bị biên tập" rất nhiều)

 

1. Ông từng nhấn mạnh những đòi hỏi cấp bách của đổi mới, cải cách đối với Việt Nam sau 22 năm đổi mới. Với riêng giới trẻ, đòi hỏi này đặt ra như thế nào, thưa ông?

Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước - trong đó có tôi - đã phạm nhiều lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi thực sự ăn năn về điều này.

Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi; do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập.., và nhiều người trong thế hệ chúng tôi đang ngày càng phạm nhiều lỗi do tha hóa nữa. Mọi yếu kém của chúng tôi để lại nhiều hệ quả cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mong giới trẻ hôm nay hãy dám và quyết nhận thức đất nước này là của các em và tự quyết định tất cả từ nhận thức này!

Các em hãy nhìn vào khoảng cách tụt hậu kinh hoàng so với thế giới bên ngoài mà đất nước đang phải đối mặt ở thế kỷ 21. Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của ta so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế tri thức!

2. Con đường trở thành người đi làm thuê và đất nước cho thuê? Đề nghị ông nói rõ nỗi lo này của ông.

Vâng. Lao động cơ bắp, bán tài nguyên, cho thuê địa điểm sản xuất và bán môi trường vẫn là các yếu tố tăng trưởng chủ yếu trong nền kinh tế nước ta. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) ta thu hút được trong 20 năm qua rất nhiều, song một bộ phận khá lớn cũng là để sử dụng những yếu tố vừa kể trên. Nền kinh tế nhiều năm liền có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng trình độ phát triển mọi mặt còn rất thấp. Tình hình này trong một thời đoạn nhất định là cần thiết, song sau 22 năm mà ngày nay còn kiên trì xu thế tăng trưởng và phát triển như vậy là nguy hiểm. Đã đến lúc phải chuyển mạnh sang một phương hướng phát triển khác: Ngày càng nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, ngày càng nhiều sản phẩm của thương hiệu Việt Nam với giá trị gia tăng ngày càng cao, nhất là ngày càng nhiều sản phẩm của trí tuệ Việt Nam.

Trên hết cả là phải sớm thoát khỏi tư duy của kẻ làm thuê, phải luôn cảnh giác với nguy cơ biến đất nước mình thành đất nước cho thuê – với nghĩa là một đất nước thiếu sự phát triển năng động tự nó từ bên trong!

Nói như thế, ông không sợ mang tiếng là xúi giục thế hệ trẻ chúng tôi vong ân bội nghĩa và làm loạn?

- Không!

Xong hoặc chưa xong, thế hệ chúng tôi đã làm công việc của mình, đã và đang trở thành quá khứ. Không có lý do gì cho phép thế hệ này tự phong cho mình là khuôn vàng thước ngọc cho thế hệ tiếp theo. Tự phong như vậy không khác gì là xây dựng con đường cho đất nước đi lên, song chính bản thân mình lại ngồi chễm trệ án ngữ trên đoạn đường thế hệ mình vừa mới xây xong.

Tự phong như thế, thì đời đời kiếp kiếp nước ta sẽ sống trung thành trong cái quán tính lịch sử của sự tụt thậu, mà đúng ra là phải khắc phục nó bằng được. Năm Mậu Ngọ (1858 – Pháp đánh Đà Nẵng và mở đầu thời kỳ thuộc địa ở nước ta!) cái quán tính lịch sử cay đắng ấy đã mở đầu một chu kỳ mới của nó mà đến hôm nay dân tộc ta vẫn chưa trả giá xong. 150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 5 cuộc chiến tranh lớn – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 30 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay vẫn là một nước nghèo.

Xin giới trẻ hãy ý thức điều này: Làm gì thì cũng phải tự giải phóng mình ra khỏi cái bóng của chúng tôi trước đã!

Xin hãy nhìn lại, cho đến đầu thế kỷ 19, Việt Nam đâu có thua kém gì Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan... Thế nhưng hôm nay?

Xin cũng đừng nói là các thế hệ Việt Nam trước Mậu Ngọ (1858) yêu nước không bằng các thế hệ Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám.

Trong mối tương quan với đương thời, các thế hệ Việt Nam trước Mậu Ngọ cũng không kém sáng suốt so với các thế hệ Việt Nam hôm nay đâu.

Cho nên, kẻ thù đích thực làm cho nước ta rơi vào tay thực dân Pháp hồi ấy là đất nước ta tụt hậu hẳn một giai đoạn phát triển so với thế giới bên ngoài. Kẻ thù tụt hậu ấy hôm nay vẫn chưa bị dân tộc ta giải giáp.

