TAM QUYỀN PHÂN LẬP là một cơ chế chính trị với ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.
Cơ quan hành pháp là Chính phủ lãnh đạo đất nước, là tổ chức được giao quyền điều hành mọi mặt: kinh tế, văn hoá, chính trị.v.v.. của đất nước. Những hoạt động của tổ chức này sẽ quyết định việc đất nước tương lai sẽ giàu hay nghèo, đời sống văn hoá tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn cực nhọc hay không.
Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước toàn dân về hiệu quả điều hành của mình. Trách nhiệm ấy phải chịu đến đâu, nếu sai phạm thì bị phán xét như thế nào, nhân viên nhà nước thuộc chính phủ sai phạm sẽ bị xét xử ra sao, là nhiệm vụ của tổ chức khác. Đó là cơ quan tư pháp và cơ quan lập pháp. Các cơ quan này không trực thuộc và không liên quan đến Chính phủ là cơ quan bị giám sát và phán xét.
Cơ quan tư pháp là Toà án Nhân dân, gồm các toà án cơ sở, tỉnh, huyện, xã. Và cao nhất là Toà án Nhân dân Tối cao(cấp quốc gia). Cơ quan này để phán xét, điều tra những sai phạm của toàn dân, gồm cả việc điều hành đất nước của Chính phủ và nhân viên nhà nước trong chính phủ. Khi nhân viên của chính phủ (gồm cả thủ tướng) làm sai cũng bị cơ quan này xét xử.
Nghị viện (hay Quốc Hội) chính là cơ quan lập pháp. Trong đó gồm những người có uy tín được nhân dân bầu ra, để ban hành pháp luật và ban hành những quyết định quan trọng có liên quan đến đường lối chính sách lớn cũng như mọi lĩnh vực của đất nước. Đây là cơ quan đưa ra những quyết định mà Chính phủ sẽ dựa vào đó để điều hành đất nước, Toà án Nhân dân dựa vào đó phán xử theo pháp luật mà cơ quan Lập pháp lập ra. Nghị viện (Quốc hội) là cơ quan lập pháp cũng độc lập với Chính phủ và Toà án Nhân dân cùng các cơ quan khác.
Như vậy, TAM QUYỀN PHÂN LẬP là thể chế mà cơ quan Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp được đặt độc lập. Giống như việc ra quyết định, thi hành theo quyết định đó, cơ quan giám sát nhận xét kết quả phải thuộc ba người hay ba thực thể khác nhau. Thể chế này nhằm tránh việc tự mình hô làm, tự mình làm theo, rồi tự mình đánh giá kết quả, và nhằm đạt hiệu quả cao cho một quá trình nào đó.
Khái niệm này lần đầu được đưa ra bởi nhà nghiên cứu chính trị người Pháp tên Charles de Secondat, Nam tước de Montesquieu. Khái niệm tam quyền phân lập sau này được mở rộng cho cơ chế điều hành đất nước với nhiều hơn hay ít hơn ba nhánh cầm quyền.
NHỮNG ỨNG DỤNG
TAM QUYỀN PHÂN LẬP là một loại thể chế chính trị. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, ta có thể xem nó là một nguyên tắc, một công thức mà có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống để nâng cao hiệu quả của một quá trình. Sau đây là một số tình huống ta có thể áp dụng:
1. Ba bạn (hoặc nhiều hơn) học sinh học nhóm, ôn bài. Các bạn có thể ngồi cùng, tự đọc sách, tự chọn bài tập để tự mình ôn. Áp dụng TAM QUYỀN PHÂN LẬP, bạn này chọn ra bài tập cho bạn khác làm, rồi bạn khác lại kiểm tra kết quả. Cứ như thế chéo nhau, ai cũng có bài tập làm, ai cũng phải làm và có người khác kiểm tra kết quả mình làm. Như thế, tránh được sự nhàm chán, tránh việc tự chọn bài tủ mà phần kiến thức hổng vẫn không được bù đắp.
2. Một công trình xây dựng để tiến độ nhanh và chất lượng xây dựng cao thì: Chủ công trình (Chủ đầu tư), đơn vị thi công (Công ty nhận thầu), và đơn vị tư vấn chất lượng và giám sát (Tư vấn), phải là 3 bộ phận riêng biệt. Có nghĩa, khi bạn muốn xây dựng một cái gì đó, bạn nên hạn chế mua thiết kế, và thuê thi công ở cùng một công ty. Bạn nên nhờ hoặc mua thiết kể của một người hoặc đơn vị khác và giao cho đơn vị khác thi công.
