04:45-19/12/2006
Bổ nhiệm giáo sư (GS) ở trường Đại học Harvard là một quy trình nghiêm ngặt và rất công minh. Quy trình bổ nhiệm này xuất phát từ nhu cầu của Khoa nào đó trong trường đại học mà tổ bộ môn đó thiếu giáo viên. Với họ, từ khởi đầu cho đến kết thúc là cả một chặng đường rất dài tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng không phải vì thế mà họ dễ dàng tìm được một ứng viên phù hợp. Đi kèm với nhu cầu đó là một loạt các tiêu chí rất cao dựa trên thành tích trong quá trình hoạt động khoa học của các ứng viên. Bởi lẽ, GS ở đại học Harvard là chức danh khoa học cao nhất dành cho giáo viên.
Mặc dù vậy, không có chuyện tranh cử hay bỏ phiếu, quy trình này trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có sự bàn bạc của nhiều GS, nhiều nhà khoa học, những người hiểu biết nhất về lĩnh vực đó để đi đến thống nhất. Do vậy, quy trình được tiến hành rất công khai và minh bạch.
Trước tiên, khi có nhu cầu về nhân lực, những người có trách nhiệm là những vị GS hàng đầu họp bàn và nhận định đúng lĩnh vực này rất cần một GS, trên cơ sở đó họ tập hợp một uỷ ban tìm kiếm ứng viên đáp ứng được vị trí này. Tất cả các sinh viên, các giáo viên cấp thấp không được tham gia vào quá trình này.
Sau khi uỷ ban tìm kiếm được lập ra, suốt nhiều tháng họ tìm kiếm, xem xét các công trình khoa học của nhiều người, lên danh sách những người có khả năng, loại bớt những ứng viên không phù hợp. Nói chung, tiêu chí cao nhất vẫn là thành tựu khoa học của ứng viên đó có tạo được bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học này? Và họ có tiềm năng nghiên cứu trong tương lai hay không?
Phải rất thận trọng và tỉ mỉ, những thành viên của uỷ ban tìm kiếm mới tìm ra được tên của một ứng viên đáp ứng được những đòi hỏi của trường đại học. Có được tên của ứng viên này họ phải tranh luận, bàn bạc, đưa ra kiến nghị, lập trường của mình nhằm bảo vệ đến cùng những luận cứ đó. Như thế, rất lâu sau uỷ ban tìm kiếm mới tìm ra được một cái tên thích hợp. Khi ứng viên đã được chọn không có nghĩa là đã kết thúc quá trình tìm kiếm. Việc đánh giá đạo đức và nhân cách của ứng viên là tiêu chí quan trọng thứ hai để thống nhất các ý kiến lần cuối xác định rõ chọn hay không chọn ứng viên này.
Sau việc xác định nhu cầu, một loạt các cuộc tranh luận để đạt được mục tiêu, quy trình bổ nhiệm bắt đầu bước vào giai đoạn thứ hai đó là thăm dò dư luận. Không có chuyện công khai xin ý kiến, cuộc thăm dò này được tiến hành rất công phu và kĩ lưỡng, các đối tượng trưng cầu ý kiến là những chuyên gia, những người hiểu biết nhất về lĩnh vực khoa học này.
Hình thức thăm dò kín dưới dạng gửi thư đến các đối tượng, trong mỗi bức thư có một bản danh sách (gồm cả tên người được chọn nhưng họ không đề cập đến) kèm theo những kiến nghị và yêu cầu trả lời. Rất đơn giản chỉ cần họ sắp xếp danh sách trên theo thứ hạng và cho biết tại sao lại làm như vậy?
Cùng với việc đó là các danh mục công trình và vài ba tiểu luận của ứng viên đó được các GS nghiên cứu cặn kẽ. Ngoài ra, các công trình khác của ứng viên cũng được đưa tới cho những người khác tham khảo.
Phải mất đến vài tháng sau, kết quả mới được thu về, lúc này các GS mới ngồi lại bàn bạc để đi đến thống nhất. Họ bỏ phiếu công khai và ghi vào biên bản nghiệm thu. Tất cả các kiến nghị, các lập luận phản đối, những lá thư, các yêu cầu, mục tiêu... được lưu lại và tổng hợp thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất.