Nhận thức trách nhiệm của mình đối với đất nước trước thời đại ngày nay, không thể không nhận diện tường tận kẻ thù này.

3. Giới trẻ Việt Nam cần xác định cho mình vị trí nào? Trách nhiệm của giới trẻ với một đất nước ở tuổi trưởng thành là gì?

Vị trí nào ư? Vị trí làm chủ cuộc đời mình và để từ đó có bản lĩnh làm chủ đất nước. Phải chiếm lĩnh vị trí này, chứ không phải chỉ có xác định! Điều này chẳng có gì mới, được nhắc đi nhắc lại đến mòn cả chữ. Bây giờ phải hành động.

Nền kinh tế đất nước đang ở tuổi hai mươi, nên được hiểu đó là đất nước đang tràn đầy đòi hỏi sức phát triển trong “cái áo chật”, mọi thế hệ già trẻ chúng ta hiện nay đứng trước nhiệm vụ phải mang lại cho nền kinh tế sức sống năng động, bền vững, trong cái “áo mới” . Ai phải làm nhiệm vụ của người nấy! Song cá nhân tôi gửi gắm trông mong rất nhiều vào các bạn trẻ.

Bàn về trách nhiệm của giới trẻ:

Tôi nghĩ trong tình hình “cái áo chật” như thế của đất nước, trong tình hình kinh tế đất nước khát bỏng động lực phát triển, xin cho tôi nói thẳng thắn một cách lỗ mãng: Giới trẻ nước ta cũng không nên và không được phép trẻ con quá lâu nữa – cũng có nghĩa là không được chậm lớn quá lâu!

Trẻ con quá lâu hay chậm lớn, trước hết ở chỗ khó mà nói rằng khi chúng ta bước vào tuổi 18 hay tròn 18 tuổi, dù là còn học tiếp hay bước vào đời, là chúng ta đã ý thức được đầy đủ: Từ nay ta phải tự đứng trên đôi chân của ta! Từ nay mọi việc của ta, liên quan đến đời sống của ta, do ta quyết định và tự chịu trách nhiệm!.. Từ nay ta là công dân thành niên ngang hàng với mọi công dân trong cả nước về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với đất nước! Dù là bạn còn cha mẹ phải tiếp tục nuôi ăn học, dù là bạn còn phải sống nhờ vào nguồn trợ cấp nào đó cho việc học hành của mình... Tất cả sự phụ thuộc như thế và tương tự như thế không hề miễn giảm mảy may trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn với tư cách là người thành niên, người lớn.

Bước vào tuổi 18, kể cả ngồi trên ghế nhà trường, tuổi trẻ chúng ta không còn được phép để cho ai muốn nhồi vào đầu mình cái gì cũng được. Chẳng có đáp án nào có sẵn các bạn phải tuân theo của sự nhồi nhét cả! Các bạn có quyền nhận hay từ chối, trên cơ sở phán định của chính mình.

Một biểu hiện nữa của bệnh “trẻ con quá lâu” hay “chậm lớn” là còn ít dám mơ ước táo bạo, trong khi đó thường hay nặng về những cái xin tạm gọi là “mơ ước tầm thường”.

Trước khi bàn sâu thêm chuyện này, hãy ngó ra bên ngoài một chút. Theo tôi Bill Gates và Barack Obama là hai ví dụ điển hình của những ước mơ táo bạo. Hai người này đã chọn được ước mơ đúng – cho chính bản thân họ và cho nước Mỹ. Họ có nghị lực, trí tuệ, cách thực hiện đúng trong môi trường tự do cho những ước mơ như thế. Và họ đã thành công cho đến giờ phút này.

Ở nước ta không hiếm sự thành công của những ước mơ táo bạo – có thể chưa được nổi bật hoặc chưa ở tầm vóc như hai ví dụ trên. Các ví dụ thành công ở nước ta có thể còn là ít hay quá ít – phần rất quan trọng là do những hạn chế của trình độ phát triển và thể chế nước ta đang có. Thế nhưng chờ đợi có được trình độ phát triển và thể chế như mong muốn rồi mới dám mơ ước thì không đáng gọi là mơ ước nữa. Và chính đây là điều đáng nói: Chẳng dám mơ ước thì chẳng bao giờ làm được gì!

Đúng, bất chấp mọi hạn chế chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống, chúng ta ngày nay đang có một điều kiện mới mà trước đây chúng ta chưa có nhiều hoặc rất khó tiếp cận: đó là thông tin. Thông tin ngày nay đã đưa tầm mắt của chúng ra cả thế giới và đến mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tôi ước ao tuổi trẻ chúng ta với tầm nhìn mới này sẽ chọn được ước mơ táo bạo, dám sống vì ước mơ táo bạo, ý chí lập thân, lập nghiệp bằng ước mơ táo bạo.

