Saturday, August 1, 2009

SUY NGHĨ VỀ PHẢN BIỆN VÀ SỰ NGHỊCH LÝ- Dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Hồ Chí Minh


 

Cách đây 1 tuần, tôi may mắn có dịp gặp lại vị Giáo sư đã lớn tuổi, nhiều năm giảng dạy ở các trường đại học của Mỹ và Châu ÂuMay mắn, là bởi vì tiếp cận thông tin qua máy tính thì thật dễ dàng, nhưng được gặp trực tiếp nhà khoa học thực sự uyên bác, tâm huyết, lúc nào cũng bận rộn, để trực tiếp thảo luận những vấn đề quan tâm, đôi khi còn khó hơn là xin gặp lãnh đạoGS kể cho tôi nghe về "Nghịch lý con mèo của Schrödinger" của nhà vật lý người Áo Erwin Schrödinger. Theo cơ học lượng tử, trong một thời gian, con mèo cùng lúc còn sống và đã chết, trong sự chồng chất về lượng tử của hai trạng thái sống và chết cùng xảy ra. Tuy thế, theo quan sát, ta thấy con mèo còn sống hoặc đã chết, chứ không phải tình trạng pha trộn giữa sống và chết. Tức là người quan sát không thể thấy sự pha trộn của hai trạng thái, nhưng có vẻ như con mèo có sự pha trộn. Thế thì có nên xem con mèo, thay vì người quan sát, là "quan sát viên" !?

Sau một thời gian trải nghiệm ở nước ta, qua lăng kính trực tiếp của người làm công tác khoa học, vị GS khả kính nói trên đưa ra nhận xét: "Ở Việt Nam, kinh tế ngày càng phát triển, mặc dù tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng đáng lo ngại hơn cả là môi trường bị suy thoái trầm trọngTrong cuộc sống, không chỉ các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học mà ngay cả lĩnh vực liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, công tác phản biện, góp ý, phê bình, "chủ nghĩa" hình thức và đại khái vẫn tồn tại và có thể phát triển…". Mới nghe, cũng dễ tự ái nhưng ngẫm suy, rồi im lặng, không bình luận vì tôi nhớ đến nhận xét của ARTHUR C.CLARKE đại ý như sau:

"Nếu một nhà khoa học lớn tuổi nhưng xuất chúng nói rằng
đấy là điều có thể thì có phần chắc chắn ông đã nói đúng, nhưng
nếu ông nói đấy là điều không thể thì hẳn là ông đã nói sai."

              Tôi mới đọc cuốn sách: "Impossibility: The limits of science and the science of limits" của  John D. Barrow,  đại học Cambridge. Tạm dịch là "Điều bất khả: Giới hạn của khoa học và khoa học của giới hạn"Tác giả cho rằng cả hai giới khoa học và triết học đều quan tâm đến những điều không thể hay còn được gọi là điều bất khả. Các nhà khoa học thích chứng tỏ rằng những điều thường được xem là không thể, thật ra là hoàn toàn khả thi. Ngược lại, các nhà triết học có xu hướng muốn chứng minh những điều thường được xem là hoàn toàn khả thi, thật ra lại là không thể. Tuy thế, có điều nghịch lý là khoa học chỉ tiến bộ được là nhờ một số điều tỏ ra không thể. Chữ "nghịch lý" trong Anh ngữ "paradox" là tổng hợp từ hai chữ Hy Lạp "para" có nghĩa là "vượt quá" và "doxos" có nghĩa là "sự tin tưởng". Trong toán học, nghịch lý có nghĩa là "Lý luận hình như đúng để chứng minh một điều mà ai cũng biết là sai". Trong triết học, nghịch lý có nhiều nghĩa: điều có vẻ như mâu thuẫn nhưng lại là đúng; hoặc điều có vẻ như đúng nhưng lại là mâu thuẫn; hoặc một chuỗi suy diễn từ điểm khởi đầu hiển nhiên đúng dẫn đến mâu thuẫn. Có thể dẫn ra dưới đây về "Nghịch lý Russell" (Russell's paradoxđược mô tả qua một câu chuyện vui về ông thợ cạo như sau:

              Có ông thợ cạo, vốn là cư dân của làng Cậu Rao, tuyên bố: "Tôi chỉ cạo râu cho những người đàn ông nào của làng Cậu Rao mà không tự cạo râu"Các đấng nam nhi của làng Cậu Rao chia làm 2 nhóm: nhóm tự cạo râu và nhóm không tự cạo râu. Vậy thì ông thợ cạo thuộc nhóm nào đây? Nếu thuộc nhóm 1 là nhóm tự cạo râu nên ông không cạo cho những người tự cạo râu, nghĩa là ông không cạo cho ông. Nhưng nếu như vậy thì ông thuộc nhóm hai. Nếu ở nhóm 2 thì ông sẽ cạo râu cho ông vì ông cạo râu cho những người thuộc nhóm 2. Lúc đó, hoá ra ông lại tự cạo râu cho mình. Té ra, ông này thuộc loại đại rắc rối, xếp vào nhóm nào cũng gặp mâu thuẫn cả!".

Bản thân tôi hiểu rằng, quá trình thực thi nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế-xã hội của đất nước là một chuỗi các hoạt động và triển khai liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi tầng lớp trong xã hội, và để thực thi nó, nhiều khi phải bắt gặp và xử lý nhiều nghịch lý, nhiều mâu thuẫn. Theo cả nghĩa đen và bóngchỉ riêng lĩnh vực phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường vẫn luôn tồn tại mâu thuẫn và nghịch lý.

Trong xã hi dân chphản biện là trách nhiệm của cả cộng đồng, của mọi người dân, trong đó vai trò của các nhà khoa học rất quan trọng. Phản biện khoa học, và ngay cả phản biện xã hội không phải là bài toán đơn giản cấp số cộng mà là sự đúc kết tinh hoa, kinh nghiệm thực tiễn của cả cộng đồng, có ý nghĩvừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính khoa học. Tuy nhiên, chính phn biđôi khi cũng nm trong vòng xoay ca nghch lý. Vđề là cái nghch lý đó din ra theo chiu nào, hướng cái thin, cái đẹp, cái đúng v đâu. "Lý luận hình như đúng để chứng minh một điều mà ai cũng biết là sai" hay "Lý luận hình như sai để chứng minh một điều mà ai cũng biết là đúng"Đấy chính là cái ranh gii rt khó vượt qua và khó thông cảm giữa người phản biện và người "được phản biện" nếu không lấy cái thiện ý làm đầu.

              Tri giác con người cắt tỉa những thông tin nhận được. Mắt con người chỉ đón nhận được một dải rất hẹp tần số của ánh sáng, còn tai con người chỉ thu được một phạm vi nào đấy của cường độ và tần số của âm thanh. Người dân mong muốn khoa học bảo cho biết những gì làm được  những gì sẽ phải làm. Giới chính quyền mong đợi các nhà khoa học đóng góp tích cực vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Giới dự báo tương lai thấy phát kiến của nhân loại là vô tận, trong khi giới khoa học xã hội thấy hàng đống những luận đề là vô cùng. Giới truyền thông, khi nhìn về tiến trình tương lai của khoa học thì mang đầy ước vọng về những phát minh vĩ đại như giải mã bộ gien con người, chữa trị mọi chứng bệnh, vận dụng các nguyên tử của vũ trụ vật chất, và cuối cùng là chế tạo ra một trí thông minh vượt xa bộ óc của con người. Tiến bộ của nhân loại càng ngày, càng giống như cuộc chạy đua nhằm chế ngự thế giới quanh ta theo mọi cấp độ, dù lớn hay dù nhỏ liên quan đến cuộc sống.

              John D. Barrow phân tích và minh chứng khoa học không chỉ tiến bộ qua những phát kiến mới. Đôi lúc khoa học tiến triển, chính là nhờ tác dụng hữu hiệu của công tác phản biện, chỉ ra những ý tưởng hiện tại là sai, hoặc những phép đo trong quá khứ là do thiên kiến theo cách nào đấy. Xu hướng chung có thể tiến triển giống như một dòng sông chảy đều đặn về một hướng, nhưng chuyển động của một chiếc lá giữa dòng thì có thể tới hoặc lui.