Như vậy, quá trình thăm dò dư luận từ thăm dò kín đến bỏ phiếu công khai đã kết thúc. Có thể vì một lý do nào đó ứng viên được chọn biết được mình có trong danh sách tìm kiếm nhưng không vì thế mà họ biết được mình đã nằm trong danh sách người được chọn để bổ nhiệm.
Kết thúc toàn bộ quá trình tìm kiếm ứng viên, quy trình bổ nhiệm bước sang một giai đoạn- giai đoạn mời ứng viên nhập cuộc. Ứng viên được mời đến, họ có toàn quyền quyết định xem có tham gia hay không vào quy trình bổ nhiệm GS này. Đại đa số là đồng ý, tuy nhiên một số trường hợp vì những lý do cá nhân không tham dự, uỷ ban tìm kiếm cũng không bất ngờ với kết quả này vì đó cũng là một trong những cuộc thử nghiệm và họ buộc phải tiến hành lại từ những bước đầu tiên.
Khi ứng viên nhận lời cũng là lúc họ có quyền bàn bạc về các điều kiện vật chất. Tuỳ theo từng lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà các đòi hỏi, yêu cầu về quyền lợi khác nhau. Trên thực tế không có bảng lương cố định nào cho các GS, cũng không có đòi hỏi nào quá khắt khe mà các trường đại học không thể thực hiện được. Kết quả phụ thuộc vào khuôn khổ cuộc đàm phán giữa hai bên.
Ứng viên khi nhận lời họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức ở giai đoạn sau không ít người bị thất bại khi đã lọt vào vòng chung kết. Nhiều người đã rất thất vọng khi không đi được đến đích cuối cùng bởi họ đã không đạt được một vài yêu cầu nào đó, hoặc vì một lý do cá nhân nào đó.
Quy trình bổ nhiệm tiếp tục bước vào giai đoạn mới, giai đoạn cuối cùng của quá trình bổ nhiệm. Đầu tiên các giáo viên bộ môn viết một lá thư cho trưởng khoa ghi rõ các kiến nghị đề xuất đồng tình hay phản đối ứng viên này. Trưởng khoa thu thập tất cả và nộp kèm hồ sơ hoàn chỉnh nhất cho Chủ tịch.
Trước khi họp bàn lần cuối cùng người ta tổ chức một ủy ban ad hoc (ủy ban đặc biệt) gồm ba thành viên. Thành viên thứ nhất là người hiểu rất rõ đề tài nhưng phụ trách ở một bộ môn khác trong trường. Hai người còn lại là hai vị GS có uy tín đến từ trường đại học nổi tiếng trong nước hoặc nước ngoài. Ba người này đã nhận được đầy đủ trước những công trình khoa học tiêu biểu của ứng viên. Họ nghiên cứu và góp tiếng nói nhận định về khía cạnh khoa học đối với người được bổ nhiệm. Hình thức này nhằm loại bỏ việc bè cánh trong giới hoa học, như thế họ cũng loại bỏ luôn mối quan hệ mà ứng viên có thể tổ chức được trước khi quy trình bổ nhiệm kết thúc.
Một cuộc họp quan trọng đi đến quyết định cuối cùng được tổ chức tại phòng Chủ tịch. Những thành viên tham gia gồm Chủ tịch, tổ trưởng tổ bộ môn, trưởng khoa và ủy ban ad hoc, tất cả họp lại và nhìn nhận tất cả các ý kiến từ đồng thuận đến phản đối.
Tại đây, tất cả các ý kiến được bàn luận, xem xét, đánh giá cùng với việc tìm hiểu kĩ hồ sơ của ứng viên.
Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch là người có quyết định tối cao cuối cùng dựa trên toàn bộ quy trình đánh giá ứng viên. Trong đại đa số trường hợp Chủ tịch đồng ý với đa số ý kiến đồng thuận, tuy nhiên ở một số tình huống nào đó cũng có những ngoại lệ.