Vậy nói thật đơn giản: Trách nhiệm của giới trẻ với đất nước đang ở tuổi trưởng thành là các bạn phải sớm trở thành người lớn.

4. Chính kiến tự mình phấn đấu xác lập nên? Thế còn các chương trình, giáo án, đáp án, giáo lý... đã trở thành những phần cứng phải có được mang tới từ nhà trường? Ngộ cái chính kiến mà tuổi trẻ chúng tôi tự phấn đấu xác lập nên không giống cái chúng tôi được học thì sao?

Nếu có sự khác nhau thì cũng nên coi đó là chuyện bình thường và tự mỗi bạn nên tiếp tục tìm ra lý lẽ giải quyết sự khác nhau này. Tôi nghĩ, ngay cả những điều tốt đẹp nhất nhà trường có thể đem lại cho bạn, bạn cũng phải tìm cách hấp thụ được thành dinh dưỡng nuôi sự hiểu biết và ý chí của bạn, biến nó thành nghị lực của riêng bạn. Không có sự hấp thụ này, việc học sẽ giống như con vẹt học nói thôi – nó có thể phát âm rất chuẩn và làu làu cả câu, cả bài.., nhưng vẫn là cái nói của một con vẹt. Tôi hình dung được tự phấn đấu xác lập nên như vậy khó và đòi hỏi nhiều trí tuệ lắm, thậm chí có khi phải trả giá nguy hiểm nữa. Song trong quá trình hấp thụ này các bạn có quyền nghi ngờ, có quyền sai, và thậm chí có quyền thất bại nữa, miễn là bạn phải tự ý thức được tất cả và tự chịu trách nhiệm tất cả, quyết tâm đi tiếp tới bằng được cái đúng.

Chỉ có như vậy, cái tốt đẹp nhà trường mang đến cho bạn mới thành là của bạn. Chỉ có như vậy, bạn mới đề kháng được mọi cái không tốt đẹp bất kỳ đến từ đâu. Vì đứng trên đời này, bạn cần như nhau cả nghị lực và sức đề kháng.

Tôi nghĩ, một con người dám nghi ngờ, dám sai, dám thất bại để tìm đường đến thành công, tôi nghĩ đấy là một con người đẹp và sớm muộn sẽ thành đạt.

Một xã hội biết tôn trọng sự nghi ngờ, tôn trọng cái dám sai, cái dám thất bại với tình thần như thế, xã hội ấy sẽ ngày càng hiếm chỗ cho những thói đểu cáng và sự hèn mạt. Xã hội ấy sẽ ngày càng hấp dẫn chúng ta và đáng sống.

5. Những đòi hỏi đó có quá sức với người trẻ Việt nam hiện nay?

Tôi không thấy có sự “quá sức” như thế trong cuộc sống hàng ngày, mà chỉ thấy nhiều hơn sự lãng phí sức trẻ, lãng phí đến rơi nước mắt, xẩy ra từ hai phía: (1) Cuộc sống xã hội gây ra sự lãng phí này; và (2) tự các bạn lãng phí sức mình.

Chưa nói đến biết bao nhiêu cái bất hợp lý và yếu kém khác trong đời sống xã hội, riêng nền giáo dục còn nhiều mặt thiếu sót như chúng ta đang có là một ví dụ trực tiếp nhất, dễ thấy nhất về sự lãng phí này gây ra cho giới trẻ, sự lãng phí những thứ thể không mua được, không có cách gì lấy lại được: con người, thời gian và cơ hội.

Còn sự lãng phí tự mình – nghĩa là chính các bạn gây ra cho mình: Chắc chắn các bạn sẽ tự đánh giá được. Tôi chỉ muốn lưu ý các bạn về 2 nguyên nhân đáng sợ nhất: (1) lãng phí vì sự hiểu biết của mình còn thấp, (2) lãng phí vì mình thỏa hiệp với yếu kém của bản thân và của ngoài xã hội.

6. Người trẻ cần phải chuẩn bị những gì để tiếp nhận gánh vác những đòi hỏi của thời cuộc?

Tôi không có lý thuyết nào để trả lời các bạn cả. Mỗi chúng ta dù khác nhau thế nào, đều nhận được sự nuôi dưỡng của cha mẹ, nhà trường và cuộc sống. Đó là chuẩn bị được trao tặng để chúng ta bước vào đời. Cần trân trọng và tận dụng sự chuẩn bị được trao tặng này. Song thế nào đi nữa, cũng không thể thiếu được sự chuẩn bị của chính mình – chắt lọc từ sự chuẩn bị được trao tặng, từ mơ ước, từ cả những thất bại và sự trả giá... – tất cả với ý thức ta là chủ cuộc đời ta và ý chí trở thành người chủ xứng đáng của đất nước ta.