              Người ta thường so sánh tiến bộ khoa học với nước thủy triều đang dâng cao; Người nào thoáng nhìn những con sóng, đập vào bờ thì không thấy dòng triều đang lên; họ chỉ thấy một con sóng dâng lên, chạy vào, cuộn tròn và phủ lấy một dải cát hẹp, rồi rút ra khơi để lại bờ biển khô. Một con sóng khác tiếp nối, đôi lúc tiến lên xa hơn con sóng trướcPhía dưới của chuyển động tới lui trên bề mặt có một chuyển động khác, sâu hơn, chậm rãi hơn, mắt thường khó nhận ra; đấy là chuyển động tiệm tiến liên tục theo cùng chiều hướng làm mực nước biển đều đặn dâng cao. Những ngọn sóng đánh vào rồi rút ra là hình ảnh chân thực của những nỗ lực nhằm lý giải rồi bị phản bác, nhằm tiến tới rồi phải lùi lại. Phía dưới là tiến bộ chậm rãi và đều đặn, từng bước chinh phục những vùng đất mới và đảm bảo những học thuyết vật chất được trường tồn trong một truyền thống.

              John D. Barrow đưa ra hình ảnh trong xây dựng một tòa nhà, có những người lấy làm tự hài lòng, khi nắm trong tay ít dụng cụ là họ đào xới để mang lên những khối dị kỳ, chồng chất các khối này lên nhau dưới mắt của các công nhân cùng nghề, và có vẻ như không cần biết các khối ấy có thích hợp ở đâu hay không. Cũng có những người khác, dò xét một cách kỹ lưỡng cho đến lúc một nhóm thợ siêng năng đào lên một khối có tính chất trang trí đặc thù. Họ lắp khối ấy vào một vị trí với niềm thích thú, và cúi đầu chào đám đông. Vài nhóm thợ chẳng đào xới gì cả, mà chỉ lo tranh cãi với nhau về cách sắp xếp một gờ tường hoặc một trụ chống. Một số người cả ngày chỉ cố kéo xuống một hoặc hai khối mà nhóm đối địch đã đặt lên. Một số khác thì không đào xới mà cũng không tranh cãi nhưng nghe theo lời đám đông, cào chỗ này và xóa chỗ kia, rồi đứng ngắm cảnh. Một số người ngồi mà cho ý kiến, và một số khác chỉ ngồi yên một chỗ. Cũng có những người lớn tuổi đã trải qua tháng ngày lao động cật lực, đôi mắt đã mờ nên không trông rõ những chi tiết của nhịp uốn hoặc hoa văn đá đỉnh vòm, nhưng là những người đã xây nên một bức tường ở đây, một bức tường khác ở kia, và đã sống một thời gian dài trong tòa nhà. Họ là những người đã thấu hiểu để yêu mến tòa nhà và nắm bắt được đề xuất về ý nghĩa chung cục, bây giờ ngồi trong bóng râm mà động viên lớp người trẻ. Rồi cuối cùng, có những người tìm cách thuyết minh về tòa nhà, nói về lịch sử, ý nghĩa và vẻ đẹp của tòa nhàtất cả đều đóng một vai trò trong việc hoàn thành tốt đẹp dự án.

Nói về vai trò của phản biện, có thể ví như biên tập một bản thảo để tìm ra lỗi chính tả. Giả sử, để đọc một bản thảo dài của một phóng viên, cần có biên tập viên thứ nhất (BT1) và biên tập viên thứ hai (BT2) làm việc hoàn toàn độc lập để khách quan và khoa học. BT1 tìm ra số A lỗi chính tả, còn BT2 tìm được số B lỗi chính tả. Cả hai BT1 và BT2 khi so sánh với nhau về kết quả công việc và thấy rằng họ đã tìm ra số C cùng lỗi chính tả. Một câu hỏi được đặt ra, liệu có bao nhiêu lỗi còn sót, không được tìm ra, trong bản thảo?

Giả sử tổng cộng số lỗi trong bản thảo là E. Điều này, có nghĩa là số lỗi chưa tìm ra được thể hiện như sau:  E – A – B + C;  Trong đó, yếu tố +C được đưa vào để tránh đếm hai lần những lỗi mà cả BT1 và BT2 đã tìm ra.

Bây giờ, nếu xác suất cho BT1 tìm ra một lỗi là p, và xác suất cho BT2 tìm ra một lỗi là q, ta có:  = pE;  B = qE và  C = pqEDo hai biên tập viên làm việc riêng rẽ với nhau, cho nên ta AB = pqE x E; có nghĩa là: AB = CE

Đến đây, ta có đáp án là số lỗi chưa tìm ra được biểu thị bằng:

                             E – A – B + C = AB/C – A – B + C

Trong đó, ta đã thay thế ẩn số E bằng AB/C

Đảo lại công thức, ta thấy số lỗi chưa tìm ra được biểu thị:  (A – C)(B – C)/C.

Đến đây, có thể xác định  số lỗi chưa tìm ra qua công thức:

Số lỗi chưa tìm ra = 

(Số lỗi do BT1 tìm ra) x (Số lỗi do BT2 tìm ra)

        Số lỗi do cả BT1 và BT2 cùng tìm ra

Đáp án này là đúng lý, nếu BT1 và BT2 tìm ra được nhiều lỗi nhưng cả hai không tìm ra cùng một lỗi nào, thì hai người không phải là biên tập viên giỏi, và hẳn có nhiều lỗi khác mà cả hai đều bỏ sót. Công thức ta có ở trên, có thể được tổng quát hóa cho bất kỳ số nghiên cứu riêng lẻ là bao nhiêu, và sẽ cho đáp án gần đúng mà không cần biết các giá trị xác suất p và q. Hay nói cách khác, các dự ánđề tài nghiên cứu khoa học hay một bài viết sẽ càng có giá trị và hữu ích khi người ta thực sự tôn trọng ý nghĩa của công tác phản biện hay biên tập.

Sở dĩ tôi phải viết phần dẫn giải nói trên mang mầu sắc "dung dị" giữa triết học và khoa học vì mới nhận được Công văn số 370/VKT ngày 20 tháng 8 năm 2008 của Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đề nghị góp ý  «Báo cáo đánh giá các quy hoạch tổng thể và thoát nước chống ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh» do Ban Điều phối lập đề án tổng thể tiêu thoát nước TP.HCM soạn thảo.  Xin lưu ý, bài viết dưới đây chỉ mới ở mức độ góp ý chưa phải là phản biện để những người có trách nhiệm và quan tâm, xem xét tham khảo.

NỘI DUNG GÓP Ý

PHẦN THỨ NHẤT:

              Báo cáo đánh giá các quy hoạch tổng thể về thoát nước chống ngập khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Bản báo cáo của Ban điều phối gồm 37 trang với các nội dung (i) Đặt vấn đề, (ii) Rà soát Quy hoạch thoát nước tổng thể của JICA (QHJICA) (1998), (iii) Rà soát Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh của ngành Thủy lợi (Vin KHTL-2008), (iv) Rà soát Bản điều chỉnh qui hoạch của Viện Quy hoch xây dng TP.HCM (giữa 2008), (v) Nhận xét và kết luận và (vi) Kiến nghị.

Chúng tôi đánh giá cao bản báo cáo đã rà soát kỹ lưỡng các giải pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật tính toán tiêu thoát nước thành phồ và cơ bản thống nhất với các nhận định của các tác giả đề xuất trong báo cáo, đặc biệt nếu không đầu tư một cách đồng bộ và thỏa đáng cho việc nâng cấp hệ thống thoát nước mưa thì dù hệ thống kiểm soát triều đã hoàn chỉnh, TP.HCM vẫn s bị ngập nghiêm trọng.