Chỉ khi ứng viên nhận được chức danh GS, khi bắt đầu tiến hành công việc trên cương vị mới, lúc đó quyền lợi của ứng viên mới thật sự bắt đầu.
GS là chức danh rất vinh dự dành cho những người có thành tích khoa học, nhưng chức danh đó chỉ có được từ những đòi hỏi thực tế cần một người có thể làm việc và đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra. Khi đã là GS họ không phải lo lắng quá nhiều về thu nhập hay về việc định danh trong một thời kì. Với họ chức danh GS thuộc về một lĩnh vực khoa học cụ thể, chức danh này theo họ mãi mãi, không giới hạn tuổi tác và không giới hạn về điều kiện phát triển khoa học.
Dù bất cứ lí do gì, đã ở cương vị này, GS có toàn quyền quyết định ở lại hay ra đi tìm cơ hội ở môi trường khác, không có bất cứ ràng buộc nào từ người sử dụng đối với họ. Dù cho một số ít những vị GS khả kính này sau khi được bổ nhiệm không đáp ứng được mong đợi của người sử dụng (trừ trường hợp ngoại lệ GS vi pháp pháp luật, hoặc mắc một số bệnh liên quan đến khả năng tư duy thì việc định danh lại hay xóa bỏ chức danh GS mới được phép bàn đến). Đây vừa là ưu tiên đặc biệt đối với vị trí này đồng thời cũng là môi trường an toàn và tự do nhất cho phép họ bộc lộ hết khả năng của mình.
Thật vinh dự cho ai có được chức danh GS ở đại học Harvard, nhưng không phải vì thế mà chỉ có GS mới là người thành công, rất nhiều dẫn chứng cho thấy, những người chưa qua được quy trình bổ nhiệm, hay những người không có được chức danh này, họ vẫn có được những thành quả mà nhiều vị GS trong cùng lĩnh vực khoa học phải nghiêng mình thán phục.
Dù sao quy trình bổ nhiệm GS ở đại học Harvard (được lược thuật trên đây) đã gây cho tác giả Kornai János (người viết những dòng hồi kí này) một ấn tượng thật sâu sắc khi ông tham dự với tư cách một thành viên trực tiếp: “dẫu thủ tục bổ nhiệm có mặt trái của nó, tôi cảm động theo dõi và phục vụ với niềm vinh dự, cho đến tận lúc tôi tham gia”.
(Trích trong cuốn: Bằng sức mạnh tư duy – A Gondolat Erejével của Kornai János, người dịch Nguyễn Quang A)
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=65&CategoryID=6&News=1584
Trước tiên, khi có nhu cầu về nhân lực, những người có trách nhiệm là những vị GS hàng đầu họp bàn và nhận định đúng lĩnh vực này rất cần một GS, trên cơ sở đó họ tập hợp một uỷ ban tìm kiếm ứng viên đáp ứng được vị trí này. Tất cả các sinh viên, các giáo viên cấp thấp không được tham gia vào quá trình này.
Sau khi uỷ ban tìm kiếm được lập ra, suốt nhiều tháng họ tìm kiếm, xem xét các công trình khoa học của nhiều người, lên danh sách những người có khả năng, loại bớt những ứng viên không phù hợp. Nói chung, tiêu chí cao nhất vẫn là thành tựu khoa học của ứng viên đó có tạo được bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học này? Và họ có tiềm năng nghiên cứu trong tương lai hay không?
Phải rất thận trọng và tỉ mỉ, những thành viên của uỷ ban tìm kiếm mới tìm ra được tên của một ứng viên đáp ứng được những đòi hỏi của trường đại học. Có được tên của ứng viên này họ phải tranh luận, bàn bạc, đưa ra kiến nghị, lập trường của mình nhằm bảo vệ đến cùng những luận cứ đó. Như thế, rất lâu sau uỷ ban tìm kiếm mới tìm ra được một cái tên thích hợp. Khi ứng viên đã được chọn không có nghĩa là đã kết thúc quá trình tìm kiếm. Việc đánh giá đạo đức và nhân cách của ứng viên là tiêu chí quan trọng thứ hai để thống nhất các ý kiến lần cuối xác định rõ chọn hay không chọn ứng viên này.