Sống biết yêu trọng danh dự và yêu đất nước quê hương mình – nguồn lực tinh thần này sẽ thúc đẩy, sẽ hướng dẫn sự chuẩn bị của mỗi chúng ta để tiếp nhận, để gánh vác trách nhiệm của mình mà thời cuộc đòi hỏi. Thậm chí tôi còn muốn nói: Yêu như thế là kim chỉ nam luôn luôn đúng.

7. Đối với cá nhân con người, theo ông ước mơ gì là cao đẹp nhất?

Câu hỏi này xưa ngàn đời, và khó ngàn đời! Câu trả lời đã có từ ngàn đời và ngàn đời nay vẫn xa vời: Tự do! Con người tự do!

Tạo hóa một tay ban cho con người bản tính tình yêu tự do, tay kia lại thiết lập ra trong cuộc sống cái gọi là “tính tất yếu”. Từ đó trong cuộc sống tự nó hình thành ra cái tự do thực sự chỉ có thể là cái đạt được trong phạm vi hiểu được – với nghĩa là làm chủ được - cái tất yếu. Vì thế, càng sống trên đời này, tôi càng thấm thía tự do chỉ có thể giành lấy, trên cơ sở làm chủ cái tất yếu; làm chủ cái tất yếu đến đâu, sẽ có được tự do đến đấy. Đừng oán trách tạo hóa keo kiệt, tôi dần dần cũng ngộ ra như thế.

8. Thế hệ đi trước có thể làm gì để hỗ trợ họ?

Tôi thực lòng không thích trả lời câu hỏi này. Sao lại cứ phải nói đến hỗ trợ? Nhưng nếu vẫn phải trả lời, thì việc đáng làm nhất trong nhiều việc người lớn phải làm để hỗ trợ là đừng bao giờ nói dối thế thệ trẻ.

9. Liệu người trẻ đã được trao cơ hội và đặt niềm tin đủ để họ làm những gì mà ông kỳ vọng?

Tôi nghĩ là chưa đủ. Cái tính “trưởng”, “gia trưởng”.. của người lớn cho thấy sự thiếu tin tưởng vào thế hệ trẻ. Ngoài ra còn biết bao nhiêu bệnh mãn tính khác của người lớn trong cách cư xử với thế hệ trẻ, nhất là cái bệnh coi ta là chân lý, chân lý duy nhất trên đời này. Nói gay gắt, đấy là cái tính thích thế hệ trẻ trở thành các robot do người lớn lập trình!

10. Bản thân các nhà lãnh đạo hiện nay đã đánh giá đúng và đủ về giới trẻ và đã tận dụng sức trẻ, huy động họ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước?

Tôi nghĩ là chưa. Chỉ riêng một việc lãnh đạo không kiên quyết dấy lên trong toàn xã hội một cuộc đấu tranh quyết liệt với cách dậy học còn nặng về nhồi sọ, và chỉ muốn ĐTNCS Hồ Chí Minh chỉ là cánh tay của Đảng đã nói lên điều này. Tại sao thanh niên thời đại ngày nay không thể là những bộ não trẻ của Đảng? Tại sao thanh niên không thể là người tạo ra trong Đảng bầu nhiệt huyết mới, trẻ trung?

Tại sao thế hệ chúng tôi không đặt ra cho mình nhiệm vụ tạo dựng ra một môi trường thể chế ươm mầm và làm nẩy nở những Bill Gates hay Obama của Việt Nam? Thế hệ chúng tôi làm chưa xong thì thế hệ các bạn phải làm tiếp, các thế hệ sau làm tiếp nữa... Song trách nhiệm “khởi công xây dựng” sự nghiệp này thuộc về chúng tôi, chúng tôi chẳng có lý lẽ gì để trốn tránh được.

Song hình như công việc “khởi công xây dựng” như thế còn chậm chạp lắm, mặc dù công cuộc đổi mới đã được 22 năm và đã xác định được mục tiêu là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh! Đấy là điều tôi vô cùng băn khoăn.

Tôi tin: Thế hệ trẻ đứng vào vị trí của mình, đất nước sẽ sớm được ngửng mặt cùng thiên hạ.
Nhân dịp năm mới 2009, xin chúc các em một năm giầu nghị lực và niềm vui.

 

26-12-08