Chi tiết các ý kiến nhận xét như sau:

I.                            Quy hoạch thoát nước tổng thể của JICA (QHJICA):

Bản quy hoạch QHJICA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 752/QĐ-TTg ngày 19/6/2001 là cơ sở pháp lý để thực hiện các giải pháp đầu tư thực hiện quy hoạch.

-              Về nguyên tắc, thông thường cứ sau 5 năm phải rà soát và bổ sung lại quy hoạch, vì thế mặc dù QHJICA đã đề cập khá đầy đủ, đặc biệt về nguyên tắc phát triển hệ thống thoát nước thải và phân chia lưu vực thoát nước thải, song cho đến nay, sau 10 năm, tình hình phát triển đô thị đã có nhithay đổi, khác nhiều so với đề xuất của JICA, vì thế thống nhất với nhận xét trong báo cáo.

-              Giải pháp quy hoạch theo QHJICA đề xuất ở mức độ hợp lý, khả thi trong điều kiện hiện nay. Tập trung giải quyết vấn đề ngập úng ở khu trung tâm bằng việc cải tạo và bổ sung hệ thống cống thoát nước và trạm bơm khu thấp.

-              Các khu vực lân cận vừa cải tạo kênh rạch vừa xây dựng hệ thống cống thoát nước và hồ điều tiết. Khu vực lận cận và đô thị mới có điều kiện vừa tôn nền vừa bố trí công trình tiêu thoát một cách hợp lý. Những giải pháp này đang được cụ thể hoá trong các quy hoạch chi tiết các khu vực do các công ty tư vấn quy hoạch đô thị thực hiện.

-              Dự án không đề cập các giải pháp khống chế đỉnh triều bởi có các giải pháp chống úng cục bộ do triều như bao đê và bơm ở khu trung tâm (giải pháp tình thế) và cốt nền quy hoạch xây dựng ở khu đô thị mới có tiêu chuẩn vượt đỉnh triều (giải pháp lâu dài cho thành phố văn minh hiện đại). Tuy nhiên, xin lưu ý mức triều thiết kế +1,3 m của các công trình như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hoá - Lò Gốm là thấp bởi mực nước cao nhất do triều - lũ thiết kế tại Phú An hiện trạng là +1,7 m đến +1,9 m.

II.              Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM của ngành thủy lợi (Viện KHTL-2008):

-              Thống nhất với nhận định trong báo cáo: Kiểm soát lũ với tần suất thiết kế ở thượng lưu là không cần thiết (trang 15). Lý do chính là hiện ở thượng lưu có nhiều bậc thang có thể chủ động trong điều tiết, mặt khác không phải các hồ thượng lưu đều có cùng tần suất lũ. Ngoài ra, khi xét các tần suất 0,5% (200 năm), 1% (100 năm) là không khả thi so với các yếu tố khác.

-              Thống nhất với các nhận xét trang 16-17 về dự án QHTL-2008đánh giá giải pháp kiểm soát triều khu vực Nam thành phố bằng các cống lớn rất tốn kém và lâu dài chỉ mang lại hiệu quả chống ngập cho vài điểm ven kênh Tàu Hủ-Bến Nghé, cần giải pháp cục bộ mang lại hiệu quả nhanh hơn và không mâu thuẫn với quy hoạch phát triển đô thị hiện đại khu Nam thành phố về lâu dài.

-              Ngập của thành phố xẩy ra thường xuyên với mưa lớn và mưa lớn kết hợp triều cường, còn ngập do lũ chưa phải là mối ưu tiên. Trong trang 29-30, báo cáo tính toán thuỷ lực tập 1 cũng nhận định khả năng xẩy ra lũ lớn là hiếm. Tuy nhiên, trong QHTL-2008 lại chỉ chú trọng tính toán lũ và triều. Trong khi tính mưa đã dùng mô hình NAM cho đô thị là không thích hợp, phải sử dụng các mô hình thủy văn đô thị. Trong khi tính toán đã giả thiết "mưa trên lưu vực bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu.." (trang 40 Báo cáo thuỷ lực tập 1) ?. Như vậy mưa không bao giờ gây ngập ! Trái với thực tế hiện nay hễ cứ mưa trên 40 mm là ngập, chưa kể mưa vào lúc triều cường.

-              Dự án chỉ chú trọng đến ngăn triều vòng ngoài nhằm giảm mực nước phía trong, nhưng chưa tính hết các hệ quả xẩy ra với vòng trong do việc ngăn triều, chẳng hạn làm giảm dòng chảy do co hẹp và khi đóng cống dẫn tới lắng đọng bồi lắng, tạo các vùng tù đọng, giảm thời gian chảy xuôi làm tăng khu vực ô nhiễm.

-              Khi làm hệ thống ngăn triều vòng ngoài cũng làm tăng mực nước trên các sông chính, đồng thời cũng làm tăng khả năng ngập úng và dẫn tới hệ quả.

-              Trong quy hoạch cũng xem xét khả năng chuyển nước sông Đồng Nai sang sông Thị Vải. Để nghiên cứu khoa học thì nên làm nhưng để chuẩn bị đầu tư thì cần xem xét nhiều yếu tố khác cũng như hệ quả của việc chuyển nước này trong toàn hệ thống.

 

III.              Bản điều chỉnh quy hoạch của Viện Quy hoạch Xây dựng TP.HCM (giữa 2008):

Vì tài liệu rất hạn chế nên không có nhận xét quy hoạch này.

IV.               Nhận xét chung:

-              Về cơ bản thống nhất với các nhận định trong báo cáo của Ban điều phối.

-              Nhất trí cao với kiến nghị của Ban điều phối cần điều chỉnh quy hoạch thoát nước tổng thể, trong đó cả 3 mảng  Mưa, triều, triều-nước dâng do thay đổi khí hậu và sinh thái gắn với nhau thành một thể thống nhất không chia cắt.

-              Đặc biệt quan tâm đến nhận xét : Nếu không đầu tư một cách đồng bộ và thỏa đáng cho việc nâng cấp hệ thống thoát nước mưa thì dù hệ thống kiểm soát triều đã hoàn chỉnh, TP.HCM vẫn s bị ngập nghiêm trọng.

 

PHẦN THỨ HAI:

Dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Hồ Chí Minh của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Cuối tháng 3 năm 2008, tôi đã viết bài góp ý (21 trang) cho Dự án «Quy hoạch thủy lợi phục vụ tìm kiếm giải pháp chống ngập lụt cho thành phố Hồ Chí Minh» của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Nếu đọc bản góp ý nói trên, đối chiếu với hồ sơ của dự án mới trình Chính phủ theo phương pháp «chồng ghép» như GIS (Hệ thống thông tin địa lý) sẽ không khó, để rút ra những kết luận về dự án này.

Tôi đã đọc toàn bộ hồ sơ của dự án (hơn 1000 trang), sau khi trao đổi với một số đồng nghiệpnên coi phần viết dưới đây như vai trò của BIÊN TẬP VIÊN (không phải là phản biện).

  1. BÁO CÁO THỦY LỰC

Trong hồ sơ dự án có 2 báo cáo về thủy lực. Tập 1 gồm 121 trang và tập 2 gồm 487 trang. Chuyên đề thủy lực được chỉ đạo và thực hiện bởi một tập thể các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thủy văn, thủy lực và các cộng sự có năng lực chuyên sâu. Hai phần mềm MIKE11 và HYDROGIS đã được sử dụngnên nhìn chung là thích hợp để làm công cụ mô phỏng chế độ thủy văn, thủy lực trong nghiên cứu này. Báo cáo chuyên đề thủy lực đã trình bày được các nội dung chủ yếu cần tính toán, nhiều thông tin, hình ảnh minh họa, trình bày đẹp và hấp dẫn. Tuy nhiên, D án cn nói rõ là ti sao phi s dng 2 mô hình và mi mô hình s gii quyết nhng vđề gì hay chỉ để làm đối chứng lẫn nhau?