3. Trong sản xuất, bộ phận kiểm tra chất lượng (bộ phận QC) nên là bộ phận riêng với nhà xưởng. Chí ít nó nên riêng với chính những người làm ra sản phẩm đó.
4. Khi ở vị trí nào đó phải làm công việc quản lý, bạn không nên đào tạo hoặc bố trí một cấp dưới. Bạn nên đặt tối thiểu là 2 người. Bằng việc họ tự quản lý, soi xét nhau, họ sẽ phát huy chính họ và đạt hiệu quả công việc cao. Như thế bạn sẽ nhàn hơn. Thay vì thuê một người giỏi trả lương cao, bạn có thể thuê 2 người bình thường với mức lương trả nhẹ hơn.
Ở VIỆT NAM
Ở Việt nam, Quốc hội Việt nam là cơ quan lập pháp, Quốc hội vẫn thuộc chung tổ chức với chính phủ là Đảng. Chính phủ đã thuộc Đảng. Nhưng Quốc hội cũng thuộc Đảng, kết luận như vậy bới 2 lý do: thứ nhất, đa phần Đại biểu Quốc hội là đảng viên( gần 100%); Thứ 2: Đại biểu Quốc hội vẫn được chọn qua Mặt trận Tổ quốc Việt nam là đơn vị thuộc Đảng. Như vậy, Quốc hội trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền lập hiến lập pháp. Đại biểu Quốc hội do dân bầu ra, nhưng được bầu ra bởi tổ chức của đảng; Phục vụ quyền lợi của dân nhưng nằm dưới Đảng. Do đó phán xét, quyết định của Quốc hội chưa phải là phán xét cuối cùng.
Toàn án Nhân dân cũng thuộc Đảng giống như Chính phủ. Có hai nhân tố tạo ra thiếu công minh khi Toàn án Nhân dân xét xử hoặc giám sát hoạt động của Chính phủ cũng như công dân của đất nước như sau: Cùng thuộc Đảng, nên khi xét xử giống như mình tự xét xử, giám sát mình. Như vậy, hiệu quả quá trình xét xử giám sát không vượt qua khỏi sự tự giác hoặc sự tự kiểm điểm mình mà thôi. Vì Đảng là duy nhất, nên xét xử những hoạt động sai phạm của Chính phủ do Đảng bảo lãnh giống như quá trình con xét xử cha, xét xử chính đơn vị bảo lãnh và sinh ra mình. Nhân tố thứ hai dẫn đến thiếu phân minh là kết quả xét sử không được thi hành triệt để, do Quốc hội không có thẩm quyền thực sự tối cao. Như vậy, vai trò thực sự của cơ quan tư pháp là Toà án Nhân dân sẽ ít (nếu không nói là không) phát huy tác dụng. Toà án nhân dân, chỉ thực sự phân minh và phát huy đúng tác dụng khi độc lập với các cơ quan khác mà không thuộc chung tổ chức với Chính phủ, Quốc hội hay tổ chức nào khác.
Chính phủ được chọn giao nhiệm vụ quan trọng là điều hành đất nước. Như đã được nói, Chính phủ cũng phải được giám sát hoạt động, và phải chịu trách nhiệm trước toàn dân đối với những hiệu quả điều hành của mình. Trách nhiệm ấy đến đâu, nếu sai phạm thì phải phán xét như thế nào, nhân viên nhà nước thuộc chính phủ, khi sai phạm sẽ bị xét xử ra sao. Đó là nhiệm vụ của Toà án Nhân dân là cơ quan tư pháp và Quốc hội là cơ quan lập pháp.
Tuy nhiên Chính phủ là cơ quan thuộc Đảng bảo lãnh. Nếu sai, đã có đảng bên trên chịu trách nhiệm. Toà án có phán xét Chính phủ sai phạm, thì Quốc hội cũng không có lựa chọn nào khác, vì Chính phủ thuộc Đảng, là cơ quan duy nhất Việt Nam điều hành đất nước. Nên nếu phạt bỏ Chính phủ thì ko còn cơ quan nào khác để lựa chọn thay thế.
Như vậy, cả 3 phần việc quan trọng của quốc gia là: Quy định, thi hành, giám sát đất nước đều do một đơn vị thi hành. Theo quy luật tự nhiên, một người vừa ra quyết định, vừa làm, và vừa nhận xét kết quả của mình. Thì tất yếu hiệu quả công việc không cao.
Dạ Nghiên / 07-01-2010
No comments:
Post a Comment