Tuesday, June 30, 2009

Chữ "Lễ" trong Khổng Giáo

Những khái niệm của Khổng Giáo như Nhân, Nghĩa, Trí, Tín thường được nhiều người biết tới và hiểu được tầm quan trọng của nó. Riêng chữ "Lễ" thì dường như người ta rất hời hợt vì nó không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hiện tại bằng bốn khái niệm kia. Tuy chữ "Lễ" rất bình thường, nhưng tầm quan trọng của nó cũng không kém những khái niệm khác. Vì tầm quan trọng của nó nên chữ "Lễ" được đứng thứ hai sau chữ "Nhân" theo thứ tự "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín". Ngày nay, vì cuộc sống sô bồ mà chữ "Lễ" không được xem trọng lắm. Ở đây bàn về chữ "Lễ" và tầm quan trọng của nó trong đời sống hiện tại.


I/ Ý nghĩa của chữ "Lễ":

Chữ "Lễ" tiếng anh gọi là "Rite", phiên âm tiếng Hoa là "li". Chữ "Lễ" là lễ nghi, nghi thức. Theo sách Khổng Tử bản tiếng Anh thì "Lễ" là một bộ luật điều khiển mọi cử chỉ, hành động của một con người. Bộ luật này được xây dựng dựa trên tinh thần, và nó được thi hành bởi sự tự giác. Khi giữ "Lễ", cá nhân người đó không được lợi gì cả và khi không giữ "Lễ", cá nhân đó cũng chẳng bị trừng phạt.

Một người trọng chữ "Lễ" là một người giữ "Lễ" trong mỗi hành động, dù là những hành động nhỏ nhất, ở bất cứ lúc nào và với bất cứ ai hoặc ở nơi vắng vẻ cũng phải giữ "Lễ". Ở book X đoạn 10 có ghi: "Khổng Tử không trò chuyện khi ăn, cũng không nói khi ngủ". Qua đó có thể thấy việc ăn, việc ngủ cũng phải giữ "Lễ". Có lẽ còn một câu tương tự với câu này là "ăn không nói, ngủ không mơ". Có thể nói là ngay khi trong giấc mơ cũng cần phải giữ "Lễ".

Ở book X đoạn 12 cũng có câu: "Khổng Tử không bao giờ ngồi khi chiếu không thẳng". Việc ngồi chỉ là một việc nhỏ nhặt thế mà Khổng Tử cũng phỉ giữ "Lễ". Việc chiếu không thẳng chỉ là một việc nhỏ như hạt bụi mà Khổng Tử cũng để ý tới. Đó không phải là do Khổng Tử nhỏ nhặt, nhưng vì phải làm đúng theo chữ "Lễ". Dù chỉ có một chút thất Lễ cũng không thể bỏ qua được. Câu này không phải ý nói Khổng Tử lười không kéo nổi cái chiếu mà ý rằng ông phải kéo chiếu cho thẳng rồi mới ngồi.

II/ Tầm Quan Trọng của chữ "Lễ":


Muốn giữ "Lễ" thì rất rườm rà, phiền phức. Cũng như những ví dụ trên, việc giữ "Lễ" làm cho con người khó chịu và phải làm nhiều thủ tục rườm rà. Ở book X đoạn thứ 24 nói rằng: " Khi ngủ, Khổng Tử không nằm như một cái xác, cũng không ngồi một cách thoải mái như một vị khách, khi Khổng Tử chỉ có một mình trong phòng". Đến khi ngủ cũng không thể nằm một cách thoải mái mà cũng phải giữ "Lễ" thì thật khó chịu.

Ấy thế nhưng những việc đó lại có một dụng ý rất thâm sâu đằng sau nó. Trước khi nói về ý nghĩa của việc giữ "Lễ", em xin trích câu trăn trối của Lưu Bị với con trước khi chết rằng: " Đừng thấy điều hại nhỏ mà làm, đừng thấy điều tốt nhỏ mà bỏ qua". Lưu Bị tuy là người bán chiếu, không được học hành, nhưng câu nói cuối cùng của Lưu Bị đã giải thích được tầm quan trọng của chữ "Lễ" trong đạo Khổng. "Lễ" là một bộ luật tinh thần của một cá nhân. Con người nếu không tuân thủ theo những điều nhỏ nhặt hằng ngày thì làm sao có thể tuân thủ theo luật pháp của một nước được?

Chữ "Lễ" bản thân nó là một cái khuôn để uống nắn một con người sống có chừng mực, không bị ngã theo những đòi hỏi của cơ thể. Ví như việc ngồi xuống, người ta ngồi khi con người mệt mỏi. Nhưng nếu có một sai xót nhỏ như chiếu không ngay mà người đó bỏ qua chứng tỏ người đó bị ảnh hưởng bởi thể xác quá nhiều. Mà khi làm việc theo sự đòi hỏi của thể xác thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Việc giữ "Lễ" ngay từ nhỏ là để tập cho con người tính đấu tranh chống lại chính sự đòi hỏi của bản thân mình. Ví như việc học, tư thế ngồi học là phải ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng lên bảng. Nhưng ngồi thẳng lưng với một thời gian lâu sẽ làm lưng mỏi, con người uể oải. Đối với những học sinh vượt qua được sự mệt mỏi thể xác đó thì sẽ tiếp thu bài tốt hơn. Đó là việc giữ "Lễ".