 

Các mặt còn tồn tại:

-              Về mục tiêu (trang 31), báo cáo Thủy lực 1 là dùng các giải pháp thủy lợi giải quyết cơ bản tình trạng ngập lụt TP.HCM nhưng khi thực hiện lại chỉ tập trung vào giải pháp vòng ngoài!?

-              Thông thường khi mô phỏng tình hình tiêu nước trong khu vực đô thị, người ta thường dùng mưa trận thiết kế chứ không dùng mưa bình quân ngày như trình bày trong tập 1 của chuyên đề. Ở khu vực thành phồ Hồ Chí Minh, hệ số tiêu mưa bình quân ngày tần suất 10% khoảng 7-10 l/s/ha, trong khi dùng mưa trận tại một số khu vực có mật độ xây dựng lớn, hệ số tiêu có thể lên đến 120-180 l/s/ha. Điều này sẽ làm giảm mực nước mô phỏng trên các kênh tiêu nước, có thể dẫn đến những nhận định sai lệch về khả năng tiêu nước của hệ thống kênh rạch hiện có và hiệu quả của các giải pháp thủy lợi.

-              Sử dụng mô hình NAM để tính ra lượng nước mưa, từ đó đổ vào các điểm họng nhận nước. Mô hình NAM là mô hình sử dụng cho lưu vực, không thể áp dụng cho thành phố HCM. Việc dùng mô hình NAM để tính biên lưu lượng gia nhập cho các đoạn sông trong khu vực đô thị thường được các công ty tư vấn nước ngoài ưa dùng nhưng theo chúng tôi không hợp lý vì thường cho ra kết quả thiên nhỏ. Việc quá tải và cần phải nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước của nhiều đô thị trên thế giới từ Châu Âu đến Nhật Bản, Hồng Công có lẽ cũng một phần do việc xác định lưu lượng tiêu thiết kế trước đây thiên nhỏ khi áp dụng mô hình này. Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam đã tham gia tính toán thủy lực cho nhiều công ty tư vấn quốc tế nên hiểu rõ điều này.

-              Tập 2 của báo cáo trình bày một mô hình rất chi tiết cho khu vực nghiên cứu gồm đến 1.560 nhánh sông, 13.000 mặt cắt và 4.459 ô trữ nước. Chúng tôi đánh giá cao mức độ chi tiết của mô hình. Tuy nhiên, xin lưu ý còn xa mới tiếp cận được thực tế vô vùng phức tạp ở vùng này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chất lượng mô phỏng chủ yếu được quyết định bởi khả năng tích hợp và khái quát hóa các thông số của lòng dẫn và mặt đệm cũng như tính hợp lý của việc sơ đồ hóa các thành phần trong hệ thống.

-              Trong mô hình HYDROGIS chi tiết trình bày trong tập 2, chúng tôi không thấy trình bày hệ thống đường ống thoát nước trong khu vực mà chỉ thấy một mạng lưới các ô trữ. Theo các thông tin mà chúng tôi biết, cách mô phỏng và sơ đồ hóa theo hướng này dường như chưa được dùng cho các vùng nghiên cứu có đặc điểm thủy văn, thủy lực tương tự ở những nơi khác và chưa tiếp cận được với thực tế ngập úng khu vực TP. Hồ Chí Minh là vùng vừa có hệ thống sông/kênh hở, vừa có hệ thống cống ngầm kín.

-              Mô hình tính ô nhiễm: Chúng ta đều biết quá trình làm sạch của dòng sông phụ thuộc vào hệ số chuyển hóa K1 (decay coeff.) và hệ số thấm khí K2. Trong mô hình tính ô nhiễm của báo cáo không có 2 hệ số này, làm sao có cơ sở để kết luận?

-              Tính toán cân bằng trong ô ruộng dùng phương trình cân bằng áp dụng cho các chất bảo toàn (tốc độ chuyển hóa không ảnh hưởng nhiều) nhưng  tính BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) và DO (Oxy hòa tan) không dùng được luật cân bằng nếu không tính quá trình chuyển hóa.

-              Phương trình cơ bản (1.d) trang 13

source – sink

Sink, source là tốc độ phân hủy và phát sinh vật chất trong nước, bao gồm cả quá trình lắng đọng và xới tung từ đáy vào nước, mg/l/s. Đề nghị giải thích trong trường hợp BOD và DO thì Sink, source nói trên được áp dụng như thế nào?

-              Báo cáo Thủy lực tập 2 (trang 14), nguyên văn như sau:

« Cân bằng nước và vật chất trong mỗi ô hình thành từ các quá trình:

1. Dòng chảy tràn từ ô này sang mạng sông kênh: Qc-0, QSc-0, QCc-0

2. Dòng chảy tràn từ ô này sang ô khác: Qo-0, QSo-0, QCo-0

3. Mưa và sự pha loang do nước mưa: P, (-PS) ans (-PC) 

4. Bốc hơi vừ sự cô đặc do bốc hơi: (-E), (ES) và (EC) 

5. Thấm hoc nước ngầm: ±Inf

6. Phát sinh do các quá trình nội tại: source

7. Phân hủy do các quá trình nội tại: sink

8. Các nguồn từ ngoài ra nhập hay đi khỏi ô: Qw, Qs, Qc

                            (2.c) » 

Chúng tôi không biên tập lỗi chính tả nguyên văn ở trên, nhưng lưu ý rằng lan truyền chất ô nhiễm trong ô ruộng không giống như lan truyền mặn cho nên không thể sử dụng phương trình (2.c)  nói trên.

-              Số liệu dùng tính ô nhiễm và thủy lực trong Tập 1 dùng số liệu thủy văn 2003. Trong khi đó, số liệu tính toán ô nhiễm (Thủy lực 2) lại dùng tài liệu năm 1997. Khi sử dụng mô hình thủy lực MIKE 11, lấy biên lưu lượng của sông Vàm Cỏ, còn khi sử dụng HYDROGIS thì lại bỏ ảnh hưởng lưu lượng biên sông Vàm Cỏ vì coi như không ảnh hưởng đến TP.HCM. Kết quả là không có so sánh khi sử dụng đồng thời 2 mô hình nói trên!?

-              Trong một số hình vẽ trang 92-94 (tập 2) còn lẫn lộn giữa đơn vị lưu lượng (m3/s) với đơn vị mực nước (m).

-              Trong báo cáo thu lc cho các d án mang tính k thuật chuyên sâu, cn biu th kết qu tính toán bng các bng, biu, trong đó ghi chi tiết kết qu ti các nút tính toán trng yếu. Biu th kết qu bng hình v ch mang tính tượng trưng, cm nhn tng quát và tương đối, nht là các bn v li có kích thước quá nh, các gam màu li rt khó phân bit. Đây không phi là cách làm chính thng,  rõ ràng và khoa học trong các đồ án k thut.

-              Nếu xem k 2 báo cáo thu lc cho thy 2 báo cáo đi theo 2 hướng khác nhau (v xây dng kch bn và phương án công trình), nên rt khó để đối chiếu kết qu.

-              Trong báo cáo thuỷ lực Tập 1, mt s kết qu tính toán xem ra chưa hp lý và có vđề. Ví d khi thu hcác sông bng các cng ln, vi lũ 1% và triu ln nht (Ph lc 3, TH-5-0... TH5-14), ti Cát Lái nm gn cng ln nhưng mc nước li gn như không thay đổi nhiu  (t 1,30 - 1,40 m hin trng lên 1,70 - 1,90 m phương án), nhưng ti Biên Hoà li có s nhy vt không th hình dung ni (t 1,60 - 1,70 m hin trng lên 8,00 - 8,10 m phương án) !?

-              Trong báo cáo Thuỷ lực Tập 2,  trang 75 có xây dng các t hp biên vi 19 phương án, song trong kết qu tính toán  sau không thbng tng hp theo 19 phương án này ?. Trong tt c kết qu các phương án trình bày trong Hình 6.62, mnước cao nht ti Vĩnh Cu là khong 5 m và ti cĐồng Nai là khong 4,3 m. Trong khi đó, trong báo cáo Thuỷ lc Tp 2, như đã nói  trên, mc nước ti Biên Hoà (n gia Vĩnh Cu và cầu Đồng Nai) có phương án lên đến trên 8,0 m. Đề ngh gii thích vn đề này.