Sau việc xác định nhu cầu, một loạt các cuộc tranh luận để đạt được mục tiêu, quy trình bổ nhiệm bắt đầu bước vào giai đoạn thứ hai đó là thăm dò dư luận. Không có chuyện công khai xin ý kiến, cuộc thăm dò này được tiến hành rất công phu và kĩ lưỡng, các đối tượng trưng cầu ý kiến là những chuyên gia, những người hiểu biết nhất về lĩnh vực khoa học này.
Hình thức thăm dò kín dưới dạng gửi thư đến các đối tượng, trong mỗi bức thư có một bản danh sách (gồm cả tên người được chọn nhưng họ không đề cập đến) kèm theo những kiến nghị và yêu cầu trả lời. Rất đơn giản chỉ cần họ sắp xếp danh sách trên theo thứ hạng và cho biết tại sao lại làm như vậy?
Cùng với việc đó là các danh mục công trình và vài ba tiểu luận của ứng viên đó được các GS nghiên cứu cặn kẽ. Ngoài ra, các công trình khác của ứng viên cũng được đưa tới cho những người khác tham khảo.
Phải mất đến vài tháng sau, kết quả mới được thu về, lúc này các GS mới ngồi lại bàn bạc để đi đến thống nhất. Họ bỏ phiếu công khai và ghi vào biên bản nghiệm thu. Tất cả các kiến nghị, các lập luận phản đối, những lá thư, các yêu cầu, mục tiêu... được lưu lại và tổng hợp thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất.
Như vậy, quá trình thăm dò dư luận từ thăm dò kín đến bỏ phiếu công khai đã kết thúc. Có thể vì một lý do nào đó ứng viên được chọn biết được mình có trong danh sách tìm kiếm nhưng không vì thế mà họ biết được mình đã nằm trong danh sách người được chọn để bổ nhiệm.
Kết thúc toàn bộ quá trình tìm kiếm ứng viên, quy trình bổ nhiệm bước sang một giai đoạn- giai đoạn mời ứng viên nhập cuộc. Ứng viên được mời đến, họ có toàn quyền quyết định xem có tham gia hay không vào quy trình bổ nhiệm GS này. Đại đa số là đồng ý, tuy nhiên một số trường hợp vì những lý do cá nhân không tham dự, uỷ ban tìm kiếm cũng không bất ngờ với kết quả này vì đó cũng là một trong những cuộc thử nghiệm và họ buộc phải tiến hành lại từ những bước đầu tiên.
Khi ứng viên nhận lời cũng là lúc họ có quyền bàn bạc về các điều kiện vật chất. Tuỳ theo từng lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà các đòi hỏi, yêu cầu về quyền lợi khác nhau. Trên thực tế không có bảng lương cố định nào cho các GS, cũng không có đòi hỏi nào quá khắt khe mà các trường đại học không thể thực hiện được. Kết quả phụ thuộc vào khuôn khổ cuộc đàm phán giữa hai bên.
Ứng viên khi nhận lời họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức ở giai đoạn sau không ít người bị thất bại khi đã lọt vào vòng chung kết. Nhiều người đã rất thất vọng khi không đi được đến đích cuối cùng bởi họ đã không đạt được một vài yêu cầu nào đó, hoặc vì một lý do cá nhân nào đó.
Quy trình bổ nhiệm tiếp tục bước vào giai đoạn mới, giai đoạn cuối cùng của quá trình bổ nhiệm. Đầu tiên các giáo viên bộ môn viết một lá thư cho trưởng khoa ghi rõ các kiến nghị đề xuất đồng tình hay phản đối ứng viên này. Trưởng khoa thu thập tất cả và nộp kèm hồ sơ hoàn chỉnh nhất cho Chủ tịch.