III/ Xã hội Việt Nam và chữ "Lễ":

Có thể nói rằng đối với xã hội Việt Nam thì chữ "Lễ" bị thoái hóa trầm trọng. Con người chỉ xem trọng chữ "Tiện", có nghĩa làm sao cho dễ dàng thì làm. Đầu tiên phải nói tới việc "tưới cây" của mấy bác nhà ta. Vì không thể nhịn nổi nhu cầu của thể xác mà mấy bác nhà ta chơi đại vào cỏ, tưới cả vào vách, cột điện cũng không tha. Ban đầu thì có thể là vì bí quá, không chịu nỏi. Nhưng làm vài lần về sau thành thói, hể thấy hơi mắc là nhào vào làm ngay.

Tuy nhiên, đó là việc trong dân chúng, còn trong cơ quan nhà nước thì việc thếu "Lễ" lại càng quan trọng hơn. Đã có lần xem trên báo Tuổi Trẻ về việc "công an cởi trần, mặc quần sọt tiếp dân". Đó là một hành động thiếu "Lễ". Hành động này đến từ sự oi bức ở Việt Nam và thân xác của mấy đồng chí công an không chịu được sự oi bức nên đã cởi tuốt tuồn tuột còn có cái quân xà lỏn mà tiếp dân. Việc này nói lên rằng các đồng chí công an đã không vượt qua được sự đòi hỏi của xác thịt, xem trong sự thoải mái hơn chữ "Lễ".

Việc đầu hàng trước những đòi hỏi của cơ thể nếu để phát triển thành thói quen thì rất là nguy hiểm. Cơ thể con người có những đòi hỏi vặt vảnh như nóng nực thì phải cởi áo, mắc thì phải xả ra còn có những đòi hỏi khác như ăn uống, vui chơi, và vấn đề sinh lý. Nếu như cứ quen chìu theo những đòi hỏi của cơ thể thì con người sẽ dễ đi vào con đường xai trái. Ví như khi con người muốn ăn mà không có nhu cầu đáp ứng, người đó sẽ phải tìm thức ăn bằng mọi cách để thỏa mãn cơn đói như ăn cắp, ăn giựt.

Đó là nói đến tầng lớp nghèo khổ, còn tầng lớp giàu có thì sao? sở thích của con người không bao giờ ngừng. Khi người ta có tiền, tức là thỏa mãn được những nhu cầu căn bản là ăn, uống, ở thì nhu cầu tiếp theo là vui chơi. Giả sử như một người có tiền bạc mà lại muốn một món đồ mắc hơn số tiền mình đang có thì nếu không kiềm chế được, người đó sẽ thó trộm hoặc tìm cách có được nó. Em nghe đâu có vụ gì mà vợ bác nào đấy qua siêu thị người ta mà mượn tạm cái áo gì gì ấy. Đấy và vì không thể khắc phục sự ham muốn của bản thân mà gây ra lầm lỗi. Căn bản cũng là vì không rèn luyện bằng việc giữ "Lễ".

Hậu quả thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi không biết kiềm chế bản thân mình là khi cơ thể đòi hỏi vấn đề sinh lý. Đây là một vấn nạn mà giới trẻ Việt Nam thường mắc phải. Khi cơ thể đòi hỏi vấn đề sinh lý mà người trẻ đó (ngay cả người già) không có ý chỉ đủ mạnh để khắc phục sự đòi hỏi thể xác thì người đó sẽ đi tìm cách giải tỏa. Khi không được đáp ứng nhu cầu thì người đó sẽ gây ra lầm lỗi. Những việc này ở Việt Nam xảy ra hàng ngày. Tuy có những yếu tố khác góp vào, nhưng nguyên do chính là thiếu sự rèn luyện ý chí từ nhỏ qua việc giữ "Lễ".

IV/ Lời kết:

Chữ Lễ là một khái niệm quan trọng để rèn luyện ý chí con người ngay khi còn nhỏ. Chữ Lễ rèn luyện con người từ việc tuân thủ những luật lệ tinh thần để họ dễ dàng tuân thủ luật pháp quốc gia. Giữ Lễ khiến cho ý chí con người mạnh hơn sợ đòi hỏi của thể xác, hạn chế họ làm những việc tội lỗi, gây hại cho kẻ khác. Chữ Lễ cần phải được xem trọng như một cái khuôn đầu tiên đúc ra giá trị của một con người. Tuy nhiên, muốn đến được chữ Lễ phải trải qua rất nhiều gian khổ trên mặt tinh thần.


No comments:

Post a Comment