-              Trong báo cáo Thuỷ lực Tập 1, vi các phương án hin trng TH0-1 đến TH0-2, tng lượng lũ thoát qua Mương Chui (4.576 và 4.874 triu m3) ln hơn tng lượng qua Nhà Bè (530 triu m3) có đúng không? Đặc bit, vi các phương án cng phía Nam cho vùng I, tng lượng thoát qua Mương Chui ln gp hơn 2 ln qua sông Đồng Nai ti Nhà Bè (Ph lc 7). Điu này là vô lý.

Nếu đi sâu, còn rất nhiều vấn đề phải biên tập, cho nên có thể kết luận tính toán thủy lực ở dự án chỉ có giá trị tham khảo, không đủ cơ sở khoa học để áp dụng vào thực hiện dự án đầu tư. 

II.               BÁO CÁO THỦY CÔNG

Báo cáo thủy công chỉ có giá trị khi tính toán lại các báo cáo thủy lực. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi có một số ý kiến như sau :

A.              Đối với vùng I

Tiêu chuẩn thiết kế công trình và về xây dựng nên lấy :  

-              Cao trình đê được thiết kế với bài toán 4 (lũ tháng 10 năm 2000, mực nước triều cao tại Vũng Tàu 1,54 m, nước biển dềnh do bão cấp 11, mưa nội vùng thời đoạn 180 phút với tần suất 10% và nước biển dâng 0,7 m do biến đổi khí hậu) cho các loại sau:

-              Đê bao ven các sông lớn: Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Soài Rạp và Vàm Cỏ (đê bao ngoài) đối với trường hợp bao kín, xây dựng 12 cống trên các kênh rạch lớn.

-              Đê bao ven các kênh rạch chính (bao trong) của trường hợp không bao kín toàn bộ, để ngỏ một số kênh rạch lớn có ý nghĩa về giao thông.

-              Các đê bao còn lại thiết kế với bài toán 1.

-              Các cống trên kênh rạch lớn: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Sông Kinh, Kinh Lộ, Kinh Hàng, Thủ Bộ, Bến Lức và Kênh Xáng lớn xây dựng ở các bước sau, khi mà thấy rõ ảnh hưởng biển dâng tác động đến TP HCM.

1              Biện pháp công trình   

              Chúng tôi đề nghị, nếu qua các kiểm chứng khoa học lựa chọn thực hiện phương án đê bao ven các sông lớn thì cũng không khép kín hoàn toàn. Một số kênh rạch chính được để ngỏ gốm: Tàu Hũ - Bến Nghé, Kênh Đôi-Kênh Tẻ, Chợ Đệm, Cần Giuộc, Cây Khô, Mương Chuối, Phú Xuân, Sông Kinh và kênh Xáng LớnCụ thể là:

-              Vùng bờ hữu ven sông Sài Gòn (tiểu vùng nam Rạch Tra, bắc Rạch Tra, TL8 đến Bến Súc) xây dựng tuyến đê bao khép kín và các cống kiểm soát triều, lũ ven sông Sài Gòn. (như phương án báo cáo đề nghị)      

-              Vùng bắc sông Chợ Đệm (hệ thống Rạch Tra-Thầy Cai - An Hạ) nạo vét và mở rộng các trục chính và xây dựng các cống chính: Rạch Tra, Thầy Cai, An Hạ, Kênh A, B, C để ngăn mặn, lũ, tiêu thoát úng và cải tạo đất trong vùng.

-              Vùng nội thành cũ: Gồm các dự án tiêu thoát và vệ sinh môi trường: Nhiêu Lộc-

Thị Nghè, Tân Hóa-Lò Gốm, Tàu Hũ-Bến Nghé, rạch Hàng Bàng, Kênh Đôi-Kênh Tẻ,

Vàm Thuật-Bến Cát-Tham Lương-Nước Lên. Hệ thống kiểm soát triều chống ngập: Bình

Triệu-Bình Lợi-Rạch Lăng-Cầu Bông, Rạch Văn Thánh, Mễ Cốc 1, Mễ Cốc 2, ... các dự

án này đã và đang chuẩn bị thực hiện. Giải pháp công trình các dự án đã được phê duyệt.

Để tiêu vùng giáp nước và thấp khu phía Tây và Tây Nam thành phố, theo chúng

tôi cần bổ sung một số giải pháp hỗ trợ thêm như sau:

-              Cửa kênh Tân Hóa - Lò Gốm cần phải làm cống và hạ lưu vực phải có thêm khu chứa điều tiết nước mưa.

-              Hệ thống tiêu thoát kênh Bến Cát - Tham Lương - Nước Lên, cần phải xây cống ở hai đầu và tăng thêm khu chứa điều tiết nước mưa.

-              Các điểm ngập thấp và xa cửa thoát nước tiêu ra kênh trục chính, có thể phải bố trí thêm trạm bơm hỗ trợ (đặt tại cửa cống thoát ra kênh trục).

-              Khuyến khích và đi đến ràng buộc các hộ gia đình trong các khu dân cư phải có bể chứa nước mưa tại chỗ.

-              Vùng Nam Sài Gòn: trong Giải pháp xây dựng hệ thống bao đê, cống các tiểu vùng theo dọc các kênh rạch chính (bao). Kênh rạch chính để ngỏ: Tàu Hũ - Bến Nghé, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, Chợ Đêm, Cần Giuộc, Cây Khô, Mương Chuối, Phú Xuân, Sông Kinh.

  1. Giảm lũ cho vùng nghiên cứu

-              Cắt lũ thượng nguồn bằng cách xây dựng các hồ chưa lớn thượng nguồn và đặt vần đề điều tiết cắt lũ và phối hợp vận hành điều tiết lũ các hồ thương nguồn. Khả năng giảm lũ cho vùng có khả quan. Việc này tuy có liên quan đến nhiều ngành như điện, nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh nhưng cần được đặt ra trong tính toán để  xác định quy mô công trình.    

-              Phân lũ trong vùng, ra ngoài bằng hệ thống Đồng Môn - Thị Vải và Rạch Tra - Thầy Cai - An Hạ. Giải pháp giảm lũ hạn chế do không có các công trình đập trên sông Đồng Nai và Sài Gòn. Giải pháp không bắt buộc phải đặt ra.

-              Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam đang nghiên cứu xây dựng phương án bảo vệ môi trường và phát triển giao thông thủy để khôi phục hệ sinh thái cho sông Thị Vải. Lưu vực sông Thị Vải chỉ rộng khoảng 300 km2, phần thượng nguồn là 2 suối nhỏ, dòng chảy không đáng kể, đặc biệt là mùa khô. Dòng chảy sông Thị Vải chỉ  dài 40 km, hoàn toàn do thủy triều biển Đông chi phối. Có thể coi sông Thị Vải như là sông cụt, đang hấp hối trong thảm họa môi trường Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven sông Thị Vải và cửa sông Gành Rái đang tàn lụi. Dự kiến giải pháp công trình là tạo ra dòng chảy để  pha loãng và đẩy ô nhiểm lúc chân triều thấp. 

  1. Biện pháp công trình nội vùng 

-              Phương án đề nghị bao đê vùng ngoài với xây dựng 12 cống chính lớn tại các cửa kênh rạch lớn đổ ra sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Soài Rạp, Vàm Cỏ Đông (nhất là các kênh rạch tiểu vùng nam Sài Gòn: Tàu Hũ - Bến Nghé, Kênh Đôi - Kênh Tẻ, Chợ Đệm, Cần Giuộc, Cây Khô, Phú Xuân, Mương Chuối và sông Kinh. Việc xây dựng các cống Nam Sài Gòn (trừ trường hợp Phương án đê bao trong)về mặt kỹ thuật không bảo đảm được yêu cầu nhiệm vụ tiêu thoát cần được cân nhắc và xem xét lại bởi vì:  

-              Ảnh hưởng đến giao thông trong vùng và giữa các vùng đối với đồng bằng sông Cửu Long, do đây là những kênh rạch có ý nghĩa rất quan trọng đối với với giao thông thủy.