Trước khi họp bàn lần cuối cùng người ta tổ chức một ủy ban ad hoc (ủy ban đặc biệt) gồm ba thành viên. Thành viên thứ nhất là người hiểu rất rõ đề tài nhưng phụ trách ở một bộ môn khác trong trường. Hai người còn lại là hai vị GS có uy tín đến từ trường đại học nổi tiếng trong nước hoặc nước ngoài. Ba người này đã nhận được đầy đủ trước những công trình khoa học tiêu biểu của ứng viên. Họ nghiên cứu và góp tiếng nói nhận định về khía cạnh khoa học đối với người được bổ nhiệm. Hình thức này nhằm loại bỏ việc bè cánh trong giới hoa học, như thế họ cũng loại bỏ luôn mối quan hệ mà ứng viên có thể tổ chức được trước khi quy trình bổ nhiệm kết thúc.
Một cuộc họp quan trọng đi đến quyết định cuối cùng được tổ chức tại phòng Chủ tịch. Những thành viên tham gia gồm Chủ tịch, tổ trưởng tổ bộ môn, trưởng khoa và ủy ban ad hoc, tất cả họp lại và nhìn nhận tất cả các ý kiến từ đồng thuận đến phản đối.
Tại đây, tất cả các ý kiến được bàn luận, xem xét, đánh giá cùng với việc tìm hiểu kĩ hồ sơ của ứng viên.
Kết thúc cuộc họp, Chủ tịch là người có quyết định tối cao cuối cùng dựa trên toàn bộ quy trình đánh giá ứng viên. Trong đại đa số trường hợp Chủ tịch đồng ý với đa số ý kiến đồng thuận, tuy nhiên ở một số tình huống nào đó cũng có những ngoại lệ.
Chỉ khi ứng viên nhận được chức danh GS, khi bắt đầu tiến hành công việc trên cương vị mới, lúc đó quyền lợi của ứng viên mới thật sự bắt đầu.
GS là chức danh rất vinh dự dành cho những người có thành tích khoa học, nhưng chức danh đó chỉ có được từ những đòi hỏi thực tế cần một người có thể làm việc và đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra. Khi đã là GS họ không phải lo lắng quá nhiều về thu nhập hay về việc định danh trong một thời kì. Với họ chức danh GS thuộc về một lĩnh vực khoa học cụ thể, chức danh này theo họ mãi mãi, không giới hạn tuổi tác và không giới hạn về điều kiện phát triển khoa học.
Dù bất cứ lí do gì, đã ở cương vị này, GS có toàn quyền quyết định ở lại hay ra đi tìm cơ hội ở môi trường khác, không có bất cứ ràng buộc nào từ người sử dụng đối với họ. Dù cho một số ít những vị GS khả kính này sau khi được bổ nhiệm không đáp ứng được mong đợi của người sử dụng (trừ trường hợp ngoại lệ GS vi pháp pháp luật, hoặc mắc một số bệnh liên quan đến khả năng tư duy thì việc định danh lại hay xóa bỏ chức danh GS mới được phép bàn đến). Đây vừa là ưu tiên đặc biệt đối với vị trí này đồng thời cũng là môi trường an toàn và tự do nhất cho phép họ bộc lộ hết khả năng của mình.
Thật vinh dự cho ai có được chức danh GS ở đại học Harvard, nhưng không phải vì thế mà chỉ có GS mới là người thành công, rất nhiều dẫn chứng cho thấy, những người chưa qua được quy trình bổ nhiệm, hay những người không có được chức danh này, họ vẫn có được những thành quả mà nhiều vị GS trong cùng lĩnh vực khoa học phải nghiêng mình thán phục.
Dù sao quy trình bổ nhiệm GS ở đại học Harvard (được lược thuật trên đây) đã gây cho tác giả Kornai János (người viết những dòng hồi kí này) một ấn tượng thật sâu sắc khi ông tham dự với tư cách một thành viên trực tiếp: “dẫu thủ tục bổ nhiệm có mặt trái của nó, tôi cảm động theo dõi và phục vụ với niềm vinh dự, cho đến tận lúc tôi tham gia”.
(Trích trong cuốn: Bằng sức mạnh tư duy – A Gondolat Erejével của Kornai János, người dịch Nguyễn Quang A)
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=65&CategoryID=6&News=1584
No comments:
Post a Comment