-              Phương án báo cáo đề nghị (đê bao khép kín vòng ngoài) chỉ phát huy hiệu quả tốt, khi hệ thống đê cống toàn vùng được xây dựng xong khép kín. Vì vậy phương án sẽ không phù hợp (hiệu quả) cho khi phân đoạn xây dựng từng bước (khai thác vốn). Cụ thể, theo báo cáo hiệu quả công trình xây dựng bước 1 (chỉ xây dựng 5 cống, chưa xây dựng 7 cống lớn còn lại, các kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, Kênh Đôi-Kênh Tẻ, Chợ Đệm,... còn bỏ ngỏ) mực nước trên kênh Tàu Hũ quận 6 giảm được 34 - 60 cm, và cũng theo báo cáo (trang 83) mực nước trên các sông lớn Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Vàm Cỏ,... sau khi xây dựng bước 1 tăng cao hơn so với khi chưa có công trình. Vì vậy hiệu quả giảm mực nước trên kênh Tàu Hũ quận 6 như báo cáo là không thể có được (chưa nói có thể là xấu hơn). Hiệu quả có được có thể chỉ hạn chế ở tiểu vùng Nam Sài Gòn (khu gần cống). Điều này nói lên hiệu quả chống ngập bước 1 sẽ thấp so với vốn đầu tư. Khác với phương án trên, phương án bao đê theo các kênh rạch chính (bao trong) có vốn đến đâu, thì đầu tư hoàn chỉnh và phát huy tốt đến đó.

-              Các hệ thống tiêu thoát trong vùng I có liên quan đến phương án đề nghị bao đê và làm cống vòng ngoài (đối với xây dựng các cống lớn tiểu vùng nam Sài Gòn) là: Tàu Hũ - Bến Nghé, Tân Hóa - Lò Gốm, Rạch Hàng Bàng và một phần hệ thống Bến Cát - Tham Lương - Nước Lên, Rạch Tra - Thầy Cai - An Hạ. Hiện nay, các dự án này đã và đang được xây dựng với nhiệm vụ tiêu thoát và vệ sinh môi trường. Xin lưu ý, khi các dự án này đã giải quyết được tiêu thoát trong lưu vực rồi thì hệ thống cống bao lớn như đề nghị trong báo cáo không cần thiết nữa. Tiểu vùng nam Sài Gòn có thể tiêu tốt với phương án bao đê trong vì trong vùng hệ thống kênh rạch dày, kênh sâu và rộng, biên độ triều lớn và chân triều thấp.

-              Phương án xây cống trên các kênh rạch chính ven các sông lớn, theo chúng tôi rất bất lợi vì nguồn vốn lớn, kỹ thuật xây dựng và quản lý phức tạp, ảnh hưởng về môi trường, đặc biệt là hạn chế và gây khó khăn cho giao thông thủy vv...            

  1. Đối với vùng II     

Đập cao su tại các vị trí cầu giao thông không cần phải làm vì cao trình đê bao ven sông lớn và kênh rạch chính bỏ ngỏ trong vùng đã được tính với trường hợp bài toán 4 (như tiêu chuẩn thiết kế công trình nêu ở trên). Vì vậy, không có lý do gì phải làm đập cao su để chống hiện tượng nước biển dâng.

III.              BÁO CÁO KINH TẾ

Đây là chuyên đề do ĐH2 (Đại học Thủy lợi) thực hiện. Trong quá trình tính toán chuyên đề này, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam đã trao đổi với ĐH2 về phương pháp luận và các bước cần tiến hành thực hiện. Có một số điểm cần lưu ý là:

-              Nguyên nhân gây ngập lụt cho vùng dự án đã được nhận định do mưa lũ triều. Đây là những nhân tố có tính chất tần xuất (khả năng xuất hiện trong một khoảng thời gian cố định). Điều này, có nghĩa là sự thiệt hại do ngập lụt cũng có yếu tố xác suất. Vì vậy, có nên định lượng sự giảm thiệt hại khi có dự án cũng mang yếu tố tần suất xuất hiện?

-              Nhận định tác động tích cực của dự án tiêu thoát nước cho TP.HCM không khó nhưng vấn đề làm sao định lượng và cơ sở để định lượng các thành phần tích cực đó.

-              Cơ sở để định lượng nếu dựa vào các giả thiết, cần phải phân tích tính hợp lý của các giả thiết đó.

-              Cơ sở  để định lượng nếu dựa vào kết quả nghiên cứu nào đó, cần phải phân tích tính hợp lý khi áp dụng nghiên cứu này vào dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP.HCM.  

Xin lưu ý, mt nhim v quan trng ca báo cáo kinh tế là phân tích, kiến nghị tn sut thiết kế công trình chng ngp sao cho đạt hiu qu cao nht v gim ngp - kinh tế -môi trường. Bt k th đô hay thành ph ln nào trên thế gicũng đều có th b ngập do mưa-lũ-nước bin dâng... khi mc nước (hay mưa) vượt quá thiết kế, bi h đã tính toán k mi quan h gia "gim thiu" và "kinh tế", vì không th chng ngp bng mi giá. Vđối vi khu vc TP.HCM, mc nước thiết kế ng vi tn sut nào là hp lý và kinh tế nht? Trong báo cáo chưa có lời giải cho câu hỏi này!   

IV.                            BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

  1. Cấu trúc báo cáo

-              Báo cáo trình bày đầy đủ các nội dung theo qui định trong Thông tư 08/2006/TTT-BTNMT ngày 8/9/2006  "Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường" của Bộ Tài nguyên- môi trường.

-              Báo cáo bao gồm 75 trang9 bản đồ, 14 bảng biểu, và 50 biểu đồ, được cấu trúc thành 3 phần :

Phần I Mở đầu: bao gồm các nội dung về khái quát chung về dự án, mục tiêu, nội dung thực hiện, phương pháp thực hiện và các kiến nghị thục hiện dự án;

Phần II bao gồm 4 chương:

Chương I: Mô tả tóm tắt dự án

Chương II: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội.

Chương III: Đánh giá tác động môi trường

Chương IV: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

            Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường

Chương 6: Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá

Phần III Kết luận và kiến nghị

Nhìn chung, báo cáo còn rất nhiều lỗi trình bày, sai chính tả, thiếu phần mục lục, danh sách hình, bảng biểu làm người đọc rất khó theo dõi. Trình bày các bảng biểu bị nhảy trang, trong 9 bản đồ có 2 bản đồ giống y hệt nhau về tên bản đồ (trang 51 và 52); một số biểu đồ có tên biểu đồ không phù hợp nội dung biểu đồ (Hình 2.2.3 – 2.2.6) vv…

  1. Nhận xét nội dung

-        Nhìn chung, đây mới là giai đọan thiết kế quy họach nên báo cáo Đánh giá tác động môi trường không thể làm được chi tiết. Tuy nhiên, báo cáo ở đây viết quá sơ sài, tất cả các đánh giá nhận xét đều chung chung, ngọai trừ phần chất lượng nước trong đánh giá tác động của công trình.  Phần hiện trạngsử dụng kết quả mô hình của năm 2005 nên không có giá trị cho báo cáo, trong khi đó có rất nhiều tài liệu chất lượng nước trên địa bàn của khu vực dự án lại không thu thập, phân tích, sử dụng.              

-              Phần phân tích các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải còn lẫn lộn. Ví dụ nguồn gây tác động liên quan đến chất thải sẽ bao gồm nguồn thải thành phần khí ô nhiễm, trong khi lại đưa vào phần không liên quan đến chất thải   

-              Trong phần phân tích hiện trạng môi trường, cần làm rõ các tác động ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước trong thời gian bị ngập. Báo cáo chỉ mới mô phỏng và đánh giá ô nhiễm trong thời đoạn mùa khô, là thời điểm mà theo tác giả cho là vấn đề ngập không đáng kể. Trong khi đó, với nhận định là ngập lụt gây tác động xấu đến chất lượng nước, nhưng báo cáo lại không đưa ra một số liệu hay mô phỏng nào cho thấy điều trên.

-              Báo cáo đã mô phỏng và phân tích rất kỹ các thay đổi chất lượng nước vào thời điểm mùa khô, cả hiện trạng lẫn khi có công trình theo phương án chọn. Tuy nhiên, đối với các tác động đến các yếu tố khác, đặc biệt là về kinh tế - xã hội, báo cáo chỉ nêu nhận định, chưa nêu số liệu cụ thể. Ví dụ, báo cáo nêu nhận định do ngập lụt gây cản trở việc đến trường của trẻ em, nhưng không có số liệu thống kê minh họa.

-              Đánh giá về nguy cơ sự cố môi trường tiềm ẩn, các tác giả cho là không đáng kể (phần kết luận, kiến nghị). Nhận định này cần xem xét lại, vì thực tế cho thấy, vào cuối năm 2007, đầu năm 2008, sự số vỡ đê bao ngăn triều ở Hiệp Bình Phước đã gây thiệt hại khá nặng nề cho dân cư khu vực này. Vì thế, cần xem xét đến nguy cơ vỡ đê bao ngăn triều để đề ra biện pháp ứng cứu thích hợp. Bên cạnh đó, báo cáo cần phân tích làm rõ thêm, nếu trong trường hợp mưa kéo dài với lượng mưa lớn, trong khi các cống ngăn triều đóng lại, thì các biện pháp tiêu nước mưa cần áp dụng là gì và hiệu quả cũng như mức độ tác động khi xảy ra hiện tượng này. 

-              Trong phần điều kiện xã hội (mục 2.3.2) báo cáo chủ yếu nêu các định hướng phát triển đến năm 2020, chưa phân tích kỹ những hiện trạng xã hội bị tác động do tình trạng ngập lụt gây ra.

-              Trong mô phỏng và đánh giá chất lượng nước cho phương án chọn, cần làm rõ phần đóng góp do vận hành các công trình chống ngập vào việc cải tạo chất lượng nước khi có công trình cải tạo vệ sinh môi trường và khi không có công trình này. Bên cạnh đó, báo cáo cũng chưa đề cập đến thay đổi chất lượng nước khi thi công các công trình. Một số tác động xấu đến chất lượng nước khi thi công các công trình thủy lợi cần đề cập đến như đào xới vùng phèn gây xì phènnạo vét kênh mương , đặc biệt các con kênh ô nhiễm trong thành phố làm gia tăng  hòa tan chất độc hạigia tăng lượng chất rắn lơ lửngNgoài ra, cũng cần phân tích thêm về tác động sau khi có công trình theo phương án chọn đến điều kiện kinh tế - xã hội.

-              Báo cáo trình bày quá chi tiết các hướng dẫn an toàn lao động trong khi  chỉ nêu phương pháp chung cho các biện pháp cần thiết hơn như khắc phục gia tăng ô nhiễm ở hạ lưu các cống; hiện tượng mặn đe dọa các nhà máy cấp nước; hay giải pháp vận hành hệ thống công trìnhphần hướng dẫn an toàn lao động chiếm tới 6 trang trong tổng số 7 trang của Chương 4 "Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.".

V.              BÁO CÁO TỔNG HỢP

1              Dự án chọn lũ thượng lưu 1% (100 năm) và 0,5% (200 năm) làm lũ thiết kế. Tuy nhiên, khác với thiết kế hệ thống đê, khi chọn tần suất tiêu thoát nước nội đồng TP.HCM cần làm rõ mực nước thiết kế tại khu vực TP.HCM là 1% và 0,5% (ứng với các tổ hợp khác nhau) hay lưu lượng lũ thiết kế thượng lư1% và 0,5%?. Nếu tạo ra một tình huống lũ thượng lưu với lưu lượng 1% và 0,5%, thuỷ triều cao và mưa tại chỗ 10%thì có lẽ đây là tổ hợp bất lợi nhất gây nên mực nước tại Phú An và Nhà Bè ở tần suất trên 1.000 năm, chưa kể bão gió cấp 11 và nước biển dâng 70 cm thì có lẽ mực nước tại 2 nơi này phi tương đương tần suất 0,0000001% (1 tỷ năm). Trong ngành thuỷ lợi, tổ hợp tần suất được xem là bài toán cơ bản nhất để chọn tần suất thiết kế công trìnhNgay các nước tiên tiến trên thế giới có nền kinh tế hùng mạnh cũng phải chấp nhận chọn tần xuất tính toán thích hợp chứ không phải chống ngập lụt bằng mọi giá. Đề ngh D án xem li vđề này để có lý gii hp lý hơkhi chn tn sut thiết kế cho h thng công trình. 

2.              Khi phân tích nguyên nhân gây ngp, chúng ta đều biết ngp úng  khu vc TP.HCM do 4 nguyên nhân chính là triu, mưa, lũ và công trình tiêu thoát yếu kém. Trong quy hoạch, đặc bit là quy hoch tiêu, vic phân vùng quy hoch là cn thiết. Tuy nhiên, do cách tiếp cn chưa tht hoàn chnh nên D án đã ly ranh gii sông rch làm chính để phân ra 3 vùng là Vùng I (B phi sông Sài Gòn-Nhà Bè), Vùng II (Kp gia sông Đồng Nai-Sài Gòn), Vùng III (B trái sông Nhà Bè-Soài Rp) và xem đây là 3 vùng cơ bđể gii quyết ngp. Trong 3 vùng này, vùng nào cũng đều có nh hưởng mưa, triu và lũ, tuy  mđộ có khác nhau. Tuy nhiên, cần thấy rằng trong tiêu thoát nước, phân vùng theo mục tiêu nguyên nhân gây ngập mới là quan trọng. Quan đim chung ca tiêu thoát nước là cao tiêu cao, thp tiêu thp, không để nước t vùng cao chy xung vùng thp. Vì thế, t vic phân vùng mxác định đâu là nguyên nhân chính để t đó định hình được các gii pháp cơ bn nht cho mi vùng.

Theo cách phân vùng ca D án, rõ ràng vi quan đim triu là nguyên nhân gây ngp chính trên toàn b khu vc TP.HCM, nên D án đã đề xut hàng lot cng ngăn triu. Tuy nhiên, cn lưu ý rng trong các vùng ngđó, din tích ngp do triu không phi là quá ln (có th là lđối vi din tích nông nghip và đất hoang  vùng ngp triu, nhưng không lđối vi khong 10đim ngp hin nay trong ni ô). Vì thế, nếu làm cng ngăn triu vi mc tiêu gn triu, tiêu úng  tcả các ca ra mà không tính đến hiu qu thc tế cho tng nơthì vô hình dung, chúng ta đã lãng phí mt kinh phí rt lđể h mc nước cho nhng khu vc không cn tiêu nước. D án đã không phân tích k nguyên nhân gây ngp ca 100 đim ngp mà c đề xut cng ngăn triu, trong khi thm chí thu triu lchính là ngun "sng" cho nhng khu vđó (ví d như phn ln qun 7, toàn b huyn Nhà Bè, mt phn ca huyn Bình Chánh, TP.HCM, các huyn CĐước và Cn Giuc tnh Long An). Chng l ch tiêu nướcho mt ít khu vc b ngdo tri đâu đó (mà D án chưa h xác định c th là triđã gây ra ng khu vc nào, đim nào  TP.HCM) mà chúng ta li phi chng ngp do triu cho c mt vùng rng ln gp hàng trăm ln din tích ngp triuV vđề này, D án cn xem xét và kết hp k vi quy hoch phát trin không gian đô th ca khu vc TP.HCM để có nhng lý gii tho đáng khi gii quyết ngp úng cho tng vùng.

Mt quy hoch tiêu thoát nước hoàn chnh không ch gii quyết tt nhim v được giao (đối tượng chính là ngp do triu và quan điđề xut là cng ngăn triu) mà còn xác định được hướng gii quyết cho các đối tượng khác (mưa và lũ) vi các gii pháp cơ bn khác (nâng nn, trm bơm, khoanh vùng kết hp...), không th ch đề xut làhàng chc cng ln là xem như xong nhim v. Nói như vy không phi là không th làm cng trên sông ln để ngăn triu, bđây mi chính là bài toán cơ bn nht cho tiêu thoát nước vùng nh hưởng triu, là h thp mc nước trong vùng tiêu xung bao nhiêu để không làm mđi "nét đẹp" của triu nhưng vđảm bo "dung tích trng" để tr và gi mưa tm thi nhm tăng kh năng tiêu thoát. Ví d c th là khu dân cư cđô th mi Phú M Hưng được phát triển hoàn toàn trên vùng đất thp ngp triu, nhưng do có cao độ nn và h thng tiêu thoát nước hp lý nên đâu có b ngp úng, trong khi các sông, rch đi ngang qua khu vc này không ch làm tăng thêm v đẹp và ci to tiu khí hu mà còn giúp duy trì được mc nước ngm mt cách định, tránh gây st lún.    

3.              Vic chn tn sut tính toán trong D án cũng chưa tht s thuyết phc. Đúng ra, D án phi có s phân tích tình hình kinh tế-xã hi và hướng phát trica TP.HCM để t đó đề xut mtn sut thiết kế công trình chng nghp lý sao cho đạt hiu qu cao nht v "gim ngp"-"kinh tế"-"môi trường". Bt k th đô hay thành ph ln nào trên thế gii cũng đều có th b ngp do mưa-lũ-nước bin dâng... khi mc nước (hay mưa) vượt quá thiết kế, bi h đã tính toán k mi quan h gia "gim thiu" và "kinh tế", vì không th chng ngp bng mi giá. Vđối vi khu vc TP.HCM, mc nước thiết kế ng vi tn sut nào là hp lý nht? (nên lưu ý đê sông Hng ti khu vc th đô Hà Ni thiết kế vi tn sut 1% hay 0,5% là tn sut mc nước, không phi tn sut lũ 1% hay 0,5% trên tt c các nhánh sông Đà, sông Thao và sông Lô.)   

4.              Trong quy hoch phát trin nói chung và quy hoch thuỷ li (trong đó có quy hoch tiêu thoát nước), mt d án quy hoch được xem là có chất lượng cao khi đảm bo:

-              Phương án quy hoạch tng th tt, đảm bđáp ng được các mc tiêu đề ra.

-              Bướđi phù hp và đạt hiu qu tương ng vtiếđộ thc hin quy hoch.

-              Không mâu thun vi nhng phát trin lâu dài.

Các tính toán cho thquy hoch tng th được xem là tt. Tuy nhiên, vi tt c các phương án và trường hp tính toán, D án ch đưa ra kết qu mc nước ti cu Rch Đa cho vùng I và cu Ging Ông T cho vùng II, nhưng trong tt c các báo cáo không h có bđồ, hình v hay bng biu ch dn v trí cu RạcĐa và cu Ging Ông T n đâu? Và thđoạn trích mc nước ti cu RạcĐỉa vào lúc nào (vì nếu bài toán thu lc ch tính cho 8 ngày (11/11/2000-18/11/2000) thì chưa chc các tr s trích trong báo cáo đối vi cu rch Đỉđã là phù hp, bi chưa mô t hết tính tích triu trong mt chu k triu 15 ngày. Kết qu này cũng cho thy nếu 2-3 năđầu tiên xây dng các cng Mương Chui, Phú Xuân và sông Kinh (kinh phí khong 1.600 t đồng) thì mc nước ti cu rch Đỉa cũng ch mi giđược 15 cm (và chđây là nơi giảm nhiu nht nên mđược trích dn), và như vy, chc chn vùng trung tâm TP.HCM cũng s chưđược ci thin gì nhiu đây, cũng cn xem li bài toán thu lc, bi vi phương án 2-11 ch thêm mi cng Rch Tra-An H  mt khu vphía Tây thì mc nước ti cu rch Đỉđang t 0,90 m vi các cng phía Nam thành ph s tăng vt lên 1,49 m và sau đó, vi phương án 2-12 có cng Kinh L, mc nước ti Rch Đỉa li tt xung 0,79 m? Cui cùng, vi cng Ông Ln (Cn Giuc), mc nước ti rch Đỉđang t 0,70 m h xung ch còn 0,11 m?  

5.              Trang bìa ghi "Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam". Trang bìa lót ghi "Viện trưởng - Chủ nhiệm dự án: PGS.TS Lê Mạnh Hùng và Tổ trưởng tổ công tác: GS. Nguyễn Sinh Huy". Các trang bên trong báo cáo, phần bên dưới ghi "Tổ công tác chống ngập - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn". Vậy ai là người chịu trách nhiệm chính Dự án này?

6.              Về ngữ pháp:  Cần phân biệt dấu trong 2 trường hợp 1.250 (m) và -2.5 (m) (ví dụ trong Bảng 1.3).

7.              Trích dẫn một số Bảng không có ý nghĩa lắm và không có bản đồ minh hoạ, bản thân ghi chú cũng không chính xác (ví dụ các bảng 2.12, 2.13).

8.              Cần thống nhất tên của Dự án với các nội dung bên trong, ví dụ:

  • Tên Dự án: "Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh".
  • Chương III: "Một số vấn đề kinh tế-xã hội có liên quan đến vấn đề quy hoạch các giải pháp chống ngập úng và tiêu thoát nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh".

 

9.       Một số hình vẽ không khớp với nội dung, ví dụ Hình 4.9 ghi "Bản đồ ngập lũ sông Mekong Q= 4.132 m3/s" nhưng nội dung lại là ngập lũ sông Vàm Cỏ Đông.

10.              Ni dung ccác bđồ trong Atlas chưa theo đúng vi ni dung D án. Nhng bđồ mô t hin trng và phương án b trí công trình tiêu thoát nước, h thng cng ngăn triu... chưa rõ ràng, trong khi có nhiu bđồ không cn thiết. Cn có nhng bđồ mô t chi tiết hơn b trí công trình cho tng vùng vv...

Kết luận: 

Đối với bất kỳ quốc gia nào, tăng trưởng kinh tế bền vững phải luôn gắn với quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội hợp lý, được lòng dân. Chiến lược ấy, sẽ là cơ sở quan trọng cho lập quy hoạch phát triển và kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Kinh nghiệm của các nước tiên tiến, muốn khai thác tài nguyên một cách khôn ngoan, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả và đạt mục tiêu một cách tối đa thì phải coi trọng vai trò của phản biện. Chất lượng của phản biện phụ thuộc vào quan điểm, ý thức, khả năng chuyên môn và tầm nhìn của người phản biện.

Trong cuộc đời làm công tác khoa học, tôi nhận thấy quy hoạch là một nghề, thậm chí rất khó để phấn đấu đạt được tay nghề cao, cho nên không phải cứ GS hay tiến sĩ nào cũng hiểu, cũng làm tốt được quy hoạchCông tác quy hoach liên quan đến ý tưởng và bước đi nhưng nếu dùng quy hoạch để minh họa cho ý tưởng só sẵn thì không bao giờ có được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

              Khi viết đến đây, tôi có thể hình dung một vài người trong cuộc sẽ chạnh lòng, nhưng  nếu họ đọc kỹ, thấu hiểu sâu sắc phần dẫn giải ban đầu của bài viết này sẽ thấy lòng thanh thản vì cuộc sống là quá trình vận động luôn đòi hỏi sự hoàn thiện. Sự hoàn thiện là cái đích mà chúng ta hướng đến, trong đó có vai trò đóng góp quan trọng của công tác phản biện khoa học và phản biện xã hội.

 

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 8 năm 2008

TS Tô Văn Trường

Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam

No comments:

Post a Comment